Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
CHUYỆN ĐẦU TUẦN _ Việt Nhân
(HNPĐ) Gặp lại ông bạn, từng tù năm xưa nơi thiên đường của bác, anh cười nhạo mỗ tôi mà hỏi có phải vì một lần bị nạn mà nay thấy cây cong đâm sợ, mỗ tôi biết ý anh lôi câu thành ngữ kinh cung chi điểu ra mà nói chuyện biển Đông hôm nay. Anh khuyên tôi đừng quá lo trong chuyện họp Trung-Mỹ hôm cuối tuần, để rồi mà cho là Mỹ sẽ lùi trước một TQ trong chuyện biển Đông, và đừng nói là Mỹ sẽ né sang một bước, đễ cho Tầu cộng thuận buồm xuôi gió trên biển, ngược lại đánh đổi một Triều Tiên không nhạt nhân.
Xin phép được trả lời anh bạn, chúng ta thân phận nhược tiểu! Ngay như Chí Phèo bình Nhưỡng có đồ chơi trong tay mà còn chưa ra chi, thì chuyện biển Đông của chúng ta, nếu mấy thằng lớn siêu cường chúng tự quyết định với nhau, để trao đổi mặc cả thì đó không có là chuyện lạ. Vả lại chuyện Hoàng Sa-Trường Sa của ta, đâu có phải mãi tới hôm nay mới là sinh chuyện, nếu không phải là đã có thuận ngầm giữa Mỹ-Trung từ trước cả khi ký Hiệp định Paris, những gì đã xảy ra trong biến cố biển Đông tháng 01/1974, đã cho mọi người có cái nhìn về sự thật. Ôn cố tri tân, và chuyện đã từng xảy ra như thế, thì có ai đoan chắc sẽ không xảy ra thêm một lần nữa,
Câu chuyện hôm nay, mỗ tôi không dám luận bàn là đồng minh với ai thì được tốt hay xấu, mà chỉ đưa ra vấn đề đất nước, nếu có được một sự liên minh đúng đắn, sẽ tránh được thiệt thòi lớn vì chúng ta thấy quá rõ, nước nhỏ và yếu thì luôn bị xử ép. Hiên nay, phải thấy rõ TQ chỉ gờm có mỗi một mình HK, chúng bắt mạch từng động thái tỏ rõ quyết tâm của Hoa Thịnh Đốn, trong liên kết với từng nước Asean, mà có hành động thích hợp cho từng mỗi nước. Người dân đen theo lối bỗ bã phân tách, là thái độ của Tầu cộng đối với Philippines thì khác so với khi phải xử sự cùng Nhật, còn với An Nam xã nghĩa thì thật xấu hổ, chúng xem đám vẹm chả có tí ti gì là tôn trọng.
Tất cả cũng bởi từ hai phía Mỹ lẫn VN trong những năm qua, nhất là thái độ sợ sệt thiếu hợp tác của VN, không dám tiếp cận cùng Mỹ như xúi Tầu cộng biết phải làm gì, chuyện Thành phố Tam sa là một bằng chứng, và hiện nay Trung Quốc đã bước được bước dài trong lấn chiếm biển Đông. TQ luôn coi các nước Asean không là trọng, vì cho là dễ mua chuộc, lại nằm trong tầm ảnh hưởng kinh tế của TQ, một Campuchia hay Thailand đã là điển hình, nhưng thực tế cho thấy để bảo vệ lãnh thổ thì các nước Asean chỉ có kết hợp với HK, mới chống cự được sự xâm lấn của TQ - Ngay cả với VN tình trạng không đến nỗi như ngày nay, nếu giữa VN-HK sau chiến tranh lúc tái bang giao có được ngay sự liên kết tốt đẹp.
Hôm nay tất cả các báo đưa tin “Thứ Bảy 08/06/2013, ngày thứ nhì và cũng là ngày cuối cùng trong cuộc tiếp xúc bán chính thức Mỹ-Trung tại California, Tổng thống Barack Obama lưu ý Chủ tịch Tập Cận Bình về tình trạng xung khắc tại biển Hoa Đông - Tổng thống Mỹ thúc giục lãnh đạo Trung Quốc ngưng các hành động gây căng thẳng với Nhật Bản”. Để đáp lại trong một cuộc họp báo riêng, cố vấn Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Obama là Bắc Kinh đã quyết định dứt khoát “bảo vệ chủ quyền quốc gia tại biển Hoa Đông và biển Hoa Nam”.
Vậy qua hai ngày họp 7-8/06 cuối tuần người ta thấy gì, có một kết quả tốt đẹp nào đạt được không, và chuyện biển đông sao chỉ đề cập có mỗi Senkaku, vậy rõ ràng cái nặng ký là đây, và cũng có thể ngòi nổ là đây. Thêm vào đó qua lần họp thượng đỉnh không chính thức này, Tập cận Bình đã lập lại câu nói của chính Tập trong lần trước đã đến HK “Ở đây rất gần Thái Bình Dương, bờ bên kia của Thái Bình Dương là Trung Quốc. Năm ngoái khi tới thăm Mỹ tôi đã từng nói, Thái Bình Dương rộng lớn đủ không gian dung nạp cả hai nước lớn Trung-Mỹ chúng ta, và bây giờ tôi vẫn cho là như vậy” - Có nhận định cho đây là thái độ thường thấy của người Trung Hoa lúc cần đấu dịu, chứ thực tế câu nói không mang ý nghĩa muốn chia sẻ quyền lực khu vực.
Còn câu phát biểu của Tập Cận Bình, câu này vẫn bị cho là được biết sau câu nói của bà cựu Ngoại Trưởng H Clinton vào 01/09/2012, phát biểu tại diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) diễn ra ở đảo Cook, bà Hilary nhấn mạnh Washington sẽ can dự lâu dài ở Nam Thái Bình Dương và theo bà “khu vực này đủ rộng cho cả Mỹ và quốc gia đang nổi lên là Trung Quốc”. Và điều thú vị hơn nữa câu nói của bà Đại sứ TQ, Ma Keqing lại được ghi nhận sớm hơn là vào ngày 14/03/2012 tại Philippines, lúc đó nhằm xoa dịu khả năng có thể xảy ra một cuộc đối đầu vũ trang mà bà nói “Thái Bình Dương đủ rộng cho cả Mỹ và Trung Quốc - Chúng tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ đóng góp để biến khu vực này trở nên hòa bình và ổn định hơn”.
Vậy giữa Mỹ và TQ, ai đã gợi ý trước trong mong muốn chia đôi Thái Bình Dương? Ai thì ai, nhưng cho ta thấy một qui luật mới đã thành hình, các nước nhỏ muốn hay không muốn cũng phải theo luật chơi, và luôn luôn là bị chơi ép. Và câu nói của hai ông tướng quốc phòng, Vịnh ghẻ tầu và Thanh heo “tầu ngầm mua là để tuần tra ven biển mà thôi” là đúng đấy, đừng chửi chúng mà mang tội, thân phận chúng là tớ thì chủ nói sao chúng lập lại làm vậy.
Việt Nhân (HNPĐ)
CHUYỆN ĐẦU TUẦN _ Việt Nhân
(HNPĐ) Gặp lại ông bạn, từng tù năm xưa nơi thiên đường của bác, anh cười nhạo mỗ tôi mà hỏi có phải vì một lần bị nạn mà nay thấy cây cong đâm sợ, mỗ tôi biết ý anh lôi câu thành ngữ kinh cung chi điểu ra mà nói chuyện biển Đông hôm nay. Anh khuyên tôi đừng quá lo trong chuyện họp Trung-Mỹ hôm cuối tuần, để rồi mà cho là Mỹ sẽ lùi trước một TQ trong chuyện biển Đông, và đừng nói là Mỹ sẽ né sang một bước, đễ cho Tầu cộng thuận buồm xuôi gió trên biển, ngược lại đánh đổi một Triều Tiên không nhạt nhân.
Xin phép được trả lời anh bạn, chúng ta thân phận nhược tiểu! Ngay như Chí Phèo bình Nhưỡng có đồ chơi trong tay mà còn chưa ra chi, thì chuyện biển Đông của chúng ta, nếu mấy thằng lớn siêu cường chúng tự quyết định với nhau, để trao đổi mặc cả thì đó không có là chuyện lạ. Vả lại chuyện Hoàng Sa-Trường Sa của ta, đâu có phải mãi tới hôm nay mới là sinh chuyện, nếu không phải là đã có thuận ngầm giữa Mỹ-Trung từ trước cả khi ký Hiệp định Paris, những gì đã xảy ra trong biến cố biển Đông tháng 01/1974, đã cho mọi người có cái nhìn về sự thật. Ôn cố tri tân, và chuyện đã từng xảy ra như thế, thì có ai đoan chắc sẽ không xảy ra thêm một lần nữa,
Câu chuyện hôm nay, mỗ tôi không dám luận bàn là đồng minh với ai thì được tốt hay xấu, mà chỉ đưa ra vấn đề đất nước, nếu có được một sự liên minh đúng đắn, sẽ tránh được thiệt thòi lớn vì chúng ta thấy quá rõ, nước nhỏ và yếu thì luôn bị xử ép. Hiên nay, phải thấy rõ TQ chỉ gờm có mỗi một mình HK, chúng bắt mạch từng động thái tỏ rõ quyết tâm của Hoa Thịnh Đốn, trong liên kết với từng nước Asean, mà có hành động thích hợp cho từng mỗi nước. Người dân đen theo lối bỗ bã phân tách, là thái độ của Tầu cộng đối với Philippines thì khác so với khi phải xử sự cùng Nhật, còn với An Nam xã nghĩa thì thật xấu hổ, chúng xem đám vẹm chả có tí ti gì là tôn trọng.
Tất cả cũng bởi từ hai phía Mỹ lẫn VN trong những năm qua, nhất là thái độ sợ sệt thiếu hợp tác của VN, không dám tiếp cận cùng Mỹ như xúi Tầu cộng biết phải làm gì, chuyện Thành phố Tam sa là một bằng chứng, và hiện nay Trung Quốc đã bước được bước dài trong lấn chiếm biển Đông. TQ luôn coi các nước Asean không là trọng, vì cho là dễ mua chuộc, lại nằm trong tầm ảnh hưởng kinh tế của TQ, một Campuchia hay Thailand đã là điển hình, nhưng thực tế cho thấy để bảo vệ lãnh thổ thì các nước Asean chỉ có kết hợp với HK, mới chống cự được sự xâm lấn của TQ - Ngay cả với VN tình trạng không đến nỗi như ngày nay, nếu giữa VN-HK sau chiến tranh lúc tái bang giao có được ngay sự liên kết tốt đẹp.
Hôm nay tất cả các báo đưa tin “Thứ Bảy 08/06/2013, ngày thứ nhì và cũng là ngày cuối cùng trong cuộc tiếp xúc bán chính thức Mỹ-Trung tại California, Tổng thống Barack Obama lưu ý Chủ tịch Tập Cận Bình về tình trạng xung khắc tại biển Hoa Đông - Tổng thống Mỹ thúc giục lãnh đạo Trung Quốc ngưng các hành động gây căng thẳng với Nhật Bản”. Để đáp lại trong một cuộc họp báo riêng, cố vấn Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Obama là Bắc Kinh đã quyết định dứt khoát “bảo vệ chủ quyền quốc gia tại biển Hoa Đông và biển Hoa Nam”.
Vậy qua hai ngày họp 7-8/06 cuối tuần người ta thấy gì, có một kết quả tốt đẹp nào đạt được không, và chuyện biển đông sao chỉ đề cập có mỗi Senkaku, vậy rõ ràng cái nặng ký là đây, và cũng có thể ngòi nổ là đây. Thêm vào đó qua lần họp thượng đỉnh không chính thức này, Tập cận Bình đã lập lại câu nói của chính Tập trong lần trước đã đến HK “Ở đây rất gần Thái Bình Dương, bờ bên kia của Thái Bình Dương là Trung Quốc. Năm ngoái khi tới thăm Mỹ tôi đã từng nói, Thái Bình Dương rộng lớn đủ không gian dung nạp cả hai nước lớn Trung-Mỹ chúng ta, và bây giờ tôi vẫn cho là như vậy” - Có nhận định cho đây là thái độ thường thấy của người Trung Hoa lúc cần đấu dịu, chứ thực tế câu nói không mang ý nghĩa muốn chia sẻ quyền lực khu vực.
Còn câu phát biểu của Tập Cận Bình, câu này vẫn bị cho là được biết sau câu nói của bà cựu Ngoại Trưởng H Clinton vào 01/09/2012, phát biểu tại diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) diễn ra ở đảo Cook, bà Hilary nhấn mạnh Washington sẽ can dự lâu dài ở Nam Thái Bình Dương và theo bà “khu vực này đủ rộng cho cả Mỹ và quốc gia đang nổi lên là Trung Quốc”. Và điều thú vị hơn nữa câu nói của bà Đại sứ TQ, Ma Keqing lại được ghi nhận sớm hơn là vào ngày 14/03/2012 tại Philippines, lúc đó nhằm xoa dịu khả năng có thể xảy ra một cuộc đối đầu vũ trang mà bà nói “Thái Bình Dương đủ rộng cho cả Mỹ và Trung Quốc - Chúng tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ đóng góp để biến khu vực này trở nên hòa bình và ổn định hơn”.
Vậy giữa Mỹ và TQ, ai đã gợi ý trước trong mong muốn chia đôi Thái Bình Dương? Ai thì ai, nhưng cho ta thấy một qui luật mới đã thành hình, các nước nhỏ muốn hay không muốn cũng phải theo luật chơi, và luôn luôn là bị chơi ép. Và câu nói của hai ông tướng quốc phòng, Vịnh ghẻ tầu và Thanh heo “tầu ngầm mua là để tuần tra ven biển mà thôi” là đúng đấy, đừng chửi chúng mà mang tội, thân phận chúng là tớ thì chủ nói sao chúng lập lại làm vậy.
Việt Nhân (HNPĐ)