Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

CHIẾN TRANH TỪ KHÔNG GIAN - Lê Chánh Thiêm.

Trong lịch sử xưa nay, con người thường tổ chức chiến tranh trên ba vùng không gian truyền thống: trên đất liền; trên biển, cả trên và dưới mặt biển; và trên không,


Phần ½

1. Đại cương.

Trong lịch sử xưa nay, con người thường tổ chức chiến tranh trên ba vùng không gian truyền thống: trên đất liền; trên biển, cả trên và dưới mặt biển; và trên không, bên trong và ngoài bầu khí quyển (1). Những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật của nhân loại trong vài thập kỷ gần đây đã làm thay đổi cục diện thế giới trên mọi lãnh vực, trong đó có chiến tranh. Bên cạnh những tiện nghi tối tân hơn mà khoa học kỹ thuật mang lại, nó cũng làm cho xã hội có nhiều bất an, nhiều biến động hơn khi con người thủ đắc nhiều loại khí tài dành cho chiến tranh và quan trọng nhất, đó là sinh ra phương pháp tiến hành các cuộc chiến.

Thời gian gần đây, vì xung đột quyền lợi, một số quốc gia đã và đang tiến hành những kế hoạch, chiến lược chiến tranh mới hòng giúp họ chiếm ưu thế khi chiến tranh xảy ra. Nhiều chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, các tập đoàn quân sự đã có những động thái nhằm thay đổi bộ mặt chiến tranh quy ước. Qua những sự kiện xảy ra gần đây cho thấy họ đã chọn không gian làm chiến trường, ngay lúc khởi đầu và cũng là nơi họ muốn sẽ kết liễu địch thủ để chiến thắng. Viễn cảnh về chiến tranh từ không gian không còn xa vời. Các cuộc chiến chắc sẽ tàn khốc hơn, không khoan nhượng hơn các cuộc chiến đã qua. Trong tiểu luận nầy chúng ta thử xem Hoa Kỳ và các cường quốc về quân sự đang thi nhau tiến vào không gian để thiết trí các khí tài chiến tranh hòng chế ngư đối phương khi cần như thế nào.

2. Tham vọng, chiến lược chiếm lĩnh không gian của Hoa Kỳ.

Trở về từ thập niên 1950, lúc biết Nga bắt đầu thám hiểm không gian khi phóng vệ tinh Spounik vào năm 1957, . John F. Kennedy tuyên bố rằng “Mỹ sẽ bằng mọi nỗ lực đưa người lên Mặt trăng vào cuối thập niên”. Lời tuyên bố nầy cho thấy quyết tâm của Hoa Kỳ trong nhiệm vụ tiến vào không gian, rồi người Mỹ đã đặt chân lên hành tinh nầy với chương trình Apollo. Từ đó đến nay, NASA đã có nhiều thám hiểm thêm về Mặt trăng với lời tuyên bố “We'll back” (Chúng ta sẽ trở lại) và “Nửa đường trở lại Mặt trăng (Halfway back to the moon). Sau đó, với “Chiến dịch tự do tầm cao” (Operation Soaring Liberty), Mỹ dự trù sẽ lập một căn cứ trên Mặt trăng và đưa người lên đó. “Chúng tôi sẽ trở lại Mặt trăng và mở rộng sự hiện diện của con người trong và khắp ngoài thái-dương-hệ”, tuyên bố đã xác nhận tham vọng của Mỹ trong việc tiến vào không gian. Sau Mặt trăng, mục tiêu kế là đổ bộ Hỏa tinh, bởi vì chiếm lĩnh được không gian mới thực thi được sức mạnh quân sự để hỗ-trợ cho sức mạnh kinh-tế của Mỹ.

Để chuẩn bị cho việc “trên đường tới Hỏa tinh”, Mỹ đã có biết bao thí nghiệm ra đời cho mục tiêu: các thám xa “kẻ dò đường” Pathfinder và Spirit, Tàu Quỹ đạo Trinh sát Sao Hỏa Mars Reconnaissance Orbiter (MRO), Mars Express, Mars Odyssey, Mars Global Surveyor, Mars Exploration, Robot tự hành Opportunity, Mars Research Laboratory (MRL), trạm tự hành Curiosity, tàu thăm dò Odyssey, Mars Science Labotary (2016) v.v... Martin France, một quan chức ở “Trung-Tâm Phân-Tích Khả-Năng Tác-Chiến Hỗn-Hợp” của Bộ Quốc Phòng (BQP) Mỹ cho biết: “Quyền lực không gian là một chiến lược không gian, là một trong những yếu tố cấu thành chiến lược an ninh quốc gia”. Cũng theo ông: “Với Hoa Kỳ, quyền lực không gian là một thực tế bởi vì sức mạnh trong không gian sẽ được Mỹ sử dụng trên mọi lãnh vực, sẽ tác-động vào tất cả các sự kiện thông qua hệ thống vệ-tinh trong vũ-trụ”.

Nhận thấy tầm quan trọng và khi thấy các kế hoạch, chiến lược, thí nghiệm… mà người Mỹ đã thực hiện, trong “Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ” (Millenium Summit) của 170 nhà lãnh đạo các nước vào tháng 9-2000 tại Liên Hiệp Quốc, Vladimir Putin, khi đăng đàn đã lớn tiếng tố cáo, chỉ trích Mỹ “về chương trình không gian và kế hoạch phòng thủ hỏa tiễn” cùng lời kêu gọi LHQ “phải mở một hội nghị nhằm chống lại việc quân sự hóa không gian của Mỹ” mặc dù chủ đề của Hội nghị Thượng đỉnh nầy không bàn tới vấn đề “giải trừ quân bị”. Ngoài Nga ra, Tiến sĩ Alexis Bautzmann, nhà nghiên-cứu hòa bình & chiến lược của Pháp, giám đốc Défense et Sécurité Internationale, cố vấn nhóm Strategies nhận xét: “Không gian là một biên-giới mới của chính sách quốc phòng toàn cầu của Mỹ”. Tạp chí Diplomatic của Pháp thì cả quyết: “Mối quan tâm chinh-phục vũ-trụ thể hiện rất rõ trong hệ tư-tưởng qua ý muốn thiết lập một trật tự mới trong không gian trên cơ sở chấp nhận những giá-trị kiến-tạo của Mỹ về dân chủ và kinh tế thị trường là nguyên nhân hàng đầu của Mỹ để chinh phục vũ-trụ”. Các dẫn chứng nầy cho thấy các nước khác cũng quan tâm cao đến vấn đề nầy như thế nào khi thấy Mỹ bước những bước dài vào không gian mà họ chưa có khả năng “chạy đua” cùng Mỹ.

3. Hoa Kỳ tiến vào không gian.

Hoa Kỳ muốn chiếm lĩnh không gian bởi nhiều mục đích trong đó “phục vụ cho quân sự” là chính. Khi biết Nga sản xuất được vệ tinh, người Mỹ e rằng các vệ tinh đó có thể mang đầu đạn để tấn công Mỹ từ không trung, Mỹ vội thiết lập hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn Nike-Zeus và Nike-X để đề phòng nguy-cơ bị tấn công, nhất là bằng vũ khí hạt nhân của Nga. Do vậy, hệ thống phòng thủ chiến lược quan tâm đến việc dùng không gian để phá vỡ các cuộc tấn công: khi phát giác mục tiêu, các hỏa tiễn phòng thủ của Mỹ sẽ bắn chặn, phá nổ trên không trên đường đang bay. Với kế hoạch nầy, vũ khí đánh chặn của Mỹ sẽ được phóng từ những vệ tinh đang bay trong quỹ đạo thấp của trái đất, gọi là “Hệ thống Bambi”.

Sau đó, chương trình “Nike” bị thay thế bằng những chương trình khác thực tế với thời gian, hữu hiệu, linh ứng… hơn: “Hệ thống phòng thủ chống hệ thống đạn đạo Sentinel”, rồi “Hệ thống Safe Guard” và “Phòng thủ Chiến lược IDS”. Mục tiêu hàng đầu của chiến lược IDS là phải “phòng thủ không gian để bảo vệ lãnh thổ Hoa-Kỳ”, “kiểm soát không gian”, “cung cấp những thông tin cho các lực lượng Mỹ về quân sự cùng với kinh-tế”. Tóm lại, IDS có 3 nhiệm vụ cấp thiết: “Bảo vệ các vệ tinh Mỹ trong không gian; bảo vệ các hoạt động của Mỹ trong không gian và triệt tiêu mọi đe dọa nhằm vào không gian của đối phương”. Để thích ứng với tình thế, IDS lại được chuyển thành hệ thống “Phòng thủ Hỏa tiễn Quốc gia” (National Missile Defense, NMD) có nhiệm vụ thí nghiệm và chế tạo vũ khí chống vệ tinh mang tên KE-ASAT, thí nghiệm các hệ thống vũ-khí tấn công trong không gian, tiến hành chương trình vệ tinh gián điệp FIA.

Thông thường, nếu Mỹ muốn phóng hỏa tiễn lên phá hủy hỏa tiễn đối phương, hỏa tiễn Mỹ phải đặt trên đất Mỹ hoặc các căn-cứ hay tàu chiến của Mỹ. Điều nầy bất lợi và chậm trễ, có thể không bắn kịp để phá nổ chúng trên đường chúng đang bay. Nếu Mỹ có các “căn cứ trên không” với hệ thống NMD, sẽ phóng hỏa tiễn bắn chận hỏa tiễn địch tức khắc, vừa kịp thời chận đứng và khi phá nổ hỏa tiễn đó có thể gây thiệt hại ngay trên đất địch, một công mà được hai việc. Đó là một nhiệm vụ khả thi. Tóm lại, nếu có một “căn cứ” trên không là những vệ tinh (satellite), phi thuyền vũ trụ (spaceship), một khi xảy ra chiến-tranh, không gian sẽ giúp Mỹ chống lại mọi tấn công từ bên ngoài hay dùng không gian để tấn công đối phương một cách hữu hiệu. Trong thời bình, không gian giúp Mỹ thu thập tin tức, cảnh giới, tình báo, trinh sát để phục vụ cho mọi mục đích, ngay cả nhu-cầu kinh tế.

4. Chiến tranh từ không gian.

Như chúng ta biết, tác chiến trên không là một trào lưu mới, do quân đội Mỹ tiến hành gần đây. Nếu chiến tranh xảy ra, thì cuộc chiến sẽ bắt đầu từ trên không, từ các vệ tinh, tàu không gian (phi thuyền vũ trụ), bởi vì các vệ tinh/ phi thuyền là những phương tiện cần thiết và tối ưu bởi tính chính xác, tiện lợi. Vệ tinh thu thập mọi tin tức, tin tình báo, theo dõi và xác định tọa độ của các tàu chiến, xe tăng, những dàn hỏa tiễn, những căn cứ, kho tàng v.v… của địch lẫn của phe ta. Với Hoa Kỳ, loại vệ tinh quan trọng nhất, đó là hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System), dẫn đường cho các hỏa tiễn và bom tinh khôn, xác định chính xác vị trí của địch và quân ta. Chính vì thế, việc bảo vệ hệ thống GPS cũng cần thiết không kém. Nếu khí tài chiến tranh nầy bị tê liệt thì vũ khí dưới mặt đất trở thành vô dụng hay không còn diệu dụng, các tàu chiến không thể hoạt động động như ý, các loại vũ khí tân tiến sẽ không hữu hiệu, chính xác, các vị chỉ huy khó thể điều binh khiển tướng được. Bộ QP/HK điều hành và kiểm soát hệ thống GPS. GPS là hệ thống xác định vị trí trên mặt trái đất, bằng hệ thống 24 vệ tinh nhân tạo, đặt trên một quỹ đạo ở ngoài bầu khí quyển của quả địa cầu cách mặt đất 20,200km với hệ thống Block II. Hệ thống GPS Block II có thể xác định vị trí của một người ở ngoài trời với sai số tối đa 3m. Chính phủ Mỹ đã chi 5,5 tỷ USD cho dự án chế tạo những vệ tinh định vị thế hệ mới, Block III, để làm tăng mức độ chính xác, tin cậy và phạm vi hoạt động của GPS. Với các vệ tinh Block III, sai số tối đa của GPS ở ngoài trời chỉ còn 1m, đồng thời định vị trong nhà cũng tăng.

Được biết, hiện nay hệ thống dẫn đường cho hỏa tiễn của Trung Cộng cũng nhờ GPS nên họ còn bị lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, Ngũ Giác Đài có thể không cho TC xử dụng bằng cách gây nhiễu hoặc khóa tần số, thì tất cả hỏa tiễn liên hệ của TC xem như vô dụng. TC cho hay họ đã phóng Vệ tinh Bắc Đẩu (Beidou) 1 và 2 với lời tuyên bố “Hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu (The BeiDou Navigation System), tự tạo, đã bắt đầu hoạt động trong nỗ lực chấm dứt sự lệ thuộc vào vệ tinh của nước ngoài”. Bắc Đẩu 2, còn gọi Compass, theo tuyên bố của TC, “với 35 vệ tinh, đang trên đường xây dựng, dự trù sẽ hoàn thành vào năm 2020. Mức độ chính xác hiện tại là 25 m (không ai biết sự thật về sai số nầy thế nào) và đang cải thiện để còn sai biệt trong vòng 10m”. Trung Cộng dùng hỏa tiễn Trường Chinh 3, để đưa các vệ tinh vào quỹ đạo. Hiện nay, đã có 11 vệ tinh được đặt vào quỹ đạo, cách mặt đất 21,150 km, còn 24 vệ tinh nữa sẽ được đặt vào hệ thống Bắc Đẩu. TC cho biết Hệ thống Bắc Đẩu toàn cầu dự liệu sẽ đưa vào xử dụng năm 2020.

Về vệ tinh quân sự (military satellites), trên trang World Atlas, theo thống kê được phổ biến, tính đến tháng 12-2017, vệ tinh quân sự đang bay quanh quỹ đạo trái đất (Earth’s orbit) của các quốc gia như sau: Hoa Kỳ có 123 vệ tinh; Nga-74 (vệ tinh sau cùng là Kosmos 2524 phóng vào Dec. 2-2017); Tàu Cộng-68 (vệ tinh sau cùng là Yaogan 30F phóng vào Nov. 24-2017); Pháp/ Israel mỗi nước có 8 vệ tinh; Ấn/ Anh/ Đức-7; Ý-6; Nhật-4; Turkey/ United Arab Emirates/ Spain-2; Taiwan/ Canada/ Algeria/ Mexico/ Australia/ Chile-1. Bước đầu cho cuộc chiến tranh vũ trụ là việc chế tạo và phóng các vệ tinh vào vũ trụ, điều hành chúng theo ý muốn của từng quốc gia sở hữu nó. Khi có chiến tranh, vũ khí được thiết trí sẵn trên đó sẽ khai hỏa vào mục tiêu. Khi vệ tinh được phóng vào không gian, nhiệm vụ kế tiếp là thiết lập hệ thống bảo-vệ các vệ tinh nầy vì chắc chắn phía địch sẽ tìm cách bắn hạ các vệ tinh hay vô hiệu hóa nó. Đối với Mỹ, GPS là quan trọng nhất, cần phải bảo vệ nó với mọi giá.

Một điều cần biết, trước đây, các vệ tinh của Hệ thống Định vị Toàn cầu PGS bay theo một quỹ đạo cố định trên cao độ 20.200 km, mới đây, Hoa Kỳ đã thay đổi quỹ đạo của hệ thống nầy, bay theo một đường bay khác. Chính điều nầy khiến cho địch thủ khó tính toán một cách chính xác về vị trí của các vệ tinh trong hệ thống GPS để phá hoại. Nhiệm vụ tiêu diệt hay vô hiệu hóa vệ tinh đối phương cũng rất quan trọng trong việc tác chiến từ không gian. Trong chương trình Chiến Tranh Các Vì Sao (Stars war) vào năm 1985, hỏa tiễn HK đã bắn hạ được vệ tinh Solwin. Đây là thành tích đầu tiên trong nhiệm vụ bắn hạ một vệ tinh trên vũ trụ của loài người.

Những năm gần đây, Mỹ chuyển sang kỹ thuật mới có tên “Vũ khí Năng lượng Trực tiếp” [Directed Energy Weapons (DEW)]: dùng tia Laser trên không gian để làm tê liệt vệ tinh địch. Về khả năng bắn phá vệ tinh của Trung Cộng, theo phổ biến của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia HK, ngày 23-1-2007, TC đã dùng hỏa tiễn đạn đạo (ballistic missile) tầm trung, phóng từ mặt đất, phá hủy một vệ tinh thời tiết của họ, cách mặt đất 850 km. Tóm lại, nếu so sánh việc bắn hạ vệ tinh, thì HK đã đi trước TC là 22 năm. Về hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu, thì HK cũng đã xử dụng trước TC thời gian 26 năm nếu đến năm 2020 TC sử dụng được hệ thống định vị của họ. TC còn thua Mỹ rất xa về hai việc nầy nhưng nghệ thuật lưu manh, ăn cắp thì TC là “sư tổ” của cả thế giới.

Một thành công khác của Mỹ trong việc chuẩn bị để tiến hành chiến tranh trong không gian. Vào tháng 4-2010, tàu không gian (phi thuyền vũ trụ) con thoi (shuttle satellite) không người lái X-37B được Không Lực Mỹ (USAF) phóng vào quỹ đạo tầm thấp 300km cách mặt đất. (Chớ nhầm lẫn X-37B với chiếc chiến đấu cơ tàng hình không người lái X-47B siêu đẳng của quân lực Mỹ cũng vừa mới sản xuất gần đây, đã được đề cập trong một bài viết khác, xem tại đây: CHIẾN ĐẤU CƠ X-47B VÀ VIỆC CẤT, HẠ CÁNH PHI CƠ TRÊN HÀNG KHÔNG MẪU HẠM). Bí ẩn vẫn còn bao quanh chiếc tàu quỹ đạo con thoi (shuttle orbiter) nầy. Bộ Quốc phòng HK từ chối trả lời về “sứ mạng” của nó khi được hỏi mà chỉ cho biết vắn tắt “X-37B có mục đích thực hiện những thí nghiệm công nghiệp mới”. Tuy nhiên, theo biên tập viên David Baker của tạp chí Spaceflight, chỉ dấu cho người ta thấy rằng con tàu nầy bay vòng quanh trái đất để theo dõi trạm không gian nhỏ (Space module) Thiên Cung 1 (Tiangong 1), được xem như phòng thí nghiệm mới của Trung Cộng. Các nhà khoa học Âu Mỹ theo dõi sát chuyến bay, thấy nó theo đường bay của trạm không gian Thiên Cung 1 được TC phóng lên bằng hỏa tiễn Trường Chinh 2F vào ngày 29-9-2011. Như vậy, việc nó bay song song với Tiangong 1 là một nhiệm vụ hết sức rõ ràng.

Chuyên viên William Scott thì cho rằng X-37B thực hiện những chiến dịch quân sự và xử dụng các loại vũ khí trong không gian. X-37B là sự kết hợp hoàn hảo giữa phi cơ quân sự và tàu vũ trụ, giúp nó thực hiện được mọi nhiệm vụ trong thời gian hơn 9 tháng ngoài vũ trụ cho mỗi phi vụ. Ưu điểm của X-37B là nó có thể bay chung quanh quả đất với nhiều quỹ đạo khác nhau, cho nên rất khó phát hiện, đồng thời xem như không thể bị bắn hạ. Bà Joan Johnson Freese, giám đốc Viện Nghiên Cứu Đại học Chiến Tranh Hải Quân ở Newport, Rhode Island cho rằng “Chắc chắn là X-37B thực hiện sứ mạng quân sự vì nó có thể bay đến bất cứ một địa điểm nào, để thực hiện công tác gián điệp một cách dễ dàng, vì hiện tại, chưa có một vệ tinh hay một hỏa tiễn nào có thể bay theo ý muốn được cả, ngoài nó”. Nhiệm vụ và phí tổn của X-37B tuyệt đối được giữ bí mật, tuy nhiên, các chuyên viên quân sự cho rằng nó là một phương tiện gia tăng hệ thống chiến đấu và hệ thống yểm trợ vũ khí. Để củng-cố thêm cáo buộc cho rằng “Mỹ đã quân sự hóa vũ trụ”, Tom Burghardt của tờ Global Research cho rằng “Với “dũng sĩ không gian X-37B Thần Ưng”, Mỹ có ý đồ chiếm lĩnh và chế ngự không gian, bằng khả năng làm tê liệt, phá hỏng hoặc tiêu diệt vệ tinh của các quốc gia khác, để thực hiện mộng bá chủ vũ trụ của họ”.

Tóm lại, dù HK giữ bí mật về X-37B, nhưng các chuyên gia quân sự đều cho rằng nó phục vụ cho mục đích quân sự trong vũ trụ. Đó là thứ vũ khí tối tân nhất mà chưa có quốc gia nào theo kịp với các tính năng: Tiêu diệt các vệ tinh địch; tiêu diệt hỏa tiễn địch để bảo vệ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS của HK; bắn hỏa tiễn và ném bom từ vũ trụ xuyên qua bầu khí quyển xuống mặt đất trong thời gian 1 giờ sau khi cất cánh; đánh cắp tài liệu từ các vệ tinh khác, bằng cách bay đến gần để thu nhận tín hiệu do vệ tinh phát ra chuyển về mặt đất. Vài đặc tính kỹ thuật: Nặng 4,990kg; được phóng bằng hỏa tiễn Atlas V; Quỹ đạo bay là 300km cách mặt đất; bay quanh trái đất trong thời gian 9 tháng; vận tốc 28,200 km/giờ (25 lần cao hơn vận tốc âm thanh); xử dụng năng lượng mặt trời và nguồn pin Accu Lithium-ion; được phóng thẳng đứng và khi hạ cánh hàng ngang (Vertical-take off, horizontal-landing); được hỏa tiễn Atlas V501 đẩy; qua theo dõi, xác nhận con tàu bay trên 47 quỹ đạo khác nhau.

Để kết thúc vấn đề tấn công các vệ tinh trên không gian, trong trường hợp TC dùng hỏa tiễn bắn hạ vệ tinh của HK, thì với hệ thống đánh chặn hỏa tiễn Aegis (Aegis Weapon System) đã có từ lâu cùng với hệ thống phòng thủ hỏa tiễn chiến lược, hệ thống chiến tranh điện tử, gần đây là chiếc Thần Ưng X-37B, Mỹ có thừa khả năng bẻ gãy mọi cuộc tấn công của TC. Đó là chưa kể những vũ khí bí mật mà Mỹ chưa công bố vì sợ bọn đạo chích Hán(g) gian, một đất nước mà toàn là quân ăn cắp, sợ chúng ăn cắp kỹ thuật để chế tạo vũ khí chống lại Hoa Kỳ.

Để biết thêm việc lo sợ tin tức bị tiết lộ, xin nhắc lại một chuyện đã xảy ra trong thời chiến tranh lạnh. Muốn biết tầm hoạt động bao xa và số bom mang theo của một oanh tạc cơ Nga mới chế tạo, chỉ cần một chiếc vòng Mỹ đã biết được tin họ cần biết. Vào lúc đó, một nhân viên CIA hoạt động trong vai trò một nhân viên trong phi trường Vienna, Áo quốc. Hôm đó, sau khi một phi cơ của hãng hàng không Aeroflot (Nga) hạ cánh xuống phi trường, các lao công được lệnh lên lau rửa phi cơ. Đúng lúc đó, một người đàn ông lại gần người trưởng toán lao công, đưa cho người nầy mảnh giấy nhỏ. Thế là sau khi dọn dẹp xong, bọc giấy rác đồ dơ thu dọn từ trên chiếc phi cơ ấy được chuyển vào tay người đàn ông nầy và đêm đó ông ta tìm được vật cần tìm trong mớ rác đó: một chiếc vòng gãy (bent coat hanger). Thế rồi sau nhiều chặng chuyển, chiếc vòng nầy được nằm trên bàn giấy ở tổng hành dinh Langley. CIA hân hoan đón nhận nó vì thời gian qua họ đang tìm hiểu thêm vài đặc tính của một loại oanh tạc cơ tầm xa mới nhất của Nga sau khi đã khám phá hầu hết các chi tiết khác: đó là tầm hoạt động (range) và số bom nó có thể mang theo (bomb load). Từ chiếc vòng đó, họ dùng phương pháp phân tích bằng quang phổ và hóa học, họ xác định được nguyên liệu chế tạo cánh phi cơ, từ đó họ suy ra được tầm hoạt động và trọng lượng bom có thể mang theo. Đó, cách lấy tin tình báo đại để như vậy.

5. Chiến tranh mạng (Cyber war).

Ai cũng biết rằng Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nhiều mọi lĩnh vực của cuộc sống của nhân loại. Cùng với sự phát triển của mình, internet cũng cung cấp những phương tiện để con người phát động các cuộc chiến tranh. Hình thái chiến tranh mới nầy đang được đặt lên hàng cấp thiết trong bộ máy chiến tranh của các nước, đã buộc các chiến lược gia, các nhà hoạch định chính sách v.v… phải dốc toàn lực nghiên cứu các biện pháp để thích nghi với nó nếu không muốn mình bị đánh bại, đó là “chiến trang mạng”. Theo truyền thống của chiến tranh qui ước, trên căn bản, chiến tranh là cuộc chiến giữa các đội quân tại mặt trận: quân lính dùng vũ khí chiến đấu với nhau để phân thắng bại. Ngày nay, với xu thế chiến tranh mới nầy, các chiến binh là những người ngồi trong phòng kín (hay tại mặt trận) nhưng dùng máy computer qua mạng lưới toàn cầu internet để điều khiển máy bay, hỏa tiễn tấn công địch hay dùng chuột máy tính để đánh phá đối phương. Đó là cuộc chiến không mùi thuốc súng nhưng khốc liệt hơn chiến tranh qui ước. Các cuộc chiến kết hợp giữa vũ khí vật chất (tấn công tiếp xúc, kinetic attacks) và vũ khí phi vật chất (tấn công không tiếp xúc, non-kinetic attacks) để gây ra thiệt hại cho đối phương.

Nhận thấy tầm quan trọng đó, ngày 23-6-2009, Ngũ Giác Đài (NGĐ) đã chỉ thị cho Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Mỹ (The United States Strategic Command) thành lập “Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng” (The United States Cyber Command, viết tắt là USCYBERCOM), (2) trực thuộc BQP. Như thế Mỹ là quốc gia đầu tiên thành lập một tổ chức quy mô lo việc chiến tranh trên mạng lưới toàn cầu nầy. Ban đầu USCYBERCOM được thành lập tại trụ sở Cơ quan An ninh Quốc gia (The National Security Agency, NSA, xem thêm, click vào đây), đặt dưới sự chỉ huy của Giám đốc NSA. USCYBERCOM tiếp nhận các trách nhiệm của hai tổ chức: Lực lượng Phối hợp Tác chiến Mạng Toàn cầu (Joint Task Force-Global Network Operations, JTF-GNO) và Bộ tư lệnh Tác chiến mạng Hợp thành (Joint Func-tional Component Command-Network Warfare, JFCC-NW). USCYBERCOM có nhiệm vụ “thống nhất các hoạt động không gian mạng, tăng cường khả năng không gian mạng, tích hợp và củng cố chuyên môn mạng của BQP; điều phối các hoạt động tác chiến hàng ngày và bảo vệ hệ thống mạng máy tính của NGĐ.

USCYBERCOM được thành lập với 3 lý do chính: 1. Sự kết hợp giữa JTF-GNO và JFCC-NW giúp loại bỏ các khiếm khuyết và lỗ hổng trong hệ thống vận hành và bảo vệ mạng của BQP (Depatment Of Defense, DoD); 2. Những thành tựu mới sẽ tạo ra sự gia tăng năng lực hỗ trợ các hoạt động tác chiến mạng trên phạm vi toàn cầu; 3. Những khiếm khuyết, lỗ hổng trong việc bảo đảm an ninh của BQP sẽ được nhận dạng và cảnh báo để USCYBERCOM dập tắt tức thì. Ngoài USCYBERCOM, mỗi tổ chức tình báo, quân sự Mỹ như CIA, FBI, NSA, DIA…, mỗi quân chủng (Không, Lục, Hải quân, TQLC, Tuần duyên) cũng có các đơn vị Tác chiến mạng tương ứng. Ngoài sự hủy hoại hệ thống máy tính của đối phương, USCYBERCOM còn “phá rối, làm gián đoạn (disrupt), từ chối dịch vụ (deny), làm giảm khả năng (degrade), phủ nhận (negate), làm hư hỏng (impair) hệ thống máy tính, cơ sở dự liệu, các hoạt động và năng lực (mạng)… của đối phương”. Ban đầu USCYBERCOM có nhiệm vụ phòng thủ, sau đó trở thành lực lượng tấn công.

Từ khi tách khỏi NSA vào ngày 4-5-2018 (May 4), USCYBERCOM giữ vai trò chiến lược trong công tác đồng-bộ-hóa các đơn vị tác chiến mạng, đào tạo, chỉ đạo và phối hợp các chiến dịch quân sự trong không gian mạng, xâm nhập mạng lưới thông tin liên lạc của kẻ thù, xâm nhập cơ sở hạ tầng của trung tâm huấn luyện, tìm cách làm cho đối phương không thể sử dụng internet được nữa. Tác chiến mạng không chỉ là việc sử dụng thiết bị điện tử để gây nhiễu, làm lạc hướng radar phòng không, làm nhiễu sóng hệ thống điều khiển máy bay ném bom, mà còn có các nhiệm vụ “thu thập thông tin tình báo; làm rối loạn hệ thống thông tin liên lạc, mạng điều khiển của một quốc gia, hoặc liên quốc gia trong một khu vực; tấn công qua không gian điều khiển để phá hủy hoàn toàn các hệ thống: thông tin liên lạc (dân chính, quốc phòng, ngân hàng…); mạng lưới điều khiển các nhà máy điện nguyên tử; mạng điều khiển các con đập quan trọng để quấy rối đối phương, v.v... Tấn công trên mạng internet được coi là một loại hình “tấn công (tác chiến) Không tiếp xúc”. Chiến lược không gian mạng của Hoa Kỳ xác định 5 mục tiêu: xây dựng, duy trì lực lượng và năng lực sẵn sàng tác chiến trong không gian mạng; bảo vệ hệ thống thông tin và dữ liệu của BQP, giảm thiểu mọi nguy cơ đe dọa; bảo vệ lãnh thổ Mỹ và các lợi ích của Mỹ với mọi hình thức tấn công mạng; chuẩn bị các giải pháp không gian mạng hiệu quả để ngăn chặn leo thang xung đột; xây dựng và duy trì các quan hệ đồng minh và đối tác quốc tế vững chắc để đáp trả các mối đe dọa chung.

Tách khỏi NSA, USCYBERCOM được xếp ngang hàng với 9 Bộ Tư lệnh chiến đấu hợp nhất khác của quân lực Mỹ sẵn có, đó là: Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Hoa Kỳ (The United States Strategic Command, USSTRATCOM, thành lập June 01-1992); Bộ Tư lệnh Phương Bắc (The U.S. Northern Command, USNORTHCOM, October 01-2002); Bộ Tư lệnh Phương Nam (The U.S. Southern Command (USSOUTHCOM, June 06-1963); Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương (The U.S. Indo-Pacific Command, USINDOPACOM (January 01-1947 là ngày thành lập ban đầu với tên BTL.TBD), đến May 30-2018 thêm khu vực Ấn Độ Dương vào); Bộ Tư lệnh Trung tâm (The U.S. Central Command, USCENTCOM, January 01-1983); Bộ Tư lệnh Châu Âu (The U.S. European Command, EUCOM, August 01-1952); Bộ Tư lệnh Châu Phi (The U.S. Africa Command, USAFRICOM, U.S.AFRICOM, AFRICOM, October 01-2007); Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt (The U.S. Special Operations Command, USSOCOM USSOCOM, April 16-1987); Bộ Tư lệnh Vận tải (The U.S. Transportation Command, USTRANSCOM, July 01-1987).

USCYBERCOM chỉ huy 3 lực lượng: bảo vệ quốc gia; tác chiến; bảo vệ không gian mạng. Lực lượng bảo vệ quốc gia làm nhiệm vụ bảo vệ hệ thống mạng phục vụ mạng lưới điện, nhà máy điện và các cơ sở hạ tầng. Lực lượng tác chiến hỗ trợ USCYBERCOM lập kế hoạch và tiến hành tấn công mạng. Lực lượng bảo vệ mạng phụ trách bảo vệ hệ thống mạng BQP. USCYBERCOM sẽ điều phối hoạt động của các đơn vị tác chiến mạng thuộc các quân binh chủng Hải, Lục, Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến và 133 đội tác chiến. NATO cũng thành lập trung tâm tác chiến mạng, nhiều nước cũng đã quyết định đưa kế hoạch phòng vệ mạng vào chiến lược phòng thủ quốc gia. Theo đà tiến bộ về tin học như hiện nay, chắc chắn cuộc chiến trên mạng sẽ vô cùng gay go, ác liệt với muôn ngàn tình tiết gay cấn, sẽ làm cho nhân loại bất an hơn.

(Xem phần 2)
Hình 1: Vệ tinh của Hệ thống GPS phủ sóng toàn cầu
Hình 2: Hệ thống GPS hoạt động thế nào?
Hình 3: Tàu không gian con thoi X-37B bay quanh vũ trụ.
HQVN Facebook
No photo description available.
No photo description available.
No photo description available.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CHIẾN TRANH TỪ KHÔNG GIAN - Lê Chánh Thiêm.

Trong lịch sử xưa nay, con người thường tổ chức chiến tranh trên ba vùng không gian truyền thống: trên đất liền; trên biển, cả trên và dưới mặt biển; và trên không,


Phần ½

1. Đại cương.

Trong lịch sử xưa nay, con người thường tổ chức chiến tranh trên ba vùng không gian truyền thống: trên đất liền; trên biển, cả trên và dưới mặt biển; và trên không, bên trong và ngoài bầu khí quyển (1). Những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật của nhân loại trong vài thập kỷ gần đây đã làm thay đổi cục diện thế giới trên mọi lãnh vực, trong đó có chiến tranh. Bên cạnh những tiện nghi tối tân hơn mà khoa học kỹ thuật mang lại, nó cũng làm cho xã hội có nhiều bất an, nhiều biến động hơn khi con người thủ đắc nhiều loại khí tài dành cho chiến tranh và quan trọng nhất, đó là sinh ra phương pháp tiến hành các cuộc chiến.

Thời gian gần đây, vì xung đột quyền lợi, một số quốc gia đã và đang tiến hành những kế hoạch, chiến lược chiến tranh mới hòng giúp họ chiếm ưu thế khi chiến tranh xảy ra. Nhiều chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, các tập đoàn quân sự đã có những động thái nhằm thay đổi bộ mặt chiến tranh quy ước. Qua những sự kiện xảy ra gần đây cho thấy họ đã chọn không gian làm chiến trường, ngay lúc khởi đầu và cũng là nơi họ muốn sẽ kết liễu địch thủ để chiến thắng. Viễn cảnh về chiến tranh từ không gian không còn xa vời. Các cuộc chiến chắc sẽ tàn khốc hơn, không khoan nhượng hơn các cuộc chiến đã qua. Trong tiểu luận nầy chúng ta thử xem Hoa Kỳ và các cường quốc về quân sự đang thi nhau tiến vào không gian để thiết trí các khí tài chiến tranh hòng chế ngư đối phương khi cần như thế nào.

2. Tham vọng, chiến lược chiếm lĩnh không gian của Hoa Kỳ.

Trở về từ thập niên 1950, lúc biết Nga bắt đầu thám hiểm không gian khi phóng vệ tinh Spounik vào năm 1957, . John F. Kennedy tuyên bố rằng “Mỹ sẽ bằng mọi nỗ lực đưa người lên Mặt trăng vào cuối thập niên”. Lời tuyên bố nầy cho thấy quyết tâm của Hoa Kỳ trong nhiệm vụ tiến vào không gian, rồi người Mỹ đã đặt chân lên hành tinh nầy với chương trình Apollo. Từ đó đến nay, NASA đã có nhiều thám hiểm thêm về Mặt trăng với lời tuyên bố “We'll back” (Chúng ta sẽ trở lại) và “Nửa đường trở lại Mặt trăng (Halfway back to the moon). Sau đó, với “Chiến dịch tự do tầm cao” (Operation Soaring Liberty), Mỹ dự trù sẽ lập một căn cứ trên Mặt trăng và đưa người lên đó. “Chúng tôi sẽ trở lại Mặt trăng và mở rộng sự hiện diện của con người trong và khắp ngoài thái-dương-hệ”, tuyên bố đã xác nhận tham vọng của Mỹ trong việc tiến vào không gian. Sau Mặt trăng, mục tiêu kế là đổ bộ Hỏa tinh, bởi vì chiếm lĩnh được không gian mới thực thi được sức mạnh quân sự để hỗ-trợ cho sức mạnh kinh-tế của Mỹ.

Để chuẩn bị cho việc “trên đường tới Hỏa tinh”, Mỹ đã có biết bao thí nghiệm ra đời cho mục tiêu: các thám xa “kẻ dò đường” Pathfinder và Spirit, Tàu Quỹ đạo Trinh sát Sao Hỏa Mars Reconnaissance Orbiter (MRO), Mars Express, Mars Odyssey, Mars Global Surveyor, Mars Exploration, Robot tự hành Opportunity, Mars Research Laboratory (MRL), trạm tự hành Curiosity, tàu thăm dò Odyssey, Mars Science Labotary (2016) v.v... Martin France, một quan chức ở “Trung-Tâm Phân-Tích Khả-Năng Tác-Chiến Hỗn-Hợp” của Bộ Quốc Phòng (BQP) Mỹ cho biết: “Quyền lực không gian là một chiến lược không gian, là một trong những yếu tố cấu thành chiến lược an ninh quốc gia”. Cũng theo ông: “Với Hoa Kỳ, quyền lực không gian là một thực tế bởi vì sức mạnh trong không gian sẽ được Mỹ sử dụng trên mọi lãnh vực, sẽ tác-động vào tất cả các sự kiện thông qua hệ thống vệ-tinh trong vũ-trụ”.

Nhận thấy tầm quan trọng và khi thấy các kế hoạch, chiến lược, thí nghiệm… mà người Mỹ đã thực hiện, trong “Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ” (Millenium Summit) của 170 nhà lãnh đạo các nước vào tháng 9-2000 tại Liên Hiệp Quốc, Vladimir Putin, khi đăng đàn đã lớn tiếng tố cáo, chỉ trích Mỹ “về chương trình không gian và kế hoạch phòng thủ hỏa tiễn” cùng lời kêu gọi LHQ “phải mở một hội nghị nhằm chống lại việc quân sự hóa không gian của Mỹ” mặc dù chủ đề của Hội nghị Thượng đỉnh nầy không bàn tới vấn đề “giải trừ quân bị”. Ngoài Nga ra, Tiến sĩ Alexis Bautzmann, nhà nghiên-cứu hòa bình & chiến lược của Pháp, giám đốc Défense et Sécurité Internationale, cố vấn nhóm Strategies nhận xét: “Không gian là một biên-giới mới của chính sách quốc phòng toàn cầu của Mỹ”. Tạp chí Diplomatic của Pháp thì cả quyết: “Mối quan tâm chinh-phục vũ-trụ thể hiện rất rõ trong hệ tư-tưởng qua ý muốn thiết lập một trật tự mới trong không gian trên cơ sở chấp nhận những giá-trị kiến-tạo của Mỹ về dân chủ và kinh tế thị trường là nguyên nhân hàng đầu của Mỹ để chinh phục vũ-trụ”. Các dẫn chứng nầy cho thấy các nước khác cũng quan tâm cao đến vấn đề nầy như thế nào khi thấy Mỹ bước những bước dài vào không gian mà họ chưa có khả năng “chạy đua” cùng Mỹ.

3. Hoa Kỳ tiến vào không gian.

Hoa Kỳ muốn chiếm lĩnh không gian bởi nhiều mục đích trong đó “phục vụ cho quân sự” là chính. Khi biết Nga sản xuất được vệ tinh, người Mỹ e rằng các vệ tinh đó có thể mang đầu đạn để tấn công Mỹ từ không trung, Mỹ vội thiết lập hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn Nike-Zeus và Nike-X để đề phòng nguy-cơ bị tấn công, nhất là bằng vũ khí hạt nhân của Nga. Do vậy, hệ thống phòng thủ chiến lược quan tâm đến việc dùng không gian để phá vỡ các cuộc tấn công: khi phát giác mục tiêu, các hỏa tiễn phòng thủ của Mỹ sẽ bắn chặn, phá nổ trên không trên đường đang bay. Với kế hoạch nầy, vũ khí đánh chặn của Mỹ sẽ được phóng từ những vệ tinh đang bay trong quỹ đạo thấp của trái đất, gọi là “Hệ thống Bambi”.

Sau đó, chương trình “Nike” bị thay thế bằng những chương trình khác thực tế với thời gian, hữu hiệu, linh ứng… hơn: “Hệ thống phòng thủ chống hệ thống đạn đạo Sentinel”, rồi “Hệ thống Safe Guard” và “Phòng thủ Chiến lược IDS”. Mục tiêu hàng đầu của chiến lược IDS là phải “phòng thủ không gian để bảo vệ lãnh thổ Hoa-Kỳ”, “kiểm soát không gian”, “cung cấp những thông tin cho các lực lượng Mỹ về quân sự cùng với kinh-tế”. Tóm lại, IDS có 3 nhiệm vụ cấp thiết: “Bảo vệ các vệ tinh Mỹ trong không gian; bảo vệ các hoạt động của Mỹ trong không gian và triệt tiêu mọi đe dọa nhằm vào không gian của đối phương”. Để thích ứng với tình thế, IDS lại được chuyển thành hệ thống “Phòng thủ Hỏa tiễn Quốc gia” (National Missile Defense, NMD) có nhiệm vụ thí nghiệm và chế tạo vũ khí chống vệ tinh mang tên KE-ASAT, thí nghiệm các hệ thống vũ-khí tấn công trong không gian, tiến hành chương trình vệ tinh gián điệp FIA.

Thông thường, nếu Mỹ muốn phóng hỏa tiễn lên phá hủy hỏa tiễn đối phương, hỏa tiễn Mỹ phải đặt trên đất Mỹ hoặc các căn-cứ hay tàu chiến của Mỹ. Điều nầy bất lợi và chậm trễ, có thể không bắn kịp để phá nổ chúng trên đường chúng đang bay. Nếu Mỹ có các “căn cứ trên không” với hệ thống NMD, sẽ phóng hỏa tiễn bắn chận hỏa tiễn địch tức khắc, vừa kịp thời chận đứng và khi phá nổ hỏa tiễn đó có thể gây thiệt hại ngay trên đất địch, một công mà được hai việc. Đó là một nhiệm vụ khả thi. Tóm lại, nếu có một “căn cứ” trên không là những vệ tinh (satellite), phi thuyền vũ trụ (spaceship), một khi xảy ra chiến-tranh, không gian sẽ giúp Mỹ chống lại mọi tấn công từ bên ngoài hay dùng không gian để tấn công đối phương một cách hữu hiệu. Trong thời bình, không gian giúp Mỹ thu thập tin tức, cảnh giới, tình báo, trinh sát để phục vụ cho mọi mục đích, ngay cả nhu-cầu kinh tế.

4. Chiến tranh từ không gian.

Như chúng ta biết, tác chiến trên không là một trào lưu mới, do quân đội Mỹ tiến hành gần đây. Nếu chiến tranh xảy ra, thì cuộc chiến sẽ bắt đầu từ trên không, từ các vệ tinh, tàu không gian (phi thuyền vũ trụ), bởi vì các vệ tinh/ phi thuyền là những phương tiện cần thiết và tối ưu bởi tính chính xác, tiện lợi. Vệ tinh thu thập mọi tin tức, tin tình báo, theo dõi và xác định tọa độ của các tàu chiến, xe tăng, những dàn hỏa tiễn, những căn cứ, kho tàng v.v… của địch lẫn của phe ta. Với Hoa Kỳ, loại vệ tinh quan trọng nhất, đó là hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System), dẫn đường cho các hỏa tiễn và bom tinh khôn, xác định chính xác vị trí của địch và quân ta. Chính vì thế, việc bảo vệ hệ thống GPS cũng cần thiết không kém. Nếu khí tài chiến tranh nầy bị tê liệt thì vũ khí dưới mặt đất trở thành vô dụng hay không còn diệu dụng, các tàu chiến không thể hoạt động động như ý, các loại vũ khí tân tiến sẽ không hữu hiệu, chính xác, các vị chỉ huy khó thể điều binh khiển tướng được. Bộ QP/HK điều hành và kiểm soát hệ thống GPS. GPS là hệ thống xác định vị trí trên mặt trái đất, bằng hệ thống 24 vệ tinh nhân tạo, đặt trên một quỹ đạo ở ngoài bầu khí quyển của quả địa cầu cách mặt đất 20,200km với hệ thống Block II. Hệ thống GPS Block II có thể xác định vị trí của một người ở ngoài trời với sai số tối đa 3m. Chính phủ Mỹ đã chi 5,5 tỷ USD cho dự án chế tạo những vệ tinh định vị thế hệ mới, Block III, để làm tăng mức độ chính xác, tin cậy và phạm vi hoạt động của GPS. Với các vệ tinh Block III, sai số tối đa của GPS ở ngoài trời chỉ còn 1m, đồng thời định vị trong nhà cũng tăng.

Được biết, hiện nay hệ thống dẫn đường cho hỏa tiễn của Trung Cộng cũng nhờ GPS nên họ còn bị lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, Ngũ Giác Đài có thể không cho TC xử dụng bằng cách gây nhiễu hoặc khóa tần số, thì tất cả hỏa tiễn liên hệ của TC xem như vô dụng. TC cho hay họ đã phóng Vệ tinh Bắc Đẩu (Beidou) 1 và 2 với lời tuyên bố “Hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu (The BeiDou Navigation System), tự tạo, đã bắt đầu hoạt động trong nỗ lực chấm dứt sự lệ thuộc vào vệ tinh của nước ngoài”. Bắc Đẩu 2, còn gọi Compass, theo tuyên bố của TC, “với 35 vệ tinh, đang trên đường xây dựng, dự trù sẽ hoàn thành vào năm 2020. Mức độ chính xác hiện tại là 25 m (không ai biết sự thật về sai số nầy thế nào) và đang cải thiện để còn sai biệt trong vòng 10m”. Trung Cộng dùng hỏa tiễn Trường Chinh 3, để đưa các vệ tinh vào quỹ đạo. Hiện nay, đã có 11 vệ tinh được đặt vào quỹ đạo, cách mặt đất 21,150 km, còn 24 vệ tinh nữa sẽ được đặt vào hệ thống Bắc Đẩu. TC cho biết Hệ thống Bắc Đẩu toàn cầu dự liệu sẽ đưa vào xử dụng năm 2020.

Về vệ tinh quân sự (military satellites), trên trang World Atlas, theo thống kê được phổ biến, tính đến tháng 12-2017, vệ tinh quân sự đang bay quanh quỹ đạo trái đất (Earth’s orbit) của các quốc gia như sau: Hoa Kỳ có 123 vệ tinh; Nga-74 (vệ tinh sau cùng là Kosmos 2524 phóng vào Dec. 2-2017); Tàu Cộng-68 (vệ tinh sau cùng là Yaogan 30F phóng vào Nov. 24-2017); Pháp/ Israel mỗi nước có 8 vệ tinh; Ấn/ Anh/ Đức-7; Ý-6; Nhật-4; Turkey/ United Arab Emirates/ Spain-2; Taiwan/ Canada/ Algeria/ Mexico/ Australia/ Chile-1. Bước đầu cho cuộc chiến tranh vũ trụ là việc chế tạo và phóng các vệ tinh vào vũ trụ, điều hành chúng theo ý muốn của từng quốc gia sở hữu nó. Khi có chiến tranh, vũ khí được thiết trí sẵn trên đó sẽ khai hỏa vào mục tiêu. Khi vệ tinh được phóng vào không gian, nhiệm vụ kế tiếp là thiết lập hệ thống bảo-vệ các vệ tinh nầy vì chắc chắn phía địch sẽ tìm cách bắn hạ các vệ tinh hay vô hiệu hóa nó. Đối với Mỹ, GPS là quan trọng nhất, cần phải bảo vệ nó với mọi giá.

Một điều cần biết, trước đây, các vệ tinh của Hệ thống Định vị Toàn cầu PGS bay theo một quỹ đạo cố định trên cao độ 20.200 km, mới đây, Hoa Kỳ đã thay đổi quỹ đạo của hệ thống nầy, bay theo một đường bay khác. Chính điều nầy khiến cho địch thủ khó tính toán một cách chính xác về vị trí của các vệ tinh trong hệ thống GPS để phá hoại. Nhiệm vụ tiêu diệt hay vô hiệu hóa vệ tinh đối phương cũng rất quan trọng trong việc tác chiến từ không gian. Trong chương trình Chiến Tranh Các Vì Sao (Stars war) vào năm 1985, hỏa tiễn HK đã bắn hạ được vệ tinh Solwin. Đây là thành tích đầu tiên trong nhiệm vụ bắn hạ một vệ tinh trên vũ trụ của loài người.

Những năm gần đây, Mỹ chuyển sang kỹ thuật mới có tên “Vũ khí Năng lượng Trực tiếp” [Directed Energy Weapons (DEW)]: dùng tia Laser trên không gian để làm tê liệt vệ tinh địch. Về khả năng bắn phá vệ tinh của Trung Cộng, theo phổ biến của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia HK, ngày 23-1-2007, TC đã dùng hỏa tiễn đạn đạo (ballistic missile) tầm trung, phóng từ mặt đất, phá hủy một vệ tinh thời tiết của họ, cách mặt đất 850 km. Tóm lại, nếu so sánh việc bắn hạ vệ tinh, thì HK đã đi trước TC là 22 năm. Về hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu, thì HK cũng đã xử dụng trước TC thời gian 26 năm nếu đến năm 2020 TC sử dụng được hệ thống định vị của họ. TC còn thua Mỹ rất xa về hai việc nầy nhưng nghệ thuật lưu manh, ăn cắp thì TC là “sư tổ” của cả thế giới.

Một thành công khác của Mỹ trong việc chuẩn bị để tiến hành chiến tranh trong không gian. Vào tháng 4-2010, tàu không gian (phi thuyền vũ trụ) con thoi (shuttle satellite) không người lái X-37B được Không Lực Mỹ (USAF) phóng vào quỹ đạo tầm thấp 300km cách mặt đất. (Chớ nhầm lẫn X-37B với chiếc chiến đấu cơ tàng hình không người lái X-47B siêu đẳng của quân lực Mỹ cũng vừa mới sản xuất gần đây, đã được đề cập trong một bài viết khác, xem tại đây: CHIẾN ĐẤU CƠ X-47B VÀ VIỆC CẤT, HẠ CÁNH PHI CƠ TRÊN HÀNG KHÔNG MẪU HẠM). Bí ẩn vẫn còn bao quanh chiếc tàu quỹ đạo con thoi (shuttle orbiter) nầy. Bộ Quốc phòng HK từ chối trả lời về “sứ mạng” của nó khi được hỏi mà chỉ cho biết vắn tắt “X-37B có mục đích thực hiện những thí nghiệm công nghiệp mới”. Tuy nhiên, theo biên tập viên David Baker của tạp chí Spaceflight, chỉ dấu cho người ta thấy rằng con tàu nầy bay vòng quanh trái đất để theo dõi trạm không gian nhỏ (Space module) Thiên Cung 1 (Tiangong 1), được xem như phòng thí nghiệm mới của Trung Cộng. Các nhà khoa học Âu Mỹ theo dõi sát chuyến bay, thấy nó theo đường bay của trạm không gian Thiên Cung 1 được TC phóng lên bằng hỏa tiễn Trường Chinh 2F vào ngày 29-9-2011. Như vậy, việc nó bay song song với Tiangong 1 là một nhiệm vụ hết sức rõ ràng.

Chuyên viên William Scott thì cho rằng X-37B thực hiện những chiến dịch quân sự và xử dụng các loại vũ khí trong không gian. X-37B là sự kết hợp hoàn hảo giữa phi cơ quân sự và tàu vũ trụ, giúp nó thực hiện được mọi nhiệm vụ trong thời gian hơn 9 tháng ngoài vũ trụ cho mỗi phi vụ. Ưu điểm của X-37B là nó có thể bay chung quanh quả đất với nhiều quỹ đạo khác nhau, cho nên rất khó phát hiện, đồng thời xem như không thể bị bắn hạ. Bà Joan Johnson Freese, giám đốc Viện Nghiên Cứu Đại học Chiến Tranh Hải Quân ở Newport, Rhode Island cho rằng “Chắc chắn là X-37B thực hiện sứ mạng quân sự vì nó có thể bay đến bất cứ một địa điểm nào, để thực hiện công tác gián điệp một cách dễ dàng, vì hiện tại, chưa có một vệ tinh hay một hỏa tiễn nào có thể bay theo ý muốn được cả, ngoài nó”. Nhiệm vụ và phí tổn của X-37B tuyệt đối được giữ bí mật, tuy nhiên, các chuyên viên quân sự cho rằng nó là một phương tiện gia tăng hệ thống chiến đấu và hệ thống yểm trợ vũ khí. Để củng-cố thêm cáo buộc cho rằng “Mỹ đã quân sự hóa vũ trụ”, Tom Burghardt của tờ Global Research cho rằng “Với “dũng sĩ không gian X-37B Thần Ưng”, Mỹ có ý đồ chiếm lĩnh và chế ngự không gian, bằng khả năng làm tê liệt, phá hỏng hoặc tiêu diệt vệ tinh của các quốc gia khác, để thực hiện mộng bá chủ vũ trụ của họ”.

Tóm lại, dù HK giữ bí mật về X-37B, nhưng các chuyên gia quân sự đều cho rằng nó phục vụ cho mục đích quân sự trong vũ trụ. Đó là thứ vũ khí tối tân nhất mà chưa có quốc gia nào theo kịp với các tính năng: Tiêu diệt các vệ tinh địch; tiêu diệt hỏa tiễn địch để bảo vệ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS của HK; bắn hỏa tiễn và ném bom từ vũ trụ xuyên qua bầu khí quyển xuống mặt đất trong thời gian 1 giờ sau khi cất cánh; đánh cắp tài liệu từ các vệ tinh khác, bằng cách bay đến gần để thu nhận tín hiệu do vệ tinh phát ra chuyển về mặt đất. Vài đặc tính kỹ thuật: Nặng 4,990kg; được phóng bằng hỏa tiễn Atlas V; Quỹ đạo bay là 300km cách mặt đất; bay quanh trái đất trong thời gian 9 tháng; vận tốc 28,200 km/giờ (25 lần cao hơn vận tốc âm thanh); xử dụng năng lượng mặt trời và nguồn pin Accu Lithium-ion; được phóng thẳng đứng và khi hạ cánh hàng ngang (Vertical-take off, horizontal-landing); được hỏa tiễn Atlas V501 đẩy; qua theo dõi, xác nhận con tàu bay trên 47 quỹ đạo khác nhau.

Để kết thúc vấn đề tấn công các vệ tinh trên không gian, trong trường hợp TC dùng hỏa tiễn bắn hạ vệ tinh của HK, thì với hệ thống đánh chặn hỏa tiễn Aegis (Aegis Weapon System) đã có từ lâu cùng với hệ thống phòng thủ hỏa tiễn chiến lược, hệ thống chiến tranh điện tử, gần đây là chiếc Thần Ưng X-37B, Mỹ có thừa khả năng bẻ gãy mọi cuộc tấn công của TC. Đó là chưa kể những vũ khí bí mật mà Mỹ chưa công bố vì sợ bọn đạo chích Hán(g) gian, một đất nước mà toàn là quân ăn cắp, sợ chúng ăn cắp kỹ thuật để chế tạo vũ khí chống lại Hoa Kỳ.

Để biết thêm việc lo sợ tin tức bị tiết lộ, xin nhắc lại một chuyện đã xảy ra trong thời chiến tranh lạnh. Muốn biết tầm hoạt động bao xa và số bom mang theo của một oanh tạc cơ Nga mới chế tạo, chỉ cần một chiếc vòng Mỹ đã biết được tin họ cần biết. Vào lúc đó, một nhân viên CIA hoạt động trong vai trò một nhân viên trong phi trường Vienna, Áo quốc. Hôm đó, sau khi một phi cơ của hãng hàng không Aeroflot (Nga) hạ cánh xuống phi trường, các lao công được lệnh lên lau rửa phi cơ. Đúng lúc đó, một người đàn ông lại gần người trưởng toán lao công, đưa cho người nầy mảnh giấy nhỏ. Thế là sau khi dọn dẹp xong, bọc giấy rác đồ dơ thu dọn từ trên chiếc phi cơ ấy được chuyển vào tay người đàn ông nầy và đêm đó ông ta tìm được vật cần tìm trong mớ rác đó: một chiếc vòng gãy (bent coat hanger). Thế rồi sau nhiều chặng chuyển, chiếc vòng nầy được nằm trên bàn giấy ở tổng hành dinh Langley. CIA hân hoan đón nhận nó vì thời gian qua họ đang tìm hiểu thêm vài đặc tính của một loại oanh tạc cơ tầm xa mới nhất của Nga sau khi đã khám phá hầu hết các chi tiết khác: đó là tầm hoạt động (range) và số bom nó có thể mang theo (bomb load). Từ chiếc vòng đó, họ dùng phương pháp phân tích bằng quang phổ và hóa học, họ xác định được nguyên liệu chế tạo cánh phi cơ, từ đó họ suy ra được tầm hoạt động và trọng lượng bom có thể mang theo. Đó, cách lấy tin tình báo đại để như vậy.

5. Chiến tranh mạng (Cyber war).

Ai cũng biết rằng Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nhiều mọi lĩnh vực của cuộc sống của nhân loại. Cùng với sự phát triển của mình, internet cũng cung cấp những phương tiện để con người phát động các cuộc chiến tranh. Hình thái chiến tranh mới nầy đang được đặt lên hàng cấp thiết trong bộ máy chiến tranh của các nước, đã buộc các chiến lược gia, các nhà hoạch định chính sách v.v… phải dốc toàn lực nghiên cứu các biện pháp để thích nghi với nó nếu không muốn mình bị đánh bại, đó là “chiến trang mạng”. Theo truyền thống của chiến tranh qui ước, trên căn bản, chiến tranh là cuộc chiến giữa các đội quân tại mặt trận: quân lính dùng vũ khí chiến đấu với nhau để phân thắng bại. Ngày nay, với xu thế chiến tranh mới nầy, các chiến binh là những người ngồi trong phòng kín (hay tại mặt trận) nhưng dùng máy computer qua mạng lưới toàn cầu internet để điều khiển máy bay, hỏa tiễn tấn công địch hay dùng chuột máy tính để đánh phá đối phương. Đó là cuộc chiến không mùi thuốc súng nhưng khốc liệt hơn chiến tranh qui ước. Các cuộc chiến kết hợp giữa vũ khí vật chất (tấn công tiếp xúc, kinetic attacks) và vũ khí phi vật chất (tấn công không tiếp xúc, non-kinetic attacks) để gây ra thiệt hại cho đối phương.

Nhận thấy tầm quan trọng đó, ngày 23-6-2009, Ngũ Giác Đài (NGĐ) đã chỉ thị cho Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Mỹ (The United States Strategic Command) thành lập “Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng” (The United States Cyber Command, viết tắt là USCYBERCOM), (2) trực thuộc BQP. Như thế Mỹ là quốc gia đầu tiên thành lập một tổ chức quy mô lo việc chiến tranh trên mạng lưới toàn cầu nầy. Ban đầu USCYBERCOM được thành lập tại trụ sở Cơ quan An ninh Quốc gia (The National Security Agency, NSA, xem thêm, click vào đây), đặt dưới sự chỉ huy của Giám đốc NSA. USCYBERCOM tiếp nhận các trách nhiệm của hai tổ chức: Lực lượng Phối hợp Tác chiến Mạng Toàn cầu (Joint Task Force-Global Network Operations, JTF-GNO) và Bộ tư lệnh Tác chiến mạng Hợp thành (Joint Func-tional Component Command-Network Warfare, JFCC-NW). USCYBERCOM có nhiệm vụ “thống nhất các hoạt động không gian mạng, tăng cường khả năng không gian mạng, tích hợp và củng cố chuyên môn mạng của BQP; điều phối các hoạt động tác chiến hàng ngày và bảo vệ hệ thống mạng máy tính của NGĐ.

USCYBERCOM được thành lập với 3 lý do chính: 1. Sự kết hợp giữa JTF-GNO và JFCC-NW giúp loại bỏ các khiếm khuyết và lỗ hổng trong hệ thống vận hành và bảo vệ mạng của BQP (Depatment Of Defense, DoD); 2. Những thành tựu mới sẽ tạo ra sự gia tăng năng lực hỗ trợ các hoạt động tác chiến mạng trên phạm vi toàn cầu; 3. Những khiếm khuyết, lỗ hổng trong việc bảo đảm an ninh của BQP sẽ được nhận dạng và cảnh báo để USCYBERCOM dập tắt tức thì. Ngoài USCYBERCOM, mỗi tổ chức tình báo, quân sự Mỹ như CIA, FBI, NSA, DIA…, mỗi quân chủng (Không, Lục, Hải quân, TQLC, Tuần duyên) cũng có các đơn vị Tác chiến mạng tương ứng. Ngoài sự hủy hoại hệ thống máy tính của đối phương, USCYBERCOM còn “phá rối, làm gián đoạn (disrupt), từ chối dịch vụ (deny), làm giảm khả năng (degrade), phủ nhận (negate), làm hư hỏng (impair) hệ thống máy tính, cơ sở dự liệu, các hoạt động và năng lực (mạng)… của đối phương”. Ban đầu USCYBERCOM có nhiệm vụ phòng thủ, sau đó trở thành lực lượng tấn công.

Từ khi tách khỏi NSA vào ngày 4-5-2018 (May 4), USCYBERCOM giữ vai trò chiến lược trong công tác đồng-bộ-hóa các đơn vị tác chiến mạng, đào tạo, chỉ đạo và phối hợp các chiến dịch quân sự trong không gian mạng, xâm nhập mạng lưới thông tin liên lạc của kẻ thù, xâm nhập cơ sở hạ tầng của trung tâm huấn luyện, tìm cách làm cho đối phương không thể sử dụng internet được nữa. Tác chiến mạng không chỉ là việc sử dụng thiết bị điện tử để gây nhiễu, làm lạc hướng radar phòng không, làm nhiễu sóng hệ thống điều khiển máy bay ném bom, mà còn có các nhiệm vụ “thu thập thông tin tình báo; làm rối loạn hệ thống thông tin liên lạc, mạng điều khiển của một quốc gia, hoặc liên quốc gia trong một khu vực; tấn công qua không gian điều khiển để phá hủy hoàn toàn các hệ thống: thông tin liên lạc (dân chính, quốc phòng, ngân hàng…); mạng lưới điều khiển các nhà máy điện nguyên tử; mạng điều khiển các con đập quan trọng để quấy rối đối phương, v.v... Tấn công trên mạng internet được coi là một loại hình “tấn công (tác chiến) Không tiếp xúc”. Chiến lược không gian mạng của Hoa Kỳ xác định 5 mục tiêu: xây dựng, duy trì lực lượng và năng lực sẵn sàng tác chiến trong không gian mạng; bảo vệ hệ thống thông tin và dữ liệu của BQP, giảm thiểu mọi nguy cơ đe dọa; bảo vệ lãnh thổ Mỹ và các lợi ích của Mỹ với mọi hình thức tấn công mạng; chuẩn bị các giải pháp không gian mạng hiệu quả để ngăn chặn leo thang xung đột; xây dựng và duy trì các quan hệ đồng minh và đối tác quốc tế vững chắc để đáp trả các mối đe dọa chung.

Tách khỏi NSA, USCYBERCOM được xếp ngang hàng với 9 Bộ Tư lệnh chiến đấu hợp nhất khác của quân lực Mỹ sẵn có, đó là: Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Hoa Kỳ (The United States Strategic Command, USSTRATCOM, thành lập June 01-1992); Bộ Tư lệnh Phương Bắc (The U.S. Northern Command, USNORTHCOM, October 01-2002); Bộ Tư lệnh Phương Nam (The U.S. Southern Command (USSOUTHCOM, June 06-1963); Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương (The U.S. Indo-Pacific Command, USINDOPACOM (January 01-1947 là ngày thành lập ban đầu với tên BTL.TBD), đến May 30-2018 thêm khu vực Ấn Độ Dương vào); Bộ Tư lệnh Trung tâm (The U.S. Central Command, USCENTCOM, January 01-1983); Bộ Tư lệnh Châu Âu (The U.S. European Command, EUCOM, August 01-1952); Bộ Tư lệnh Châu Phi (The U.S. Africa Command, USAFRICOM, U.S.AFRICOM, AFRICOM, October 01-2007); Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt (The U.S. Special Operations Command, USSOCOM USSOCOM, April 16-1987); Bộ Tư lệnh Vận tải (The U.S. Transportation Command, USTRANSCOM, July 01-1987).

USCYBERCOM chỉ huy 3 lực lượng: bảo vệ quốc gia; tác chiến; bảo vệ không gian mạng. Lực lượng bảo vệ quốc gia làm nhiệm vụ bảo vệ hệ thống mạng phục vụ mạng lưới điện, nhà máy điện và các cơ sở hạ tầng. Lực lượng tác chiến hỗ trợ USCYBERCOM lập kế hoạch và tiến hành tấn công mạng. Lực lượng bảo vệ mạng phụ trách bảo vệ hệ thống mạng BQP. USCYBERCOM sẽ điều phối hoạt động của các đơn vị tác chiến mạng thuộc các quân binh chủng Hải, Lục, Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến và 133 đội tác chiến. NATO cũng thành lập trung tâm tác chiến mạng, nhiều nước cũng đã quyết định đưa kế hoạch phòng vệ mạng vào chiến lược phòng thủ quốc gia. Theo đà tiến bộ về tin học như hiện nay, chắc chắn cuộc chiến trên mạng sẽ vô cùng gay go, ác liệt với muôn ngàn tình tiết gay cấn, sẽ làm cho nhân loại bất an hơn.

(Xem phần 2)
Hình 1: Vệ tinh của Hệ thống GPS phủ sóng toàn cầu
Hình 2: Hệ thống GPS hoạt động thế nào?
Hình 3: Tàu không gian con thoi X-37B bay quanh vũ trụ.
HQVN Facebook
No photo description available.
No photo description available.
No photo description available.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm