Quán Bên Đường

CTY, CHO TÌNH YÊU

Năm đó, 1969, tôi 17, tâm hồn bắt đầu biết rạo rực, một niềm rạo rực vô cùng thầm kín, và bâng quơ, so với những cô gái Việt Nam 17 đang sống quanh tôi tại Cựu Kim Sơn. Họ biết rất rõ họ muốn gì, chứ không rạo rực bâng quơ như tôi ngày đó.
Tôi quá giang chiếc C 123 của không quân Việt Nam cùng với nhiều thân nhân quân nhân khác từ Đà Nẵng vào Quảng Ngãi. Máy bay đáp lúc 3 giờ chiều; tôi xách hành lý ra trước hiên trạm hàng không, ngồi chờ.
 Tuần trước tôi đã viết thơ cho Hạnh, cô bạn thân học cùng lớp, nhờ Hạnh nói với anh Doanh, anh ruột Hạnh, đón tôi.
Tôi phải nhờ anh Doanh đón, vì người dân sự ra vào phi trường khá khó khăn, Doanh là một trung úy.
Năm đó, 1969, tôi 17, tâm hồn bắt đầu biết rạo rực, một niềm rạo rực vô cùng thầm kín, và bâng quơ, so với những cô gái Việt Nam 17 đang sống quanh tôi tại Cựu Kim Sơn. Họ biết rất rõ họ muốn gì, chứ không rạo rực bâng quơ như tôi ngày đó. Có thể đây là một thiệt thòi cho giới trẻ, vì rạo rực bâng quơ là cảm giác thơ mộng, dễ thương lắm, ít nhất đôi với tôi.
Tôi không đem việc các cô lái xe, gọi điện thoại cell, ấn định rõ rệt ngày, giờ, địa điểm họ cần gặp ai, so với việc tôi phải viết thơ cho một người bạn chỉ sống cách tôi hơn trăm cây số, nhờ một người khác đón tôi, thơ chưa hồi âm, việc được đón không có gì bảo đảm, và tôi cứ ngồi đây chờ ông anh của bạn không biết có tới đón mình không.
Bên Mỹ này con, em tôi quyết định mọi việc sắp tới. Chúng chủ động ngày mai, chúng biết cuối tuần chúng đi ăn ở đâu, và sang năm, vào đại học sẽ chọn trường nào, chuyên khoa nào. Trong lúc tôi khiếp đảm, run sợ, mà cũng vô cùng háo hức với cuộc đi “vào đời” chỉ cách nhà có hơn trăm cây số. Hạnh và tôi cùng học trường Sao Mai, Đà Nẵng, và cả hai đứa chúng tôi cùng “tốt nghiệp” trung học, cùng có bằng tú kép. Trung học chỉ là trình độ cưỡng bách học vấn tại đây, nhưng bên nhà, và vào thời tôi vừa lớn thì sau 12 năm đèn sách, học xong chương trình trung học, các cô tú như chúng tôi có quyền ngấm nghé một chân công chức, và các cậu tú có bổn phận xếp bút nghiên vào Thủ Đức.
Hết trung học là đến ngã rẽ cuộc đời của những thanh niên, thiếu nữ một quốc gia chiến tranh. Hạnh về Quảng Ngãithăm cha mẹ và chờ quyết định của gia đình xem có vào Saigon tiếp tục đại học không, hay thi nhập một ngành nào đó làm công chức chính phủ, rồi lấy chồng.
Tôi cũng chưa có một ý niệm nào rõ rệt cả. Trong mấy tháng hè chờ đợi, tôi vào Quảng Ngãi, theo lệnh mẹ, để đi thăm bố. Từ hai tháng nay bố không tin tức gì về gia đình. Mẹ tôi chỉ nói là bố vắng tin, nhưng giọng mẹ lo lắng một họa kiếp khiếp đảm, không dám nói, sợ chính miệng mình thốt ra điều gở. Tôi lãnh công tác trọng đại đi thăm bố. Đơn vị bố tôi không nằm ngay thị xã Quảng Ngãi, mà trấn đóng sâu 40 cây số vào hướng Trường Sơn, trên một ngọn đồi nhỏ. gọi là Núi Sập –Núi Sập của Trường Sơn, chứ không phải Núi Sập của vùng Bẩy Núi, Châu Đốc.
Tất cả những chi tiết địa lý này tôi chỉ đọc trong những là thơ trước bố tôi gởi về gia đình. Núi Sập ở đâu đó trong vùng rừng núi âm u, cặp mắt tôi đang lo ngại nhìn vào.
Cuộc “phiêu lưu” của tôi, ngắn bằng cái trip cuối tuần của trẻ con ở đây, và bắt đầu bằng … chờ một người đàn ông tôi hẹn, nhưng hò hẹn không được xác nhận. Một chiếc xe jeep xuất hiện ngoài cổng trại; tôi lại bắt đầu hy vọng sau bốn lần thất vọng vì người lái những chiếc xe trước không tìm tôi.
Xe ngừng một phút trước trạm gác cho những thủ tục an ninh cần thiết, rồi xe chạy về phía tôi, chạy chậm hơn trong lúc nhịp tim tôi đập nhanh hơn. Lần này tôi không mừng hụt, người lái xe chính là người đàn ông tôi chờ. Anh thắng xe, nhẩy xuống, vẻ mặt, thái độ vui như tết giữa khói lửa chiến tranh và bụi đất phi trường.
“Cô bé mắt hột nhãn,” Doanh thét lớn như gặp người tình. Chắc anh đã ôm ghì lấy tôi nếu nửa triệu quân Mỹ đang ở Việt Nam không quên đem vào xứ sở rách nát chiến chinh của tôi những cái hug rất dễ thương của Huê Kỳ.
Xin nói ngay tôi với Doanh không có một liên hệ tình cảm nào cả; Doanh chỉ là anh của Hạnh, bạn tôi. Nhưng Doanh là một người lính, một trong những người tôi đã gặp, đã thấy rất dễ mến, chưa kịp nói những tiếng mến thương thì đã phải đứng tần ngần khóc trước di ảnh của họ đặt trên một chiếc quan tài phủ quốc kỳ.
Tôi đang “chụp ảnh” tâm trạng yêu lính của những cô nữ sinh nhỏ bé chúng tôi trong những năm cuối thập niên 1960, và đầu thập niên 1970. Tôi chưa yêu Doanh, nhưng tôi sẵn sàng yêu anh, chỉ vì anh là lính, là hình ảnh đẹp nhất, nhưng cũng mong manh nhất trước mắt tôi.
Anh đứng đó, sừng sững, uy phong, nhưng anh cũng sẽ đi đó, ngàn trùng vĩnh biệt. Có người nhận xét tình cảm của chúng tôi là “yêu vội”, hai chữ diễn tả được một phần cảm xúc của chúng tôi. Chúng tôi yêu những tấm ảnh tuyệt đẹp, nhưng có đó, mất đó. Người lính 25 hay 30, mắt sáng long lanh, miệng cười tươi rói, sẵn sàng chết bất cứ lúc nào, và sẵn sàng yêu dù không nhìn thấy ngày mai chung sống với người anh yêu.
Có dạo, người ta chỉ trích phong trào CTY của học sinh một trường nữ trung học. CTY là “cho” hay “chờ tình yêu”?
Tôi không dám nói ra miệng, nhưng tâm trạng của tôi lúc đó là chờ và sẵn sàng cho.
“Hạnh nó chờ em ở nhà,” Doanh bảo tôi. Người lính Doanh chưa làm tôi xúc động, có lẽ vì Hạnh; tôi quen coi anh như anh tôi, có lẽ bắt chước tình cảm của bạn. Nhưng bắt chước lâu cũng tạo thành những nếp ấn định. Đưa tôi về nhà, anh bảo tôi, bảo Hạnh, “Hai cô đi chơi loanh quanh đâu đó, anh phải vào trại. Chiều về anh chở đi ăn mì Quảng.
“Đi chơi đâu đó” là đi ăn kem Thu Bồn. Trẻ con bây giờ không bao giờ còn biết cái đẹp, cái sang cả rất âu mỹ của tiệm kem trong một thành phố nhỏ. Tại Quảng Ngãi 1967, tiệm kem là hình ảnh của những người lính Mỹ không biết ăn mì Quảng, nhưng biết ăn kem.
Hạnh đèo tôi bằng velosolex xuống phố, vào tiệm kem Thu Bồn, ngồi ăn kem 3 mầu và nghe nhạc từ dàn stereo “gồ ghề” nhất phố, và có thể nhất tỉnh nữa. Trong quán đã có 2 bàn khách lính. Trên bàn ly chai lổng chổng, chứng tỏ họ đã ngồi đây từ lâu. Cô tiếp viên đến bàn tôi nhận order. “Ông thiếu úy bàn bên kia xin hai cô cho ổng được mời món các cô sắp gọi,” cô nói với chúng tôi.
“Mời” có nghĩa là đài thọ tiền kem cho chúng tôi. “Ngổ ngáo quá,” Hạnh lắc đầu bảo tôi.
“Nhưng mình cũng đừng bốp chát, để mày có dịp hỏi thăm tin tức bác.” Tôi thông cảm lối làm quen mà Hạnh chê là ngổ ngáo: anh thiếu úy ngồi bàn bên kia chỉ có 15 phút, thời gian chúng tôi ăn xong một ly kem, nghe hai bản nhạc, –nhạc ngày ấy là nhạc lính, là Nhật Trường.
Sau đó anh đi hành quân, tôi về nhà Hạnh, không bao giờ có dịp gặp nhau lần nữa. Tôi thông cảm chấp nhận lối làm quen không mấy lịch sự, nhưng Hạnh thực tế hơn, muốn xử dụng anh thiếu úy giúp tôi tin tức về ba tôi; nó bảo cô tiếp viên,
“Xin cô nói với thiếu úy, chị em chúng tôi mời ổng qua bàn chúng tôi ăn kem.”
Cô tiếp viên qua bàn bên kia đóng vai trò con thoi bưu tín. Nhiều tiếng cười khúc khích; có anh nói,
“Thiếu úy trúng số rồi.”
Một thanh niên đứng dậy; anh khoảng 23, 24 tuổi, dáng dong dỏng cao, ngực áo gắn một cánh hoa mai vàng nho nhỏ. Tôi thấy anh chàng cũng thuộc loại beau trai.
“Tôi là Lập,” Beau tự giới thiệu.
”Xn chào hai cô.”
 “Xin mời ông ngồi với chúng tôi vài phút,”  ạnh nói.
“Tôi là Hạnh, cư dân tại đây, bạn tôi là Hương, mới từ Đà Nẵng vào. Hương có việc muốn hỏi thăm ông.”
Lập kéo ghế ngồi rất tự nhiên, rồi nhìn tôi,
“Xin cô cho biết cô muốn hỏi thăm điều gì?”
“Tôi đi thăm ba tôi,” tôi lúng túng nói.
“Ba tôi đóng trong Núi Sập.”
Lập reo lên,
“Cô đang đối diện với Núi Sập đây. Chúng tôi ra ngoài này công tác.” Anh hỏi tới,
“Ba  cô  tên gì??”
 “Dạ, ba tôi tên Cảnh,” Tôi mừng rỡ đáp.
“Trung úy Cảnh?” Tếng Lập lớn đến mức cả tiệm cùng nghe. Anh còn cất giọng lớn hơn nữa,
“Huy, em ra xe gọi máy mời bố Cảnh nói chuyện với anh.”
Huy, một trong những người lính ngồi bàn bên kia, đứng dạy đi ra chiếc Dodge 4x 4, một loại xe pick up cỡ trung của hãng Dodge cung cấp cho quân đội Hoa Kỳ. Lập ngồi nói chuyện với chúng tôi nhưng mắt anh nhìn ra cửa chờ người lính truyền tin nối liên lạc với đơn vị. Tôi mừng rơn.
“Mời thiếu úy dùng kem,” tôi nói.
“Cảm ơn cô,” anh đáp nhưng không gọi món gì, mắt vẫn nhìn ra xe.
“Có rồi, thiếu úy ơi,” Huy gọi.
“Cô ra nói chuyện với ba cô,” Lập vừa đi vừa bảo tôi. Cả Hạnh và tôi theo anh ra xe.
“Bố Cảnh ơi,” Lập nói trong máy.
“Con bắt được con gái nàng Hương của bố rồi.”
“Mày nói gì?”
“Con đòi bố chuộc, con mới đưa cô Hương vào thăm bố,” Lập vẫn đùa giỡn.
“Mày nói giỡn, hay mày nói chơi?” giọng ba tôi hỏi. Lập bóp ống nói đưa vào miệng tôi,
“Em trả lời bố đi.”
“Con nè ba, má biểu con đi thăm ba,” tôi cảm động vì được nói chuyện trực tiếp với bố.
“Tốt lắm. Con đi chợ mua đồ ăn, tối nay mình đãi tiệc mừng con vào thăm ba.”
Tôi mừng rơn; Lập nói,
“Em đi chợ đi, anh ở đây chờ rồi đưa em vào Núi.” Hạnh đèo tôi ra chợ.
“Anh chàng xung phong ngay, không để mất một phút nào hết; ‘anh anh, em em,’ sát sàn sạt.”
Tôi cười bảo bạn,
“Lính mà em.”
 “Tao truyền đời cho mi biết, có thân thì giữ,” Hạnh lên mặt chị hai dạy tôi.
“Vào Núi Sập là đi vào miệng cọp đó nghen em.” Nó thừa biết cái tâm trạng của những thiếu nữ 17 không sợ cọp, coi cọp dễ thương như con mèo. Hơn nữa trong Núi Sập tôi còn có bố tôi.
Đường vào Núi Sập hang lỗ đúng như một ổ ong; Lập lái xe như đánh vật, lấy tôi đa sang một bên đê tránh một miệng đường đào, rồi lại nhanh nhẹn lấy ngược trở lại để tránh một mô đất chưa kịp bang cho băng. Nhưng anh vẫn vui như tết, tôi ngồi cạnh anh trên cái ghế có nệm mà một quân nhân đã nhường cho tôi sau câu nói,
“Cô mà ngồi băng cây phía sau thì về đến Núi chỉ còn nước bò chứ không đi nổi nữa.”
Anh nói đúng; cái xe nhồi và lắc như chiếc thuyền con trên mặt biển cả. Chạy vài cây số Lập lại ngừng để “vớt” một người lính mà buổi sáng lúc đi, anh đã bỏ lại với nhiệm vụ nằm đường. Một anh chỉ vào bụi rậm báo cáo với Lập,
“Em thịt hai chú, bỏ trỏng, tước khẩu AK này, bỏ trái mìn bầu lại cho tụi nó.”
Lập vẫy tay ra dấu bảo anh leo lên xe. Tôi hơi lạ, không hiểu anh có nghe mấy chữ “em thịt hai chú, bỏ trỏng” không. Tôi định bụng sẽ hỏi anh về cách anh đối xử với hai cái xác còn bỏ nằm trong bụi, thì anh đã hỏi tôi,
“Tối nay em nấu món gì?”
 “Em mua bò bắp, thịt nạm để nấu bún bò Huế,” tôi đáp.
“Em mua đủ rau, giá, ớt; để anh ăn rồi phê bình tài gia chánh của em.”
“Khỏi cần nếm cũng biết em nấu ăn ngon rồi,” Lập bắt đầu mở máy tán.
“Em nấu cơm khét anh vẫn thấy là thơm.”
Tôi vẫn băn khoăn tự hỏi không biết Lập có nghe sót câu báo cáo về hai xác chết nằm trong bụi không. Chiếc Dodge 4x 4 vẫn trồi xụp, bềnh bồng trôi về Núi Sập. NHƯNG CỌP NÚI SẬP không phải là Lập như Hạnh nghi oan cho anh, mà là Nghĩa, người đại đội trưởng đang hùng cứ đỉnh núi này. Tôi chỉ thấy lưng anh; anh quay mặt về hướng Trường Sơn, hướng mặt trời đang lặn, mắt gắn vào ống viễn vọng. Bỏ ống nhìn xuống, anh cầm ống nói lên,
“Anh ném một quả khói xuống địa điểm đó để tôi thấy rõ hơn,” Anh nói chuyện với một “bà đầm già” đang vè vè trên mây. “Bà đầm già” uốn éo lượn một vòng làm duyên rồi tôi thấy một cột khói màu vàng bốc lên từ góc rừng đang đổi màu xanh đậm thành mầu đen vì nắng tắt. Nghĩa chăm chú theo dõi cột khói bằng ống dòm, mắt không nhìn thấy những gì quanh anh, tay đưa ống nói về phía một quân nhân truyền tin, miệng nói nho nhỏ, “tiểu khu”.
Anh quân nhân này theo dõi biến chuyển và hiểu ý cấp chỉ huy, đỡ ống nói của máy liên lạc với không quân từ tay Nghĩa và nhét vào tay anh một ống nói khác để anh liên lạc với tiểu khu Quảng Ngãi.
“Anh bắn trái khói vào hai cây số tây của tọa độ H.,” Nghĩa nói với một người “khuất mặt” khác. Ngôn ngữ ngộ nghĩnh và thái độ mê mải của anh chinh phục tôi, một cô tú 17. Tôi thấy anh vô cùng “anh hùng”, mặc dù anh chỉ đứng đó, chưa gánh chịu một nguy hiểm nào cả; tôi cũng thấy anh tháo vát, tài giỏi, mặc dù tất cả những gì anh làm chỉ là talk. Quả khói anh gọi bay đến, không nghe tiếng nổ, nhưng thấy một cột khói đen mọc lên cạnh cột khói vàng. “Tốt lắm,” anh nói.
“Phải 300 thước, bắn hiệu quả.”
Đại bác nổ đùng đùng theo lệnh anh, và anh trở thành oai hơn trước mắt tôi. Anh vẫn theo dõi cuộc đánh pháo, ra lệnh bắn thêm một đợt nữa trước khi hài lòng, bảo những người pháo thủ yểm trợ căn cứ Núi Sập, “Tối nay, chuẩn bị trên hai mục tiêu A và B.” Tôi không biết A và B là ở đâu, nhưng nét khẩn trương trên mặt ba tôi bảo tôi hai điểm này phải gần Núi Sập hơn là H, mục tiêu tôi vừa chứng kiến Nghĩa đánh pháo. Anh quay lại, có vẻ muốn sai phái ai đó làm việc gì đó, nhưng khựng lại khi thấy tôi.
“Thưa Đại Úy, đây là Hương, con gái tôi,” bố tôi giới thiệu.
“Chào cô Hương,” Nghĩa bảo tôi. Anh đứng cách tôi khoảng 4 thước mà cặp mắt anh đã “nuốt sống” cơ thể tôi. Cái nhìn “khám phá” vuốt ve tôi từ “mái tóc đến bàn chân.” Tôi nghe hơi thở ngắn hơn, tim nhói lên nhè nhẹ.
“Cô đến làm đẹp cho ngọn Núi Sập này, chúng tôi cảm ơn cô nhiều lắm,” anh tán tỉnh bóng bẩy.
“Tôi chỉ mong Việt Cộng biết điều không làm cô sợ tối nay.” Quay lại Lập anh bảo,
“Lấy một trung đội, chia làm 3 toán, gài mìn hết 3 con đường mòn đưa vào chân núi. Gài xong, cho mỗi tiểu đội đóng thành hai chốt ngay tại địa điểm gài mìn. Không khai thác thành quả mìn nổ, chỉ nổ súng đánh lực lượng kế tiếp nếu chúng còn tiến đến. Lập kéo hai gót chân gõ vào nhau, chào tay, miệng nói “tuân lệnh;”
Tôi nghĩ đó là hình thức sinh hoạt thường ngày trong quân ngũ, nhưng vẫn thầm nể sự minh bạch và kiến hiệu của họ. Anh “đằng sau quay” rồi chạy nhanh về phía căn trại miệng quát khẩu lệnh, “trung đội 2 tập họp tác chiến.” Từ những túp lều quanh đó, nhiều quân nhân súng ống, mũ sắt, túi đeo lưng, chạy nhanh ra sân cờ. Nghĩa bảo bố tôi,
“Tôi nay bố ngủ trên văn phòng cho rộng. Đổi hầm của bố cho tôi.” Anh cũng gọi bố tôi bằng bố, có vẻ lối xưng hô đã có từ trước khi anh biết tôi. Nhưng anh vẫn nhìn tôi, cái nhìn gằn mạnh chữ “bố”; tôi thu vạt áo dài vào sát hơn, vì cảm tưởng nó không còn che đậy cơ thể tôi nữa. Lập bước lại,
“Trình đại úy, trung đội sẵn sàng.”
“Tốt lắm. Không liên lạc truyền tin, trừ khi tôi gọi anh.”
“Tuân lệnh.” Lập lại “đằng sau quay”, nhưng trước khi anh đi, tôi gọi giật lại,
“Anh Lập,” rồi bảo anh,
“Em để phần bún bò cho anh.”
“Cảm ơn Hương.”
TÔI XẮT THỊT nấu bún bò, Nghĩa ngồi một bên.
“Cô có ý định tiếp tục theo đuổi đại học không?” anh hỏi.
“Em đã nộp đơn xin thi vào trường quân y,” tôi xác nhận nhưng vẫn ngại Nghĩa cho là mình khoe khoang. Ngày đó con gái Việt Nam học đại học cũng đã nhiều, nhưng cái “mác” đại học vẫn còn bảnh lắm.
“Hương làm quân y sĩ thì kho y dược có thể đóng cửa,” anh bảo tôi; ngừng ở chỗ câu nói chưa hết nghĩa để bắt tôi phải hỏi
“Sao vậy?” Anh tình tứ nói,
“Năm ngón tay tiên đó chỉ cần đụng vào vết thương là thương tích tự động lành ngay, không cần băng bó, thuốc men gì nữa.” Tôi ngước lên khỏi thớt thịt, nguýt Nghĩa. Mặt anh khờ ra,
“Đôi mắt hột nhãn,” anh reo lên nho nhỏ, khám phá ngay ra nét đẹp mà nhiều người phải chờ có thời gian quen tôi lâu ngày mới nhận thấy.
“Em đẹp tuyệt vời,” tiếng anh thành khẩn như tiếng kinh cầu, và mức anh di chuyển tấn công cũng vô cùng nhanh chóng. Anh gọi tôi bằng “cô” 10 phút trước, sau đó tôi là Hương, và bây giờ tiếng “em” trên môi anh nghe ngọt sớt. Anh chỉ có một tối nay để nói cho tôi biết là anh yêu tôi, nếu anh yêu. Ngày mai tôi trở về Quảng Ngãi để ra Đà Nẵng. Hết hè tôi vào Saigon học. Chúng tôi sẽ không còn cơ hội nào gặp nhau nữa.
Tôi cố đem hai yếu tố thời gian và môi trường chiến tranh ra để biện minh cho lối sống “yêu vội” của thời đại chúng tôi. Ba tôi đi tuần phòng vòng đai căn cứ. Nghĩa ngồi bên tôi, tôi ngôi bên ông táo.
“Thời loạn, chỉ có đàn bà được học đại học,” anh than thân.
“Anh thích học đại học không?” tôi cũng cướp thời gian, gọi anh bằng anh.
“Anh đang học đại học,” Nghĩa lại ngừng, anh thích tôi hỏi điều mà đáng lẽ anh có thể nói thẳng ra, không cần chờ hỏi. Tôi cũng đóng tuồng ngạc nhiên,
“Anh học ở đây?” Chúng tôi có tất cả thì giờ, và môi trường đang khép vào trong căn bếp ấm cúng, đồng lõa lý tưởng cho một lời tỏ tình.
“Anh học hàm thụ,” Nghĩa nói rồi giải thích,
“Một anh cố vấn Mỹ thấy anh thích đọc sách tâm lý học, đã giúp anh trả học phí cho một trường đại học chuyên dạy hàm thụ.”
Xắt thịt xong, tôi bỏ thịt vào nồi thì Nghĩa bưng rổ rau lại đặt trên bàn giữa hai chúng tôi. Anh cùng lặt rau với tôi, hai lần tay chúng tôi chạm nhau trong rổ, tôi làm như tình cờ, nhưng vẫn nghe cảm tưởng bị điện giật tê tái.
Nghĩa nhìn tôi, tôi nhìn lại anh; anh đại đội trưởng thao lược mới bài binh bố
trận đánh Việt Cộng vô cùng bình tĩnh trên chiến trường, đột nhiên trở thành luống cuống trên tình trường.
“Anh mong sau này bị thương được bàn tay tiên của em chăm sóc,” anh vụng về nói, câu nói không giúp chuyển dịch mối tình anh muốn tỏ và tôi cũng đang muốn nghe. Bên ngoài tiếng giầy của ba tôi vào đến cửa văn phòng, chấm dứt nửa tiếng đồng hồ thuận lợi của anh. CHÚNG TÔI ĐANG ĂN thì mìn nổ. Anh chàng si tình lại trở thành vị đại đội trưởng thiện chiến. Anh ra sân đứng lặng nghe ngóng.
Bố con tôi cũng theo anh ra đứng ngoài sân. Nhưng sau tiếng mìn nổ, không còn gì nữa cả.
“Chúng không đưa quân thêm vào,” Nghĩa bảo bố tôi.
“Ít nhất chúng cũng bất động một tiếng đồng hồ nữa, rồi mới đổi đường, hoặc vẫn giữ đường cũ mà chúng vừa trúng mìn. Nếu chúng tiến theo đường cũ, Lập sẽ nổ súng tấn công. Nếu chúng lại vướng mìn là chúng đổi đường.”
“Nói một cách khác, chúng đổi đường hay chúng giữ đường cũ, anh cũng biết trước để phòng thủ,” tôi hỏi Nghĩa.
“Thật ra, nằm trong đồn tôi không làm gì chúng được cả,” Nghĩa bảo tôi.
“Lập chỉ có 1 trung đội, nhưng nó gây tổn thất cho địch được, vì nó nằm tại những vị trí địch không biết, không ngờ có nó. Nằm trong đồn là chỉ chờ địch đến thịt mình thôi.”
“Sao anh không ra ngoài đồn đánh địch như anh Lập đang làm?” tôi hỏi.
“Mỗi tuần 5 đêm đại úy đem lính đi phục kích bên ngoài,” bố tôi bảo tôi.
“VC sợ ổng cũng chỉ vì ổng không nằm trong đồn chờ chúng.”
“Sao tối nay anh không đi phục kích?” tôi hỏi. Nghĩa nhìn tôi, không trả lời; tôi cúi đầu tránh cặp mắt trách móc của anh, cặp mắt hỏi tôi có thật tôi không biết vì tôi mà tối nay anh nằm lại trong đồn không.
“Có thể không đưa bộ binh vào gần đồn được để đánh “tiền pháo hậu xung”, nhưng địch cũng cứ pháo,” Nghĩa bảo bố tôi.
“Trong trường hợp đó, bố nhớ bảo Hương nằm sát vào chân hầm, và nằm dưới cái bàn làm việc của tôi; bàn sắt chắc chắn lắm.”
“Tuân lệnh,” bố tôi nói. Bố không biết rằng đó là câu tỏ tình của anh lính si tình. Nghĩa về hầm của bố tôi, trong lúc bố con tôi lấy căn hầm của anh, rộng rãi hơn, vì ngoài cái giường vải còn có bàn làm việc của anh.
Bố tôi nằm trên bàn viết, tôi ngủ trên giường Nghĩa, nghe mùi đàn ông, mùi thuốc hút của anh. Úp mặt vào gối, tôi thổn thức hôn anh trong bóng đêm đen đặc huyền bí. Bên bàn tiếng thở của bố tôi nghe đã đều đặn; tôi vẫn trằn trọc. Sao Nghĩa không biết là tôi đang nghĩ đến anh. Tôi hình dung anh đến, tôi nằm nép sát vào một bên, nhường chỗ cho anh. Nhưng anh không đến. Một vừng ánh sáng chợt đến, đến trước khi tôi kịp nghe tiếng nổ. Tôi nghe tiếng Nghĩa quát lớn, “pháo”; rồi một cánh tay cứng như thép nắm tay tôi kéo tuột từ trên giường xuống đất. Một tiếng nổ tiếp theo, lớn hơn, gần hơn. Tôi nghe đất rơi trên mặt. Nghĩa nằm trên mình tôi.
“Anh lãnh miểng đạn cho em,” tiếng anh hổn hển. “Nó sẽ pháo lâu lắm. Anh gọi phản pháo rồi.” Nghĩa có ý thức được là tôi run rẩy dưới sức nặng của anh không. Tôi không nghe tiếng pháo nữa. Cơ thể 17 của tôi lần thứ nhất trong đời bị đánh thức. Tôi vòng tay lên, kéo mặt Nghĩa sát xuống mặt tôi. Anh lính si tình hết vụng dại. Môi anh quấn vào môi tôi, chúng tôi hôn nhau say sưa trong tiếng pháo địch nổ. Tôi run rẩy nhắm mắt chờ một cuộc phiêu lưu mà tôi chưa biết cảm giác đầu tiên. NGHĨA KHỰNG LẠI trong một cái giật mình rất rõ rệt. Tôi chưa hiểu gì cả nhưng ý thức được là đôi môi anh không còn hoạt động nữa. “Anh,” tôi gọi nho nhỏ.
Nghĩa không trả lời, đầu anh ngoặt sang một bên. Tôi kinh hoàng gọi lớn hơn, “Anh”,
Nghĩa cũng không trả lời.
Tôi ngồi bật dậy, Nghĩa bật ra, ngã xuống. MƯỜI GIỜ SÁNG hôm sau, một chiếc trực thăng đáp xuống đồn Núi Sập chở xác Nghĩa và 3 thương binh trúng pháo địch về Đà Nẵng. Bố tôi với tư cách quyền đại đội trưởng ra lệnh cho tôi tháp tùng trực thăng ra khỏi Núi Sập. Ngồi bên xác anh, tôi vuốt ve vết thương trên cổ anh.
“Anh bảo bàn tay tiên vuốt ve vết thương là đủ để vết thương lành,” tôi nhắc lại với anh những lời anh tán tỉnh tôi.
“Anh lành đi, sống lại với em, tiếp tục mối tình chỉ dài bằng một cuộc pháo kích.” Anh xạ thủ đại liên trên trực thăng hỏi tôi, “your husband?” tôi lắc đầu bảo anh, “Tôi ao ước có thể trả lời xác nhận cho câu anh hỏi tôi.” GIỜ NÀY tôi đủ tiếng Anh để nói dài hơn nữa về mối tình bị giết ngay tại tột đỉnh yêu thương. Nhưng không ai hỏi tôi nữa. Không ai hỏi, nhưng tôi vẫn có nhu cầu biện minh việc chúng tôi làm, và bênh vực thái độ của thanh niên, thiếu nữ trong thời điểm CTY chúng tôi. Chúng tôi cho tình yêu đấy, chờ tình yêu đấy, nhưng vẫn không cho kịp. Những quả pháo đi nhanh hơn tình yêu, dù chúng tôi sẵn sàng chờ nhau. Trong lúc tôi ôm gối của Nghĩa thổn thức mong anh, có lẽ anh đứng trước hầm chỉ huy chờ nghe tiếng tôi gọi. Nhưng tiếng pháo đến trước.
Tôi đã nghe nhiều tiếng nghiêm trách của những nhà đạo đức, luân lý chỉ trích lối yêu cuồng, sống vội của thời điểm CTY chúng tôi. Giờ này, tôi mạnh dạn bênh vực lối sống của chúng tôi; biện minh trạng của tôi là yêu cuồng đấy, sống vội đấy, mà chúng tôi còn không kịp yêu, không kịp sống, thì tòa án dư luận nên tìm những kẻ tội nhân thực sự để truy tố, chúng tôi chỉ là nạn nhân.
Tôi còn một lập luận bào chữa nữa: sau Nghĩa tôi không tìm được ai bằng Nghĩa. Tôi đã lập gia đình, đã ly dị, đã gặp nhiều người đàn ông giỏi hơn, tư cách hơn Nghĩa, nhưng không ai yêu cuồng, sống vội bằng anh. Anh chỉ có 4 tiếng đồng hồ để lọng cọng tán tỉnh tôi, để lấy thân xác anh che chở cho tôi, và để chết trong tâm trạng vui sướng nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của anh.
Năm ngoái tôi về Đà Nẵng thăm anh. Ngôi mộ anh vẫn còn tấm bia tôi mướn thợ ghi khắc “Đại Úy Nguyễn Tấn Nghĩa, người chưa được sống phút anh thèm sống nhất.” Một bà cụ bán bún bò Huế kể cho tôi nghe là ủy ban nhân dân phường đã đem ném tấm bia đi chỗ khác nhưng chỉ ngày hôm sau vội vàng đem bia dựng lại với một mâm xôi gà cúng tạ tội,vì “đại úy linh lắm,” bà cụ xuýt xoa nói.
Tôi cũng chưa được sống cái phút tôi thèm sống, nhưng ngày tôi chết không ai biết điều này để dựng bia cho tôi như tôi dựng bia cho Nghĩa.

Huyền Thoại

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CTY, CHO TÌNH YÊU

Năm đó, 1969, tôi 17, tâm hồn bắt đầu biết rạo rực, một niềm rạo rực vô cùng thầm kín, và bâng quơ, so với những cô gái Việt Nam 17 đang sống quanh tôi tại Cựu Kim Sơn. Họ biết rất rõ họ muốn gì, chứ không rạo rực bâng quơ như tôi ngày đó.
Tôi quá giang chiếc C 123 của không quân Việt Nam cùng với nhiều thân nhân quân nhân khác từ Đà Nẵng vào Quảng Ngãi. Máy bay đáp lúc 3 giờ chiều; tôi xách hành lý ra trước hiên trạm hàng không, ngồi chờ.
 Tuần trước tôi đã viết thơ cho Hạnh, cô bạn thân học cùng lớp, nhờ Hạnh nói với anh Doanh, anh ruột Hạnh, đón tôi.
Tôi phải nhờ anh Doanh đón, vì người dân sự ra vào phi trường khá khó khăn, Doanh là một trung úy.
Năm đó, 1969, tôi 17, tâm hồn bắt đầu biết rạo rực, một niềm rạo rực vô cùng thầm kín, và bâng quơ, so với những cô gái Việt Nam 17 đang sống quanh tôi tại Cựu Kim Sơn. Họ biết rất rõ họ muốn gì, chứ không rạo rực bâng quơ như tôi ngày đó. Có thể đây là một thiệt thòi cho giới trẻ, vì rạo rực bâng quơ là cảm giác thơ mộng, dễ thương lắm, ít nhất đôi với tôi.
Tôi không đem việc các cô lái xe, gọi điện thoại cell, ấn định rõ rệt ngày, giờ, địa điểm họ cần gặp ai, so với việc tôi phải viết thơ cho một người bạn chỉ sống cách tôi hơn trăm cây số, nhờ một người khác đón tôi, thơ chưa hồi âm, việc được đón không có gì bảo đảm, và tôi cứ ngồi đây chờ ông anh của bạn không biết có tới đón mình không.
Bên Mỹ này con, em tôi quyết định mọi việc sắp tới. Chúng chủ động ngày mai, chúng biết cuối tuần chúng đi ăn ở đâu, và sang năm, vào đại học sẽ chọn trường nào, chuyên khoa nào. Trong lúc tôi khiếp đảm, run sợ, mà cũng vô cùng háo hức với cuộc đi “vào đời” chỉ cách nhà có hơn trăm cây số. Hạnh và tôi cùng học trường Sao Mai, Đà Nẵng, và cả hai đứa chúng tôi cùng “tốt nghiệp” trung học, cùng có bằng tú kép. Trung học chỉ là trình độ cưỡng bách học vấn tại đây, nhưng bên nhà, và vào thời tôi vừa lớn thì sau 12 năm đèn sách, học xong chương trình trung học, các cô tú như chúng tôi có quyền ngấm nghé một chân công chức, và các cậu tú có bổn phận xếp bút nghiên vào Thủ Đức.
Hết trung học là đến ngã rẽ cuộc đời của những thanh niên, thiếu nữ một quốc gia chiến tranh. Hạnh về Quảng Ngãithăm cha mẹ và chờ quyết định của gia đình xem có vào Saigon tiếp tục đại học không, hay thi nhập một ngành nào đó làm công chức chính phủ, rồi lấy chồng.
Tôi cũng chưa có một ý niệm nào rõ rệt cả. Trong mấy tháng hè chờ đợi, tôi vào Quảng Ngãi, theo lệnh mẹ, để đi thăm bố. Từ hai tháng nay bố không tin tức gì về gia đình. Mẹ tôi chỉ nói là bố vắng tin, nhưng giọng mẹ lo lắng một họa kiếp khiếp đảm, không dám nói, sợ chính miệng mình thốt ra điều gở. Tôi lãnh công tác trọng đại đi thăm bố. Đơn vị bố tôi không nằm ngay thị xã Quảng Ngãi, mà trấn đóng sâu 40 cây số vào hướng Trường Sơn, trên một ngọn đồi nhỏ. gọi là Núi Sập –Núi Sập của Trường Sơn, chứ không phải Núi Sập của vùng Bẩy Núi, Châu Đốc.
Tất cả những chi tiết địa lý này tôi chỉ đọc trong những là thơ trước bố tôi gởi về gia đình. Núi Sập ở đâu đó trong vùng rừng núi âm u, cặp mắt tôi đang lo ngại nhìn vào.
Cuộc “phiêu lưu” của tôi, ngắn bằng cái trip cuối tuần của trẻ con ở đây, và bắt đầu bằng … chờ một người đàn ông tôi hẹn, nhưng hò hẹn không được xác nhận. Một chiếc xe jeep xuất hiện ngoài cổng trại; tôi lại bắt đầu hy vọng sau bốn lần thất vọng vì người lái những chiếc xe trước không tìm tôi.
Xe ngừng một phút trước trạm gác cho những thủ tục an ninh cần thiết, rồi xe chạy về phía tôi, chạy chậm hơn trong lúc nhịp tim tôi đập nhanh hơn. Lần này tôi không mừng hụt, người lái xe chính là người đàn ông tôi chờ. Anh thắng xe, nhẩy xuống, vẻ mặt, thái độ vui như tết giữa khói lửa chiến tranh và bụi đất phi trường.
“Cô bé mắt hột nhãn,” Doanh thét lớn như gặp người tình. Chắc anh đã ôm ghì lấy tôi nếu nửa triệu quân Mỹ đang ở Việt Nam không quên đem vào xứ sở rách nát chiến chinh của tôi những cái hug rất dễ thương của Huê Kỳ.
Xin nói ngay tôi với Doanh không có một liên hệ tình cảm nào cả; Doanh chỉ là anh của Hạnh, bạn tôi. Nhưng Doanh là một người lính, một trong những người tôi đã gặp, đã thấy rất dễ mến, chưa kịp nói những tiếng mến thương thì đã phải đứng tần ngần khóc trước di ảnh của họ đặt trên một chiếc quan tài phủ quốc kỳ.
Tôi đang “chụp ảnh” tâm trạng yêu lính của những cô nữ sinh nhỏ bé chúng tôi trong những năm cuối thập niên 1960, và đầu thập niên 1970. Tôi chưa yêu Doanh, nhưng tôi sẵn sàng yêu anh, chỉ vì anh là lính, là hình ảnh đẹp nhất, nhưng cũng mong manh nhất trước mắt tôi.
Anh đứng đó, sừng sững, uy phong, nhưng anh cũng sẽ đi đó, ngàn trùng vĩnh biệt. Có người nhận xét tình cảm của chúng tôi là “yêu vội”, hai chữ diễn tả được một phần cảm xúc của chúng tôi. Chúng tôi yêu những tấm ảnh tuyệt đẹp, nhưng có đó, mất đó. Người lính 25 hay 30, mắt sáng long lanh, miệng cười tươi rói, sẵn sàng chết bất cứ lúc nào, và sẵn sàng yêu dù không nhìn thấy ngày mai chung sống với người anh yêu.
Có dạo, người ta chỉ trích phong trào CTY của học sinh một trường nữ trung học. CTY là “cho” hay “chờ tình yêu”?
Tôi không dám nói ra miệng, nhưng tâm trạng của tôi lúc đó là chờ và sẵn sàng cho.
“Hạnh nó chờ em ở nhà,” Doanh bảo tôi. Người lính Doanh chưa làm tôi xúc động, có lẽ vì Hạnh; tôi quen coi anh như anh tôi, có lẽ bắt chước tình cảm của bạn. Nhưng bắt chước lâu cũng tạo thành những nếp ấn định. Đưa tôi về nhà, anh bảo tôi, bảo Hạnh, “Hai cô đi chơi loanh quanh đâu đó, anh phải vào trại. Chiều về anh chở đi ăn mì Quảng.
“Đi chơi đâu đó” là đi ăn kem Thu Bồn. Trẻ con bây giờ không bao giờ còn biết cái đẹp, cái sang cả rất âu mỹ của tiệm kem trong một thành phố nhỏ. Tại Quảng Ngãi 1967, tiệm kem là hình ảnh của những người lính Mỹ không biết ăn mì Quảng, nhưng biết ăn kem.
Hạnh đèo tôi bằng velosolex xuống phố, vào tiệm kem Thu Bồn, ngồi ăn kem 3 mầu và nghe nhạc từ dàn stereo “gồ ghề” nhất phố, và có thể nhất tỉnh nữa. Trong quán đã có 2 bàn khách lính. Trên bàn ly chai lổng chổng, chứng tỏ họ đã ngồi đây từ lâu. Cô tiếp viên đến bàn tôi nhận order. “Ông thiếu úy bàn bên kia xin hai cô cho ổng được mời món các cô sắp gọi,” cô nói với chúng tôi.
“Mời” có nghĩa là đài thọ tiền kem cho chúng tôi. “Ngổ ngáo quá,” Hạnh lắc đầu bảo tôi.
“Nhưng mình cũng đừng bốp chát, để mày có dịp hỏi thăm tin tức bác.” Tôi thông cảm lối làm quen mà Hạnh chê là ngổ ngáo: anh thiếu úy ngồi bàn bên kia chỉ có 15 phút, thời gian chúng tôi ăn xong một ly kem, nghe hai bản nhạc, –nhạc ngày ấy là nhạc lính, là Nhật Trường.
Sau đó anh đi hành quân, tôi về nhà Hạnh, không bao giờ có dịp gặp nhau lần nữa. Tôi thông cảm chấp nhận lối làm quen không mấy lịch sự, nhưng Hạnh thực tế hơn, muốn xử dụng anh thiếu úy giúp tôi tin tức về ba tôi; nó bảo cô tiếp viên,
“Xin cô nói với thiếu úy, chị em chúng tôi mời ổng qua bàn chúng tôi ăn kem.”
Cô tiếp viên qua bàn bên kia đóng vai trò con thoi bưu tín. Nhiều tiếng cười khúc khích; có anh nói,
“Thiếu úy trúng số rồi.”
Một thanh niên đứng dậy; anh khoảng 23, 24 tuổi, dáng dong dỏng cao, ngực áo gắn một cánh hoa mai vàng nho nhỏ. Tôi thấy anh chàng cũng thuộc loại beau trai.
“Tôi là Lập,” Beau tự giới thiệu.
”Xn chào hai cô.”
 “Xin mời ông ngồi với chúng tôi vài phút,”  ạnh nói.
“Tôi là Hạnh, cư dân tại đây, bạn tôi là Hương, mới từ Đà Nẵng vào. Hương có việc muốn hỏi thăm ông.”
Lập kéo ghế ngồi rất tự nhiên, rồi nhìn tôi,
“Xin cô cho biết cô muốn hỏi thăm điều gì?”
“Tôi đi thăm ba tôi,” tôi lúng túng nói.
“Ba tôi đóng trong Núi Sập.”
Lập reo lên,
“Cô đang đối diện với Núi Sập đây. Chúng tôi ra ngoài này công tác.” Anh hỏi tới,
“Ba  cô  tên gì??”
 “Dạ, ba tôi tên Cảnh,” Tôi mừng rỡ đáp.
“Trung úy Cảnh?” Tếng Lập lớn đến mức cả tiệm cùng nghe. Anh còn cất giọng lớn hơn nữa,
“Huy, em ra xe gọi máy mời bố Cảnh nói chuyện với anh.”
Huy, một trong những người lính ngồi bàn bên kia, đứng dạy đi ra chiếc Dodge 4x 4, một loại xe pick up cỡ trung của hãng Dodge cung cấp cho quân đội Hoa Kỳ. Lập ngồi nói chuyện với chúng tôi nhưng mắt anh nhìn ra cửa chờ người lính truyền tin nối liên lạc với đơn vị. Tôi mừng rơn.
“Mời thiếu úy dùng kem,” tôi nói.
“Cảm ơn cô,” anh đáp nhưng không gọi món gì, mắt vẫn nhìn ra xe.
“Có rồi, thiếu úy ơi,” Huy gọi.
“Cô ra nói chuyện với ba cô,” Lập vừa đi vừa bảo tôi. Cả Hạnh và tôi theo anh ra xe.
“Bố Cảnh ơi,” Lập nói trong máy.
“Con bắt được con gái nàng Hương của bố rồi.”
“Mày nói gì?”
“Con đòi bố chuộc, con mới đưa cô Hương vào thăm bố,” Lập vẫn đùa giỡn.
“Mày nói giỡn, hay mày nói chơi?” giọng ba tôi hỏi. Lập bóp ống nói đưa vào miệng tôi,
“Em trả lời bố đi.”
“Con nè ba, má biểu con đi thăm ba,” tôi cảm động vì được nói chuyện trực tiếp với bố.
“Tốt lắm. Con đi chợ mua đồ ăn, tối nay mình đãi tiệc mừng con vào thăm ba.”
Tôi mừng rơn; Lập nói,
“Em đi chợ đi, anh ở đây chờ rồi đưa em vào Núi.” Hạnh đèo tôi ra chợ.
“Anh chàng xung phong ngay, không để mất một phút nào hết; ‘anh anh, em em,’ sát sàn sạt.”
Tôi cười bảo bạn,
“Lính mà em.”
 “Tao truyền đời cho mi biết, có thân thì giữ,” Hạnh lên mặt chị hai dạy tôi.
“Vào Núi Sập là đi vào miệng cọp đó nghen em.” Nó thừa biết cái tâm trạng của những thiếu nữ 17 không sợ cọp, coi cọp dễ thương như con mèo. Hơn nữa trong Núi Sập tôi còn có bố tôi.
Đường vào Núi Sập hang lỗ đúng như một ổ ong; Lập lái xe như đánh vật, lấy tôi đa sang một bên đê tránh một miệng đường đào, rồi lại nhanh nhẹn lấy ngược trở lại để tránh một mô đất chưa kịp bang cho băng. Nhưng anh vẫn vui như tết, tôi ngồi cạnh anh trên cái ghế có nệm mà một quân nhân đã nhường cho tôi sau câu nói,
“Cô mà ngồi băng cây phía sau thì về đến Núi chỉ còn nước bò chứ không đi nổi nữa.”
Anh nói đúng; cái xe nhồi và lắc như chiếc thuyền con trên mặt biển cả. Chạy vài cây số Lập lại ngừng để “vớt” một người lính mà buổi sáng lúc đi, anh đã bỏ lại với nhiệm vụ nằm đường. Một anh chỉ vào bụi rậm báo cáo với Lập,
“Em thịt hai chú, bỏ trỏng, tước khẩu AK này, bỏ trái mìn bầu lại cho tụi nó.”
Lập vẫy tay ra dấu bảo anh leo lên xe. Tôi hơi lạ, không hiểu anh có nghe mấy chữ “em thịt hai chú, bỏ trỏng” không. Tôi định bụng sẽ hỏi anh về cách anh đối xử với hai cái xác còn bỏ nằm trong bụi, thì anh đã hỏi tôi,
“Tối nay em nấu món gì?”
 “Em mua bò bắp, thịt nạm để nấu bún bò Huế,” tôi đáp.
“Em mua đủ rau, giá, ớt; để anh ăn rồi phê bình tài gia chánh của em.”
“Khỏi cần nếm cũng biết em nấu ăn ngon rồi,” Lập bắt đầu mở máy tán.
“Em nấu cơm khét anh vẫn thấy là thơm.”
Tôi vẫn băn khoăn tự hỏi không biết Lập có nghe sót câu báo cáo về hai xác chết nằm trong bụi không. Chiếc Dodge 4x 4 vẫn trồi xụp, bềnh bồng trôi về Núi Sập. NHƯNG CỌP NÚI SẬP không phải là Lập như Hạnh nghi oan cho anh, mà là Nghĩa, người đại đội trưởng đang hùng cứ đỉnh núi này. Tôi chỉ thấy lưng anh; anh quay mặt về hướng Trường Sơn, hướng mặt trời đang lặn, mắt gắn vào ống viễn vọng. Bỏ ống nhìn xuống, anh cầm ống nói lên,
“Anh ném một quả khói xuống địa điểm đó để tôi thấy rõ hơn,” Anh nói chuyện với một “bà đầm già” đang vè vè trên mây. “Bà đầm già” uốn éo lượn một vòng làm duyên rồi tôi thấy một cột khói màu vàng bốc lên từ góc rừng đang đổi màu xanh đậm thành mầu đen vì nắng tắt. Nghĩa chăm chú theo dõi cột khói bằng ống dòm, mắt không nhìn thấy những gì quanh anh, tay đưa ống nói về phía một quân nhân truyền tin, miệng nói nho nhỏ, “tiểu khu”.
Anh quân nhân này theo dõi biến chuyển và hiểu ý cấp chỉ huy, đỡ ống nói của máy liên lạc với không quân từ tay Nghĩa và nhét vào tay anh một ống nói khác để anh liên lạc với tiểu khu Quảng Ngãi.
“Anh bắn trái khói vào hai cây số tây của tọa độ H.,” Nghĩa nói với một người “khuất mặt” khác. Ngôn ngữ ngộ nghĩnh và thái độ mê mải của anh chinh phục tôi, một cô tú 17. Tôi thấy anh vô cùng “anh hùng”, mặc dù anh chỉ đứng đó, chưa gánh chịu một nguy hiểm nào cả; tôi cũng thấy anh tháo vát, tài giỏi, mặc dù tất cả những gì anh làm chỉ là talk. Quả khói anh gọi bay đến, không nghe tiếng nổ, nhưng thấy một cột khói đen mọc lên cạnh cột khói vàng. “Tốt lắm,” anh nói.
“Phải 300 thước, bắn hiệu quả.”
Đại bác nổ đùng đùng theo lệnh anh, và anh trở thành oai hơn trước mắt tôi. Anh vẫn theo dõi cuộc đánh pháo, ra lệnh bắn thêm một đợt nữa trước khi hài lòng, bảo những người pháo thủ yểm trợ căn cứ Núi Sập, “Tối nay, chuẩn bị trên hai mục tiêu A và B.” Tôi không biết A và B là ở đâu, nhưng nét khẩn trương trên mặt ba tôi bảo tôi hai điểm này phải gần Núi Sập hơn là H, mục tiêu tôi vừa chứng kiến Nghĩa đánh pháo. Anh quay lại, có vẻ muốn sai phái ai đó làm việc gì đó, nhưng khựng lại khi thấy tôi.
“Thưa Đại Úy, đây là Hương, con gái tôi,” bố tôi giới thiệu.
“Chào cô Hương,” Nghĩa bảo tôi. Anh đứng cách tôi khoảng 4 thước mà cặp mắt anh đã “nuốt sống” cơ thể tôi. Cái nhìn “khám phá” vuốt ve tôi từ “mái tóc đến bàn chân.” Tôi nghe hơi thở ngắn hơn, tim nhói lên nhè nhẹ.
“Cô đến làm đẹp cho ngọn Núi Sập này, chúng tôi cảm ơn cô nhiều lắm,” anh tán tỉnh bóng bẩy.
“Tôi chỉ mong Việt Cộng biết điều không làm cô sợ tối nay.” Quay lại Lập anh bảo,
“Lấy một trung đội, chia làm 3 toán, gài mìn hết 3 con đường mòn đưa vào chân núi. Gài xong, cho mỗi tiểu đội đóng thành hai chốt ngay tại địa điểm gài mìn. Không khai thác thành quả mìn nổ, chỉ nổ súng đánh lực lượng kế tiếp nếu chúng còn tiến đến. Lập kéo hai gót chân gõ vào nhau, chào tay, miệng nói “tuân lệnh;”
Tôi nghĩ đó là hình thức sinh hoạt thường ngày trong quân ngũ, nhưng vẫn thầm nể sự minh bạch và kiến hiệu của họ. Anh “đằng sau quay” rồi chạy nhanh về phía căn trại miệng quát khẩu lệnh, “trung đội 2 tập họp tác chiến.” Từ những túp lều quanh đó, nhiều quân nhân súng ống, mũ sắt, túi đeo lưng, chạy nhanh ra sân cờ. Nghĩa bảo bố tôi,
“Tôi nay bố ngủ trên văn phòng cho rộng. Đổi hầm của bố cho tôi.” Anh cũng gọi bố tôi bằng bố, có vẻ lối xưng hô đã có từ trước khi anh biết tôi. Nhưng anh vẫn nhìn tôi, cái nhìn gằn mạnh chữ “bố”; tôi thu vạt áo dài vào sát hơn, vì cảm tưởng nó không còn che đậy cơ thể tôi nữa. Lập bước lại,
“Trình đại úy, trung đội sẵn sàng.”
“Tốt lắm. Không liên lạc truyền tin, trừ khi tôi gọi anh.”
“Tuân lệnh.” Lập lại “đằng sau quay”, nhưng trước khi anh đi, tôi gọi giật lại,
“Anh Lập,” rồi bảo anh,
“Em để phần bún bò cho anh.”
“Cảm ơn Hương.”
TÔI XẮT THỊT nấu bún bò, Nghĩa ngồi một bên.
“Cô có ý định tiếp tục theo đuổi đại học không?” anh hỏi.
“Em đã nộp đơn xin thi vào trường quân y,” tôi xác nhận nhưng vẫn ngại Nghĩa cho là mình khoe khoang. Ngày đó con gái Việt Nam học đại học cũng đã nhiều, nhưng cái “mác” đại học vẫn còn bảnh lắm.
“Hương làm quân y sĩ thì kho y dược có thể đóng cửa,” anh bảo tôi; ngừng ở chỗ câu nói chưa hết nghĩa để bắt tôi phải hỏi
“Sao vậy?” Anh tình tứ nói,
“Năm ngón tay tiên đó chỉ cần đụng vào vết thương là thương tích tự động lành ngay, không cần băng bó, thuốc men gì nữa.” Tôi ngước lên khỏi thớt thịt, nguýt Nghĩa. Mặt anh khờ ra,
“Đôi mắt hột nhãn,” anh reo lên nho nhỏ, khám phá ngay ra nét đẹp mà nhiều người phải chờ có thời gian quen tôi lâu ngày mới nhận thấy.
“Em đẹp tuyệt vời,” tiếng anh thành khẩn như tiếng kinh cầu, và mức anh di chuyển tấn công cũng vô cùng nhanh chóng. Anh gọi tôi bằng “cô” 10 phút trước, sau đó tôi là Hương, và bây giờ tiếng “em” trên môi anh nghe ngọt sớt. Anh chỉ có một tối nay để nói cho tôi biết là anh yêu tôi, nếu anh yêu. Ngày mai tôi trở về Quảng Ngãi để ra Đà Nẵng. Hết hè tôi vào Saigon học. Chúng tôi sẽ không còn cơ hội nào gặp nhau nữa.
Tôi cố đem hai yếu tố thời gian và môi trường chiến tranh ra để biện minh cho lối sống “yêu vội” của thời đại chúng tôi. Ba tôi đi tuần phòng vòng đai căn cứ. Nghĩa ngồi bên tôi, tôi ngôi bên ông táo.
“Thời loạn, chỉ có đàn bà được học đại học,” anh than thân.
“Anh thích học đại học không?” tôi cũng cướp thời gian, gọi anh bằng anh.
“Anh đang học đại học,” Nghĩa lại ngừng, anh thích tôi hỏi điều mà đáng lẽ anh có thể nói thẳng ra, không cần chờ hỏi. Tôi cũng đóng tuồng ngạc nhiên,
“Anh học ở đây?” Chúng tôi có tất cả thì giờ, và môi trường đang khép vào trong căn bếp ấm cúng, đồng lõa lý tưởng cho một lời tỏ tình.
“Anh học hàm thụ,” Nghĩa nói rồi giải thích,
“Một anh cố vấn Mỹ thấy anh thích đọc sách tâm lý học, đã giúp anh trả học phí cho một trường đại học chuyên dạy hàm thụ.”
Xắt thịt xong, tôi bỏ thịt vào nồi thì Nghĩa bưng rổ rau lại đặt trên bàn giữa hai chúng tôi. Anh cùng lặt rau với tôi, hai lần tay chúng tôi chạm nhau trong rổ, tôi làm như tình cờ, nhưng vẫn nghe cảm tưởng bị điện giật tê tái.
Nghĩa nhìn tôi, tôi nhìn lại anh; anh đại đội trưởng thao lược mới bài binh bố
trận đánh Việt Cộng vô cùng bình tĩnh trên chiến trường, đột nhiên trở thành luống cuống trên tình trường.
“Anh mong sau này bị thương được bàn tay tiên của em chăm sóc,” anh vụng về nói, câu nói không giúp chuyển dịch mối tình anh muốn tỏ và tôi cũng đang muốn nghe. Bên ngoài tiếng giầy của ba tôi vào đến cửa văn phòng, chấm dứt nửa tiếng đồng hồ thuận lợi của anh. CHÚNG TÔI ĐANG ĂN thì mìn nổ. Anh chàng si tình lại trở thành vị đại đội trưởng thiện chiến. Anh ra sân đứng lặng nghe ngóng.
Bố con tôi cũng theo anh ra đứng ngoài sân. Nhưng sau tiếng mìn nổ, không còn gì nữa cả.
“Chúng không đưa quân thêm vào,” Nghĩa bảo bố tôi.
“Ít nhất chúng cũng bất động một tiếng đồng hồ nữa, rồi mới đổi đường, hoặc vẫn giữ đường cũ mà chúng vừa trúng mìn. Nếu chúng tiến theo đường cũ, Lập sẽ nổ súng tấn công. Nếu chúng lại vướng mìn là chúng đổi đường.”
“Nói một cách khác, chúng đổi đường hay chúng giữ đường cũ, anh cũng biết trước để phòng thủ,” tôi hỏi Nghĩa.
“Thật ra, nằm trong đồn tôi không làm gì chúng được cả,” Nghĩa bảo tôi.
“Lập chỉ có 1 trung đội, nhưng nó gây tổn thất cho địch được, vì nó nằm tại những vị trí địch không biết, không ngờ có nó. Nằm trong đồn là chỉ chờ địch đến thịt mình thôi.”
“Sao anh không ra ngoài đồn đánh địch như anh Lập đang làm?” tôi hỏi.
“Mỗi tuần 5 đêm đại úy đem lính đi phục kích bên ngoài,” bố tôi bảo tôi.
“VC sợ ổng cũng chỉ vì ổng không nằm trong đồn chờ chúng.”
“Sao tối nay anh không đi phục kích?” tôi hỏi. Nghĩa nhìn tôi, không trả lời; tôi cúi đầu tránh cặp mắt trách móc của anh, cặp mắt hỏi tôi có thật tôi không biết vì tôi mà tối nay anh nằm lại trong đồn không.
“Có thể không đưa bộ binh vào gần đồn được để đánh “tiền pháo hậu xung”, nhưng địch cũng cứ pháo,” Nghĩa bảo bố tôi.
“Trong trường hợp đó, bố nhớ bảo Hương nằm sát vào chân hầm, và nằm dưới cái bàn làm việc của tôi; bàn sắt chắc chắn lắm.”
“Tuân lệnh,” bố tôi nói. Bố không biết rằng đó là câu tỏ tình của anh lính si tình. Nghĩa về hầm của bố tôi, trong lúc bố con tôi lấy căn hầm của anh, rộng rãi hơn, vì ngoài cái giường vải còn có bàn làm việc của anh.
Bố tôi nằm trên bàn viết, tôi ngủ trên giường Nghĩa, nghe mùi đàn ông, mùi thuốc hút của anh. Úp mặt vào gối, tôi thổn thức hôn anh trong bóng đêm đen đặc huyền bí. Bên bàn tiếng thở của bố tôi nghe đã đều đặn; tôi vẫn trằn trọc. Sao Nghĩa không biết là tôi đang nghĩ đến anh. Tôi hình dung anh đến, tôi nằm nép sát vào một bên, nhường chỗ cho anh. Nhưng anh không đến. Một vừng ánh sáng chợt đến, đến trước khi tôi kịp nghe tiếng nổ. Tôi nghe tiếng Nghĩa quát lớn, “pháo”; rồi một cánh tay cứng như thép nắm tay tôi kéo tuột từ trên giường xuống đất. Một tiếng nổ tiếp theo, lớn hơn, gần hơn. Tôi nghe đất rơi trên mặt. Nghĩa nằm trên mình tôi.
“Anh lãnh miểng đạn cho em,” tiếng anh hổn hển. “Nó sẽ pháo lâu lắm. Anh gọi phản pháo rồi.” Nghĩa có ý thức được là tôi run rẩy dưới sức nặng của anh không. Tôi không nghe tiếng pháo nữa. Cơ thể 17 của tôi lần thứ nhất trong đời bị đánh thức. Tôi vòng tay lên, kéo mặt Nghĩa sát xuống mặt tôi. Anh lính si tình hết vụng dại. Môi anh quấn vào môi tôi, chúng tôi hôn nhau say sưa trong tiếng pháo địch nổ. Tôi run rẩy nhắm mắt chờ một cuộc phiêu lưu mà tôi chưa biết cảm giác đầu tiên. NGHĨA KHỰNG LẠI trong một cái giật mình rất rõ rệt. Tôi chưa hiểu gì cả nhưng ý thức được là đôi môi anh không còn hoạt động nữa. “Anh,” tôi gọi nho nhỏ.
Nghĩa không trả lời, đầu anh ngoặt sang một bên. Tôi kinh hoàng gọi lớn hơn, “Anh”,
Nghĩa cũng không trả lời.
Tôi ngồi bật dậy, Nghĩa bật ra, ngã xuống. MƯỜI GIỜ SÁNG hôm sau, một chiếc trực thăng đáp xuống đồn Núi Sập chở xác Nghĩa và 3 thương binh trúng pháo địch về Đà Nẵng. Bố tôi với tư cách quyền đại đội trưởng ra lệnh cho tôi tháp tùng trực thăng ra khỏi Núi Sập. Ngồi bên xác anh, tôi vuốt ve vết thương trên cổ anh.
“Anh bảo bàn tay tiên vuốt ve vết thương là đủ để vết thương lành,” tôi nhắc lại với anh những lời anh tán tỉnh tôi.
“Anh lành đi, sống lại với em, tiếp tục mối tình chỉ dài bằng một cuộc pháo kích.” Anh xạ thủ đại liên trên trực thăng hỏi tôi, “your husband?” tôi lắc đầu bảo anh, “Tôi ao ước có thể trả lời xác nhận cho câu anh hỏi tôi.” GIỜ NÀY tôi đủ tiếng Anh để nói dài hơn nữa về mối tình bị giết ngay tại tột đỉnh yêu thương. Nhưng không ai hỏi tôi nữa. Không ai hỏi, nhưng tôi vẫn có nhu cầu biện minh việc chúng tôi làm, và bênh vực thái độ của thanh niên, thiếu nữ trong thời điểm CTY chúng tôi. Chúng tôi cho tình yêu đấy, chờ tình yêu đấy, nhưng vẫn không cho kịp. Những quả pháo đi nhanh hơn tình yêu, dù chúng tôi sẵn sàng chờ nhau. Trong lúc tôi ôm gối của Nghĩa thổn thức mong anh, có lẽ anh đứng trước hầm chỉ huy chờ nghe tiếng tôi gọi. Nhưng tiếng pháo đến trước.
Tôi đã nghe nhiều tiếng nghiêm trách của những nhà đạo đức, luân lý chỉ trích lối yêu cuồng, sống vội của thời điểm CTY chúng tôi. Giờ này, tôi mạnh dạn bênh vực lối sống của chúng tôi; biện minh trạng của tôi là yêu cuồng đấy, sống vội đấy, mà chúng tôi còn không kịp yêu, không kịp sống, thì tòa án dư luận nên tìm những kẻ tội nhân thực sự để truy tố, chúng tôi chỉ là nạn nhân.
Tôi còn một lập luận bào chữa nữa: sau Nghĩa tôi không tìm được ai bằng Nghĩa. Tôi đã lập gia đình, đã ly dị, đã gặp nhiều người đàn ông giỏi hơn, tư cách hơn Nghĩa, nhưng không ai yêu cuồng, sống vội bằng anh. Anh chỉ có 4 tiếng đồng hồ để lọng cọng tán tỉnh tôi, để lấy thân xác anh che chở cho tôi, và để chết trong tâm trạng vui sướng nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của anh.
Năm ngoái tôi về Đà Nẵng thăm anh. Ngôi mộ anh vẫn còn tấm bia tôi mướn thợ ghi khắc “Đại Úy Nguyễn Tấn Nghĩa, người chưa được sống phút anh thèm sống nhất.” Một bà cụ bán bún bò Huế kể cho tôi nghe là ủy ban nhân dân phường đã đem ném tấm bia đi chỗ khác nhưng chỉ ngày hôm sau vội vàng đem bia dựng lại với một mâm xôi gà cúng tạ tội,vì “đại úy linh lắm,” bà cụ xuýt xoa nói.
Tôi cũng chưa được sống cái phút tôi thèm sống, nhưng ngày tôi chết không ai biết điều này để dựng bia cho tôi như tôi dựng bia cho Nghĩa.

Huyền Thoại

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm