Kinh Đời
CĂN BẢN CỦA MỘT QUỐC HỘI DÂN CHỦ CHÍNH LÀ SỰ MÂU THUẪN ĐỐI LẬP - MAI TÚ ÂN
( HNPD ) Việc nước ta không cho một số người đối lập được ứng cử vào Quốc Hội là một sai lầm, sai lầm kinh điển giống như sai lầm của các nhà nước CS trên thế giới
( HNPD ) Việc nước ta không cho một số người đối lập được ứng cử vào Quốc Hội là một sai lầm, sai lầm kinh điển giống như sai lầm của các nhà nước CS trên thế giới. Không có đối lâp, Quốc Hội sẽ đánh mất vai trò làm luật, giám sát chính phủ cùng nhiều chức năng quan trọng khác mà chỉ còn là bù nhìn, tồn tại chỉ để hợp thức hóa các quyết sách của Đảng. Không có đối lập, QH sẽ ù lì, các đại biểu cũng vậy vì thiếu sự tranb biện qua lại về mọi vấn đề. Nó cũng giống như trong ngành Tòa Án của thế giới ngày nay, cũng từ nước Anb mà ra. Trong một phiên tòa kiểu Anh thường có một Bồi Thẩm Đoàn, gồm toàn người nghiệp dư và chỉ ngồi nghe chứ không được lên tiếng, xem bên nguyên và bên bị, tức bên Công Tố với bên Luật Sư cãi nhau ì xèo. Để rồi cuối cùng chính những người trong ban bồi thẩm đó bỏ phiếu xem đối tượng đó có tội hay không có tội.
Sự tranh biện qua lại về mọi vấn đề giữa hai thực thể mâu thuẫn đối nghịch nhau tỏ ra vô cùng hữu hiệu để tìm ra chân lý.
Chúng ta hãy tìm hiểu về Quốc Hội nước Anh, quốc hội đầu tiên và hình mẫu cho mọi quốc hội dân chủ (Đại Nghị) trên khắp thế giới nhé. Có nhiều điều để nói về một Quốc Hội của các thể chế dân chủ đó nhưng điều căn bản nhất thì chỉ là một. Đó là sự đối lập, luôn tranh cãi giữa hai hay hay nhiều hơn những phe phái đối lập. Sự mâu thuẫn hiển nhiên, cùng sự tranh cãi giữa hai hay nhiều hơn các phe phái đối lập lại là điều cốt tử để tạo nên một Quốc Hội Dân Chủ Tự Do. Bởi chỉ có thế thì nó mới cho ra lẽ phải, điều đúng để sau đó bỏ phiếu thành luật. Nó cũng giống như khi ta vỗ tay thì phải có hai bàn tay phải trái để vỗ vào nhau thì mới phát ra tiếng kêu. Còn chỉ có một bàn ta thì ta không thể vỗ như thường được, cho dù có hàng triệu bàn tay phải đi nữa thì cũng vô ích, nên luôn cần có thêm bàn tay trái nữa thì mới có tiếng vỗ tay đúng nghĩa.
Quốc Hội dân chủ bắt nguồn xa xưa từ thời La Mã cổ đại, rồi tất cả đều xuất phát từ nước Anh, sau đó lan qua nước Mỹ và lan ra khắp thế giới với đôi chút khác biệt nhưng điều căn bản của Quốc Hội vẫn là phải 2 hoặc nhiều hơn các đảng phái đối nghịch nhau. Quốc Hội Anh có hai viện, Thượng viện và Hạ viện. Hạ viện (ở Anh gọi là Viện Thứ Dân, tức là Viện của Dân Ngu khu đen) do dân bầu ra và là Viện quan trọng nhất, đề ra luật. Còn Thượng Viện (tức Viện Quí Tộc, tức Viện của dân Khu trắng) do chỉ định thì lại có ít quyền hơn nhiều.
Và tất cả mọi quyết sách quan trọng đều diễn ra trong một tòa nhà của cung điện Wét Minh Tơn (Westminster) trong phòng họp của Hạ Viện (xem hình) gọi là phòng Xanh vì ghế toàn màu xanh (Thượng Viện ghế đỏ). Có thể nói tòa nhà chật chội chen chúc người ngồi trong hình lại là một trung tâm quyền lực quan trọng nhất của Đế Chế Anh lẫn của cả thế giới 500 năm qua. Các ông nghị được bầu, cùng thủ tướng và các thành viên chính phủ cũng có chân trong QH ngồi sát vai nhau vì rất chật chội và không có bàn hay màn hình, nút bấm sang trọng như Quốc Hội của các anh nghị gật xứ Việt Nam ta.
Thủ tướng và các bộ trưởng ngồi hàng ghế đầu, phía sau là phe đối lập, hoặc cũng có thời gian mỗi phe ngồi một bên. Ở chính giữa có các chủ tịch, phó chủ tịch Hạ Viện đội tóc giả chỉ ngồi làm vì để điều khiển trật tự, không tham gia tranh luận. Phía trên hội trường có rất nhiều chỗ để báo chí và dân chúng rảnh rỗi thì vào coi chùa. Và căn phòng trong hình bên dưới chính là trung tâm quyền lực quan trọng nhất của Đế Quốc Anh hùng mạnh ngày trước cũng như của nước Anh hiện nay. Và mấy trăm năm rồi căn phòng ấy, cái bàn ấy và những luật lệ không hề thay đổi một chút nào theo đúng truyền thống bảo thủ của nước này.
Qui tắc cuộc chơi thì rất đơn giản. Một vấn đề, một dự luật lớn nhỏ được đưa ra trước Hạ Viện, rồi hai bên, tương ứng với hai đảng (hiện nay là đảng Bảo Thủ và Công Đảng) cứ thế mà thay nhau trình bầy kế hoạch. Bên chính phủ đưa ra kế hoạch thì tán hươu tán vượn, ca kế hoạch của mình đưa ra là đỉnh cao trí tuệ. Phe đối lập thì dìm hàng, mạt sát, riễu cợt cái đỉnh cao trí tuệ ấy. Cứ thế hai bên, một hàng tôm, một hàng cá phang qua phang lại chí chóe, tơi bời…quá lắm thì chủ tọa lắc chuông bảo stốp. Hai bên cứ cãi nhau như thế, và rồi qua các cuộc tranh cãi chết bỏ đó thì chân lý, là cái tốt nhất được rút ra và biểu quyết theo đa số thành luật.
Trong lịch sử nghị viện Anh như rứa cùng với đại đa số nghị viện của gần như toàn bộ thế giới dân chủ hiện đại đều theo chế độ cãi nhau này như Anh, Úc, Canada, Ấn Độ, Đức, Nhật Bản, Thái Lan…có tới gần trăm nước, gọi là những nước theo thể chế Đại Nghị. Còn hầu hết các nước còn lại thì theo chế độ Tổng Thống như Mỹ, Pháp, Indo, Hàn Quốc..v..v…
Trở lại các cuộc tranh cãi ở chế độ nghị viện như Anh thì rất là vui, rất đáng xem nếu rảnh. Các ông nghị hồi trước tranh luận một hồi nổi máu lên phang nhau cả bằng nắm đấm giống như các ông nghị xứ Đài Loan gần đây. Sau này Nghị viện cấm chơi bạo thì các ông nghị chơi nhiều chiêu độc như ném vào các bộ trưởng cặp táp, sổ sách thậm chí cả giày, dép. Có cả guốc của lady nữa. Sau này cấm nên QH Anh chẳng thấy có em nào xài láp tóp hay ri động gì ráo trọi. Thậm chí tài liệu đem theo cũng không được phép có bìa cứng. Vì sợ các em lấy đó làm vũ khí sát thương chọi nhau. Nhưng cùng tất biến, lại chơi chiêu khác, cứ thấy thủ tướng hay bên chính quyền phát biểu thì các em đối lập hò hét, hát quốc ca, vỗ tay đểu hoặc dậm gót giầy ầm ĩ để chọc quê, để át tiếng kẻ thù…
Nhưng rồi cũng cấm, và bây giờ thì chỉ còn màn là xé giấy (tài liệu) tung lên như bươm bướm hoặc bỏ phòng họp để phản đối phe kia mà thôi.
Tất cả những điều trên thật khôi hài, nhưng lại mang một tầm quan trọng cốt tử của một thể chế dân chủ. Đó là phải luôn có sự đối lập, phản biện của các lực lượng đối nghịch nhau để có sự tiến bộ. Quốc Hội không phải là nơi để nhường nhịn nhau, không phải để tâng bốc nhau, không phải để đồng thuận, đồng lòng, không phải nơi để gật mà là nơi để đối lập nhau, kình chống nhau, phản biện nhau, tranh luận nảy lửa với nhau, thậm chí tố cáo nhau, hạ nhục nhau…v..v.. Và qua các cuộc đấu đá nảy lửa đó thì các thành viên ngồi nghe mới hiểu rõ vấn đề. Rồi cái ngu dốt, cái tham nhũng, cái dở hơi mới lòi ra cũng như đưa đến những sáng kiến, những sự thật cùng những điều luật được lòng dân. Và cũng chính từ các cuộc cãi vã giữa hai phe đó mà nhiều điều tốt đẹp nhất mà thế giới văn minh hiện nay đang được hưởng. Nước Anh là nơi cống hiến cho thế giới nhiều điều luật tốt đẹp nhất, và tất cả đều từ những cuộc cãi vã mà ra.
Và đối lập, mâu thuẫn mới là điều đáng ngưỡng mộ của nền nghị viện Anh Quốc cũng như của toàn thế giới dân chủ. Ngược lại một QH đồng thuận đồng lòng là điều mà các nền dân chủ sợ như sợ tà. Cũng như QH mà một đảng chiếm đa số tuyệt đối ( chiếm 75%) lại là tai họa cho nền dân chủ. Thế mới hãi con số gần 100% như của xứ ta.
Như Quốc Hội H CHLB Đức hiện giờ, dù một đảng có được 100% dân Đức bầu cho, tức cầm quyền tuyệt đối nhưng cũng chi được phép có 49% số ghế của QH, đa số 51% còn lại để dành cho phe đối lập vào ngồi để cãi nhau.
Tổng thống Nam Phi N.Mandela trước cuộc bầu cử quốc hội tự do đầu tiên sau khi chế độ phân chủng bị đổ những năm 1990 thế kỷ trước, trước sự thắng thế hiển nhiên của dân da đen chiếm gần 90% dân số, da trắng chưa đầy 10%, thì khi được hỏi ông lo sợ gì nhất trong cuộc bầu cử này, nạn gian lận hay bạo lực thì ông Mandela đã trả lời : "Tôi sợ rằng chúng tôi (AND) thắng tuyệt đối (75%) . Vì như thế chúng tôi sẽ được thay đổi luật, độc chiếm QH, bóp chết đối lập..." Và Trời đã chiều ông khi năm ấy đảng ĐH Dân tộc Phi của ông chỉ chiếm chưa đầy 70%...không độc chiếm QH và nước Nam Phi dân chủ đã phát triển thành công mạnh mẽ như thế..
Quốc Hội nước ta nếu có được những con người tài năng không ở trong hệ thống Đảng và Chính quyền ngồi trong đó thì sẽ không có những vụ lùm xùm như Vinaline, Bau xit Tây Nguyên, các món nợ xấu khổng lồ, không có những chiêu bán đất vô tội vạ cho Trung Cộng cũng như không sợ, không hèn với Trung Cộng như bây giờ.
Có một danh nhân thế giới đã nói : "Nếu có một QH đồng thuận, đồng lòng thì chỉ có một cách duy nhất đê giúp cho dân cho nước, đó là nó hãy chết đi”
Mâu thuẫn chính là tiến bộ...
Mai Tú Ân ( HNPĐ )
( HNPD ) Việc nước ta không cho một số người đối lập được ứng cử vào Quốc Hội là một sai lầm, sai lầm kinh điển giống như sai lầm của các nhà nước CS trên thế giới. Không có đối lâp, Quốc Hội sẽ đánh mất vai trò làm luật, giám sát chính phủ cùng nhiều chức năng quan trọng khác mà chỉ còn là bù nhìn, tồn tại chỉ để hợp thức hóa các quyết sách của Đảng. Không có đối lập, QH sẽ ù lì, các đại biểu cũng vậy vì thiếu sự tranb biện qua lại về mọi vấn đề. Nó cũng giống như trong ngành Tòa Án của thế giới ngày nay, cũng từ nước Anb mà ra. Trong một phiên tòa kiểu Anh thường có một Bồi Thẩm Đoàn, gồm toàn người nghiệp dư và chỉ ngồi nghe chứ không được lên tiếng, xem bên nguyên và bên bị, tức bên Công Tố với bên Luật Sư cãi nhau ì xèo. Để rồi cuối cùng chính những người trong ban bồi thẩm đó bỏ phiếu xem đối tượng đó có tội hay không có tội.
Sự tranh biện qua lại về mọi vấn đề giữa hai thực thể mâu thuẫn đối nghịch nhau tỏ ra vô cùng hữu hiệu để tìm ra chân lý.
Chúng ta hãy tìm hiểu về Quốc Hội nước Anh, quốc hội đầu tiên và hình mẫu cho mọi quốc hội dân chủ (Đại Nghị) trên khắp thế giới nhé. Có nhiều điều để nói về một Quốc Hội của các thể chế dân chủ đó nhưng điều căn bản nhất thì chỉ là một. Đó là sự đối lập, luôn tranh cãi giữa hai hay hay nhiều hơn những phe phái đối lập. Sự mâu thuẫn hiển nhiên, cùng sự tranh cãi giữa hai hay nhiều hơn các phe phái đối lập lại là điều cốt tử để tạo nên một Quốc Hội Dân Chủ Tự Do. Bởi chỉ có thế thì nó mới cho ra lẽ phải, điều đúng để sau đó bỏ phiếu thành luật. Nó cũng giống như khi ta vỗ tay thì phải có hai bàn tay phải trái để vỗ vào nhau thì mới phát ra tiếng kêu. Còn chỉ có một bàn ta thì ta không thể vỗ như thường được, cho dù có hàng triệu bàn tay phải đi nữa thì cũng vô ích, nên luôn cần có thêm bàn tay trái nữa thì mới có tiếng vỗ tay đúng nghĩa.
Quốc Hội dân chủ bắt nguồn xa xưa từ thời La Mã cổ đại, rồi tất cả đều xuất phát từ nước Anh, sau đó lan qua nước Mỹ và lan ra khắp thế giới với đôi chút khác biệt nhưng điều căn bản của Quốc Hội vẫn là phải 2 hoặc nhiều hơn các đảng phái đối nghịch nhau. Quốc Hội Anh có hai viện, Thượng viện và Hạ viện. Hạ viện (ở Anh gọi là Viện Thứ Dân, tức là Viện của Dân Ngu khu đen) do dân bầu ra và là Viện quan trọng nhất, đề ra luật. Còn Thượng Viện (tức Viện Quí Tộc, tức Viện của dân Khu trắng) do chỉ định thì lại có ít quyền hơn nhiều.
Và tất cả mọi quyết sách quan trọng đều diễn ra trong một tòa nhà của cung điện Wét Minh Tơn (Westminster) trong phòng họp của Hạ Viện (xem hình) gọi là phòng Xanh vì ghế toàn màu xanh (Thượng Viện ghế đỏ). Có thể nói tòa nhà chật chội chen chúc người ngồi trong hình lại là một trung tâm quyền lực quan trọng nhất của Đế Chế Anh lẫn của cả thế giới 500 năm qua. Các ông nghị được bầu, cùng thủ tướng và các thành viên chính phủ cũng có chân trong QH ngồi sát vai nhau vì rất chật chội và không có bàn hay màn hình, nút bấm sang trọng như Quốc Hội của các anh nghị gật xứ Việt Nam ta.
Thủ tướng và các bộ trưởng ngồi hàng ghế đầu, phía sau là phe đối lập, hoặc cũng có thời gian mỗi phe ngồi một bên. Ở chính giữa có các chủ tịch, phó chủ tịch Hạ Viện đội tóc giả chỉ ngồi làm vì để điều khiển trật tự, không tham gia tranh luận. Phía trên hội trường có rất nhiều chỗ để báo chí và dân chúng rảnh rỗi thì vào coi chùa. Và căn phòng trong hình bên dưới chính là trung tâm quyền lực quan trọng nhất của Đế Quốc Anh hùng mạnh ngày trước cũng như của nước Anh hiện nay. Và mấy trăm năm rồi căn phòng ấy, cái bàn ấy và những luật lệ không hề thay đổi một chút nào theo đúng truyền thống bảo thủ của nước này.
Qui tắc cuộc chơi thì rất đơn giản. Một vấn đề, một dự luật lớn nhỏ được đưa ra trước Hạ Viện, rồi hai bên, tương ứng với hai đảng (hiện nay là đảng Bảo Thủ và Công Đảng) cứ thế mà thay nhau trình bầy kế hoạch. Bên chính phủ đưa ra kế hoạch thì tán hươu tán vượn, ca kế hoạch của mình đưa ra là đỉnh cao trí tuệ. Phe đối lập thì dìm hàng, mạt sát, riễu cợt cái đỉnh cao trí tuệ ấy. Cứ thế hai bên, một hàng tôm, một hàng cá phang qua phang lại chí chóe, tơi bời…quá lắm thì chủ tọa lắc chuông bảo stốp. Hai bên cứ cãi nhau như thế, và rồi qua các cuộc tranh cãi chết bỏ đó thì chân lý, là cái tốt nhất được rút ra và biểu quyết theo đa số thành luật.
Trong lịch sử nghị viện Anh như rứa cùng với đại đa số nghị viện của gần như toàn bộ thế giới dân chủ hiện đại đều theo chế độ cãi nhau này như Anh, Úc, Canada, Ấn Độ, Đức, Nhật Bản, Thái Lan…có tới gần trăm nước, gọi là những nước theo thể chế Đại Nghị. Còn hầu hết các nước còn lại thì theo chế độ Tổng Thống như Mỹ, Pháp, Indo, Hàn Quốc..v..v…
Trở lại các cuộc tranh cãi ở chế độ nghị viện như Anh thì rất là vui, rất đáng xem nếu rảnh. Các ông nghị hồi trước tranh luận một hồi nổi máu lên phang nhau cả bằng nắm đấm giống như các ông nghị xứ Đài Loan gần đây. Sau này Nghị viện cấm chơi bạo thì các ông nghị chơi nhiều chiêu độc như ném vào các bộ trưởng cặp táp, sổ sách thậm chí cả giày, dép. Có cả guốc của lady nữa. Sau này cấm nên QH Anh chẳng thấy có em nào xài láp tóp hay ri động gì ráo trọi. Thậm chí tài liệu đem theo cũng không được phép có bìa cứng. Vì sợ các em lấy đó làm vũ khí sát thương chọi nhau. Nhưng cùng tất biến, lại chơi chiêu khác, cứ thấy thủ tướng hay bên chính quyền phát biểu thì các em đối lập hò hét, hát quốc ca, vỗ tay đểu hoặc dậm gót giầy ầm ĩ để chọc quê, để át tiếng kẻ thù…
Nhưng rồi cũng cấm, và bây giờ thì chỉ còn màn là xé giấy (tài liệu) tung lên như bươm bướm hoặc bỏ phòng họp để phản đối phe kia mà thôi.
Tất cả những điều trên thật khôi hài, nhưng lại mang một tầm quan trọng cốt tử của một thể chế dân chủ. Đó là phải luôn có sự đối lập, phản biện của các lực lượng đối nghịch nhau để có sự tiến bộ. Quốc Hội không phải là nơi để nhường nhịn nhau, không phải để tâng bốc nhau, không phải để đồng thuận, đồng lòng, không phải nơi để gật mà là nơi để đối lập nhau, kình chống nhau, phản biện nhau, tranh luận nảy lửa với nhau, thậm chí tố cáo nhau, hạ nhục nhau…v..v.. Và qua các cuộc đấu đá nảy lửa đó thì các thành viên ngồi nghe mới hiểu rõ vấn đề. Rồi cái ngu dốt, cái tham nhũng, cái dở hơi mới lòi ra cũng như đưa đến những sáng kiến, những sự thật cùng những điều luật được lòng dân. Và cũng chính từ các cuộc cãi vã giữa hai phe đó mà nhiều điều tốt đẹp nhất mà thế giới văn minh hiện nay đang được hưởng. Nước Anh là nơi cống hiến cho thế giới nhiều điều luật tốt đẹp nhất, và tất cả đều từ những cuộc cãi vã mà ra.
Và đối lập, mâu thuẫn mới là điều đáng ngưỡng mộ của nền nghị viện Anh Quốc cũng như của toàn thế giới dân chủ. Ngược lại một QH đồng thuận đồng lòng là điều mà các nền dân chủ sợ như sợ tà. Cũng như QH mà một đảng chiếm đa số tuyệt đối ( chiếm 75%) lại là tai họa cho nền dân chủ. Thế mới hãi con số gần 100% như của xứ ta.
Như Quốc Hội H CHLB Đức hiện giờ, dù một đảng có được 100% dân Đức bầu cho, tức cầm quyền tuyệt đối nhưng cũng chi được phép có 49% số ghế của QH, đa số 51% còn lại để dành cho phe đối lập vào ngồi để cãi nhau.
Tổng thống Nam Phi N.Mandela trước cuộc bầu cử quốc hội tự do đầu tiên sau khi chế độ phân chủng bị đổ những năm 1990 thế kỷ trước, trước sự thắng thế hiển nhiên của dân da đen chiếm gần 90% dân số, da trắng chưa đầy 10%, thì khi được hỏi ông lo sợ gì nhất trong cuộc bầu cử này, nạn gian lận hay bạo lực thì ông Mandela đã trả lời : "Tôi sợ rằng chúng tôi (AND) thắng tuyệt đối (75%) . Vì như thế chúng tôi sẽ được thay đổi luật, độc chiếm QH, bóp chết đối lập..." Và Trời đã chiều ông khi năm ấy đảng ĐH Dân tộc Phi của ông chỉ chiếm chưa đầy 70%...không độc chiếm QH và nước Nam Phi dân chủ đã phát triển thành công mạnh mẽ như thế..
Quốc Hội nước ta nếu có được những con người tài năng không ở trong hệ thống Đảng và Chính quyền ngồi trong đó thì sẽ không có những vụ lùm xùm như Vinaline, Bau xit Tây Nguyên, các món nợ xấu khổng lồ, không có những chiêu bán đất vô tội vạ cho Trung Cộng cũng như không sợ, không hèn với Trung Cộng như bây giờ.
Có một danh nhân thế giới đã nói : "Nếu có một QH đồng thuận, đồng lòng thì chỉ có một cách duy nhất đê giúp cho dân cho nước, đó là nó hãy chết đi”
Mâu thuẫn chính là tiến bộ...
Mai Tú Ân ( HNPĐ )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
CĂN BẢN CỦA MỘT QUỐC HỘI DÂN CHỦ CHÍNH LÀ SỰ MÂU THUẪN ĐỐI LẬP - MAI TÚ ÂN
( HNPD ) Việc nước ta không cho một số người đối lập được ứng cử vào Quốc Hội là một sai lầm, sai lầm kinh điển giống như sai lầm của các nhà nước CS trên thế giới
( HNPD ) Việc nước ta không cho một số người đối lập được ứng cử vào Quốc Hội là một sai lầm, sai lầm kinh điển giống như sai lầm của các nhà nước CS trên thế giới. Không có đối lâp, Quốc Hội sẽ đánh mất vai trò làm luật, giám sát chính phủ cùng nhiều chức năng quan trọng khác mà chỉ còn là bù nhìn, tồn tại chỉ để hợp thức hóa các quyết sách của Đảng. Không có đối lập, QH sẽ ù lì, các đại biểu cũng vậy vì thiếu sự tranb biện qua lại về mọi vấn đề. Nó cũng giống như trong ngành Tòa Án của thế giới ngày nay, cũng từ nước Anb mà ra. Trong một phiên tòa kiểu Anh thường có một Bồi Thẩm Đoàn, gồm toàn người nghiệp dư và chỉ ngồi nghe chứ không được lên tiếng, xem bên nguyên và bên bị, tức bên Công Tố với bên Luật Sư cãi nhau ì xèo. Để rồi cuối cùng chính những người trong ban bồi thẩm đó bỏ phiếu xem đối tượng đó có tội hay không có tội.
Sự tranh biện qua lại về mọi vấn đề giữa hai thực thể mâu thuẫn đối nghịch nhau tỏ ra vô cùng hữu hiệu để tìm ra chân lý.
Chúng ta hãy tìm hiểu về Quốc Hội nước Anh, quốc hội đầu tiên và hình mẫu cho mọi quốc hội dân chủ (Đại Nghị) trên khắp thế giới nhé. Có nhiều điều để nói về một Quốc Hội của các thể chế dân chủ đó nhưng điều căn bản nhất thì chỉ là một. Đó là sự đối lập, luôn tranh cãi giữa hai hay hay nhiều hơn những phe phái đối lập. Sự mâu thuẫn hiển nhiên, cùng sự tranh cãi giữa hai hay nhiều hơn các phe phái đối lập lại là điều cốt tử để tạo nên một Quốc Hội Dân Chủ Tự Do. Bởi chỉ có thế thì nó mới cho ra lẽ phải, điều đúng để sau đó bỏ phiếu thành luật. Nó cũng giống như khi ta vỗ tay thì phải có hai bàn tay phải trái để vỗ vào nhau thì mới phát ra tiếng kêu. Còn chỉ có một bàn ta thì ta không thể vỗ như thường được, cho dù có hàng triệu bàn tay phải đi nữa thì cũng vô ích, nên luôn cần có thêm bàn tay trái nữa thì mới có tiếng vỗ tay đúng nghĩa.
Quốc Hội dân chủ bắt nguồn xa xưa từ thời La Mã cổ đại, rồi tất cả đều xuất phát từ nước Anh, sau đó lan qua nước Mỹ và lan ra khắp thế giới với đôi chút khác biệt nhưng điều căn bản của Quốc Hội vẫn là phải 2 hoặc nhiều hơn các đảng phái đối nghịch nhau. Quốc Hội Anh có hai viện, Thượng viện và Hạ viện. Hạ viện (ở Anh gọi là Viện Thứ Dân, tức là Viện của Dân Ngu khu đen) do dân bầu ra và là Viện quan trọng nhất, đề ra luật. Còn Thượng Viện (tức Viện Quí Tộc, tức Viện của dân Khu trắng) do chỉ định thì lại có ít quyền hơn nhiều.
Và tất cả mọi quyết sách quan trọng đều diễn ra trong một tòa nhà của cung điện Wét Minh Tơn (Westminster) trong phòng họp của Hạ Viện (xem hình) gọi là phòng Xanh vì ghế toàn màu xanh (Thượng Viện ghế đỏ). Có thể nói tòa nhà chật chội chen chúc người ngồi trong hình lại là một trung tâm quyền lực quan trọng nhất của Đế Chế Anh lẫn của cả thế giới 500 năm qua. Các ông nghị được bầu, cùng thủ tướng và các thành viên chính phủ cũng có chân trong QH ngồi sát vai nhau vì rất chật chội và không có bàn hay màn hình, nút bấm sang trọng như Quốc Hội của các anh nghị gật xứ Việt Nam ta.
Thủ tướng và các bộ trưởng ngồi hàng ghế đầu, phía sau là phe đối lập, hoặc cũng có thời gian mỗi phe ngồi một bên. Ở chính giữa có các chủ tịch, phó chủ tịch Hạ Viện đội tóc giả chỉ ngồi làm vì để điều khiển trật tự, không tham gia tranh luận. Phía trên hội trường có rất nhiều chỗ để báo chí và dân chúng rảnh rỗi thì vào coi chùa. Và căn phòng trong hình bên dưới chính là trung tâm quyền lực quan trọng nhất của Đế Quốc Anh hùng mạnh ngày trước cũng như của nước Anh hiện nay. Và mấy trăm năm rồi căn phòng ấy, cái bàn ấy và những luật lệ không hề thay đổi một chút nào theo đúng truyền thống bảo thủ của nước này.
Qui tắc cuộc chơi thì rất đơn giản. Một vấn đề, một dự luật lớn nhỏ được đưa ra trước Hạ Viện, rồi hai bên, tương ứng với hai đảng (hiện nay là đảng Bảo Thủ và Công Đảng) cứ thế mà thay nhau trình bầy kế hoạch. Bên chính phủ đưa ra kế hoạch thì tán hươu tán vượn, ca kế hoạch của mình đưa ra là đỉnh cao trí tuệ. Phe đối lập thì dìm hàng, mạt sát, riễu cợt cái đỉnh cao trí tuệ ấy. Cứ thế hai bên, một hàng tôm, một hàng cá phang qua phang lại chí chóe, tơi bời…quá lắm thì chủ tọa lắc chuông bảo stốp. Hai bên cứ cãi nhau như thế, và rồi qua các cuộc tranh cãi chết bỏ đó thì chân lý, là cái tốt nhất được rút ra và biểu quyết theo đa số thành luật.
Trong lịch sử nghị viện Anh như rứa cùng với đại đa số nghị viện của gần như toàn bộ thế giới dân chủ hiện đại đều theo chế độ cãi nhau này như Anh, Úc, Canada, Ấn Độ, Đức, Nhật Bản, Thái Lan…có tới gần trăm nước, gọi là những nước theo thể chế Đại Nghị. Còn hầu hết các nước còn lại thì theo chế độ Tổng Thống như Mỹ, Pháp, Indo, Hàn Quốc..v..v…
Trở lại các cuộc tranh cãi ở chế độ nghị viện như Anh thì rất là vui, rất đáng xem nếu rảnh. Các ông nghị hồi trước tranh luận một hồi nổi máu lên phang nhau cả bằng nắm đấm giống như các ông nghị xứ Đài Loan gần đây. Sau này Nghị viện cấm chơi bạo thì các ông nghị chơi nhiều chiêu độc như ném vào các bộ trưởng cặp táp, sổ sách thậm chí cả giày, dép. Có cả guốc của lady nữa. Sau này cấm nên QH Anh chẳng thấy có em nào xài láp tóp hay ri động gì ráo trọi. Thậm chí tài liệu đem theo cũng không được phép có bìa cứng. Vì sợ các em lấy đó làm vũ khí sát thương chọi nhau. Nhưng cùng tất biến, lại chơi chiêu khác, cứ thấy thủ tướng hay bên chính quyền phát biểu thì các em đối lập hò hét, hát quốc ca, vỗ tay đểu hoặc dậm gót giầy ầm ĩ để chọc quê, để át tiếng kẻ thù…
Nhưng rồi cũng cấm, và bây giờ thì chỉ còn màn là xé giấy (tài liệu) tung lên như bươm bướm hoặc bỏ phòng họp để phản đối phe kia mà thôi.
Tất cả những điều trên thật khôi hài, nhưng lại mang một tầm quan trọng cốt tử của một thể chế dân chủ. Đó là phải luôn có sự đối lập, phản biện của các lực lượng đối nghịch nhau để có sự tiến bộ. Quốc Hội không phải là nơi để nhường nhịn nhau, không phải để tâng bốc nhau, không phải để đồng thuận, đồng lòng, không phải nơi để gật mà là nơi để đối lập nhau, kình chống nhau, phản biện nhau, tranh luận nảy lửa với nhau, thậm chí tố cáo nhau, hạ nhục nhau…v..v.. Và qua các cuộc đấu đá nảy lửa đó thì các thành viên ngồi nghe mới hiểu rõ vấn đề. Rồi cái ngu dốt, cái tham nhũng, cái dở hơi mới lòi ra cũng như đưa đến những sáng kiến, những sự thật cùng những điều luật được lòng dân. Và cũng chính từ các cuộc cãi vã giữa hai phe đó mà nhiều điều tốt đẹp nhất mà thế giới văn minh hiện nay đang được hưởng. Nước Anh là nơi cống hiến cho thế giới nhiều điều luật tốt đẹp nhất, và tất cả đều từ những cuộc cãi vã mà ra.
Và đối lập, mâu thuẫn mới là điều đáng ngưỡng mộ của nền nghị viện Anh Quốc cũng như của toàn thế giới dân chủ. Ngược lại một QH đồng thuận đồng lòng là điều mà các nền dân chủ sợ như sợ tà. Cũng như QH mà một đảng chiếm đa số tuyệt đối ( chiếm 75%) lại là tai họa cho nền dân chủ. Thế mới hãi con số gần 100% như của xứ ta.
Như Quốc Hội H CHLB Đức hiện giờ, dù một đảng có được 100% dân Đức bầu cho, tức cầm quyền tuyệt đối nhưng cũng chi được phép có 49% số ghế của QH, đa số 51% còn lại để dành cho phe đối lập vào ngồi để cãi nhau.
Tổng thống Nam Phi N.Mandela trước cuộc bầu cử quốc hội tự do đầu tiên sau khi chế độ phân chủng bị đổ những năm 1990 thế kỷ trước, trước sự thắng thế hiển nhiên của dân da đen chiếm gần 90% dân số, da trắng chưa đầy 10%, thì khi được hỏi ông lo sợ gì nhất trong cuộc bầu cử này, nạn gian lận hay bạo lực thì ông Mandela đã trả lời : "Tôi sợ rằng chúng tôi (AND) thắng tuyệt đối (75%) . Vì như thế chúng tôi sẽ được thay đổi luật, độc chiếm QH, bóp chết đối lập..." Và Trời đã chiều ông khi năm ấy đảng ĐH Dân tộc Phi của ông chỉ chiếm chưa đầy 70%...không độc chiếm QH và nước Nam Phi dân chủ đã phát triển thành công mạnh mẽ như thế..
Quốc Hội nước ta nếu có được những con người tài năng không ở trong hệ thống Đảng và Chính quyền ngồi trong đó thì sẽ không có những vụ lùm xùm như Vinaline, Bau xit Tây Nguyên, các món nợ xấu khổng lồ, không có những chiêu bán đất vô tội vạ cho Trung Cộng cũng như không sợ, không hèn với Trung Cộng như bây giờ.
Có một danh nhân thế giới đã nói : "Nếu có một QH đồng thuận, đồng lòng thì chỉ có một cách duy nhất đê giúp cho dân cho nước, đó là nó hãy chết đi”
Mâu thuẫn chính là tiến bộ...
Mai Tú Ân ( HNPĐ )