Mỗi Ngày Một Chuyện
CHỈ CÒN LÀ KỶ NIỆM - CAO MỴ NHÂN
CHỈ CÒN LÀ KỶ NIỆM - CAO MỴ
NHÂN
Mới từ nông trường về một tuần, tôi đã
liên tiếp có mặt tại những hội thơ tư gia, là những nhà còn phong độ ở Saigon,
không ảnh hưởng lắm tới thời sự, chính trị... Thì ở đấy hầu như các văn nghệ sĩ
cũ, trước 30-4-1975, hay tới lui họp nhau ăn uống sơ sài thôi, có khi chỉ uống
nước trà, nhưng không khí văn thơ, đàn hát thì khỏi chê, còn hơn cả những hội
hè đình đám công cộng.
Do đó tôi gặp lại một số vị, trong số
khách rong chơi quên sợ hãi gì, chị thi họa sĩ Hoàng Hương Trang có nhã ý giúp
đỡ tôi, chị bảo lâu nay chị mua guốc mộc ở các lò guốc mộc, đem về vẽ bằng bút
điện hoa lá cành, có khi chị vẽ cả một khung trời mây nước...
Rồi nữ họa sĩ Hoàng Hương Trang lại mua
cả những cuốn da, si mi li, nhựa mềm... đủ mầu cắt ra những đôi quai đóng
guốc cho khách nếu họ muốn, những đôi guốc đẹp như những tác phẩm. ..hội họa.
Tôi chỉ phải đứng sau cái tủ kiến bày
những đôi guốc đó chào mời khách ngang qua, trước cửa nhà bác sĩ Hoàng Xuân
Chỉnh ở đường Trương Minh Ký, lấy tiền lời chi dùng.
Thường thì ít khách mua, một số sắp xuất
ngoại tới đặt, để làm quà kỷ niệm.
Thời gian đó tôi đang viết tập thơ Áo
Mầu Xanh, sau xuất bản ở Mỹ năm 1999.
Một ngày tôi đang đứng ngó về phía Lăng
Cha Cả, thì thấy 2 ông khách đều đi xe đạp, cùng ghé tủ guốc, nhưng họ
không quen nhau.
Người thứ nhất là nhà văn Dương Hùng
Cường, bạn bè Văn nghệ Ka ki đặt cho ông biệt danh Dê Húc Càn, ít lâu sau ông
bị bắt lại, rồi bị chết trong tù.
Người thứ 2, tình thực tôi không nhớ là
ai, ông ta có nói tên, nhưng bây giờ tôi chỉ nhớ một phần "tướng mạo quân
vụ" do ông kể lại thôi.
Rằng ông ta là con trai vị đại tá tỉnh
Quảng Trị, từ những năm tôi chưa vào quân đội. Thân sinh ông bắt ông học y khoa,
nửa chừng ông bỏ học, đi lính lên tới cấp thiếu uý. Vẫn cái tính bất cần, ông
phải giải ngũ vì lý do sao đó, do thân sinh ông xin xỏ, ông đi học lại gì đó,
xong lại chán, và tự ý xin vô lính lại cũng do thân sinh can thiệp, được phục
hồi cấp thiếu uý.
Tôi nghĩ trong đời binh nghiệp của tôi,
tôi chưa quen ai như vậy, ông ta lúc đó cũng đã trung niên, tôi đảo mắt một
vòng, đoạn hỏi:
- Cuối cùng khi tan hàng, anh có là lính
không?
Ông ta cười khinh mạn: Không, chứ
nếu là lính, tôi đã đi tù cải tạo như Cao Mỵ Nhân rồi.
Tôi ngạc nhiên quá, hỏi cho ra lẽ: vậy
anh là ai mà biết Cao Mỵ Nhân đi tù cải tạo?
- À khi tôi trở lại cấp thiếu uý lần thứ
2, tôi không chịu được những trái tai nghịch mắt, của những cấp chỉ huy tôi,
nên tôi đào ngũ luôn.
Vậy cụ thân anh sao rồi ?
Chẳng sao cả, ông quá già, giải ngũ
trước khi quân đội tan hàng, cũng đã mất ít năm nay.
Ông ta nhìn tôi nửa phân bua, nửa diễu
cợt, có chút gì như ... mỉa mai nỗi đời thay trắng đổi đen...
Ông nói hơi dằn giọng: Cao Mỵ Nhân thấy
quân đội thế nào, có giống như tôi nghĩ không ?
Tôi thẳng thắn trả lời: có lẽ anh
không may đó thôi, Cao Mỵ Nhân thì rất thoải mái thời gian phục vụ trong quân
đội.
Ông ta thở dài: Tôi có nghe tụi bạn nói
Cao Mỵ Nhân rất thần phục những người đi lính phải không? Tại sao vậy, những
người đó dữ dằn thế, tâm hồn họ làm gì còn chỗ để cho nữ thi sĩ mơ mộng chứ?
Tôi nghe Vũ Ngọc Anh (luật sư Saigon trước 1975) nói rằng Cao Mỵ Nhân đòi người
bạn nào đó mua cho cái băng có bài "Anh đi chiến dịch", nhất định
không chịu nhận băng có bài "Bến xuân "mà cô rất thích từ hôi còn đi
học.
Tôi phải nén một cơn cười vì quả vậy,
ông ta phải là bạn thân tình của người bạn nào đó của tôi, mới rành tính tình
tôi, tôi cười vui vẻ:
Dù có thích hay không thích lính ngày
xưa, thì hôm nay Anh đã có dịp nói ra điều bất như ý của anh. Nên bây giờ, nếu
anh có thích lính VNCH đi nữa, cũng chẳng còn cơ hội nào cho anh đứng vào hàng
ngũ ấy. Vậy cứ xem như chỉ còn là kỷ niệm ...
CAO MỴ NHÂN
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CHỈ CÒN LÀ KỶ NIỆM - CAO MỴ NHÂN
CHỈ CÒN LÀ KỶ NIỆM - CAO MỴ
NHÂN
Mới từ nông trường về một tuần, tôi đã
liên tiếp có mặt tại những hội thơ tư gia, là những nhà còn phong độ ở Saigon,
không ảnh hưởng lắm tới thời sự, chính trị... Thì ở đấy hầu như các văn nghệ sĩ
cũ, trước 30-4-1975, hay tới lui họp nhau ăn uống sơ sài thôi, có khi chỉ uống
nước trà, nhưng không khí văn thơ, đàn hát thì khỏi chê, còn hơn cả những hội
hè đình đám công cộng.
Do đó tôi gặp lại một số vị, trong số
khách rong chơi quên sợ hãi gì, chị thi họa sĩ Hoàng Hương Trang có nhã ý giúp
đỡ tôi, chị bảo lâu nay chị mua guốc mộc ở các lò guốc mộc, đem về vẽ bằng bút
điện hoa lá cành, có khi chị vẽ cả một khung trời mây nước...
Rồi nữ họa sĩ Hoàng Hương Trang lại mua
cả những cuốn da, si mi li, nhựa mềm... đủ mầu cắt ra những đôi quai đóng
guốc cho khách nếu họ muốn, những đôi guốc đẹp như những tác phẩm. ..hội họa.
Tôi chỉ phải đứng sau cái tủ kiến bày
những đôi guốc đó chào mời khách ngang qua, trước cửa nhà bác sĩ Hoàng Xuân
Chỉnh ở đường Trương Minh Ký, lấy tiền lời chi dùng.
Thường thì ít khách mua, một số sắp xuất
ngoại tới đặt, để làm quà kỷ niệm.
Thời gian đó tôi đang viết tập thơ Áo
Mầu Xanh, sau xuất bản ở Mỹ năm 1999.
Một ngày tôi đang đứng ngó về phía Lăng
Cha Cả, thì thấy 2 ông khách đều đi xe đạp, cùng ghé tủ guốc, nhưng họ
không quen nhau.
Người thứ nhất là nhà văn Dương Hùng
Cường, bạn bè Văn nghệ Ka ki đặt cho ông biệt danh Dê Húc Càn, ít lâu sau ông
bị bắt lại, rồi bị chết trong tù.
Người thứ 2, tình thực tôi không nhớ là
ai, ông ta có nói tên, nhưng bây giờ tôi chỉ nhớ một phần "tướng mạo quân
vụ" do ông kể lại thôi.
Rằng ông ta là con trai vị đại tá tỉnh
Quảng Trị, từ những năm tôi chưa vào quân đội. Thân sinh ông bắt ông học y khoa,
nửa chừng ông bỏ học, đi lính lên tới cấp thiếu uý. Vẫn cái tính bất cần, ông
phải giải ngũ vì lý do sao đó, do thân sinh ông xin xỏ, ông đi học lại gì đó,
xong lại chán, và tự ý xin vô lính lại cũng do thân sinh can thiệp, được phục
hồi cấp thiếu uý.
Tôi nghĩ trong đời binh nghiệp của tôi,
tôi chưa quen ai như vậy, ông ta lúc đó cũng đã trung niên, tôi đảo mắt một
vòng, đoạn hỏi:
- Cuối cùng khi tan hàng, anh có là lính
không?
Ông ta cười khinh mạn: Không, chứ
nếu là lính, tôi đã đi tù cải tạo như Cao Mỵ Nhân rồi.
Tôi ngạc nhiên quá, hỏi cho ra lẽ: vậy
anh là ai mà biết Cao Mỵ Nhân đi tù cải tạo?
- À khi tôi trở lại cấp thiếu uý lần thứ
2, tôi không chịu được những trái tai nghịch mắt, của những cấp chỉ huy tôi,
nên tôi đào ngũ luôn.
Vậy cụ thân anh sao rồi ?
Chẳng sao cả, ông quá già, giải ngũ
trước khi quân đội tan hàng, cũng đã mất ít năm nay.
Ông ta nhìn tôi nửa phân bua, nửa diễu
cợt, có chút gì như ... mỉa mai nỗi đời thay trắng đổi đen...
Ông nói hơi dằn giọng: Cao Mỵ Nhân thấy
quân đội thế nào, có giống như tôi nghĩ không ?
Tôi thẳng thắn trả lời: có lẽ anh
không may đó thôi, Cao Mỵ Nhân thì rất thoải mái thời gian phục vụ trong quân
đội.
Ông ta thở dài: Tôi có nghe tụi bạn nói
Cao Mỵ Nhân rất thần phục những người đi lính phải không? Tại sao vậy, những
người đó dữ dằn thế, tâm hồn họ làm gì còn chỗ để cho nữ thi sĩ mơ mộng chứ?
Tôi nghe Vũ Ngọc Anh (luật sư Saigon trước 1975) nói rằng Cao Mỵ Nhân đòi người
bạn nào đó mua cho cái băng có bài "Anh đi chiến dịch", nhất định
không chịu nhận băng có bài "Bến xuân "mà cô rất thích từ hôi còn đi
học.
Tôi phải nén một cơn cười vì quả vậy,
ông ta phải là bạn thân tình của người bạn nào đó của tôi, mới rành tính tình
tôi, tôi cười vui vẻ:
Dù có thích hay không thích lính ngày
xưa, thì hôm nay Anh đã có dịp nói ra điều bất như ý của anh. Nên bây giờ, nếu
anh có thích lính VNCH đi nữa, cũng chẳng còn cơ hội nào cho anh đứng vào hàng
ngũ ấy. Vậy cứ xem như chỉ còn là kỷ niệm ...
CAO MỴ NHÂN