Thân Hữu Tiếp Tay...
CẢNH ĐỜI HƯ ẢO
Chiều trên sông Seine nắng vàng ngả long lanh mặt nước tựa ánh trăng đêm, bờ xa mấy con sóng bạc nhấp nhô rẽ theo chiếc du thuyền trắng như đám mây nổi chở đầy khách du ngoạn. Vừa chớm thu trời se se lạnh, gío hiu hiu không đủ làm dòng sông gợn sóng nhưng hàng cây ven bờ vẫn lao xao, thỉnh thoảng có chiếc lá vàng nhẹ rơi. Cứ mỗi độ thu, vào những ngày cuối tuần Ðăng thường ra sông Seine một mình ngồi nghe tiếng sóng vỗ để nhớ về những dòng sông quê. Cơn gió lùa thoáng qua hơi lạnh làm sảng khoái tâm hồn, Đăng hít mạnh nhưng vẫn dõi mắt nhìn chiếc lá lững lờ trôi. Chàng thầm nghĩ : «Nếu cuộc đời êm như dòng sông thì tâm hồn chàng sẽ chẳng dâng bão tố ! Như thế những danh từ chiến tranh, thù hận và tình yêu cũng trở thành vô nghĩa. »
Ðăng đang thả hồn theo chiếc lá, bỗng những giọng Việt Nam chen lẫn tiếng cười làm chàng sực tỉnh, lòng cảm rộn rã vì nơi mảnh trời xa xôi này thoáng được nghe ngôn ngữ, làn điệu quê hương rất ấm áp phát ra quanh đây. Chàng ngoái lại ngắm nhóm khách du lịch người Việt đang đi dọc theo bờ sông, trông cách ăn mặc của họ chàng biết đây là đám nhà giàu mới từ Việt Nam sang Paris. Quần áo và nữ trang của họ rất đắt tiền, loại dành cho những buổi dự dạ tiệc, có lẽ đây là những thành phần có quyền thế nên trưng diện như thế ? Nhìn họ bảnh bao mà chàng chạnh lòng nhớ đến quê mẹ, mảnh đất còn nghèo đói. Ký ức một thời trước và sau chiến tranh, khúc phim dĩ vãng chợt quay về.
Ông bà ngoại Ðăng ngày trước không giàu, ngoài một số ít ruộng đất ở quê và một hiệu buôn nhỏ ở Hà Nội, nhờ biết cần kiệm và chịu khó làm việc nên gia đình ngoại cũng dư gỉa; dù có tính cần kiệm nhưng ông bà lại rất hảo tâm, hay làm phước bố thí cho kẻ nghèo. Do công việc buôn bán ông bà phải giao tiếp với những khách hàng thuộc nhiều thành phần mà chẳng quan tâm đến các đảng phái, nhưng ông bà lại rất nhiệt tình ủng hộ những phong trào yêu nước nên chẳng bỏ xót lần đóng góp nào, nhất là những tuần lễ vàng do Việt Minh phát động. Ngoại có tám người con mà một nửa đã theo tiếng gọi Việt Minh lên đường, trong số đó có mấy người đã mất tích và chết trên chiến khu Việt Bắc, chỉ còn sống xót mỗi cậu giáo út ! Những người con còn lại theo những chí hướng Quốc Gia, hai người bác của Đăng đều gia nhập quân đội Cộng Hòa, và đều bị tử trận hồi tết Mậu Thân, và chiến trường Quảng Trị ! Bà dì ruột chị của mẹ chàng cho đến ngày nhắm mắt vẫn chưa một lần quay về đất bắc. Bên nội Ðăng là ngoại kiều, bố chàng là người lai sinh và lớn lên ở Paris làm y sĩ, có một thời gian phục vụ tại bệnh viện De Lanessan (Ðồn Thủy) ở Hà Nội. Sự mâu thuẫn âm ỉ trong gia đình ngoại dã ăn vào xương tủy lâu ngày nên gia đình thiếu vắng hẳn tiếng cười! Mẹ Ðăng ngậm ngùi khóc, kể : -« Bà ngoại con buồn vì sự chia rẽ, anh em trong nhà thù lẫn nhau nên ngoại gìa trước tuổi ! » Trong số các anh chị em cậu giáo Tú là em út, người mẹ Ðăng thương nhất. Cậu ở chung với ông bà và thường ghé thăm chị và cho quà các cháu. Nhưng bỗng dưng cậu biệt tích ! Mãi sau này di cư vào Nam nghe mẹ kể cậu đã theo Việt Minh lên chiến khu chống Pháp, và chính cậu đã lẻn về Hà Nội khuyên gia đình nên sang Pháp để tránh hiểm họa sau này, nhưng mẹ Ðăng vì thương những người thân nên nấn ná chưa kịp đi thì hiệp định Genève chia đôi đất nước xảy ra!
Vào Sài Gòn mẹ Ðăng là một nhà buôn, bà đang làm ăn phát đạt thì gia đình chàng có giấy hồi hương về Pháp, mẹ Ðăng thương anh chị nên không muốn rời quê hươngvì bà đã từng sống bên ấy. Chàng vì thương mẹ nên ở lại. Sau này khi chiến tranh trở nên khốc liệt, một số người bạn Pháp của mẹ là nhân viên sứ quán khuyên Ðăng nên về Pháp, nhưng chàng cứ dùng dằng. Tự ái không cho phép chàng trốn tránh chiến tranh, dù rằng không thích, vì nó đã hủy diệt bao mầm sống, cướp đi bao người thân của chàng. Nhưng chàng cũng không thể làm ngơ khi cácbạn xa gần của chàng nhiều người đã hy sinh vì lý tưởng, nằm xuống cho ước vọng tự do quê hương để giữ an lành cho bao kẻ khác, trong đó có gia đình chàng. Do đó chàng theo tiếng gọi lên đường dấn thân vào chốn hiểm nguy không phải để tìm vinh quang hay làm người hùng, mà chỉ mong giữ sự bình yên xóm làng, và cũng để trả nợ núi sông nơi đã sinh ra chàng.
***
Bóng chiều tắt, dòng sông Seine rực rỡ muôn ánh điện với những chiếc du thuyền lộng lẫy ngược xuôi. Ngồi trên tàu đìện ngầm trở về nhà mà đầu chàng vẫn miên man hình ảnh đám du khách VN quần áo sang trọng hồi chiều, họ là những nhà «tư bản đỏ» trông thật béo tốt tươi tắn, chẳng bù cho những bà mẹ già còm cỏi da bọc xương, một thời được vinh danh xếp vào loại gia đình liệt sĩ vì có con có chồng bỏ xác ở Trường Sơn. Những mái đầu bạc đó hiện đang sống trong cô đơn hiu quạnh nơi quê nhà, phải tất tả chạy gạo từng bữa để tự nuôi thân thì lấy tiền đâu du lịch ? Huống chi những người dân đen thấp cổ bé miệng chắc còn khổ biết chừng nào ?! Chàng nghe tin đất nước ngày nay đã thay đổi, phải thay đổi để có thể theo kịp các cường quốc Ðông Nam Á và Á Châu thì đó là điều đáng mừng. Nhưng rất tiếc sự thay đổi đó chỉ là sự chuyển từ « cái xấu này sang cái xấu khác » khiến xã hội hôm nay càng tha hóa hơn! Ðăng thẫn thờ về một mảng đời chợt đến của dĩ vãng.
Sáng nay trước hàng hiên nhà có chùm hoa vàng mới nở, cánh hoa mong manh trong nắng gợi khơi niềm nhớ. Chàng bỗng thương quê mẹ, mảnh đất còn nhiều dấu tàn phá chiến tranh, những vết hận thù mà thời gian chưa đủ xóa! Ở đó chàng đã mất quá nhiều, chỉ còn lại kỷ niệm. Tiếng chuông nhà thờ bên khu phố cổ vọng lại lâng lâng tâm hồn, xa xa những vần mây trắng nối đuôi nhau không biết về đâu cuối trời ? Ðăng chạnh nhớ đến những người thân và bằng hữu một thời lòng bỗng bùi ngùi. Một thoáng yên lặng cho những người thân, những người đã nằm xuống vì ý nghĩa tự do..và những linh hồn ly hương phiêu bạt. ./.
Đỗ Bình
CẢNH ĐỜI HƯ ẢO
Chiều trên sông Seine nắng vàng ngả long lanh mặt nước tựa ánh trăng đêm, bờ xa mấy con sóng bạc nhấp nhô rẽ theo chiếc du thuyền trắng như đám mây nổi chở đầy khách du ngoạn. Vừa chớm thu trời se se lạnh, gío hiu hiu không đủ làm dòng sông gợn sóng nhưng hàng cây ven bờ vẫn lao xao, thỉnh thoảng có chiếc lá vàng nhẹ rơi. Cứ mỗi độ thu, vào những ngày cuối tuần Ðăng thường ra sông Seine một mình ngồi nghe tiếng sóng vỗ để nhớ về những dòng sông quê. Cơn gió lùa thoáng qua hơi lạnh làm sảng khoái tâm hồn, Đăng hít mạnh nhưng vẫn dõi mắt nhìn chiếc lá lững lờ trôi. Chàng thầm nghĩ : «Nếu cuộc đời êm như dòng sông thì tâm hồn chàng sẽ chẳng dâng bão tố ! Như thế những danh từ chiến tranh, thù hận và tình yêu cũng trở thành vô nghĩa. »
Ðăng đang thả hồn theo chiếc lá, bỗng những giọng Việt Nam chen lẫn tiếng cười làm chàng sực tỉnh, lòng cảm rộn rã vì nơi mảnh trời xa xôi này thoáng được nghe ngôn ngữ, làn điệu quê hương rất ấm áp phát ra quanh đây. Chàng ngoái lại ngắm nhóm khách du lịch người Việt đang đi dọc theo bờ sông, trông cách ăn mặc của họ chàng biết đây là đám nhà giàu mới từ Việt Nam sang Paris. Quần áo và nữ trang của họ rất đắt tiền, loại dành cho những buổi dự dạ tiệc, có lẽ đây là những thành phần có quyền thế nên trưng diện như thế ? Nhìn họ bảnh bao mà chàng chạnh lòng nhớ đến quê mẹ, mảnh đất còn nghèo đói. Ký ức một thời trước và sau chiến tranh, khúc phim dĩ vãng chợt quay về.
Ông bà ngoại Ðăng ngày trước không giàu, ngoài một số ít ruộng đất ở quê và một hiệu buôn nhỏ ở Hà Nội, nhờ biết cần kiệm và chịu khó làm việc nên gia đình ngoại cũng dư gỉa; dù có tính cần kiệm nhưng ông bà lại rất hảo tâm, hay làm phước bố thí cho kẻ nghèo. Do công việc buôn bán ông bà phải giao tiếp với những khách hàng thuộc nhiều thành phần mà chẳng quan tâm đến các đảng phái, nhưng ông bà lại rất nhiệt tình ủng hộ những phong trào yêu nước nên chẳng bỏ xót lần đóng góp nào, nhất là những tuần lễ vàng do Việt Minh phát động. Ngoại có tám người con mà một nửa đã theo tiếng gọi Việt Minh lên đường, trong số đó có mấy người đã mất tích và chết trên chiến khu Việt Bắc, chỉ còn sống xót mỗi cậu giáo út ! Những người con còn lại theo những chí hướng Quốc Gia, hai người bác của Đăng đều gia nhập quân đội Cộng Hòa, và đều bị tử trận hồi tết Mậu Thân, và chiến trường Quảng Trị ! Bà dì ruột chị của mẹ chàng cho đến ngày nhắm mắt vẫn chưa một lần quay về đất bắc. Bên nội Ðăng là ngoại kiều, bố chàng là người lai sinh và lớn lên ở Paris làm y sĩ, có một thời gian phục vụ tại bệnh viện De Lanessan (Ðồn Thủy) ở Hà Nội. Sự mâu thuẫn âm ỉ trong gia đình ngoại dã ăn vào xương tủy lâu ngày nên gia đình thiếu vắng hẳn tiếng cười! Mẹ Ðăng ngậm ngùi khóc, kể : -« Bà ngoại con buồn vì sự chia rẽ, anh em trong nhà thù lẫn nhau nên ngoại gìa trước tuổi ! » Trong số các anh chị em cậu giáo Tú là em út, người mẹ Ðăng thương nhất. Cậu ở chung với ông bà và thường ghé thăm chị và cho quà các cháu. Nhưng bỗng dưng cậu biệt tích ! Mãi sau này di cư vào Nam nghe mẹ kể cậu đã theo Việt Minh lên chiến khu chống Pháp, và chính cậu đã lẻn về Hà Nội khuyên gia đình nên sang Pháp để tránh hiểm họa sau này, nhưng mẹ Ðăng vì thương những người thân nên nấn ná chưa kịp đi thì hiệp định Genève chia đôi đất nước xảy ra!
Vào Sài Gòn mẹ Ðăng là một nhà buôn, bà đang làm ăn phát đạt thì gia đình chàng có giấy hồi hương về Pháp, mẹ Ðăng thương anh chị nên không muốn rời quê hươngvì bà đã từng sống bên ấy. Chàng vì thương mẹ nên ở lại. Sau này khi chiến tranh trở nên khốc liệt, một số người bạn Pháp của mẹ là nhân viên sứ quán khuyên Ðăng nên về Pháp, nhưng chàng cứ dùng dằng. Tự ái không cho phép chàng trốn tránh chiến tranh, dù rằng không thích, vì nó đã hủy diệt bao mầm sống, cướp đi bao người thân của chàng. Nhưng chàng cũng không thể làm ngơ khi cácbạn xa gần của chàng nhiều người đã hy sinh vì lý tưởng, nằm xuống cho ước vọng tự do quê hương để giữ an lành cho bao kẻ khác, trong đó có gia đình chàng. Do đó chàng theo tiếng gọi lên đường dấn thân vào chốn hiểm nguy không phải để tìm vinh quang hay làm người hùng, mà chỉ mong giữ sự bình yên xóm làng, và cũng để trả nợ núi sông nơi đã sinh ra chàng.
***
Bóng chiều tắt, dòng sông Seine rực rỡ muôn ánh điện với những chiếc du thuyền lộng lẫy ngược xuôi. Ngồi trên tàu đìện ngầm trở về nhà mà đầu chàng vẫn miên man hình ảnh đám du khách VN quần áo sang trọng hồi chiều, họ là những nhà «tư bản đỏ» trông thật béo tốt tươi tắn, chẳng bù cho những bà mẹ già còm cỏi da bọc xương, một thời được vinh danh xếp vào loại gia đình liệt sĩ vì có con có chồng bỏ xác ở Trường Sơn. Những mái đầu bạc đó hiện đang sống trong cô đơn hiu quạnh nơi quê nhà, phải tất tả chạy gạo từng bữa để tự nuôi thân thì lấy tiền đâu du lịch ? Huống chi những người dân đen thấp cổ bé miệng chắc còn khổ biết chừng nào ?! Chàng nghe tin đất nước ngày nay đã thay đổi, phải thay đổi để có thể theo kịp các cường quốc Ðông Nam Á và Á Châu thì đó là điều đáng mừng. Nhưng rất tiếc sự thay đổi đó chỉ là sự chuyển từ « cái xấu này sang cái xấu khác » khiến xã hội hôm nay càng tha hóa hơn! Ðăng thẫn thờ về một mảng đời chợt đến của dĩ vãng.
Sáng nay trước hàng hiên nhà có chùm hoa vàng mới nở, cánh hoa mong manh trong nắng gợi khơi niềm nhớ. Chàng bỗng thương quê mẹ, mảnh đất còn nhiều dấu tàn phá chiến tranh, những vết hận thù mà thời gian chưa đủ xóa! Ở đó chàng đã mất quá nhiều, chỉ còn lại kỷ niệm. Tiếng chuông nhà thờ bên khu phố cổ vọng lại lâng lâng tâm hồn, xa xa những vần mây trắng nối đuôi nhau không biết về đâu cuối trời ? Ðăng chạnh nhớ đến những người thân và bằng hữu một thời lòng bỗng bùi ngùi. Một thoáng yên lặng cho những người thân, những người đã nằm xuống vì ý nghĩa tự do..và những linh hồn ly hương phiêu bạt. ./.
Đỗ Bình