Mỗi Ngày Một Chuyện
Bút, mực, sách vở của ngày xưa. Made in Saigon
Khoảng năm 54-65 học trò cấp Tiểu học miền Nam chép bài ở lớp thường dùng hai loại ngòi viết: lá Mít và lá Tre.
Khoảng năm 54-65 học trò cấp Tiểu học miền Nam chép bài ở lớp thường dùng hai loại ngòi viết: lá Mít và lá Tre. Như trong hình "ông" học trò đang viết bằng ngòi bút lá Mít, vì nó lớn, thô hơn ngòi lá Tre, có góc cạnh tam giác hai bên ngòi viết. Ngòi lá Tre nhỏ mảnh, được ưa chuộng hơn ngòi lá Mít vì viết chữ sắc nét, và nét to nhỏ tuỳ theo người viết đè mạnh hay nhẹ trên ngòi bút. Người Bắc gọi là "quản bút" cho cây bút lúc không có ngòi, người Nam gọi là "cán bút". Còn khi đã có cắm ngòi sẵn sàng. Bắc hay Nam gì cũng gọi là cây bút hoặc cái bút. Lúc có tiền mẹ cho, tôi thường đi kiếm mua những cây "quản bút" đẹp ở tiệm sách gần nhà, có cây được quét véc ni với vài bông hoa nhỏ xíu, cây khác được trang điểm bằng sơn xanh đỏ đủ màu. Trong cặp tôi lúc nào cũng có ít nhất là 4 cây quản bút và ngòi bút khác nhau. Để phòng khi bút rơi xuống sàn bị "toè" ngòi là chuyện rất thường xảy ra. Cũng không thể quên được ngòi bút "rông" chỉ dùng để viết đầu bài. Chắc hồi đi học, ai cũng có những thương yêu thân thuộc với những đồ vật lúc tới trường như cặp, sách hoặc tập vở để viết bài, như tập vở có hình Xích lô máy là loại vở viết có phẩm chất rất cao rất được ưa chuộng, nó khác những cuốn sách viết bình thường là được đóng gáy màu đen. Mở cuốn tập ra, nhìn trang giấy trắng muốt và ngửi mùi thơm kỳ lạ bốc lên, là một niềm mê man ngây ngất của tôi lúc có một cuốn vở mới. Vở Olympic có hình Lực sĩ cũng tốt nhưng vẫn xếp hạng hai sau Xích Lô Máy. Vở có hình con Nai cũng tốt nhưng dù sao vẫn tốt hơn bất cứ loại vở nào sau 1975. Bây giờ tôi nghĩ không có tập vở viết nào ở Việt Nam hiện nay có thể qua mặt được phẩm chất của vở viết mang hiệu "Xích lô máy" ngày xưa. Phần thưởng học sinh xuất sắc những năm Tiểu học của hầu hết các trường miền Nam đều là một bảng đen, hộp phấn, một hộp bút chì và khoảng một chục cuốn "Xich Lô máy". Điều cần nói thêm là mọi cuốn vở viết đều có in Bảng Cửu Chương ở bìa sách đằng sau.
Nói về bút xong phải nói bình mực. Hồi ấy học trò đến trường gần như tay chân quần người nào cũng dính mực, vì mở nắp bình mực ra bị dính vào tay, nên cứ chùi vào quần áo, bàn ghế, bất cứ chỗ nào. Thậm chí còn nghịch ngợm chùi vào áo bạn bè, rồi sau đó lúc ra chơi, thế nào cũng đánh nhau.
Bình mực như trong hình đi kèm, dễ bị rò mực ra ngoài, gây lấm lem quần áo và dễ vỡ vì làm bằng thuỷ tinh. Đến năm 60 thì bình mực không đổ hiệu Hondo ra đời, thay thế hoàn toàn bình mực cũ vì làm bằng nhựa plastic nhẹ nhàng, cấu tạo của bình mực tuy rất đơn giản nhưng hợp lý để lỡ có nghiêng, hoặc dốc bình mực xuống cũng không đổ mực ra được. Nhớ không lầm tôi là học sinh đầu tiên của lớp vênh váo cầm bình mực Hondo vào lớp, mở ra và biểu diễn dốc ngược bình mực xuống mà không đổ mực ra, trong những cặp mắt thèm thuồng ganh tị của bạn bè.
Lại phải nói đến mực. Chỉ có hai loại mực xanh và mực tím dùng trong lớp. Được đóng thành viên như viên thuốc. Mua về bỏ vào nước lạnh cho tan ra rồi đổ vào bình thôi. Còn một loại mực tím được các cô, và các các chàng có tâm hồn lãng mạn ưa thích vì màu của nó tím "cả chiều hoang biền biệt". Loại này ở trạng thái giống như cát hoặc đôi khi lục cục như những hạt đậu để trong những túi nilon nhỏ. Và mua nó cũng mắc hơn loại mực viên thông thường.
Sau có mực đen của mực Mỹ hiệu Waterman, nhưng mực này chỉ dùng để hút vào bút máy. Thời gian này đã bước vào trung học rồi. Ít có ai mang bút chấm mực đi học. Bây giờ là thời của bút máy Pilot, Parker. Tôi nhận xét thấy bút Pilot được các cô ưa chuộng vì nó nhỏ ốm thanh thanh thường có màu xanh đậm hay tím. Bút Parker được phái nam ưa thích vì hình dáng của nó mạnh mẽ, hào nhoáng hơn bút Pilot. Ngoài ta còn có bút Kaolo, loại này không thịnh hành mấy vì cây bút to không đẹp, nét bút lớn và thô, chắc tại ngòi nó làm bằng thuỷ tinh. Nhưng loại bút này cũng có cái độc đáo riêng của nó, là khi mở nắp để viết, phải xoay ở cuối cây viết, ngòi của nó sẽ trồi lên, có hình dáng xoáy ốc của một ngọn đuốc. Thứ đến là nó viết rất êm, tuy nét thô cứng nhưng mạnh bạo nghiêm khắc, nên tôi thấy rất nhiều thầy dùng bút đó để ký tên và chấm điểm.
Ngòi bút có ảnh hưởng gì đến chữ viết không? Có chứ, chắc chắn thế. Bất cứ ai trong chúng ta cũng biết điều đó. Cho nên sau này khi loại bút nguyên tử, tức là bút Bic ra đời. Học sinh cấp tiểu học vẫn không được phép dùng, vì nó sẽ làm cho học sinh không thể viết được một dáng chữ đẹp.
Ngày xưa đẹp đẽ ấy, thể chế thanh bình nhân bản ấy, đã lo lắng đào tạo con người từ những góc cạnh căn bản nhỏ bé nhất.
Nguyễn Khôi Việt.
See Translation
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bút, mực, sách vở của ngày xưa. Made in Saigon
Khoảng năm 54-65 học trò cấp Tiểu học miền Nam chép bài ở lớp thường dùng hai loại ngòi viết: lá Mít và lá Tre.
Khoảng năm 54-65 học trò cấp Tiểu học miền Nam chép bài ở lớp thường dùng hai loại ngòi viết: lá Mít và lá Tre. Như trong hình "ông" học trò đang viết bằng ngòi bút lá Mít, vì nó lớn, thô hơn ngòi lá Tre, có góc cạnh tam giác hai bên ngòi viết. Ngòi lá Tre nhỏ mảnh, được ưa chuộng hơn ngòi lá Mít vì viết chữ sắc nét, và nét to nhỏ tuỳ theo người viết đè mạnh hay nhẹ trên ngòi bút. Người Bắc gọi là "quản bút" cho cây bút lúc không có ngòi, người Nam gọi là "cán bút". Còn khi đã có cắm ngòi sẵn sàng. Bắc hay Nam gì cũng gọi là cây bút hoặc cái bút. Lúc có tiền mẹ cho, tôi thường đi kiếm mua những cây "quản bút" đẹp ở tiệm sách gần nhà, có cây được quét véc ni với vài bông hoa nhỏ xíu, cây khác được trang điểm bằng sơn xanh đỏ đủ màu. Trong cặp tôi lúc nào cũng có ít nhất là 4 cây quản bút và ngòi bút khác nhau. Để phòng khi bút rơi xuống sàn bị "toè" ngòi là chuyện rất thường xảy ra. Cũng không thể quên được ngòi bút "rông" chỉ dùng để viết đầu bài. Chắc hồi đi học, ai cũng có những thương yêu thân thuộc với những đồ vật lúc tới trường như cặp, sách hoặc tập vở để viết bài, như tập vở có hình Xích lô máy là loại vở viết có phẩm chất rất cao rất được ưa chuộng, nó khác những cuốn sách viết bình thường là được đóng gáy màu đen. Mở cuốn tập ra, nhìn trang giấy trắng muốt và ngửi mùi thơm kỳ lạ bốc lên, là một niềm mê man ngây ngất của tôi lúc có một cuốn vở mới. Vở Olympic có hình Lực sĩ cũng tốt nhưng vẫn xếp hạng hai sau Xích Lô Máy. Vở có hình con Nai cũng tốt nhưng dù sao vẫn tốt hơn bất cứ loại vở nào sau 1975. Bây giờ tôi nghĩ không có tập vở viết nào ở Việt Nam hiện nay có thể qua mặt được phẩm chất của vở viết mang hiệu "Xích lô máy" ngày xưa. Phần thưởng học sinh xuất sắc những năm Tiểu học của hầu hết các trường miền Nam đều là một bảng đen, hộp phấn, một hộp bút chì và khoảng một chục cuốn "Xich Lô máy". Điều cần nói thêm là mọi cuốn vở viết đều có in Bảng Cửu Chương ở bìa sách đằng sau.
Nói về bút xong phải nói bình mực. Hồi ấy học trò đến trường gần như tay chân quần người nào cũng dính mực, vì mở nắp bình mực ra bị dính vào tay, nên cứ chùi vào quần áo, bàn ghế, bất cứ chỗ nào. Thậm chí còn nghịch ngợm chùi vào áo bạn bè, rồi sau đó lúc ra chơi, thế nào cũng đánh nhau.
Bình mực như trong hình đi kèm, dễ bị rò mực ra ngoài, gây lấm lem quần áo và dễ vỡ vì làm bằng thuỷ tinh. Đến năm 60 thì bình mực không đổ hiệu Hondo ra đời, thay thế hoàn toàn bình mực cũ vì làm bằng nhựa plastic nhẹ nhàng, cấu tạo của bình mực tuy rất đơn giản nhưng hợp lý để lỡ có nghiêng, hoặc dốc bình mực xuống cũng không đổ mực ra được. Nhớ không lầm tôi là học sinh đầu tiên của lớp vênh váo cầm bình mực Hondo vào lớp, mở ra và biểu diễn dốc ngược bình mực xuống mà không đổ mực ra, trong những cặp mắt thèm thuồng ganh tị của bạn bè.
Lại phải nói đến mực. Chỉ có hai loại mực xanh và mực tím dùng trong lớp. Được đóng thành viên như viên thuốc. Mua về bỏ vào nước lạnh cho tan ra rồi đổ vào bình thôi. Còn một loại mực tím được các cô, và các các chàng có tâm hồn lãng mạn ưa thích vì màu của nó tím "cả chiều hoang biền biệt". Loại này ở trạng thái giống như cát hoặc đôi khi lục cục như những hạt đậu để trong những túi nilon nhỏ. Và mua nó cũng mắc hơn loại mực viên thông thường.
Sau có mực đen của mực Mỹ hiệu Waterman, nhưng mực này chỉ dùng để hút vào bút máy. Thời gian này đã bước vào trung học rồi. Ít có ai mang bút chấm mực đi học. Bây giờ là thời của bút máy Pilot, Parker. Tôi nhận xét thấy bút Pilot được các cô ưa chuộng vì nó nhỏ ốm thanh thanh thường có màu xanh đậm hay tím. Bút Parker được phái nam ưa thích vì hình dáng của nó mạnh mẽ, hào nhoáng hơn bút Pilot. Ngoài ta còn có bút Kaolo, loại này không thịnh hành mấy vì cây bút to không đẹp, nét bút lớn và thô, chắc tại ngòi nó làm bằng thuỷ tinh. Nhưng loại bút này cũng có cái độc đáo riêng của nó, là khi mở nắp để viết, phải xoay ở cuối cây viết, ngòi của nó sẽ trồi lên, có hình dáng xoáy ốc của một ngọn đuốc. Thứ đến là nó viết rất êm, tuy nét thô cứng nhưng mạnh bạo nghiêm khắc, nên tôi thấy rất nhiều thầy dùng bút đó để ký tên và chấm điểm.
Ngòi bút có ảnh hưởng gì đến chữ viết không? Có chứ, chắc chắn thế. Bất cứ ai trong chúng ta cũng biết điều đó. Cho nên sau này khi loại bút nguyên tử, tức là bút Bic ra đời. Học sinh cấp tiểu học vẫn không được phép dùng, vì nó sẽ làm cho học sinh không thể viết được một dáng chữ đẹp.
Ngày xưa đẹp đẽ ấy, thể chế thanh bình nhân bản ấy, đã lo lắng đào tạo con người từ những góc cạnh căn bản nhỏ bé nhất.
Nguyễn Khôi Việt.
See Translation