Mỗi Ngày Một Chuyện
CHUYỆN NGÀY TÌNH NHÂN - CAO MỴ NHÂN
CHUYỆN NGÀY TÌNH NHÂN - CAO MỴ NHÂN
Mới
đó mà đã 1/4 thế kỷ, tôi tính theo tổng số thời gian, 25 năm, không tính theo
số thứ tự của lịch sách .
Tức
là tôi muốn kể lại chuyện tình của người bạn thân, ông ta nhận lãnh một phần thưởng vô cớ từ trên trời
rớt xuống vào năm thứ tư , thập niên cuối của thế kỷ vừa qua .
Khi
đó ông ta mới 55 tuổi. Lứa tuổi đẹp nhất của nam nhi, chưa già lắm, và tất
nhiên không còn trẻ trai như thanh niên qua mốc 21 bình thường trong thiên hạ .
Người
bạn này tôi quen từ quá lâu đời, khi tất cả thi nhau viết lách thời Văn Nghệ
Học Sinh xa xưa, ông với tôi cùng ưa làm thơ .
Chúng
tôi thân thiết nhau trong cái nghĩa thanh mai trúc mã, không thể đậm đà hơn, vì
cả hai đều có những suy nghĩ riêng, quan niệm sống riêng, và quan trọng nhất là
tâm tư tình cảm khác nhau một trời, một vực .
Từ
đó suy ra, chúng tôi không thể sống chung dưới một mái nhà, nếu gọi là thân
tình .
Khi
tôi từ VN qua Mỹ theo diện HO, ông ta đang ở với bà vợ thứ hai rưỡi, nghe nói
bạn tình của ông bạn tôi bấy giờ đang là chủ một cái shop gì đó, có nhà toạ lạc
tại bờ biển X. , sát bên thủ đô tị nạn Bolsa.
Cũng
phải nói sơ về tính nết bạn tôi, tất nhiên thì bản chất lang bạt kỳ hồ, ông ta
không thể dừng chân lâu ở chính 2 ngôi nhà đã nên cơ phận soái hạm cuộc đời .
Một
đàn con suýt soát chục đứa của 2 đại bản doanh nêu trên, ông ta vẫn chủ trương
" thân đâu là nhà, thích đâu là vợ"nên nếu phải chứng minh lòng chung
thuỷ của bậc làm chồng, làm cha, thì tạm nhìn vào hiện tượng thôi.
Buổi
tái ngộ ở quê người, tôi hỏi bạn tôi:
"
Ông khoẻ mạnh, yên ổn và thoải mái chứ ? "
Ông
thở hắt ra sau cử chỉ ném cái đầu thuốc lá không thơm mấy cuối cùng :
"
Hỏi tôi làm gì chuyện ấy, không thấy tôi đang tồn tại ở xứ người à? "
Chúng
tôi một dạo phải chung việc làm, tôi nhớ lại quá khứ trước 30-4-1975 ở Saigon,
tôi không biết bấy giờ ông vui hay buồn nữa .
Tôi
ở ngoài Trung, nên cũng chẳng theo dõi ông làm gì với cái tuổi còn rất đẹp mà
không xây dựng cuộc đời cho chững chạc hơn .
Một
lần từ Đà Nẵng vô Saigon công tác, phu nhân nhà văn
Y
nhắn tôi là bạn thân đó muốn gặp để thăm. Chị Y kể thêm chút chuyện vặt. Tôi
theo chị Y tới thiếu thất của ông bạn thân đương nêu thăm .
Buổi
đó gặp ông đang xum vầy với gia đình đệ nhị, cũng có vẻ thơ mộng lắm.
Tôi
chúc mừng hạnh phúc ông bà bạn tôi, còn chưa biết đó là bản doanh 1 hay 2 . Tôi
cũng chẳng quan tâm lắm, vì con đường riêng rẽ của chúng tôi đã cách xa trung
tâm thủa niên thiếu cũng một trời một vực như trong đoạn mở đầu .
Tôi
phải bươn chải ở xứ người, làm đủ việc " lao động " để tồn tại như
ông nói, và trực tiếp lo cho bầy con 4 đứa : một nửa ở Mỹ, một nửa còn kẹt ở
VN.
Mùa
Xuân đầu tiên tha hương, tôi chỉ ngơ ngác ngắm quý vị
"
đồng hương " ta suýt xoa mang cái cành mai vàng Mỹ, cánh nhỏ lăn tăn như
lá me, về chưng trong phòng khách làm Tết .
Có
việc gặp ông, tôi nghe ông nói khái quát là :
"
Bên Mỹ không
có Tết VN đâu, chẳng có gì lạ hơn tình nghĩa đồng hương, thế là tốt
rồi..."
Vài
tuần sau, tôi nhận được hộp quà từ Bưu điện chuyển tới .
Chiếc
hộp nhỏ, bọc giấy mầu xanh, nền giấy in những cánh hoa, và những trái tim nhỏ
xíu mầu hồng và tím hoa cà lợt...
Tên
ông nơi cái nhãn, TO: cho tôi.
Tôi
ngạc nhiên vì ngày nào mà chả thấy ông trên dọc phố Bolsa ấy chứ .
Năm
đó chưa phổ biến điện thoại cầm tay, tôi phải về nhà để phone, hỏi " cho
ra lẽ " tại sao ông bày đặt tặng quà cho tôi vào những ngày rất thường,
chẳng đúng lễ tết, hay kỷ niệm gì cả .
Ông
trả lời : " Để quen với không khí văn hoá Mỹ chứ ...
Mọi
người đang trao quà cho nhau ngày lễ Tình Nhân này . Ở đây người ta đang kỷ
niệm Valentine đầy đường kìa ..."
Tôi
có thấy ai đầy đường như ông ấy nói đâu...Lại còn Valentine là cái gì, rồi thì Tình Nhân là sao đây ?
Ngày
quá xa xưa, các cụ ta ở ngoài bắc còn kỵ 2 tiếng : " Tình Nhân ",
nghe như một trời tội lỗi bao phủ những thanh niên nam nữ, cả những đôi bạn
trung niên lỡ giá, vô phúc thương mến nhau cũng tắc trách rồi .
Không
có ai đứng cạnh tôi trong nhà, mà tôi cũng cảm thấy ngượng ngùng .
Nhưng
tôi đang sắp sửa bước vô ngưỡng cửa cao niên, nên đối với " khách quan
" , tôi vẫn có thể bắt lỗi .
"
Này ông à, ông cho tôi quà đó làm chi vậy ? Không đúng thể thức xã giao xưa nay
giữa ông với tôi đâu nha ..."
Ông
bạn tôi cười nức lên : " Tôi để trong hộp đó lá thư ngắn hỏi ý bạn, tôi có
nên tặng người phụ nữ tôi đang quen cũng gọi là thân, món quà đó " .
Tôi
muốn tặng cho ông bạn tôi một tiếng lóng bất lịch sự, nhưng đã lỡ làm việc xã
hội quá tải rồi, tôi nhẹ nhàng trả lời :
"
Ông X. Tôi mong ông tới nhận hộp quà này, về tặng cho vị phụ nữ ông vừa nói với
tôi ."
Món
quà đó đã về tay bạn tình đúng nghĩa của ông bạn tôi, và sự việc tặng quà cho
bạn thương yêu, thân thiết mà một phần dân tộc ta tha hương bên trời Âu Mỹ này,
đã thực sự thân quen cách nhìn, đã thấy thản nhiên, hồn nhiên chi lạ .
Không
ai trong chúng ta cảm thấy lạ lùng, e ngại cả trong vai người cho lẫn kẻ được nhận quà cáp ngày Valentine, có người còn bẽn lẽn khi nghe 2 chữ Tình
Nhân trong sáng , vô tình, vô hại nữa.
Phần
thêm câu chuyện kể: Từ đó ông bạn tôi còn được hưởng món quà quý giá như tôi
nêu ở đoạn kể đầu bài viết, là người bạn đời thứ 3,5 của ông thấm thoắt đã có
thể cùng ông mở tiệc mừng lễ bạc, mùa xuân tình nghĩa thứ 25 năm nay, vào dịp
Valentine này, do chuyện đã nhận hộp quà tôi trao lại.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CHUYỆN NGÀY TÌNH NHÂN - CAO MỴ NHÂN
CHUYỆN NGÀY TÌNH NHÂN - CAO MỴ NHÂN
Mới
đó mà đã 1/4 thế kỷ, tôi tính theo tổng số thời gian, 25 năm, không tính theo
số thứ tự của lịch sách .
Tức
là tôi muốn kể lại chuyện tình của người bạn thân, ông ta nhận lãnh một phần thưởng vô cớ từ trên trời
rớt xuống vào năm thứ tư , thập niên cuối của thế kỷ vừa qua .
Khi
đó ông ta mới 55 tuổi. Lứa tuổi đẹp nhất của nam nhi, chưa già lắm, và tất
nhiên không còn trẻ trai như thanh niên qua mốc 21 bình thường trong thiên hạ .
Người
bạn này tôi quen từ quá lâu đời, khi tất cả thi nhau viết lách thời Văn Nghệ
Học Sinh xa xưa, ông với tôi cùng ưa làm thơ .
Chúng
tôi thân thiết nhau trong cái nghĩa thanh mai trúc mã, không thể đậm đà hơn, vì
cả hai đều có những suy nghĩ riêng, quan niệm sống riêng, và quan trọng nhất là
tâm tư tình cảm khác nhau một trời, một vực .
Từ
đó suy ra, chúng tôi không thể sống chung dưới một mái nhà, nếu gọi là thân
tình .
Khi
tôi từ VN qua Mỹ theo diện HO, ông ta đang ở với bà vợ thứ hai rưỡi, nghe nói
bạn tình của ông bạn tôi bấy giờ đang là chủ một cái shop gì đó, có nhà toạ lạc
tại bờ biển X. , sát bên thủ đô tị nạn Bolsa.
Cũng
phải nói sơ về tính nết bạn tôi, tất nhiên thì bản chất lang bạt kỳ hồ, ông ta
không thể dừng chân lâu ở chính 2 ngôi nhà đã nên cơ phận soái hạm cuộc đời .
Một
đàn con suýt soát chục đứa của 2 đại bản doanh nêu trên, ông ta vẫn chủ trương
" thân đâu là nhà, thích đâu là vợ"nên nếu phải chứng minh lòng chung
thuỷ của bậc làm chồng, làm cha, thì tạm nhìn vào hiện tượng thôi.
Buổi
tái ngộ ở quê người, tôi hỏi bạn tôi:
"
Ông khoẻ mạnh, yên ổn và thoải mái chứ ? "
Ông
thở hắt ra sau cử chỉ ném cái đầu thuốc lá không thơm mấy cuối cùng :
"
Hỏi tôi làm gì chuyện ấy, không thấy tôi đang tồn tại ở xứ người à? "
Chúng
tôi một dạo phải chung việc làm, tôi nhớ lại quá khứ trước 30-4-1975 ở Saigon,
tôi không biết bấy giờ ông vui hay buồn nữa .
Tôi
ở ngoài Trung, nên cũng chẳng theo dõi ông làm gì với cái tuổi còn rất đẹp mà
không xây dựng cuộc đời cho chững chạc hơn .
Một
lần từ Đà Nẵng vô Saigon công tác, phu nhân nhà văn
Y
nhắn tôi là bạn thân đó muốn gặp để thăm. Chị Y kể thêm chút chuyện vặt. Tôi
theo chị Y tới thiếu thất của ông bạn thân đương nêu thăm .
Buổi
đó gặp ông đang xum vầy với gia đình đệ nhị, cũng có vẻ thơ mộng lắm.
Tôi
chúc mừng hạnh phúc ông bà bạn tôi, còn chưa biết đó là bản doanh 1 hay 2 . Tôi
cũng chẳng quan tâm lắm, vì con đường riêng rẽ của chúng tôi đã cách xa trung
tâm thủa niên thiếu cũng một trời một vực như trong đoạn mở đầu .
Tôi
phải bươn chải ở xứ người, làm đủ việc " lao động " để tồn tại như
ông nói, và trực tiếp lo cho bầy con 4 đứa : một nửa ở Mỹ, một nửa còn kẹt ở
VN.
Mùa
Xuân đầu tiên tha hương, tôi chỉ ngơ ngác ngắm quý vị
"
đồng hương " ta suýt xoa mang cái cành mai vàng Mỹ, cánh nhỏ lăn tăn như
lá me, về chưng trong phòng khách làm Tết .
Có
việc gặp ông, tôi nghe ông nói khái quát là :
"
Bên Mỹ không
có Tết VN đâu, chẳng có gì lạ hơn tình nghĩa đồng hương, thế là tốt
rồi..."
Vài
tuần sau, tôi nhận được hộp quà từ Bưu điện chuyển tới .
Chiếc
hộp nhỏ, bọc giấy mầu xanh, nền giấy in những cánh hoa, và những trái tim nhỏ
xíu mầu hồng và tím hoa cà lợt...
Tên
ông nơi cái nhãn, TO: cho tôi.
Tôi
ngạc nhiên vì ngày nào mà chả thấy ông trên dọc phố Bolsa ấy chứ .
Năm
đó chưa phổ biến điện thoại cầm tay, tôi phải về nhà để phone, hỏi " cho
ra lẽ " tại sao ông bày đặt tặng quà cho tôi vào những ngày rất thường,
chẳng đúng lễ tết, hay kỷ niệm gì cả .
Ông
trả lời : " Để quen với không khí văn hoá Mỹ chứ ...
Mọi
người đang trao quà cho nhau ngày lễ Tình Nhân này . Ở đây người ta đang kỷ
niệm Valentine đầy đường kìa ..."
Tôi
có thấy ai đầy đường như ông ấy nói đâu...Lại còn Valentine là cái gì, rồi thì Tình Nhân là sao đây ?
Ngày
quá xa xưa, các cụ ta ở ngoài bắc còn kỵ 2 tiếng : " Tình Nhân ",
nghe như một trời tội lỗi bao phủ những thanh niên nam nữ, cả những đôi bạn
trung niên lỡ giá, vô phúc thương mến nhau cũng tắc trách rồi .
Không
có ai đứng cạnh tôi trong nhà, mà tôi cũng cảm thấy ngượng ngùng .
Nhưng
tôi đang sắp sửa bước vô ngưỡng cửa cao niên, nên đối với " khách quan
" , tôi vẫn có thể bắt lỗi .
"
Này ông à, ông cho tôi quà đó làm chi vậy ? Không đúng thể thức xã giao xưa nay
giữa ông với tôi đâu nha ..."
Ông
bạn tôi cười nức lên : " Tôi để trong hộp đó lá thư ngắn hỏi ý bạn, tôi có
nên tặng người phụ nữ tôi đang quen cũng gọi là thân, món quà đó " .
Tôi
muốn tặng cho ông bạn tôi một tiếng lóng bất lịch sự, nhưng đã lỡ làm việc xã
hội quá tải rồi, tôi nhẹ nhàng trả lời :
"
Ông X. Tôi mong ông tới nhận hộp quà này, về tặng cho vị phụ nữ ông vừa nói với
tôi ."
Món
quà đó đã về tay bạn tình đúng nghĩa của ông bạn tôi, và sự việc tặng quà cho
bạn thương yêu, thân thiết mà một phần dân tộc ta tha hương bên trời Âu Mỹ này,
đã thực sự thân quen cách nhìn, đã thấy thản nhiên, hồn nhiên chi lạ .
Không
ai trong chúng ta cảm thấy lạ lùng, e ngại cả trong vai người cho lẫn kẻ được nhận quà cáp ngày Valentine, có người còn bẽn lẽn khi nghe 2 chữ Tình
Nhân trong sáng , vô tình, vô hại nữa.
Phần
thêm câu chuyện kể: Từ đó ông bạn tôi còn được hưởng món quà quý giá như tôi
nêu ở đoạn kể đầu bài viết, là người bạn đời thứ 3,5 của ông thấm thoắt đã có
thể cùng ông mở tiệc mừng lễ bạc, mùa xuân tình nghĩa thứ 25 năm nay, vào dịp
Valentine này, do chuyện đã nhận hộp quà tôi trao lại.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)