Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

CHUYỆN LỊCH SỬ QUỐC KÌ VÀ NGƯỜI YÊU NƯỚC

Vậy tại sao lịch sử Quốc kì cờ đỏ sao vàng lại tối tăm mù mịt như vậy trong khi đáng ra nó phải rõ ràng, minh bạch để làm bật lên ý nghĩa thiêng liêng đáng phải có của bài học vỡ lòng về truyền thống yêu nước, về ý thức trách nhiệm của con dân Việt đối với Tổ quốc, đối với Quốc kì? Và tại sao lại có chuyện NHT và hệ lụy của cái gọi là “tác giả quốc kì”của Sơn Tùng.

CHUYỆN LỊCH SỬ QUỐC KÌ VÀ NGƯỜI YÊU NƯỚC

 
Nếu như Ngu mỗ được hỏi thôn dân Việt ai là người yêu nước Việt xin giơ tay thì cứ dô chắc trăm phần trăm là giơ tay, thậm chí các quý vị “mặt to” còn giơ cả hai tay là đằng khác.

Ấy vậy mà nếu Ngu mỗ hỏi câu tiếp theo: Hỡi những thôn dân Việt yêu nước, ai là người biết về lịch sử quốc kì cờ đỏ sao vàng – hồn của dân tộc Việt – xin giơ tay! Không phải trăm phần trăm mà là trăm phần trăm cộng một (thêm Ngu mỗ) thú thật là chẳng biết gì cả.
Sao lạ vậy? Người Việt yêu nước Việt mà lại chẳng hiểu gì về hồn Việt vậy. Nói dại miệng với các bạn đã giương quốc kì, quấn quốc kì làm nên 9 cuộc biểu tình vừa qua nhé: Lỡ nó chính là vật để hậu thế Việt khạc nhổ vào đó thì hỏng bét. Nói dại miệng vậy thôi chứ cứ nhìn ba ngọn cờ ngạo nghễ trên đảo Gạc Ma năm 1988 cũng như hàng triệu đồng bào, chiến sĩ ta đã nguyện quốc kì bọc thây thì hẳn biết nó thiêng liêng vô giá đến độ nào. Họ chết rồi. Mà người chết là một trong hai loại người không bao giờ sai. Chỉ tiếc rằng họ đã khuất cả rồi! Người chết thì không biết nói, thành ra Ngu mỗ không thể hỏi việc họ đã hy sinh, đã lấy máu mình tô thắm ngọn quốc kì vì nó có ý nghĩa như thế nào đối với họ và liệu có phải chỉ có người chết mới hiểu được ý nghĩa quốc kì hay không chứ giờ Ngu mỗ tuổi đã xế tà mà vẫn không hiểu gì cả. Mấy chục năm trước dạy con về ý nghĩa quốc kì, bài học vỡ lòng làm người yêu nước chẳng có gì khác ngoài hai tiếng không biết là Ngu mỗ đã biết có một thế hệ người Việt không biết yêu nước Việt. Giờ đây, con của Ngu mỗ đang phải chuẩn bị trả lời câu hỏi này cho đứa cháu nội của Ngu mỗ sau mỗi thứ hai chào cờ đầu tuần ở trường tiểu học về nhà. Ngu mỗ đang lo lắm. Sự bất quá tam. Thế hệ Ngu mỗ là một, con Ngu mỗ là hai, cháu Ngu mỗ là ba mà bài học vỡ lòng về yêu nước không thuộc thì quả là nguy to. Không khéo thế hệ thứ tư trở thành thế hệ “thẻ xanh” thì còn gì là nước Việt hả trời!
Ngu mỗ phải dù trời sinh ra thế, không phải là kẻ say, người say thường không biết mình say chứ Ngu mỗ biết mình đích thực là người Việt yêu nước. Yêu nước có bao giờ là độc quyền của người khôn đâu! Nhưng yêu nước mà không hiểu tí ti gì về quốc kì thì trời sinh ra Ngu mỗ quả không lầm. Chỉ tức là gần ba chục xuân trước Ngu mỗ đã cố gắng học bài vỡ lòng yêu nước nhăm để trả lời thắc mắc của thằng con đầu cho đến tận bây giờ mà vẫn cứ u u mê mê, chẳng khôn lên được chút nào.
Mà không u mê làm sao được, quý thôn dân yêu nước cứ lên còm tra cứu thử xem. Từ năm 1981, NHT chuyện ra đời thì tác giả quốc kì được cho là NHT với giải thích ý nghĩa là “máu đỏ da vàng, năm cánh sao tượng trưng cho năm giai cấp sĩ – nông – công – thương – binh đoàn kết”; hoặc là “màu đỏ là màu cách mạng, năm cánh sao tượng trưng cho năm giai tầng xã hội sĩ – nông – công – thương – binh đoàn kết”, không thấy nói ý nghĩa màu vàng. Năm 2001, lại có cái đạo dụ mang số 1393 của một cơ quan cấp cung đình mà rằng “không có tài liệu nào chứng minh đồng chí NHT là người đã vẽ lá cờ tổ quốc”. Tháng 4/2005, cung đình chỉ dụ rằng: Nay triều đình phát động cuộc thi tìm hiểu “60 năm nước Việt”. Nay sức cho các phủ, châu, bộ, huyện tổ chức sao cho được rầm rộ, có gửi kèm theo bộ câu hỏi và đáp án cho tiện bề sử dụng. Có một phủ nọ nhận được chỉ dụ bèn tức tốc dâng sớ lên triều đình mà rằng: Dân bổn phủ đều biết tác giả quốc kì là ông Lê Quang Sô chứ không phải là NHT, có tư liệu, nhân chứng đủ cả. Vậy cấp báo triều đình cho chỉ dụ. Triều đình chỉ dụ mà rằng: Đối với câu tác giả quốc kì, người dự thi trả lời là Lê Quang Sô hay NHT đều được, đều chấm đủ số điểm của câu.
Khi bắt đầu có cái máy vi tính, các cơ quan cung đình thi nhau lập “quép” đặng kiếm tiền cũng đều đưa thông tin giải thích tác giả quốc kì là NHT rồi đến khoảng tháng 9/2008 lại lần lượt gỡ bỏ không thèm nói lí do.
Các trang giáo án điện tử của các bậc “lão sư” thì trang nào đi lề phải vẫn cứ tác giả quốc kì là NHT, trang nào đi nhằm “con lươn” giữa đường thì thòng “giả thuyết thứ nhất, giả thuyết thứ hai…”.
Bài giảng kiều vậy thì học sao cho nổi hả trời? Ngu mỗ tự nhận thấy mình học bài học vỡ lòng yêu nước kiểu này mà không hóa điên đã là may. Tạ ơn trời đất, tổ tiên độ trì! Mà khôn làm sao nổi khi mà càng học càng thấy như lạc vào mê cung vậy. Này nhé: Máu đỏ da vàng mà máu chảy hết ra bên ngoài da thì rõ ràng là không ổn rồi (sự không ổn này, năm 1945, Trần Văn Giàu, nghe đâu là một học trò hay một thủ hạ của ông Lê Quang Sô đã sửa lại thành cờ vàng sao đỏ năm cánh trong nỗ lực thực hiện tham vọng lập quốc Nam kì và xưng vương của mình. Tham vọng mất thành, Giàu bị triệu tập ra Việt Bắc quản thúc, cờ vàng sao đỏ chết yểu chỉ sau khi ra đời chưa đầy tháng, ngay khi Nam bộ kháng chiến nổ ra.). Năm cánh sao tượng trưng cho sĩ – nông – công – thương – binh đoàn kết cũng không ổn nốt, có mà té giếng thì có. Dân tộc Việt ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết một khối chống ngoại xâm thì hà cớ gì đất nước đang bị đô hộ lại chi khối đoàn kết đó ra làm năm mảnh rồi cất công kêu gọi “Hỡi sĩ – nông – công – thương – binh đoàn kết lại như sao vàng năm cánh”. Đó là chưa kể đố tránh khỏi có ngày năm “ông cánh” sẽ có ông so đọ là ông nào nằm ở vị trí nào; “ông” nào ngỏng cổ lên trời; “ông” nào cắm mặt xuống đất.
Riêng về chuyện “Tại sao năm cánh sao?” (TT). Và dự liệu bất đồng sẽ nảy sinh giữa năm “ông cánh”, ngày 7/8/2011, ngồi xem truyền hình trực tiếp quý thôn dân yêu nước chốn kinh kì biểu tình lần thứ chín, Ngu mỗ càng thêm nghĩ quẩn quanh chuyện năm cánh sao trên quốc kì. Này nhé: “Công” hiện nay liệu có phải là “công (an)”. Vậy ý nghĩa mới của năm cánh sao cần được giải thích lại là: Sĩ – nông – công (an) – thương – binh. Cũng chưa ổn vì Ngu mỗ còn thấy rất nhiều những thiếu (thiếu phụ, thiếu nữ, thiếu niên, thiếu nhi…), những bô (lão). Chẳng lẽ “tác giả quốc kì NHT” lại có dự liệu rằng xã hội ngày càng phát triển, các giai tầng xã hội mới phát sinh ngày càng nhiều thêm, ranh giới giữa các giai tầng xã hội ngày càng mờ nét nên ngôi sao trên nền quốc kì của NHT được xem như một đáp án mở cho mỗi giai đoạn nhằm điều chình phù hợp, kịp thời để không một ai, không một tầng lớp nào trong xã hội cảm thấy mình bị đặt ra ngoài sự nghiệp chung của dân tộc Việt. Ví dụ: Trước năm 1940, ngôi sao chỉ cần bốn cánh tượng trưng cho “nam - phụ - lão - ấu”. Đến khởi nghĩa Nam kì thì “sĩ – nông – công – thương – binh”, thêm một cánh nữa. Rồi thời của các “vệ út” 1946 “sĩ – nông – công - thiếu - thương – binh”, lại thêm một cánh nữa. Như vậy chẳng hóa dân tộc Việt thành dân Do Thái à? Rồi hiện nay liệu có nên sửa quốc kì thành sao vàng bảy cánh chưa để cho trọn vẹn “công – sĩ – nông – thiếu – bô – thương – binh”. Xin lỗi vì Ngu mỗ tạm xếp theo trật tự về số lượng thực tế tham gia 9 cuộc biểu tình vừa qua và công (an) lần nào cũng nhiều nhất.
Nhưng cái quan trọng nhất: Ai là tác giả quốc kì? Nếu căn cứ vào chỉ dụ của triều đình cho phủ nọ năm nước Việt thứ 60 kiểu A hay B đều được thì chẳng phải mấy chục triệu thôn dân nước Việt đều có thể là tác giả quốc kì hay sao? Mà không chừng cũng đúng vì có người Việt nào, cả những người đã khuất và những người đang sống, có người nào không sẵn lòng lấy máu mình tô thắm đỏ thêm hồn Việt đâu. Ngồi lẩn thẩn Ngu mỗ bèn gõ lên còm: “Không phải là tác giả quốc kì”. Trời ạ! Chỉ có đáp án duy nhất: “NHT không phải là tác giả quốc kì”.
Ngu mỗ học bài vỡ lòng về yêu nước ra kết quả như vậy đấy. Nhưng chẳng lẽ khi con cháu hỏi về quốc kì thì ta lại chua chát mà rằng: Khó lắm cháu ạ! Khó hơn cả làm “thẻ xanh” nữa.
Vậy tại sao lịch sử Quốc kì cờ đỏ sao vàng lại tối tăm mù mịt như vậy trong khi đáng ra nó phải rõ ràng, minh bạch để làm bật lên ý nghĩa thiêng liêng đáng phải có của bài học vỡ lòng về truyền thống yêu nước, về ý thức trách nhiệm của con dân Việt đối với Tổ quốc, đối với Quốc kì? Và tại sao lại có chuyện NHT và hệ lụy của cái gọi là “tác giả quốc kì”của Sơn Tùng. Đã mấy phen Ngu mỗ tính liều mình làm một cuộc phỏng vấn Sơn Tùng về vấn đề này nhưng rồi cứ nhớ hai lần đã nghe Sơn Tùng trả lời phỏng vấn với Tiền Phong tháng 5/2005 và Tuổi Trẻ tháng 11/2006 bèn thôi. Cả hai lần trả lời phỏng vấn này, cái giọng Sơn Tùng cứ trả bài đều đều đến buồn ngủ và hoàn toàn giống nhau thậm chí không sai đến mốt cái dấu phẩy. Thôi! Thêm lần thứ ba, một lần nữa phỏng có ích gì. Chi bằng dạo “quép” để tìm hiểu coi Sơn Tùng là ai? Sáng tác nhân vật NHT và cái gọi là “tác giả quốc kì” nhắm tới mục đích nào?
Vậy mà những “quép”, những “còm”, hết ngày dài rồi lại đêm thâu, Ngu mỗ cứ như kẻ lạc trong rừng rậm Phi châu, chẳng lượm lặt được tí tị gì hữu ích cả. Bứt rứt quá, một bữa nọ, Ngu mỗ chợt nhớ lại cái đận Viện Sử học mừng thọ 83 cho Minh Tranh (Khuất Duy Tiễn) ngày 25/3/1997, Văn Tạo có nhắc đến tên một cơ quan: Ban Biên tập Sự Thật. Thì ra là đây!
Năm nước Việt thứ 6, đại hội quần hồ (xin lỗi:quần hùng) lần thứ hai diễn ra ở trong rừng và lập kỉ lục về đại hội kéo dài nhất trong lịch sử các lần đại hội. Vận nước quá bộn bề chăng? Không phải. Chỉ biết rằng với năng lực thượng thừa cỡ sư phụ Nhạc Mất Quần, trong vòng nửa tuần trăng vừ dí, vừa trấn, Trùm Khu đã đạt được mục đích là chiếm đoạt ghế minh chủ. Võ lâm từ độ đó, trộm vía, gọi là Trùm Tổng Khu.
Rút kinh nghiệm từ thực tiễn đại hội 2, Trùm Tổng Khu nhận thấy nguy cơ những “thâm (đen) cung bí (kíp) sử” chốn hậu cung có thể có thể bị xì bất cứ lúc nào bèn giao nhiệm vụ bưng bít, trám trét… cho Ban Tuyên Truyền TW ( Ban Tuyên Giáo ngày nay là sự sáp nhập của 4 Ban hồi đó gồm Tuyên truyền, Huấn luyện, Khoa học, Giáo dục). Phần vì công tác đặc biệt, phấn vì vốn dĩ Trùm Tổng Khu đa nghi quá Tào Tháo, Trùm Tổng Khu không tin bất cứ ai bèn tự mình kiêm luôn chức trưởng ban đặc biệt này.
Vì là một ban đặc biệt nên được chăm bẵm bú mớm rất kỹ, ban này lớn nhanh tựa Phù đổng, có thời điểm người của ban đông gần bằng nửa nhân sự của cả triều đình.
Sang đầu năm 1952, Ban “dậy thì”. Mà nó đã “dậy thì” thì không nói ra mà ai cũng biết, nó mọc ra một cơ quan đặc biệt, mang cái tên không phải ai cũng biết: Ban Biên tập Sự Thật. Xin quý thôn dân Việt đừng nhầm với Nhà xuất bản Sự Thật khi đó chỉ là cơ quan in ấn, trị sự, phát hành sách báo, tài liệu của TW. Nhân sự của Ban Biên Tập Sự Thật lúc này có thể kể: Minh Tranh (Khuất Duy Tiễn) làm trưởng ban; Trần Huy Liệu (nổi tiếng vụ Bó đuốc sống); Từ Lâm (tên khác lá Lê Hy, Lã Vĩnh Lợi); Sơn Tùng (khi đó dùng tên khác là Nam Mộc);…
Đến khoảng giữa năm 1952, cũng trên nền tảng nhân sự của Ban Tuyên Truyền TW này, một cơ quan khác nữa được thành lập dưới tên gọi là Ban Sờ,Vờ Đờ (tức Sử, Địa, Văn) với Trần Huy Liệu (Trưởng ban); Minh Tranh (Bí thư chi bộ); Văn Tạo (biên tập sử); Lê Xuân Phương (biên tập địa); Nguyễn Đổng Chi (biên tập văn),…Trong số này có Lê Xuân Phương và Nguyễn Đổng Chi chưa phải đảng viên, về Ban này sau 1954 thuộc dạng tị nạn “thổ cải”.
Các cơ quan đặc biệt này, từng giai đoạn lịch sử, được biên chế là một bộ phận của các Ban TW khác nhau nhưng luôn được trao quy chế làm việc đặc biệt là nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Trùm Tổng Khu và báo cáo công tác cũng chỉ thực hiện báo cáo trực tiếp cho Trùm Tổng Khu.
Sau 1954, có được nửa vương quốc, hai Ban đặc biệt này lần lượt được sắp xếp lại thành: Hội đồng biên soạn Lịch sừ Đ; Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW; Nhà Xuấn bản Sự Thật (tổ chức lại); Báo Nhân Dân (tổ chức lại); Viện Sử học; Viện Văn học… để tiếp quản những gì Phú lãng sa bàn giao lại. Nhân sự của hai Ban về tiếp quản kinh kì được phân chia nắm giữ các vị trí then chốt của công tác biên soạn, tuyên truyền “lịch sử”, “sự thật” như: Minh Tranh (Giám đốc Nhà XB Sự Thật); Trần Huy Liệu (Phó Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW, Viện trưởng Viện Sự học); Văn Tạo (Viện trưởng Viện Sử học); Hà Huy Giáp (Phó Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW);…Các nhân sự khác diện “tài nông đức cạn” nhưng cúc cung tận tụy (như Sơn Tùng?) thì lê dép theo Trùm Tổng Khu về công tác ở Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW hoặc Hội đồng Biên soạn Lịch sử Đ.
 Không hiểu hai Ban này nắm giữ những “thâm (đen) cung bí (kíp) sử” ghê gớm đến mức nào mà hai chức Trưởng Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW và Chủ tịch Hội Đồng Biên soạn Lịch sử Đ., không dám giao cho ai mà phải tự tân nắm giữ cứ như mình là “thiên hạ đệ nhất giỏi sử” vậy. Chẳng thế mà sau “thổ cải”, Trùm Tổng Khu dù phải nghẹn ngào rời ghế tổng để chỉ còn là Trùm Khu nhưng hai chức trên vẫn không được giao cho nhười khác.
Cũng không hiểu là do nước Việt ta không có người thuộc sử, giỏi sử hay tại, bị, bởi vì đã nguyện “sống để biên soạn và tuyên truyền lịch sử cùng sự thật, chết quyết mang theo” mà sau này, khi Trùm Khu (Trời a! Ngu mỗ là dân lục tỉnh mà cứ phải nói hoài cái từ không muốn nói này) về với các cụ nhiều râu, hai cơ quan này cũng tạ thế (giải thể) theo.
Một chuyện nữa mà Ngu mỗ càng không hiểu, mà chắc mọi người cũng như Ngu mỗ cả thôi vì ví thử cho rằng hai Ban này quan trọng thế, đặc biệt thế phải do đức Tổng trực tiếp nắm giữ, khi tổng khác lên thay thì tổng cũ có trách nhiệm bàn giao lại. Đằng này Trùm Tổng Khu, hoặc sau này chỉ còn là Trùm Khu, nhất quyết “một tấc không đi, một li không rời…bí mật”, khư khư nắm giữ cho đến chết thì hẳn nó phải “kinh thiên động địa” lắm. Cứ thử quy nạp mà coi: Sơn Tùng có “tác giả quốc kỳ”; Trần Huy Liệu có “bó đuốc sống”;…Vậy cỡ trùm sẽ có gì?
Hiểu được Sơn Tùng rồi, Ngu mỗ À ra thế! Thảo nào Sơn Tùng bắt đầu “tìm hiểu” về lịch sử Quốc kì từ năm 1965 mà không thèm tìm đến các vị thủ lãnh Khởi nghĩa Nam kì đang tập kết ở đầy chốn kinh kì như: Nguyễn Văn Vịnh (Khu trưởng Khu 8, Trưởng Ban Thống Nhất TW); Ung Văn Khiêm (Bộ trưởng Nội vụ); Nguyễn Văn Hưởng (Bộ trưởng Y tế); Trần Văn giàu (kho tư liệu sống về lịch sử cách mạng Nam bộ)… hoặc các nhân chứng khác như: Trần Quang Lợi (Bí thư Huyện ủy Châu Thành-Mỹ Tho) đang cùng công tác ở Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW; Nguyễn Thị Thập (nguyên giao liên của một cán bộ cỡ cấp …huyện của Châu Thành-Mỹ Tho) … là những người đã tham gia Khởi nghĩa Nam kì 1940 ở huyện Châu thành - Mỹ Tho nơi cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện. Và đặc biệt nhất chính ông Lê Quang Sô – Thủ lãnh đích thực của Khởi nghĩa Nam kì tại Mỹ Tho, người đã phất lên ngọn cờ đỏ sao vàng hiệu triệu toàn thể nhân dân đứng dậy, cũng tập kết ở ngay chốn kinh kì. Nguyên do nào khiến Xuân Tùng phải chui vào rừng (lại vào rừng) miền Đông Nam bộ để gặp một ông Năm Thái nào đó mà chính Sơn Tùng cũng không trả lời được câu hỏi của phóng viên khi phỏng vấn: Ông Năm Thái là ai?
Tháng 12/2009 Tạp chí Hồn Việt đã có bài kêu lên “NHT không phải là tác giả quốc kì”.
Ngày 17/12/2009, tại hội thảo “Quan điểm văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận của HCM trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay” do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tp.HCM tổ chức tại T.78, một chức sắc tuyên giáo thành “quỷ” tp.HCM cũng đã tham luận mà rằng: “Ông Sơn Tùng có quyền hư cấu về nhân vật NHT trong tác phẩm văn học của mình, nhưng hư cấu một vần đề trọng đại là cho NHT trở thành tác giả là quốc kì – linh hồn của dân tộc, của đất nước thì quả là… liều”. Đoạn khác: “Trong tác phẩm văn học của mình, nhà văn Sơn Tùng đã xây dựng nên tất cả những suy nghĩ, trăn trở và cả “thao tác” vẽ cờ của NHT, sáng tác cả những bài thơ “giùm” cho NHT – là bài thơ “…Hỡi sĩ, nông, công, thương, binh. Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh…” mà sau này rất nhiều bài báo, tài liệu đã mặc nhiên công nhận là thơ NHT”.
Thế đấy. Cán bộ tuyên truyền của nước Việt ta giỏi thật. Suýt nữa Ngu mỗ đã trách lầm Sơn Tùng là “té giếng”. Chỉ cần mang danh là người chuyên viết về danh nhân cách mạng, nhân dịp tác giả đích thực của là quốc kì cờ đỏ sao vàng vừa mất thì kiếm tìm xem có ông bà danh nhân nào (có thật thì càng tốt, không có thật thì… bịa) phù hợp (phù hợp càng tốt, không phù hợp thì cũng… tuyên truyền ý mà) trám trét ngay vào chỗ thủng này. Đây rồi! NHT, từng theo học Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ngành gì? Không quan trọng. Mỹ thuật là bao trùm. Bản thảo trình lên Ban nghiên cứu… để Trùm Khu trực tiếp duyệt thì ba cái thằng biên tập nhà xuất bản Thanh niên có mà ăn gan rồng cũng đố dám biên tập lần nữa. Và cứ thế, cứ thế… mà tuyên truyền nhé! Đứa nào nói khác đi là chết với ông trùm đấy.
Chỉ tội nghiệp cho Ngu mỗ, nào có ngờ trời chẳng cho ông trùm được “vạn thọ vô cương”, rồi lại ra những quép những còm nên thông tin về lịch sử quốc kì giờ cứ kiểu “kẻ đâm ngang người chém ngược, làm cho con cháu nước Việt hồn kinh” (nhại văn tế cụ Đồ Chiểu) khiến bài toán lịch sử quốc kì đề làm người Việt yêu nước giải từ khi còn thơ trẻ để rồi về già lại cho ra đáp án là một cây tuyên truyền Sơn Tùng. Còn chuyện lá quốc kì ra đời trong hoàn cảnh nào, ở đâu, do ai sáng tác? “Tại sao đỏ, tại sao vàng, tại sao năm cánh sao?”… Và tại sao có những kẻ cố tình đẩy đưa chuyện này vào cõi u linh, mịt mờ nhằm đạt ý đồ gì thì vẫn còn là bài toán khó chưa có đáp án.
Ông bà xưa đã dạy: Càng học càng ngu. Ngu mỗ xin được bổ sung: Càng ngu càng phải học. Bài học vỡ lòng về lòng yêu nước, bài lịch sử quốc kì cờ đỏ sao vàng có ai đang học chăng xin cho mỗ học cùng, hy vọng một ngày đẹp trời nào đó, Ngu mỗ có thể giảng lại cho cháu mình rằng: Quốc kì nước Việt ta ý nghĩa như thế đấy, thiêng liêng như thế đấy, ông cháu ta tự hào được đứng thẳng, hãnh diện dưới ngọn quốc kì đỏ thắm có ngôi sao vàng năm cánh vì ta là người Việt Nam yêu nước, yêu quốc kì.
Hy vọng.
Tại sao không!
Nhưng bao giờ?

Ngu công nước Việt


 

 

Quan Lam Bao:

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CHUYỆN LỊCH SỬ QUỐC KÌ VÀ NGƯỜI YÊU NƯỚC

Vậy tại sao lịch sử Quốc kì cờ đỏ sao vàng lại tối tăm mù mịt như vậy trong khi đáng ra nó phải rõ ràng, minh bạch để làm bật lên ý nghĩa thiêng liêng đáng phải có của bài học vỡ lòng về truyền thống yêu nước, về ý thức trách nhiệm của con dân Việt đối với Tổ quốc, đối với Quốc kì? Và tại sao lại có chuyện NHT và hệ lụy của cái gọi là “tác giả quốc kì”của Sơn Tùng.

CHUYỆN LỊCH SỬ QUỐC KÌ VÀ NGƯỜI YÊU NƯỚC

 
Nếu như Ngu mỗ được hỏi thôn dân Việt ai là người yêu nước Việt xin giơ tay thì cứ dô chắc trăm phần trăm là giơ tay, thậm chí các quý vị “mặt to” còn giơ cả hai tay là đằng khác.

Ấy vậy mà nếu Ngu mỗ hỏi câu tiếp theo: Hỡi những thôn dân Việt yêu nước, ai là người biết về lịch sử quốc kì cờ đỏ sao vàng – hồn của dân tộc Việt – xin giơ tay! Không phải trăm phần trăm mà là trăm phần trăm cộng một (thêm Ngu mỗ) thú thật là chẳng biết gì cả.
Sao lạ vậy? Người Việt yêu nước Việt mà lại chẳng hiểu gì về hồn Việt vậy. Nói dại miệng với các bạn đã giương quốc kì, quấn quốc kì làm nên 9 cuộc biểu tình vừa qua nhé: Lỡ nó chính là vật để hậu thế Việt khạc nhổ vào đó thì hỏng bét. Nói dại miệng vậy thôi chứ cứ nhìn ba ngọn cờ ngạo nghễ trên đảo Gạc Ma năm 1988 cũng như hàng triệu đồng bào, chiến sĩ ta đã nguyện quốc kì bọc thây thì hẳn biết nó thiêng liêng vô giá đến độ nào. Họ chết rồi. Mà người chết là một trong hai loại người không bao giờ sai. Chỉ tiếc rằng họ đã khuất cả rồi! Người chết thì không biết nói, thành ra Ngu mỗ không thể hỏi việc họ đã hy sinh, đã lấy máu mình tô thắm ngọn quốc kì vì nó có ý nghĩa như thế nào đối với họ và liệu có phải chỉ có người chết mới hiểu được ý nghĩa quốc kì hay không chứ giờ Ngu mỗ tuổi đã xế tà mà vẫn không hiểu gì cả. Mấy chục năm trước dạy con về ý nghĩa quốc kì, bài học vỡ lòng làm người yêu nước chẳng có gì khác ngoài hai tiếng không biết là Ngu mỗ đã biết có một thế hệ người Việt không biết yêu nước Việt. Giờ đây, con của Ngu mỗ đang phải chuẩn bị trả lời câu hỏi này cho đứa cháu nội của Ngu mỗ sau mỗi thứ hai chào cờ đầu tuần ở trường tiểu học về nhà. Ngu mỗ đang lo lắm. Sự bất quá tam. Thế hệ Ngu mỗ là một, con Ngu mỗ là hai, cháu Ngu mỗ là ba mà bài học vỡ lòng về yêu nước không thuộc thì quả là nguy to. Không khéo thế hệ thứ tư trở thành thế hệ “thẻ xanh” thì còn gì là nước Việt hả trời!
Ngu mỗ phải dù trời sinh ra thế, không phải là kẻ say, người say thường không biết mình say chứ Ngu mỗ biết mình đích thực là người Việt yêu nước. Yêu nước có bao giờ là độc quyền của người khôn đâu! Nhưng yêu nước mà không hiểu tí ti gì về quốc kì thì trời sinh ra Ngu mỗ quả không lầm. Chỉ tức là gần ba chục xuân trước Ngu mỗ đã cố gắng học bài vỡ lòng yêu nước nhăm để trả lời thắc mắc của thằng con đầu cho đến tận bây giờ mà vẫn cứ u u mê mê, chẳng khôn lên được chút nào.
Mà không u mê làm sao được, quý thôn dân yêu nước cứ lên còm tra cứu thử xem. Từ năm 1981, NHT chuyện ra đời thì tác giả quốc kì được cho là NHT với giải thích ý nghĩa là “máu đỏ da vàng, năm cánh sao tượng trưng cho năm giai cấp sĩ – nông – công – thương – binh đoàn kết”; hoặc là “màu đỏ là màu cách mạng, năm cánh sao tượng trưng cho năm giai tầng xã hội sĩ – nông – công – thương – binh đoàn kết”, không thấy nói ý nghĩa màu vàng. Năm 2001, lại có cái đạo dụ mang số 1393 của một cơ quan cấp cung đình mà rằng “không có tài liệu nào chứng minh đồng chí NHT là người đã vẽ lá cờ tổ quốc”. Tháng 4/2005, cung đình chỉ dụ rằng: Nay triều đình phát động cuộc thi tìm hiểu “60 năm nước Việt”. Nay sức cho các phủ, châu, bộ, huyện tổ chức sao cho được rầm rộ, có gửi kèm theo bộ câu hỏi và đáp án cho tiện bề sử dụng. Có một phủ nọ nhận được chỉ dụ bèn tức tốc dâng sớ lên triều đình mà rằng: Dân bổn phủ đều biết tác giả quốc kì là ông Lê Quang Sô chứ không phải là NHT, có tư liệu, nhân chứng đủ cả. Vậy cấp báo triều đình cho chỉ dụ. Triều đình chỉ dụ mà rằng: Đối với câu tác giả quốc kì, người dự thi trả lời là Lê Quang Sô hay NHT đều được, đều chấm đủ số điểm của câu.
Khi bắt đầu có cái máy vi tính, các cơ quan cung đình thi nhau lập “quép” đặng kiếm tiền cũng đều đưa thông tin giải thích tác giả quốc kì là NHT rồi đến khoảng tháng 9/2008 lại lần lượt gỡ bỏ không thèm nói lí do.
Các trang giáo án điện tử của các bậc “lão sư” thì trang nào đi lề phải vẫn cứ tác giả quốc kì là NHT, trang nào đi nhằm “con lươn” giữa đường thì thòng “giả thuyết thứ nhất, giả thuyết thứ hai…”.
Bài giảng kiều vậy thì học sao cho nổi hả trời? Ngu mỗ tự nhận thấy mình học bài học vỡ lòng yêu nước kiểu này mà không hóa điên đã là may. Tạ ơn trời đất, tổ tiên độ trì! Mà khôn làm sao nổi khi mà càng học càng thấy như lạc vào mê cung vậy. Này nhé: Máu đỏ da vàng mà máu chảy hết ra bên ngoài da thì rõ ràng là không ổn rồi (sự không ổn này, năm 1945, Trần Văn Giàu, nghe đâu là một học trò hay một thủ hạ của ông Lê Quang Sô đã sửa lại thành cờ vàng sao đỏ năm cánh trong nỗ lực thực hiện tham vọng lập quốc Nam kì và xưng vương của mình. Tham vọng mất thành, Giàu bị triệu tập ra Việt Bắc quản thúc, cờ vàng sao đỏ chết yểu chỉ sau khi ra đời chưa đầy tháng, ngay khi Nam bộ kháng chiến nổ ra.). Năm cánh sao tượng trưng cho sĩ – nông – công – thương – binh đoàn kết cũng không ổn nốt, có mà té giếng thì có. Dân tộc Việt ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết một khối chống ngoại xâm thì hà cớ gì đất nước đang bị đô hộ lại chi khối đoàn kết đó ra làm năm mảnh rồi cất công kêu gọi “Hỡi sĩ – nông – công – thương – binh đoàn kết lại như sao vàng năm cánh”. Đó là chưa kể đố tránh khỏi có ngày năm “ông cánh” sẽ có ông so đọ là ông nào nằm ở vị trí nào; “ông” nào ngỏng cổ lên trời; “ông” nào cắm mặt xuống đất.
Riêng về chuyện “Tại sao năm cánh sao?” (TT). Và dự liệu bất đồng sẽ nảy sinh giữa năm “ông cánh”, ngày 7/8/2011, ngồi xem truyền hình trực tiếp quý thôn dân yêu nước chốn kinh kì biểu tình lần thứ chín, Ngu mỗ càng thêm nghĩ quẩn quanh chuyện năm cánh sao trên quốc kì. Này nhé: “Công” hiện nay liệu có phải là “công (an)”. Vậy ý nghĩa mới của năm cánh sao cần được giải thích lại là: Sĩ – nông – công (an) – thương – binh. Cũng chưa ổn vì Ngu mỗ còn thấy rất nhiều những thiếu (thiếu phụ, thiếu nữ, thiếu niên, thiếu nhi…), những bô (lão). Chẳng lẽ “tác giả quốc kì NHT” lại có dự liệu rằng xã hội ngày càng phát triển, các giai tầng xã hội mới phát sinh ngày càng nhiều thêm, ranh giới giữa các giai tầng xã hội ngày càng mờ nét nên ngôi sao trên nền quốc kì của NHT được xem như một đáp án mở cho mỗi giai đoạn nhằm điều chình phù hợp, kịp thời để không một ai, không một tầng lớp nào trong xã hội cảm thấy mình bị đặt ra ngoài sự nghiệp chung của dân tộc Việt. Ví dụ: Trước năm 1940, ngôi sao chỉ cần bốn cánh tượng trưng cho “nam - phụ - lão - ấu”. Đến khởi nghĩa Nam kì thì “sĩ – nông – công – thương – binh”, thêm một cánh nữa. Rồi thời của các “vệ út” 1946 “sĩ – nông – công - thiếu - thương – binh”, lại thêm một cánh nữa. Như vậy chẳng hóa dân tộc Việt thành dân Do Thái à? Rồi hiện nay liệu có nên sửa quốc kì thành sao vàng bảy cánh chưa để cho trọn vẹn “công – sĩ – nông – thiếu – bô – thương – binh”. Xin lỗi vì Ngu mỗ tạm xếp theo trật tự về số lượng thực tế tham gia 9 cuộc biểu tình vừa qua và công (an) lần nào cũng nhiều nhất.
Nhưng cái quan trọng nhất: Ai là tác giả quốc kì? Nếu căn cứ vào chỉ dụ của triều đình cho phủ nọ năm nước Việt thứ 60 kiểu A hay B đều được thì chẳng phải mấy chục triệu thôn dân nước Việt đều có thể là tác giả quốc kì hay sao? Mà không chừng cũng đúng vì có người Việt nào, cả những người đã khuất và những người đang sống, có người nào không sẵn lòng lấy máu mình tô thắm đỏ thêm hồn Việt đâu. Ngồi lẩn thẩn Ngu mỗ bèn gõ lên còm: “Không phải là tác giả quốc kì”. Trời ạ! Chỉ có đáp án duy nhất: “NHT không phải là tác giả quốc kì”.
Ngu mỗ học bài vỡ lòng về yêu nước ra kết quả như vậy đấy. Nhưng chẳng lẽ khi con cháu hỏi về quốc kì thì ta lại chua chát mà rằng: Khó lắm cháu ạ! Khó hơn cả làm “thẻ xanh” nữa.
Vậy tại sao lịch sử Quốc kì cờ đỏ sao vàng lại tối tăm mù mịt như vậy trong khi đáng ra nó phải rõ ràng, minh bạch để làm bật lên ý nghĩa thiêng liêng đáng phải có của bài học vỡ lòng về truyền thống yêu nước, về ý thức trách nhiệm của con dân Việt đối với Tổ quốc, đối với Quốc kì? Và tại sao lại có chuyện NHT và hệ lụy của cái gọi là “tác giả quốc kì”của Sơn Tùng. Đã mấy phen Ngu mỗ tính liều mình làm một cuộc phỏng vấn Sơn Tùng về vấn đề này nhưng rồi cứ nhớ hai lần đã nghe Sơn Tùng trả lời phỏng vấn với Tiền Phong tháng 5/2005 và Tuổi Trẻ tháng 11/2006 bèn thôi. Cả hai lần trả lời phỏng vấn này, cái giọng Sơn Tùng cứ trả bài đều đều đến buồn ngủ và hoàn toàn giống nhau thậm chí không sai đến mốt cái dấu phẩy. Thôi! Thêm lần thứ ba, một lần nữa phỏng có ích gì. Chi bằng dạo “quép” để tìm hiểu coi Sơn Tùng là ai? Sáng tác nhân vật NHT và cái gọi là “tác giả quốc kì” nhắm tới mục đích nào?
Vậy mà những “quép”, những “còm”, hết ngày dài rồi lại đêm thâu, Ngu mỗ cứ như kẻ lạc trong rừng rậm Phi châu, chẳng lượm lặt được tí tị gì hữu ích cả. Bứt rứt quá, một bữa nọ, Ngu mỗ chợt nhớ lại cái đận Viện Sử học mừng thọ 83 cho Minh Tranh (Khuất Duy Tiễn) ngày 25/3/1997, Văn Tạo có nhắc đến tên một cơ quan: Ban Biên tập Sự Thật. Thì ra là đây!
Năm nước Việt thứ 6, đại hội quần hồ (xin lỗi:quần hùng) lần thứ hai diễn ra ở trong rừng và lập kỉ lục về đại hội kéo dài nhất trong lịch sử các lần đại hội. Vận nước quá bộn bề chăng? Không phải. Chỉ biết rằng với năng lực thượng thừa cỡ sư phụ Nhạc Mất Quần, trong vòng nửa tuần trăng vừ dí, vừa trấn, Trùm Khu đã đạt được mục đích là chiếm đoạt ghế minh chủ. Võ lâm từ độ đó, trộm vía, gọi là Trùm Tổng Khu.
Rút kinh nghiệm từ thực tiễn đại hội 2, Trùm Tổng Khu nhận thấy nguy cơ những “thâm (đen) cung bí (kíp) sử” chốn hậu cung có thể có thể bị xì bất cứ lúc nào bèn giao nhiệm vụ bưng bít, trám trét… cho Ban Tuyên Truyền TW ( Ban Tuyên Giáo ngày nay là sự sáp nhập của 4 Ban hồi đó gồm Tuyên truyền, Huấn luyện, Khoa học, Giáo dục). Phần vì công tác đặc biệt, phấn vì vốn dĩ Trùm Tổng Khu đa nghi quá Tào Tháo, Trùm Tổng Khu không tin bất cứ ai bèn tự mình kiêm luôn chức trưởng ban đặc biệt này.
Vì là một ban đặc biệt nên được chăm bẵm bú mớm rất kỹ, ban này lớn nhanh tựa Phù đổng, có thời điểm người của ban đông gần bằng nửa nhân sự của cả triều đình.
Sang đầu năm 1952, Ban “dậy thì”. Mà nó đã “dậy thì” thì không nói ra mà ai cũng biết, nó mọc ra một cơ quan đặc biệt, mang cái tên không phải ai cũng biết: Ban Biên tập Sự Thật. Xin quý thôn dân Việt đừng nhầm với Nhà xuất bản Sự Thật khi đó chỉ là cơ quan in ấn, trị sự, phát hành sách báo, tài liệu của TW. Nhân sự của Ban Biên Tập Sự Thật lúc này có thể kể: Minh Tranh (Khuất Duy Tiễn) làm trưởng ban; Trần Huy Liệu (nổi tiếng vụ Bó đuốc sống); Từ Lâm (tên khác lá Lê Hy, Lã Vĩnh Lợi); Sơn Tùng (khi đó dùng tên khác là Nam Mộc);…
Đến khoảng giữa năm 1952, cũng trên nền tảng nhân sự của Ban Tuyên Truyền TW này, một cơ quan khác nữa được thành lập dưới tên gọi là Ban Sờ,Vờ Đờ (tức Sử, Địa, Văn) với Trần Huy Liệu (Trưởng ban); Minh Tranh (Bí thư chi bộ); Văn Tạo (biên tập sử); Lê Xuân Phương (biên tập địa); Nguyễn Đổng Chi (biên tập văn),…Trong số này có Lê Xuân Phương và Nguyễn Đổng Chi chưa phải đảng viên, về Ban này sau 1954 thuộc dạng tị nạn “thổ cải”.
Các cơ quan đặc biệt này, từng giai đoạn lịch sử, được biên chế là một bộ phận của các Ban TW khác nhau nhưng luôn được trao quy chế làm việc đặc biệt là nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Trùm Tổng Khu và báo cáo công tác cũng chỉ thực hiện báo cáo trực tiếp cho Trùm Tổng Khu.
Sau 1954, có được nửa vương quốc, hai Ban đặc biệt này lần lượt được sắp xếp lại thành: Hội đồng biên soạn Lịch sừ Đ; Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW; Nhà Xuấn bản Sự Thật (tổ chức lại); Báo Nhân Dân (tổ chức lại); Viện Sử học; Viện Văn học… để tiếp quản những gì Phú lãng sa bàn giao lại. Nhân sự của hai Ban về tiếp quản kinh kì được phân chia nắm giữ các vị trí then chốt của công tác biên soạn, tuyên truyền “lịch sử”, “sự thật” như: Minh Tranh (Giám đốc Nhà XB Sự Thật); Trần Huy Liệu (Phó Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW, Viện trưởng Viện Sự học); Văn Tạo (Viện trưởng Viện Sử học); Hà Huy Giáp (Phó Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW);…Các nhân sự khác diện “tài nông đức cạn” nhưng cúc cung tận tụy (như Sơn Tùng?) thì lê dép theo Trùm Tổng Khu về công tác ở Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW hoặc Hội đồng Biên soạn Lịch sử Đ.
 Không hiểu hai Ban này nắm giữ những “thâm (đen) cung bí (kíp) sử” ghê gớm đến mức nào mà hai chức Trưởng Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW và Chủ tịch Hội Đồng Biên soạn Lịch sử Đ., không dám giao cho ai mà phải tự tân nắm giữ cứ như mình là “thiên hạ đệ nhất giỏi sử” vậy. Chẳng thế mà sau “thổ cải”, Trùm Tổng Khu dù phải nghẹn ngào rời ghế tổng để chỉ còn là Trùm Khu nhưng hai chức trên vẫn không được giao cho nhười khác.
Cũng không hiểu là do nước Việt ta không có người thuộc sử, giỏi sử hay tại, bị, bởi vì đã nguyện “sống để biên soạn và tuyên truyền lịch sử cùng sự thật, chết quyết mang theo” mà sau này, khi Trùm Khu (Trời a! Ngu mỗ là dân lục tỉnh mà cứ phải nói hoài cái từ không muốn nói này) về với các cụ nhiều râu, hai cơ quan này cũng tạ thế (giải thể) theo.
Một chuyện nữa mà Ngu mỗ càng không hiểu, mà chắc mọi người cũng như Ngu mỗ cả thôi vì ví thử cho rằng hai Ban này quan trọng thế, đặc biệt thế phải do đức Tổng trực tiếp nắm giữ, khi tổng khác lên thay thì tổng cũ có trách nhiệm bàn giao lại. Đằng này Trùm Tổng Khu, hoặc sau này chỉ còn là Trùm Khu, nhất quyết “một tấc không đi, một li không rời…bí mật”, khư khư nắm giữ cho đến chết thì hẳn nó phải “kinh thiên động địa” lắm. Cứ thử quy nạp mà coi: Sơn Tùng có “tác giả quốc kỳ”; Trần Huy Liệu có “bó đuốc sống”;…Vậy cỡ trùm sẽ có gì?
Hiểu được Sơn Tùng rồi, Ngu mỗ À ra thế! Thảo nào Sơn Tùng bắt đầu “tìm hiểu” về lịch sử Quốc kì từ năm 1965 mà không thèm tìm đến các vị thủ lãnh Khởi nghĩa Nam kì đang tập kết ở đầy chốn kinh kì như: Nguyễn Văn Vịnh (Khu trưởng Khu 8, Trưởng Ban Thống Nhất TW); Ung Văn Khiêm (Bộ trưởng Nội vụ); Nguyễn Văn Hưởng (Bộ trưởng Y tế); Trần Văn giàu (kho tư liệu sống về lịch sử cách mạng Nam bộ)… hoặc các nhân chứng khác như: Trần Quang Lợi (Bí thư Huyện ủy Châu Thành-Mỹ Tho) đang cùng công tác ở Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW; Nguyễn Thị Thập (nguyên giao liên của một cán bộ cỡ cấp …huyện của Châu Thành-Mỹ Tho) … là những người đã tham gia Khởi nghĩa Nam kì 1940 ở huyện Châu thành - Mỹ Tho nơi cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện. Và đặc biệt nhất chính ông Lê Quang Sô – Thủ lãnh đích thực của Khởi nghĩa Nam kì tại Mỹ Tho, người đã phất lên ngọn cờ đỏ sao vàng hiệu triệu toàn thể nhân dân đứng dậy, cũng tập kết ở ngay chốn kinh kì. Nguyên do nào khiến Xuân Tùng phải chui vào rừng (lại vào rừng) miền Đông Nam bộ để gặp một ông Năm Thái nào đó mà chính Sơn Tùng cũng không trả lời được câu hỏi của phóng viên khi phỏng vấn: Ông Năm Thái là ai?
Tháng 12/2009 Tạp chí Hồn Việt đã có bài kêu lên “NHT không phải là tác giả quốc kì”.
Ngày 17/12/2009, tại hội thảo “Quan điểm văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận của HCM trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay” do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tp.HCM tổ chức tại T.78, một chức sắc tuyên giáo thành “quỷ” tp.HCM cũng đã tham luận mà rằng: “Ông Sơn Tùng có quyền hư cấu về nhân vật NHT trong tác phẩm văn học của mình, nhưng hư cấu một vần đề trọng đại là cho NHT trở thành tác giả là quốc kì – linh hồn của dân tộc, của đất nước thì quả là… liều”. Đoạn khác: “Trong tác phẩm văn học của mình, nhà văn Sơn Tùng đã xây dựng nên tất cả những suy nghĩ, trăn trở và cả “thao tác” vẽ cờ của NHT, sáng tác cả những bài thơ “giùm” cho NHT – là bài thơ “…Hỡi sĩ, nông, công, thương, binh. Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh…” mà sau này rất nhiều bài báo, tài liệu đã mặc nhiên công nhận là thơ NHT”.
Thế đấy. Cán bộ tuyên truyền của nước Việt ta giỏi thật. Suýt nữa Ngu mỗ đã trách lầm Sơn Tùng là “té giếng”. Chỉ cần mang danh là người chuyên viết về danh nhân cách mạng, nhân dịp tác giả đích thực của là quốc kì cờ đỏ sao vàng vừa mất thì kiếm tìm xem có ông bà danh nhân nào (có thật thì càng tốt, không có thật thì… bịa) phù hợp (phù hợp càng tốt, không phù hợp thì cũng… tuyên truyền ý mà) trám trét ngay vào chỗ thủng này. Đây rồi! NHT, từng theo học Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ngành gì? Không quan trọng. Mỹ thuật là bao trùm. Bản thảo trình lên Ban nghiên cứu… để Trùm Khu trực tiếp duyệt thì ba cái thằng biên tập nhà xuất bản Thanh niên có mà ăn gan rồng cũng đố dám biên tập lần nữa. Và cứ thế, cứ thế… mà tuyên truyền nhé! Đứa nào nói khác đi là chết với ông trùm đấy.
Chỉ tội nghiệp cho Ngu mỗ, nào có ngờ trời chẳng cho ông trùm được “vạn thọ vô cương”, rồi lại ra những quép những còm nên thông tin về lịch sử quốc kì giờ cứ kiểu “kẻ đâm ngang người chém ngược, làm cho con cháu nước Việt hồn kinh” (nhại văn tế cụ Đồ Chiểu) khiến bài toán lịch sử quốc kì đề làm người Việt yêu nước giải từ khi còn thơ trẻ để rồi về già lại cho ra đáp án là một cây tuyên truyền Sơn Tùng. Còn chuyện lá quốc kì ra đời trong hoàn cảnh nào, ở đâu, do ai sáng tác? “Tại sao đỏ, tại sao vàng, tại sao năm cánh sao?”… Và tại sao có những kẻ cố tình đẩy đưa chuyện này vào cõi u linh, mịt mờ nhằm đạt ý đồ gì thì vẫn còn là bài toán khó chưa có đáp án.
Ông bà xưa đã dạy: Càng học càng ngu. Ngu mỗ xin được bổ sung: Càng ngu càng phải học. Bài học vỡ lòng về lòng yêu nước, bài lịch sử quốc kì cờ đỏ sao vàng có ai đang học chăng xin cho mỗ học cùng, hy vọng một ngày đẹp trời nào đó, Ngu mỗ có thể giảng lại cho cháu mình rằng: Quốc kì nước Việt ta ý nghĩa như thế đấy, thiêng liêng như thế đấy, ông cháu ta tự hào được đứng thẳng, hãnh diện dưới ngọn quốc kì đỏ thắm có ngôi sao vàng năm cánh vì ta là người Việt Nam yêu nước, yêu quốc kì.
Hy vọng.
Tại sao không!
Nhưng bao giờ?

Ngu công nước Việt


 

 

Quan Lam Bao:

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm