Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
CHIẾC XE THỒ - Việt Nhân
(HNPĐ) Rời tiệm cơm thả bộ ghé cô chủ báo, cô đưa cho cả chục cuốn magazine, tháng nào cô cũng cho như thế và mỗ tôi vẫn cười nhận hết… ôm về cho mấy thằng bạn lính cũ đọc, không phải vì không mua, dăm ba đồng bạc có là bao, nhưng chúng thích lắm vì của bạn cho là quí. Năm nay đã vào hè sớm, và Cali cũng đã đổi giờ, nên nắng hôm nay đã mang lấy cái nóng của miền Trung quê mình, cái nóng khô, lại thêm thỉnh thoảng vài cơn gió Santa Ana, làm nhớ đến cái nóng của gió Lào xứ Nghệ Tĩnh. Nhớ lại để mà căm cái cảnh dưới nắng chang chang, đám tù Ngụy mỗ tôi dàn hàng ngang cuốc vỡ, chỉ tiêu hơn trăm mét mỗi người, những nhác cuốc bổ xuống đất khô nẻ, dội ngược làm chồn cả tay.
Thầy Trần Bích Lan nói nắng Saigon Thầy đi mà chợt mát, bởi vì Cô mặc áo lụa Hà Đông, chứ mỗ tôi hôm nay, ngay đất Saigon nhỏ chẳng cần lụa là gì cả, trong cái nóng nung người này, lon coca là cái mỗ tôi cần để làm dịu, xứ Mẽo này cái ăn, cái uống nó thừa mứa đến mức coi nhẹ. Ông trời oái oăm, mấy tay tù lao cải đúng là trải qua cả hai thái cực, nay thì nhịn ăn cho nó bớt mỡ, xưa lại đói mờ mắt, mờ mắt ngày đó đâu chỉ khi trong tù, mà lúc được tha về cũng nào khác. Hằng ngày mỗ tôi dăm củ khoai, củ sắn luộc, đựng trong túi bao cát cột ngang bụng, cái lon gô nước treo nơi ghi đông, thế là đủ cho một ngày vất vả đạp xe, dưới cái nắng đổ lửa của xa lộ Biên Hòa. Chả là mỗ tôi đi thồ than từ Long Thành đem về giao cho các cửa hàng chất đốt!
Từ cái nắng trên đường Bolsa, nhớ lại cái nắng lúc đạp xe thồ bên quê nhà, mà xin phép mời quí vị xem lại câu chuyện “Chiếc xe thồ” repost cho hôm nay, câu chuyện cái thuở vừa ra trại, mỗ tôi bắt đầu đi kiếm cơm, tuy gọi là người nhưng thua cả ngựa trâu.
CHIẾC XE THỒ - Chiếc xe dựng sát bên cột đèn, một sợi dây xích khóa quấn lấy chúng dính vào với nhau, lủng lẳng một miếng giấy bìa có ghi hai chữ “xe bán” - Tôi đang đi tìm mua một chiếc xe đạp cũ, đã mấy hôm rồi, vòng quanh khắp các con đường, mà vẫn chưa tìm được cái nào. Tôi thật cần một chiếc xe, vừa để di chuyển, và cũng là phương tiện để kiếm sống, tiền bạc thì không nhiều, những đồng tiền này là tất cả những gì tôi có, nó phải được đặt đúng chổ - Ra trại gần hai tháng nay, những chi dùng dù dè sẻn tối đa, nhưng rồi ngày qua, ngày lại, cũng đã làm vơi dần những tờ giấy bạc ít ỏi trong túi tôi.
Anh thợ sửa xe đạp, ngay góc đường Nguyễn Tri Phương ngã sáu Chợ Lớn, trợn tròn mắt nhìn tôi từ đầu xuống chân, rồi từ chân lên…đầu, anh lớn tiếng hỏi –Anh mua cho ai vậy, cho ai đi thồ? –Dạ tôi mua cho tôi anh à –Anh đi thồ…thiệt không đó, tướng anh như thầy giáo ốm ròm mà đi thồ nổi gì, trước đây anh đã đi thồ chưa? –Chưa, nhưng tôi nghĩ là tôi có thể đi được, lần đầu mình đi ít thôi, rồi từ từ quen sẽ đi như người ta –Vậy là anh chưa từng đi thồ, vậy anh đang làm nghề gì vậy? –Dạ tôi mới ra trại, một người bạn hứa nếu tôi có xe họ dẫn tôi đi lên ngã ba Vũng Tàu, hay Biên Hòa lấy than thồ về thành phố -Vậy thì mới ở tù ra phải không, bị bao lâu vậy? –Từ hồi bảy lăm –Trời đất… chục năm rưỡi hơn, vậy chắc anh là Ngụy rồi phải không?
–Tôi không biết nhiều về xe đạp, vậy xin hỏi anh với chiếc này tôi có thể dùng nó để chở đồ nặng được chứ, ý tôi là có thể thồ đồ được không? –Tui đã nói anh rồi, đây không phải là chiếc xe đạp thồ, đây chỉ là chiếc xe thường thôi, nhưng anh muốn, tui nghĩ có thể làm nó thành chiếc xe đi thồ được -Theo anh, thì nếu mình làm nó thành chiếc xe thồ, thì phải làm sao, và làm ở đâu -Tui có thể giúp anh, nhưng không phải là bây giờ - Sao vậy? -Tôi sẽ còn phải hỏi bạn tôi coi những đồ cũ của nó còn không, trước đây nó cũng đi thồ than trên Long Khánh, bây giờ nó đi làm thợ hồ tới tối nó về tui hỏi nó coi, nếu nó không còn cần có thể nó sẽ bán rẻ cho anh…Mà sao anh không biết gì hết trơn về xe, mà lại đi mua như vầy… gặp người xấu họ gạt anh chết.
Anh thợ sửa xe như anh nói, anh sống trong một xóm nhỏ ve chai gần đó, ra góc đường sửa xe đạp, những phụ tùng cũ của khách bỏ, anh góp nhặt sửa chửa xong ráp lại thành hình một chiếc xe đầy đủ bán cho những ai ít tiền. Vô tình tôi là một trong những người khách của anh, và chiếc xe tôi hỏi mua dựng ngay cột đèn kia, cũng là một trong những chiếc xe như thế, và nếu anh không nói thì có lẽ tôi không biết được lai lịch như thế của nó. Anh thành thật cho tôi biết, chiếc xe trước mắt tôi nó chỉ có thể giữ lại bộ sườn mà thôi, còn lại muốn cho chiếc xe thồ được vật nặng, tất cả phải thay bằng các phụ tùng chế tạo bằng sắt, từ vành xe, ghi đông, đùm, căm…chứ không phải loại bằng nhôm như vầy – Anh nói thêm như có ý giúp tôi trong quyết định dứt khoát.
-Bộ sườn này, nó có thể dùng đi thồ được chỉ cần hàn cặp thêm cho cứng, nó là đồ cũ trước bảy lăm đó, còn có thể xài được thêm khá lâu…Nếu anh muốn sáng mai trở lại, để tối nay tui hỏi bạn tui, nếu còn đồ tôi sẽ lấy cho anh coi, rồi sau đó mà anh vừa ý thì tui ráp luôn cho.
Góc đường này dân Sàigòn trước bảy lăm không ai là không biết, từ chiều cho đến khuya những quán nghêu luộc, bày hàng kéo dài từ ngã sáu đến tận cuối đường, ngồi giữa trời khuya bên lề đường ăn uống như thế vẫn là cái thú của dân Sàigòn. Lúc được chuyển về làm lính tham mưu tại Sàigòn, tôi cũng vẫn thường ra đây một mình bên chai bia không bạn bè, thời gian đó xem như đãi ngộ lại cho những tháng ngày tả tơi của một thằng lính tác chiến. Như bù cho những ngày lửa đạn, mà khi màn đêm buông xuống, thì cũng là lúc nó phải đùa với cái chết, không nó thì là bạn nó, đêm nào đi cũng đều có thằng nằm lại – Những năm cuối của thập niên sáu mươi, đêm đêm trái sáng giăng như đèn chùm quanh thành phố, hỏa châu vòng quanh khác gì khăn tang.
Những gì đã mất mới thấy quí, chắc nay người dân miền Nam đã biết tiếc nuối một Sàigòn ngày nào không cộng sản – Nay về đây nơi chốn cũ một thời, vẫn tôi đó nhưng tôi không còn là tôi, như thành phố này cùng con đường quen nhưng tên đã gọi khác. Về đây khi mái tóc còn xanh xanh…Về đây với mầu gió ngày lang thang, về đây xác thân hiu hắt lạnh lùng…Ôi lãng du quay về điêu tàn… Ta nghe thấy kiếp xưa bước nhẹ về, đang khóc than trên đường não nề… Người ngồi im bóng…Lắng nghe tháng ngày qua – Những lời Việt “tìm về mái nhà xưa” của Phạm Duy, phải chăng là tôi đó trong bầm dập tìm về đây, để mà nghe được hết nỗi đắng cay.
Trên bước đường đời xô dạt, biết đâu để tìm được cho mình những hoài âm xưa, thôi đành theo cơn lốc mà nương – Ba ngày sau tôi có được chiếc xe để đi kiếm ăn, số tiền đủ cho chiếc xe, nhưng còn thiếu tiền công. Anh thợ nghèo đầu đường, cho tôi nợ khi nào có tôi đưa lại cho anh - Không biết sao từ ngày tháng tư, đi đâu tôi cũng vương nợ, nợ ân nghĩa, nợ yêu thương, nay lại nợ tiền. Nợ tiền lần này còn mong có lúc kiếm được mà đền đáp, còn những ân nghĩa yêu thương, nếu không trả được, vậy cứ phải mang mãi suốt kiếp sao?. Một đàn anh già đã nói câu “những thằng qua cơn binh lửa mà không chết, là còn mắc nợ, Trời đày nó sống trong ray rứt tiếc thương bạn bè cùng quá khứ”.
Hôm đầu tiên theo bạn kiếm cơm, đạp
xe ngang qua Nghĩa Trang QĐ của mình cũ, nhìn chứng tích xưa trong hoang phế,
những nấm mộ đồng đội bị phá nát, bởi cái hận thù nhỏ nhen của những con người
cộng sản man rợ rừng rú. Cái thiếu văn hóa cùng cái vô nhân tính của chúng, đã
thể hiện hết trong việc chúng xéo xắt với ngay cả nấm mộ của những người đã chết,
khiến trong tôi cơn giận bùng lên - Và chợt nhận ra rằng mỗ tôi đã không chết
trong lửa đạn, cả trong ngục tù là chưa hết nợ, đối với đất nước, đồng đội, có
lẽ mình chưa tròn công việc. Bọn cộng nô còn đó, làm con đất Việt, những ai còn
sống ngày nào là còn có trách nhiệm với đất nước ngày đó. Quét sạch chúng đi!
Việt
Nhân (HNPĐ)
CHIẾC XE THỒ - Việt Nhân
(HNPĐ) Rời tiệm cơm thả bộ ghé cô chủ báo, cô đưa cho cả chục cuốn magazine, tháng nào cô cũng cho như thế và mỗ tôi vẫn cười nhận hết… ôm về cho mấy thằng bạn lính cũ đọc, không phải vì không mua, dăm ba đồng bạc có là bao, nhưng chúng thích lắm vì của bạn cho là quí. Năm nay đã vào hè sớm, và Cali cũng đã đổi giờ, nên nắng hôm nay đã mang lấy cái nóng của miền Trung quê mình, cái nóng khô, lại thêm thỉnh thoảng vài cơn gió Santa Ana, làm nhớ đến cái nóng của gió Lào xứ Nghệ Tĩnh. Nhớ lại để mà căm cái cảnh dưới nắng chang chang, đám tù Ngụy mỗ tôi dàn hàng ngang cuốc vỡ, chỉ tiêu hơn trăm mét mỗi người, những nhác cuốc bổ xuống đất khô nẻ, dội ngược làm chồn cả tay.
Thầy Trần Bích Lan nói nắng Saigon Thầy đi mà chợt mát, bởi vì Cô mặc áo lụa Hà Đông, chứ mỗ tôi hôm nay, ngay đất Saigon nhỏ chẳng cần lụa là gì cả, trong cái nóng nung người này, lon coca là cái mỗ tôi cần để làm dịu, xứ Mẽo này cái ăn, cái uống nó thừa mứa đến mức coi nhẹ. Ông trời oái oăm, mấy tay tù lao cải đúng là trải qua cả hai thái cực, nay thì nhịn ăn cho nó bớt mỡ, xưa lại đói mờ mắt, mờ mắt ngày đó đâu chỉ khi trong tù, mà lúc được tha về cũng nào khác. Hằng ngày mỗ tôi dăm củ khoai, củ sắn luộc, đựng trong túi bao cát cột ngang bụng, cái lon gô nước treo nơi ghi đông, thế là đủ cho một ngày vất vả đạp xe, dưới cái nắng đổ lửa của xa lộ Biên Hòa. Chả là mỗ tôi đi thồ than từ Long Thành đem về giao cho các cửa hàng chất đốt!
Từ cái nắng trên đường Bolsa, nhớ lại cái nắng lúc đạp xe thồ bên quê nhà, mà xin phép mời quí vị xem lại câu chuyện “Chiếc xe thồ” repost cho hôm nay, câu chuyện cái thuở vừa ra trại, mỗ tôi bắt đầu đi kiếm cơm, tuy gọi là người nhưng thua cả ngựa trâu.
CHIẾC XE THỒ - Chiếc xe dựng sát bên cột đèn, một sợi dây xích khóa quấn lấy chúng dính vào với nhau, lủng lẳng một miếng giấy bìa có ghi hai chữ “xe bán” - Tôi đang đi tìm mua một chiếc xe đạp cũ, đã mấy hôm rồi, vòng quanh khắp các con đường, mà vẫn chưa tìm được cái nào. Tôi thật cần một chiếc xe, vừa để di chuyển, và cũng là phương tiện để kiếm sống, tiền bạc thì không nhiều, những đồng tiền này là tất cả những gì tôi có, nó phải được đặt đúng chổ - Ra trại gần hai tháng nay, những chi dùng dù dè sẻn tối đa, nhưng rồi ngày qua, ngày lại, cũng đã làm vơi dần những tờ giấy bạc ít ỏi trong túi tôi.
Anh thợ sửa xe đạp, ngay góc đường Nguyễn Tri Phương ngã sáu Chợ Lớn, trợn tròn mắt nhìn tôi từ đầu xuống chân, rồi từ chân lên…đầu, anh lớn tiếng hỏi –Anh mua cho ai vậy, cho ai đi thồ? –Dạ tôi mua cho tôi anh à –Anh đi thồ…thiệt không đó, tướng anh như thầy giáo ốm ròm mà đi thồ nổi gì, trước đây anh đã đi thồ chưa? –Chưa, nhưng tôi nghĩ là tôi có thể đi được, lần đầu mình đi ít thôi, rồi từ từ quen sẽ đi như người ta –Vậy là anh chưa từng đi thồ, vậy anh đang làm nghề gì vậy? –Dạ tôi mới ra trại, một người bạn hứa nếu tôi có xe họ dẫn tôi đi lên ngã ba Vũng Tàu, hay Biên Hòa lấy than thồ về thành phố -Vậy thì mới ở tù ra phải không, bị bao lâu vậy? –Từ hồi bảy lăm –Trời đất… chục năm rưỡi hơn, vậy chắc anh là Ngụy rồi phải không?
–Tôi không biết nhiều về xe đạp, vậy xin hỏi anh với chiếc này tôi có thể dùng nó để chở đồ nặng được chứ, ý tôi là có thể thồ đồ được không? –Tui đã nói anh rồi, đây không phải là chiếc xe đạp thồ, đây chỉ là chiếc xe thường thôi, nhưng anh muốn, tui nghĩ có thể làm nó thành chiếc xe đi thồ được -Theo anh, thì nếu mình làm nó thành chiếc xe thồ, thì phải làm sao, và làm ở đâu -Tui có thể giúp anh, nhưng không phải là bây giờ - Sao vậy? -Tôi sẽ còn phải hỏi bạn tôi coi những đồ cũ của nó còn không, trước đây nó cũng đi thồ than trên Long Khánh, bây giờ nó đi làm thợ hồ tới tối nó về tui hỏi nó coi, nếu nó không còn cần có thể nó sẽ bán rẻ cho anh…Mà sao anh không biết gì hết trơn về xe, mà lại đi mua như vầy… gặp người xấu họ gạt anh chết.
Anh thợ sửa xe như anh nói, anh sống trong một xóm nhỏ ve chai gần đó, ra góc đường sửa xe đạp, những phụ tùng cũ của khách bỏ, anh góp nhặt sửa chửa xong ráp lại thành hình một chiếc xe đầy đủ bán cho những ai ít tiền. Vô tình tôi là một trong những người khách của anh, và chiếc xe tôi hỏi mua dựng ngay cột đèn kia, cũng là một trong những chiếc xe như thế, và nếu anh không nói thì có lẽ tôi không biết được lai lịch như thế của nó. Anh thành thật cho tôi biết, chiếc xe trước mắt tôi nó chỉ có thể giữ lại bộ sườn mà thôi, còn lại muốn cho chiếc xe thồ được vật nặng, tất cả phải thay bằng các phụ tùng chế tạo bằng sắt, từ vành xe, ghi đông, đùm, căm…chứ không phải loại bằng nhôm như vầy – Anh nói thêm như có ý giúp tôi trong quyết định dứt khoát.
-Bộ sườn này, nó có thể dùng đi thồ được chỉ cần hàn cặp thêm cho cứng, nó là đồ cũ trước bảy lăm đó, còn có thể xài được thêm khá lâu…Nếu anh muốn sáng mai trở lại, để tối nay tui hỏi bạn tui, nếu còn đồ tôi sẽ lấy cho anh coi, rồi sau đó mà anh vừa ý thì tui ráp luôn cho.
Góc đường này dân Sàigòn trước bảy lăm không ai là không biết, từ chiều cho đến khuya những quán nghêu luộc, bày hàng kéo dài từ ngã sáu đến tận cuối đường, ngồi giữa trời khuya bên lề đường ăn uống như thế vẫn là cái thú của dân Sàigòn. Lúc được chuyển về làm lính tham mưu tại Sàigòn, tôi cũng vẫn thường ra đây một mình bên chai bia không bạn bè, thời gian đó xem như đãi ngộ lại cho những tháng ngày tả tơi của một thằng lính tác chiến. Như bù cho những ngày lửa đạn, mà khi màn đêm buông xuống, thì cũng là lúc nó phải đùa với cái chết, không nó thì là bạn nó, đêm nào đi cũng đều có thằng nằm lại – Những năm cuối của thập niên sáu mươi, đêm đêm trái sáng giăng như đèn chùm quanh thành phố, hỏa châu vòng quanh khác gì khăn tang.
Những gì đã mất mới thấy quí, chắc nay người dân miền Nam đã biết tiếc nuối một Sàigòn ngày nào không cộng sản – Nay về đây nơi chốn cũ một thời, vẫn tôi đó nhưng tôi không còn là tôi, như thành phố này cùng con đường quen nhưng tên đã gọi khác. Về đây khi mái tóc còn xanh xanh…Về đây với mầu gió ngày lang thang, về đây xác thân hiu hắt lạnh lùng…Ôi lãng du quay về điêu tàn… Ta nghe thấy kiếp xưa bước nhẹ về, đang khóc than trên đường não nề… Người ngồi im bóng…Lắng nghe tháng ngày qua – Những lời Việt “tìm về mái nhà xưa” của Phạm Duy, phải chăng là tôi đó trong bầm dập tìm về đây, để mà nghe được hết nỗi đắng cay.
Trên bước đường đời xô dạt, biết đâu để tìm được cho mình những hoài âm xưa, thôi đành theo cơn lốc mà nương – Ba ngày sau tôi có được chiếc xe để đi kiếm ăn, số tiền đủ cho chiếc xe, nhưng còn thiếu tiền công. Anh thợ nghèo đầu đường, cho tôi nợ khi nào có tôi đưa lại cho anh - Không biết sao từ ngày tháng tư, đi đâu tôi cũng vương nợ, nợ ân nghĩa, nợ yêu thương, nay lại nợ tiền. Nợ tiền lần này còn mong có lúc kiếm được mà đền đáp, còn những ân nghĩa yêu thương, nếu không trả được, vậy cứ phải mang mãi suốt kiếp sao?. Một đàn anh già đã nói câu “những thằng qua cơn binh lửa mà không chết, là còn mắc nợ, Trời đày nó sống trong ray rứt tiếc thương bạn bè cùng quá khứ”.
Hôm đầu tiên theo bạn kiếm cơm, đạp
xe ngang qua Nghĩa Trang QĐ của mình cũ, nhìn chứng tích xưa trong hoang phế,
những nấm mộ đồng đội bị phá nát, bởi cái hận thù nhỏ nhen của những con người
cộng sản man rợ rừng rú. Cái thiếu văn hóa cùng cái vô nhân tính của chúng, đã
thể hiện hết trong việc chúng xéo xắt với ngay cả nấm mộ của những người đã chết,
khiến trong tôi cơn giận bùng lên - Và chợt nhận ra rằng mỗ tôi đã không chết
trong lửa đạn, cả trong ngục tù là chưa hết nợ, đối với đất nước, đồng đội, có
lẽ mình chưa tròn công việc. Bọn cộng nô còn đó, làm con đất Việt, những ai còn
sống ngày nào là còn có trách nhiệm với đất nước ngày đó. Quét sạch chúng đi!
Việt
Nhân (HNPĐ)