Di Sản Hồ Chí Minh

CHUYỆN XƯA - NAY MỚI NÓI : Gà của anh Hai - Nhật Tuấn

Ay chết, không phải con gà mắc cúm , bị giết hàng loạt, mà là gà nòi nuôi theo chế độ “săn sóc đặc biệt” mang đi chọi thiên hạ

Ay chết, không phải con gà mắc cúm , bị giết hàng loạt, mà là gà nòi nuôi theo chế độ “săn sóc đặc biệt” mang đi chọi thiên hạ. Xưa nay người ta vẫn  coi  miền Nam là đất “cải lương” và “đá banh”, các anh Hai suốt ngày cứ say xỉn “dzô, dzô”, đầu óc đâu mà kì cạch ngồi viết truyện ngắn với tiểu thuyết. Bởi thế mãi tới  nay, sau cụ “tiên chỉ “ Hồ Biểu Chánh - “Ngọn cỏ gió đùa” phóng tác theo “ Những người khốn khổ” của Victor Hugo ; chễm chệ ngồi chiếu trên tại đình làng văn học vẫn chỉ có nhà văn quá cố Bình Nguyên Lộc với “Rừng mắm” , và nhà  văn cũng quá cố Sơn Nam, “Hương rừng Cà Mâu”  một thời lần mò chùa chiền  Sàigòn viết sự tích sư trụ trì giúp bổn tự được Bộ văn hoá ghé mắt tới trao bằng “di tích xếp hạng” cho  đông khách thập phương lui tới mở rộng hòm công đức.
Một cây bút cao niên, dẫu không lên ti vi , sách báo nhiều  bằng Sơn Nam, lại ẩn dật ở Bến Tre nhưng vẫn được coi như linh hồn văn chương “Nam kỳ quốc”, nhà văn Trang Thế Hy, dẫu rằng “ chú Bẩy” vài ba năm mới lai rai  một bài.
Chiếu nhì giữa làng vẫn “đào kép cũ” – Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Đinh Quang Nhã, Lê văn Thảo…ham “bảo vệ Đảng” hơn cả sáng tác, văn chương cà kê , vòng vo chưa vượt được sư tổ Hồ Biểu Chánh. Nói cho ngay, hồi tết con gà, nhà văn Nguyễn Quang Sáng trình làng truyện ngắn “Con gà trống” được lên phim, tết con khỉ, lại có “ Con khỉ cô đơn” cũng lên phim, cả hai con gà và khỉ đều là vật nuôi hồi còn nằm rừng. Phim làm xong, chiếu cho coi cọp trên tivi mà chẳng mấy người xem.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế văn hoá, đi đầu cả nước, vậy mà món đặc sản “cải lương”, đầu tư tiền tỷ vẫn ế khách, còn “đá banh” thì “tan tác chim muông” bởi nạn bán độ khiến hai đội banh con cưng là Cảng Sàigòn, Công an TP HCM sập tiệm, mất phiên hiệu. Bởi vậy “văn chương” phải là trận địa,”tiến lên ta quyết tiến lên” vươn tới đỉnh cao, xứng danh thành phố mang tên Bác, vẻ vang thành đồng Tổ quốc, chứng minh “miền Nam đi trước về sau”.
 Mười năm trước, một cô gái Bến Tre xuất hiện trên văn đàn như một niềm hy vọng cho văn chương “người đằng mình” : nữ văn sĩ Trầm Hương. Sau vài cuốn sách tầm tầm, đài truyền hình TP HCM quyết định “đầu tư” cho “gà” viết kịch bản phim truyền hình nhiều tập “ Người đẹp Tây Đô” ca ngợi nữ tình báo viên cách mạng. Từ đó Trầm Hương được đưa về Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ chuyên khai thác đề tài “đội quân tóc dài”, được đi đào tạo đạo diễn , được kết nạp Hội nhà văn VN, lâu lâu ra sách lại được anh hùng Lê Thành Chơn, Giám đốc khách sạn Sàigòn, cũng là nhà văn, bảo trợ mở hội thảo lôi cả mấy anh nhà văn Bắc kỳ gạo cội tới cấp chứng chỉ “chất lượng cao”. Than ôi, được o bế như gà chọi vậy mà trời chẳng chiều, tới nay nữ văn sĩ Trầm Hương vẫn chưa cho ra được tác phẩm nào mang về cho quê ta một chiếc huy chương vàng ngoài danh hiệu Hội viên Hội nhà văn Trung ương.
May thay, cách nay vài năm, từ mãi miệt Cà Mâu, lại xuất hiện  cây bút mới, Nguyễn Ngọc Tư, cũng là một cô gái còn rất trẻ vừa xuất hiện đã trúng ngay một “ giải văn học tuổi 20 “ của Nhà xuất bản Trẻ : truyện ngắn “ Ngọn đèn không tắt”  viết về ông lão thường chống thuyền đi các nơi kể  gương đánh Mỹ ngày xưa. Một lần được mời lên huyện kể cho lớp thanh niên lên tinh thần “tiếp bước cha anh”, không may ông bị ốm. Thế là cô cháu gái, người vẫn nghe ông  đến thuộc lầu lầu, xung phong lên huyện thay ông kể chuyện . Những tấm gương  anh hùng liệt sĩ hy sinh cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước vậy là vẫn được truyền tụng  từ ông lão qua cô gái giống như “Ngọn đèn không tắt”  biểu trưng truyền thống cách mạng mãi mãi không bao giờ mất.
Lập tức báo chí TP Hồ Chí Minh xúm vào ca ngợi tài năng mới, nào dẫn chuyện gọn gàng, cắt cảnh chuyển lớp chính xác, tay nghề  sớm chững chạc. Thừa thắng xốc tới, Nguyễn Ngọc Tư liên tiếp cho ra một loạt truyện nữa, truyện nào cũng xoay quanh tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Các ông trùm văn chương miền Nam mừng rỡ, gà nòi đây rồi, đẻ còn hơn cả gà , nội dung tác phẩm vẫn tiếp bước cha anh mà nghệ thuật lại già giặn , khác hẳn mấy cây bút mới thế hệ A còng (@) miền Bắc, toàn viết chuyện lên giường, xuống giường lếu láo.
Từ đó Nguyễn Ngọc Tư được lăng xê như diều, ưu tiên tối đa, viết truyện nào, báo chí chộp in ngay truyện đó, trong vòng có 3 năm  xuất bản liền liền 4 tập truyện ngắn : Ngọn đèn không tắt, Ông ngoại, Giao thừa, Biển người mênh mông. Báo chí ca ngợi “ Nguyễn Ngọc Tư tuổi trẻ tài cao, viết dễ như ăn cháo” , chẳng bù cho mấy anh nhà văn già, cứ nằm vạ quanh Hội nhà văn ăn hết cả lộc nước mà năm này sang năm khác chẳng “đẻ” được ra  cái cóc khô gì.
Sách báo “lăng xê” chưa đã, Hãng phim truyền hình TP Hồ Chí Minh chuyển thể ngay truyện ngắn “ Diễn viên nghiệp dư” thành phim truyền hình nhiều tập. Truyện kể một đoàn làm phim xuống xã quay một phim tố cáo tội ác Mỹ Nguỵ. Một ông nông dân tên Bảy ngày xưa là du kích được  mời đóng vai…ác ôn, trong đó có cảnh hãm hiếp, bắn giết. Thế là đang sống yên lành, bà con chòm xóm quý mến, lại sắp lấy vợ lập tức ông Bảy bị mọi người xa lánh, tẩy chay,  ngay cả cô vợ sắp cưới cũng quay lưng đòi từ hôn báo hại ông đạo diễn phải ra sức giải thích đây chỉ là các cảnh trên phim, chú Bảy chỉ đóng vai “ác ôn” thôi chứ  vẫn là du kích ngày xưa.
Kết thúc phim là cảnh bà con chòm xóm tư tưởng đã thông suốt  lại đón nhận “ chú Bẩy” trở về với cộng đồng dân tộc , cô vợ sắp cưới lại vui vẻ chuẩn bị ôm hoa cùng chú đi tới phòng cưới.
Phim làm xong, chiếu “chùa” trên ti vi , người coi vẫn lác đác và rơi nhanh vào quên lãng. Tuy nhiên phim không hay là tại…đạo diễn, còn tác giả truyện ngắn “ Diễn viên nghiệp dư” , Nguyễn Ngọc Tư  vẫn cứ “đẻ” đều đều, năm nào cũng 5,6 truyện ngắn in trên các báo xuân, riêng  tết con khỉ y, Nguyễn Ngọc Tư than :” Tết này tôi chỉ in có…3 truyện ngắn , bạn bè tôi bảo năm nay con Tư "thất thu".
Một trong ba truyện ngắn đó in trang trọng trên số Tết Tạp chí Nhà văn của Hội nhà văn Việt Nam, nơi chỉ in toàn tác phẩm chọn lọc của các cây đa, cây đề, lớp trẻ ưu tiên có mỗi mình Nguyễn Ngọc Tư. Truyện lại kể về …một đoàn làm phim xuống xã, nhưng lần này không phải quay cảnh tố cáo tội ác Mỹ- Nguỵ mà kể lại gương anh dũng hy sinh của một nhà báo cách mạng. Người anh hùng ra đi để lại  cô vợ chưa cưới và  đứa con trong bụng mẹ. Đoàn làm phim đang ngón trớn bấm máy vo vo thì vấp ngay một trở lực : cô vợ chưa cưới của nhà báo liệt sĩ nay đã đi bước nữa khăng khăng không chịu tới đồi Gò Quao nơi chồng cũ hy sinh để đứng trước ống kính đóng lại tình xưa. Cô sợ ông chồng mới quá ghen, ghen đến đốt hết cả thư từ, kỷ vật của người đã chết. Thế là ông đạo diễn cùng bà con chòm xóm lại phải làm công tác tư tưởng cho cô và ông chồng mới thông suốt. Sau cùng cô chịu ra trước ống kính sướt mướt khóc chồng cũ làm ông chồng mới thương quá phải rút khăn tay lau nước mắt cho cô. Truyện viết như thế đăng số Tết “Tạp chí Nhà văn” là xứng đáng rồi.
Sáng ngày 13 tháng 1 năm 2004 vừa rồi,  Hội nhà văn Việt Nam tổ chức kết nạp Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn trẻ nhất Hội , sinh năm 1976. Nhân dịp này nhà báo phỏng vấn :
“Lại thêm một tin mừng đầu năm - Ngọc Tư vừa được kết nạp vào Hội Nhà văn, vậy giữa một "cây viết" Ngọc Tư trước đây và "nhà văn" Ngọc Tư hiện nay có gì khác?” .
Nhà văn trả lời :
Khác chứ, sẽ khác đôi chút, nhưng không phải là cách sống hay viết, mà chỉ là cái cảm giác khi viết, phải đắn đo hơn nữa, viết bậy bạ bạn bè cười  chết…”
Vậy là Nguyễn Ngọc Tư  sẽ vẫn sống và viết như  thế, dứt khoát không “bậy bạ” và còn đẻ dài dài các đứa con tinh thần, nối dài những “Hòn đất”, “ Người mẹ cầm súng, “ Trong vành đai diệt Mỹ” …Và có thể thấy trước con gà này khó mà bay  khỏi vòng tay o bế của anh Hai mà cất lên tiếng gáy của chính mình.
Nhưng may thay, chỉ vài năm sau, Nguyễn Ngọc Tư đã cho ra đời “Cánh đồng bất tận “ được nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn nhận xét :
là tiếng thét câm lặng, uất ức của hiện thực về số phận bi thảm của người nông dân miền Tây: bị bần cùng hóa, bị đẩy vào một “cánh đồng bất tận” của nghèo đói, áp bức và sự thờ ơ vô cảm của xã hội. Trên cái nền tương phản của vô tận sông nước và đồng lúa trù phú của miền Tây, những số phận nghèo khổ cứ phải trôi nổi, tưởng có thể tụ vào nhau rồi lại ly tán, để lại cho người đọc dư vị đắng cay của sự bất lực, cho dù ẩn sâu trong nó vẫn mêng mông chan chứa tình người”
Tất nhiên anh Hai nổi giận đùng đùng , đập bàn, quát tháo đòi trừng trị “con nhỏ hỗn láo “. Nhưng cái thời “đấu tố” Nhân Văn Giai phẩm đã qua rồi, gà của anh Hai đã ra khỏi chuồng và vẫn cất tiếng gáy đều đều chỉ chưa biết có còn “bất tận” như “cánh đồng” của cô không ???…

NT
http://nhattuan2011.blogspot.com/2014/10/chuyen-xua-nay-moi-noi-ky-111-ga-cua.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CHUYỆN XƯA - NAY MỚI NÓI : Gà của anh Hai - Nhật Tuấn

Ay chết, không phải con gà mắc cúm , bị giết hàng loạt, mà là gà nòi nuôi theo chế độ “săn sóc đặc biệt” mang đi chọi thiên hạ

Ay chết, không phải con gà mắc cúm , bị giết hàng loạt, mà là gà nòi nuôi theo chế độ “săn sóc đặc biệt” mang đi chọi thiên hạ. Xưa nay người ta vẫn  coi  miền Nam là đất “cải lương” và “đá banh”, các anh Hai suốt ngày cứ say xỉn “dzô, dzô”, đầu óc đâu mà kì cạch ngồi viết truyện ngắn với tiểu thuyết. Bởi thế mãi tới  nay, sau cụ “tiên chỉ “ Hồ Biểu Chánh - “Ngọn cỏ gió đùa” phóng tác theo “ Những người khốn khổ” của Victor Hugo ; chễm chệ ngồi chiếu trên tại đình làng văn học vẫn chỉ có nhà văn quá cố Bình Nguyên Lộc với “Rừng mắm” , và nhà  văn cũng quá cố Sơn Nam, “Hương rừng Cà Mâu”  một thời lần mò chùa chiền  Sàigòn viết sự tích sư trụ trì giúp bổn tự được Bộ văn hoá ghé mắt tới trao bằng “di tích xếp hạng” cho  đông khách thập phương lui tới mở rộng hòm công đức.
Một cây bút cao niên, dẫu không lên ti vi , sách báo nhiều  bằng Sơn Nam, lại ẩn dật ở Bến Tre nhưng vẫn được coi như linh hồn văn chương “Nam kỳ quốc”, nhà văn Trang Thế Hy, dẫu rằng “ chú Bẩy” vài ba năm mới lai rai  một bài.
Chiếu nhì giữa làng vẫn “đào kép cũ” – Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Đinh Quang Nhã, Lê văn Thảo…ham “bảo vệ Đảng” hơn cả sáng tác, văn chương cà kê , vòng vo chưa vượt được sư tổ Hồ Biểu Chánh. Nói cho ngay, hồi tết con gà, nhà văn Nguyễn Quang Sáng trình làng truyện ngắn “Con gà trống” được lên phim, tết con khỉ, lại có “ Con khỉ cô đơn” cũng lên phim, cả hai con gà và khỉ đều là vật nuôi hồi còn nằm rừng. Phim làm xong, chiếu cho coi cọp trên tivi mà chẳng mấy người xem.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế văn hoá, đi đầu cả nước, vậy mà món đặc sản “cải lương”, đầu tư tiền tỷ vẫn ế khách, còn “đá banh” thì “tan tác chim muông” bởi nạn bán độ khiến hai đội banh con cưng là Cảng Sàigòn, Công an TP HCM sập tiệm, mất phiên hiệu. Bởi vậy “văn chương” phải là trận địa,”tiến lên ta quyết tiến lên” vươn tới đỉnh cao, xứng danh thành phố mang tên Bác, vẻ vang thành đồng Tổ quốc, chứng minh “miền Nam đi trước về sau”.
 Mười năm trước, một cô gái Bến Tre xuất hiện trên văn đàn như một niềm hy vọng cho văn chương “người đằng mình” : nữ văn sĩ Trầm Hương. Sau vài cuốn sách tầm tầm, đài truyền hình TP HCM quyết định “đầu tư” cho “gà” viết kịch bản phim truyền hình nhiều tập “ Người đẹp Tây Đô” ca ngợi nữ tình báo viên cách mạng. Từ đó Trầm Hương được đưa về Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ chuyên khai thác đề tài “đội quân tóc dài”, được đi đào tạo đạo diễn , được kết nạp Hội nhà văn VN, lâu lâu ra sách lại được anh hùng Lê Thành Chơn, Giám đốc khách sạn Sàigòn, cũng là nhà văn, bảo trợ mở hội thảo lôi cả mấy anh nhà văn Bắc kỳ gạo cội tới cấp chứng chỉ “chất lượng cao”. Than ôi, được o bế như gà chọi vậy mà trời chẳng chiều, tới nay nữ văn sĩ Trầm Hương vẫn chưa cho ra được tác phẩm nào mang về cho quê ta một chiếc huy chương vàng ngoài danh hiệu Hội viên Hội nhà văn Trung ương.
May thay, cách nay vài năm, từ mãi miệt Cà Mâu, lại xuất hiện  cây bút mới, Nguyễn Ngọc Tư, cũng là một cô gái còn rất trẻ vừa xuất hiện đã trúng ngay một “ giải văn học tuổi 20 “ của Nhà xuất bản Trẻ : truyện ngắn “ Ngọn đèn không tắt”  viết về ông lão thường chống thuyền đi các nơi kể  gương đánh Mỹ ngày xưa. Một lần được mời lên huyện kể cho lớp thanh niên lên tinh thần “tiếp bước cha anh”, không may ông bị ốm. Thế là cô cháu gái, người vẫn nghe ông  đến thuộc lầu lầu, xung phong lên huyện thay ông kể chuyện . Những tấm gương  anh hùng liệt sĩ hy sinh cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước vậy là vẫn được truyền tụng  từ ông lão qua cô gái giống như “Ngọn đèn không tắt”  biểu trưng truyền thống cách mạng mãi mãi không bao giờ mất.
Lập tức báo chí TP Hồ Chí Minh xúm vào ca ngợi tài năng mới, nào dẫn chuyện gọn gàng, cắt cảnh chuyển lớp chính xác, tay nghề  sớm chững chạc. Thừa thắng xốc tới, Nguyễn Ngọc Tư liên tiếp cho ra một loạt truyện nữa, truyện nào cũng xoay quanh tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Các ông trùm văn chương miền Nam mừng rỡ, gà nòi đây rồi, đẻ còn hơn cả gà , nội dung tác phẩm vẫn tiếp bước cha anh mà nghệ thuật lại già giặn , khác hẳn mấy cây bút mới thế hệ A còng (@) miền Bắc, toàn viết chuyện lên giường, xuống giường lếu láo.
Từ đó Nguyễn Ngọc Tư được lăng xê như diều, ưu tiên tối đa, viết truyện nào, báo chí chộp in ngay truyện đó, trong vòng có 3 năm  xuất bản liền liền 4 tập truyện ngắn : Ngọn đèn không tắt, Ông ngoại, Giao thừa, Biển người mênh mông. Báo chí ca ngợi “ Nguyễn Ngọc Tư tuổi trẻ tài cao, viết dễ như ăn cháo” , chẳng bù cho mấy anh nhà văn già, cứ nằm vạ quanh Hội nhà văn ăn hết cả lộc nước mà năm này sang năm khác chẳng “đẻ” được ra  cái cóc khô gì.
Sách báo “lăng xê” chưa đã, Hãng phim truyền hình TP Hồ Chí Minh chuyển thể ngay truyện ngắn “ Diễn viên nghiệp dư” thành phim truyền hình nhiều tập. Truyện kể một đoàn làm phim xuống xã quay một phim tố cáo tội ác Mỹ Nguỵ. Một ông nông dân tên Bảy ngày xưa là du kích được  mời đóng vai…ác ôn, trong đó có cảnh hãm hiếp, bắn giết. Thế là đang sống yên lành, bà con chòm xóm quý mến, lại sắp lấy vợ lập tức ông Bảy bị mọi người xa lánh, tẩy chay,  ngay cả cô vợ sắp cưới cũng quay lưng đòi từ hôn báo hại ông đạo diễn phải ra sức giải thích đây chỉ là các cảnh trên phim, chú Bảy chỉ đóng vai “ác ôn” thôi chứ  vẫn là du kích ngày xưa.
Kết thúc phim là cảnh bà con chòm xóm tư tưởng đã thông suốt  lại đón nhận “ chú Bẩy” trở về với cộng đồng dân tộc , cô vợ sắp cưới lại vui vẻ chuẩn bị ôm hoa cùng chú đi tới phòng cưới.
Phim làm xong, chiếu “chùa” trên ti vi , người coi vẫn lác đác và rơi nhanh vào quên lãng. Tuy nhiên phim không hay là tại…đạo diễn, còn tác giả truyện ngắn “ Diễn viên nghiệp dư” , Nguyễn Ngọc Tư  vẫn cứ “đẻ” đều đều, năm nào cũng 5,6 truyện ngắn in trên các báo xuân, riêng  tết con khỉ y, Nguyễn Ngọc Tư than :” Tết này tôi chỉ in có…3 truyện ngắn , bạn bè tôi bảo năm nay con Tư "thất thu".
Một trong ba truyện ngắn đó in trang trọng trên số Tết Tạp chí Nhà văn của Hội nhà văn Việt Nam, nơi chỉ in toàn tác phẩm chọn lọc của các cây đa, cây đề, lớp trẻ ưu tiên có mỗi mình Nguyễn Ngọc Tư. Truyện lại kể về …một đoàn làm phim xuống xã, nhưng lần này không phải quay cảnh tố cáo tội ác Mỹ- Nguỵ mà kể lại gương anh dũng hy sinh của một nhà báo cách mạng. Người anh hùng ra đi để lại  cô vợ chưa cưới và  đứa con trong bụng mẹ. Đoàn làm phim đang ngón trớn bấm máy vo vo thì vấp ngay một trở lực : cô vợ chưa cưới của nhà báo liệt sĩ nay đã đi bước nữa khăng khăng không chịu tới đồi Gò Quao nơi chồng cũ hy sinh để đứng trước ống kính đóng lại tình xưa. Cô sợ ông chồng mới quá ghen, ghen đến đốt hết cả thư từ, kỷ vật của người đã chết. Thế là ông đạo diễn cùng bà con chòm xóm lại phải làm công tác tư tưởng cho cô và ông chồng mới thông suốt. Sau cùng cô chịu ra trước ống kính sướt mướt khóc chồng cũ làm ông chồng mới thương quá phải rút khăn tay lau nước mắt cho cô. Truyện viết như thế đăng số Tết “Tạp chí Nhà văn” là xứng đáng rồi.
Sáng ngày 13 tháng 1 năm 2004 vừa rồi,  Hội nhà văn Việt Nam tổ chức kết nạp Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn trẻ nhất Hội , sinh năm 1976. Nhân dịp này nhà báo phỏng vấn :
“Lại thêm một tin mừng đầu năm - Ngọc Tư vừa được kết nạp vào Hội Nhà văn, vậy giữa một "cây viết" Ngọc Tư trước đây và "nhà văn" Ngọc Tư hiện nay có gì khác?” .
Nhà văn trả lời :
Khác chứ, sẽ khác đôi chút, nhưng không phải là cách sống hay viết, mà chỉ là cái cảm giác khi viết, phải đắn đo hơn nữa, viết bậy bạ bạn bè cười  chết…”
Vậy là Nguyễn Ngọc Tư  sẽ vẫn sống và viết như  thế, dứt khoát không “bậy bạ” và còn đẻ dài dài các đứa con tinh thần, nối dài những “Hòn đất”, “ Người mẹ cầm súng, “ Trong vành đai diệt Mỹ” …Và có thể thấy trước con gà này khó mà bay  khỏi vòng tay o bế của anh Hai mà cất lên tiếng gáy của chính mình.
Nhưng may thay, chỉ vài năm sau, Nguyễn Ngọc Tư đã cho ra đời “Cánh đồng bất tận “ được nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn nhận xét :
là tiếng thét câm lặng, uất ức của hiện thực về số phận bi thảm của người nông dân miền Tây: bị bần cùng hóa, bị đẩy vào một “cánh đồng bất tận” của nghèo đói, áp bức và sự thờ ơ vô cảm của xã hội. Trên cái nền tương phản của vô tận sông nước và đồng lúa trù phú của miền Tây, những số phận nghèo khổ cứ phải trôi nổi, tưởng có thể tụ vào nhau rồi lại ly tán, để lại cho người đọc dư vị đắng cay của sự bất lực, cho dù ẩn sâu trong nó vẫn mêng mông chan chứa tình người”
Tất nhiên anh Hai nổi giận đùng đùng , đập bàn, quát tháo đòi trừng trị “con nhỏ hỗn láo “. Nhưng cái thời “đấu tố” Nhân Văn Giai phẩm đã qua rồi, gà của anh Hai đã ra khỏi chuồng và vẫn cất tiếng gáy đều đều chỉ chưa biết có còn “bất tận” như “cánh đồng” của cô không ???…

NT
http://nhattuan2011.blogspot.com/2014/10/chuyen-xua-nay-moi-noi-ky-111-ga-cua.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm