Mỗi Ngày Một Chuyện
CÙNG BIẾT THU VỀ - CAO MỴ NHÂN
Quả là mùa thu đến thực rồi, nhưng để làm gì đối với một hoàn cảnh đất nước buồn tênh.
Đưa tiêu đề thật già lão: " Thu ẩm Hoàng Hoa tửu " ra, để nói về " Mùa thu ...chết " thì thật là tương phản .
Nhân tiết thu thanh tao, mát mẻ, quý cụ, đôi khi có cả các vị trung niên, gặp gỡ chỉ để thưởng thức rượu cúc mùa thu .
Rượu cúc mùa thu tinh chế bằng hương cúc quý, hoa của mùa thu, đặc biệt đã ủ trong thơ thưởng ngoạn bốn mùa của Thôi Hiệu (704 - 754), đã được diễn âm quen thuộc trong văn chương VN từ xưa lắm rồi :
Xuân du phương thảo địa
Hạ thưởng lục hà trì
Thu ẩm hoàng hoa tửu
Đông ngâm bạch tuyết thi
Thành ra hình ảnh quý vị tao nhân mặc khách, quý vị kẻ sĩ, chinh phu ...thậm chí cả những khách rượu dân gian, tất cả đều có thể say men hoàng hoa tửu, đón thu trở về cõi thế ...
Chỉ với bầu rượu cúc, đấng mày râu lãng đãng bên trời, đã cho thiên hạ cùng biết mùa thu sương khói quanh đây ...
Song, có cần chi phải vận dụng rượu cúc với khách tài hoa hiện diện giữa đất trời này,mới hay thu đến, mà chỉ cần một chiếc lá rơi rất bình thường thôi, đã thấy vàng võ cả khung thu ảm đạm rồi :
Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu
Cái điển cố, điển tích lẫn trong thơ cổ VN, giãi bày ra lời ví von thường nhật, dân tộc ta hầu như thân thuộc hình ảnh lá ngô đồng...
Tất nhiên không phải chỉ ở bên Tàu, mới có ngô đồng, tức cây phong,cây cao, mùa thu thoạt thì lá vàng rực rỡ, rồi lá đỏ sậm đi, lá sẽ khô dần, rụng xuống ...
Thủa nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội còn sinh thời ,
Tôi hay tới biệt thự Úc Viên ở Saigon để ...xướng hoạ thi ca Đường Luật, một hôm nghe như trời se lạnh, bất giác tôi nhớ ...tích cũ, đọc khẽ câu:
Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu ...
Còn cao hứng nói : "Mùa đã vào thu rồi đại tỷ ạ ..."
Đại tỷ Mộng Tuyết, niên trưởng hội thơ Quỳnh Dao của chúng tôi chợt mỉm cười :
"Sao biết mùa thu đã về, ở miền Nam này, chỉ có hai mùa mưa nắng thôi ? Và có biết cây ngô đồng, chú vừa nói đó như thế nào không?"
Tôi là em út của quý nữ sĩ Quỳnh Dao, chuyên biệt thể thơ thất ngôn bát cú, nên niên trưởng Mộng Tuyết thường kêu rỡn tôi bằng "chú", tức chú tiểu đồng.
Tôi ngần ngại trả lời : số là những ngày ở ngoài Trung, em có nghe ngay trong đại nội Huế, có mấy cây ngô đồng, từ thời vua Minh Mạng đưa từ Trung Quốc về.
Rồi em có nghe, người ta nói cây ngô đồng chính là cây vông đồng, lá để gói nem phải không đại tỷ ?
Nữ sĩ Mộng Tuyết cười thật kẻ cả nhưng hiền hậu vô cùng, bà vốn cao lớn, mập mạp, người thích hoa cúc mỗi khi mua hoa ngày Tết nguyên đán, nên tôi vẫn duy nhất, là người đùa tặng bà danh hiệu "Cúc đại đoá". Bà vô thư phòng, lật một cuốn sách thật dầy, lấy chiếc lá mầu đỏ bầm, trao cho tôi, bảo rằng:
Này là chiếc lá phong, tức ngô đồng ở Đài Loan, hôm xưa đi họp Văn Bút bên đó, ép mấy lá đem về, tặng chú một lá cho biết nhé .
Sau này khi đến Hoa Kỳ, đi chơi mấy tiểu bang ở Đông Bắc Mỹ, đã thấy những rừng lá phong, mới hiu hắt nhớ những câu thơ Đoạn Trường Tân Thanh của thi hào Nguyễn Du:
Rừng thu tầng biếc chen hồng
Nghe chim như giục tấm lòng thần hôn
(Nguyễn Du)
Đó là hình ảnh tầng lớp lá phong ngả sang mầu đỏ , còn đầy trên vòm cao, chưa kịp rụng .
Mùa thu vốn võ vàng, quạnh vắng, buồn chơi vơi...
Nỗi buồn mùa thu là nỗi buồn lãng mạn, trữ tình, không cần phải có đối tượng mới thở than.
Người yêu thu, thương lá vàng rơi rụng, vẫn có thể thiết tha buồn thảm vì cảnh vật mơ hồ sầu muộn , nên , Guillaume Apollinaire (1880 - 1918) mới viết nên bài thơ Vĩnh Biệt gởi lại người đời ...L' adieu ...
Nhà thơ Bùi Giáng dịch là Lời Vĩnh Biệt, nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ thành Mùa Thu Chết .
Mùa thu chết còn được gọi là " Hoa thạch thảo ", bởi vì loài ấy, cũng có dáng dấp hoa cúc, mầu sắc cúc ...mà nếu bàn tới thì cũng có thể cả ngàn chương ...
Chỉ cần bàn về hoa cúc , hoa thạch thảo mùa thu, lập tức quý vị sẽ có hàng loạt đề tài ...
Nhưng tôi chỉ định...sơ qua một chút sao lại "Mùa thu chết", cái điều so sánh: uống rượu cúc mùa thu, và ngắt đoá cúc "thạch thảo" để nhắc nhau mùa thu đã chết ...
Mùa thu phải sống mãi để năm năm mời nhau uống rượu cúc chứ, song le mùa thu đã chết thực rồi vì đoá cúc thạch thảo trên tay ...không còn nữa, như chính chúng ta, từ đây mãi mãi không thấy nhau, từ đây mãi mãi không thấy nhau ...
Năm 1965 đó, nhạc sĩ Phạm Duy hoàn toàn cảm hứng bài thơ L' Adieu của thi sĩ Guillaume Apollinaire , bên cạnh đó là Lời Vĩnh Biệt do thi sĩ Bùi Giáng dịch.
Nhưng độc giả và thính giả, lại cứ kéo ông vào chính trường thơ nhạc, rằng Mùa Thu Chết là nhạc sĩ Phạm Duy khẳng định cái mùa thu 1948 của ông ngoài kháng chiến chết rồi, chết thật rồi .
Mùa thu mà " Nhạc tuổi xanh " với câu mở đầu : " Một mùa thu năm xưa cách mạng tiến ra đất Việt..."
Đâu phải là câu trả lời, lỡ có ai hỏi nhạc sĩ còn cảm giác gì với cái mùa thu thanh niên Hà Nội rời năm cửa ô, ra đi chống Pháp, kiểu Tây Tiến của Quang Dũng cùng thời :
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi ...
(Quang Dũng)
Rồi 3 năm sau, 1968, Việt Cộng tấn kích Tết Mậu Thân, lạc lõng trong đô thành Saigon Chợ Lớn, lại cứ bảo (đoán mò) có ai đó vô tận tư thất nhạc sĩ Phạm Duy, hỏi xem âm hưởng mùa thu xưa còn chút gì vẳng vọng, nhạc sĩ bèn trả lời "Mùa thu đó đã chết rồi"
Thật là hay, và cũng thật là ảo vọng.
Tuy nhiên cho dẫu thi ca, âm nhạc có chuyển tải được tư tưởng đó, cũng là điều quý giá.
Trở lại với mùa thu chân nguyên, trong sáng ...
Đã qua cảnh nóng nực của mùa hè, chuẩn bị áo lạnh khăn len cho mùa đông, để chờ xuân sang ấm áp ...thì mùa thu là mùa thư giãn, nghỉ ngơi...
Là mùa của khoan dung, hoan hỉ đợi người về, đón chờ người tới, và tiễn biệt ai đi, tất cả đều ...chìm đắm trong khung thơ mơ mộng, an bình, hiếu hỉ từ gia đình đến ngoài thiên hạ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Click vào để nghe "Mùa Thu Chết"
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CÙNG BIẾT THU VỀ - CAO MỴ NHÂN
Quả là mùa thu đến thực rồi, nhưng để làm gì đối với một hoàn cảnh đất nước buồn tênh.
Đưa tiêu đề thật già lão: " Thu ẩm Hoàng Hoa tửu " ra, để nói về " Mùa thu ...chết " thì thật là tương phản .
Nhân tiết thu thanh tao, mát mẻ, quý cụ, đôi khi có cả các vị trung niên, gặp gỡ chỉ để thưởng thức rượu cúc mùa thu .
Rượu cúc mùa thu tinh chế bằng hương cúc quý, hoa của mùa thu, đặc biệt đã ủ trong thơ thưởng ngoạn bốn mùa của Thôi Hiệu (704 - 754), đã được diễn âm quen thuộc trong văn chương VN từ xưa lắm rồi :
Xuân du phương thảo địa
Hạ thưởng lục hà trì
Thu ẩm hoàng hoa tửu
Đông ngâm bạch tuyết thi
Thành ra hình ảnh quý vị tao nhân mặc khách, quý vị kẻ sĩ, chinh phu ...thậm chí cả những khách rượu dân gian, tất cả đều có thể say men hoàng hoa tửu, đón thu trở về cõi thế ...
Chỉ với bầu rượu cúc, đấng mày râu lãng đãng bên trời, đã cho thiên hạ cùng biết mùa thu sương khói quanh đây ...
Song, có cần chi phải vận dụng rượu cúc với khách tài hoa hiện diện giữa đất trời này,mới hay thu đến, mà chỉ cần một chiếc lá rơi rất bình thường thôi, đã thấy vàng võ cả khung thu ảm đạm rồi :
Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu
Cái điển cố, điển tích lẫn trong thơ cổ VN, giãi bày ra lời ví von thường nhật, dân tộc ta hầu như thân thuộc hình ảnh lá ngô đồng...
Tất nhiên không phải chỉ ở bên Tàu, mới có ngô đồng, tức cây phong,cây cao, mùa thu thoạt thì lá vàng rực rỡ, rồi lá đỏ sậm đi, lá sẽ khô dần, rụng xuống ...
Thủa nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội còn sinh thời ,
Tôi hay tới biệt thự Úc Viên ở Saigon để ...xướng hoạ thi ca Đường Luật, một hôm nghe như trời se lạnh, bất giác tôi nhớ ...tích cũ, đọc khẽ câu:
Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu ...
Còn cao hứng nói : "Mùa đã vào thu rồi đại tỷ ạ ..."
Đại tỷ Mộng Tuyết, niên trưởng hội thơ Quỳnh Dao của chúng tôi chợt mỉm cười :
"Sao biết mùa thu đã về, ở miền Nam này, chỉ có hai mùa mưa nắng thôi ? Và có biết cây ngô đồng, chú vừa nói đó như thế nào không?"
Tôi là em út của quý nữ sĩ Quỳnh Dao, chuyên biệt thể thơ thất ngôn bát cú, nên niên trưởng Mộng Tuyết thường kêu rỡn tôi bằng "chú", tức chú tiểu đồng.
Tôi ngần ngại trả lời : số là những ngày ở ngoài Trung, em có nghe ngay trong đại nội Huế, có mấy cây ngô đồng, từ thời vua Minh Mạng đưa từ Trung Quốc về.
Rồi em có nghe, người ta nói cây ngô đồng chính là cây vông đồng, lá để gói nem phải không đại tỷ ?
Nữ sĩ Mộng Tuyết cười thật kẻ cả nhưng hiền hậu vô cùng, bà vốn cao lớn, mập mạp, người thích hoa cúc mỗi khi mua hoa ngày Tết nguyên đán, nên tôi vẫn duy nhất, là người đùa tặng bà danh hiệu "Cúc đại đoá". Bà vô thư phòng, lật một cuốn sách thật dầy, lấy chiếc lá mầu đỏ bầm, trao cho tôi, bảo rằng:
Này là chiếc lá phong, tức ngô đồng ở Đài Loan, hôm xưa đi họp Văn Bút bên đó, ép mấy lá đem về, tặng chú một lá cho biết nhé .
Sau này khi đến Hoa Kỳ, đi chơi mấy tiểu bang ở Đông Bắc Mỹ, đã thấy những rừng lá phong, mới hiu hắt nhớ những câu thơ Đoạn Trường Tân Thanh của thi hào Nguyễn Du:
Rừng thu tầng biếc chen hồng
Nghe chim như giục tấm lòng thần hôn
(Nguyễn Du)
Đó là hình ảnh tầng lớp lá phong ngả sang mầu đỏ , còn đầy trên vòm cao, chưa kịp rụng .
Mùa thu vốn võ vàng, quạnh vắng, buồn chơi vơi...
Nỗi buồn mùa thu là nỗi buồn lãng mạn, trữ tình, không cần phải có đối tượng mới thở than.
Người yêu thu, thương lá vàng rơi rụng, vẫn có thể thiết tha buồn thảm vì cảnh vật mơ hồ sầu muộn , nên , Guillaume Apollinaire (1880 - 1918) mới viết nên bài thơ Vĩnh Biệt gởi lại người đời ...L' adieu ...
Nhà thơ Bùi Giáng dịch là Lời Vĩnh Biệt, nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ thành Mùa Thu Chết .
Mùa thu chết còn được gọi là " Hoa thạch thảo ", bởi vì loài ấy, cũng có dáng dấp hoa cúc, mầu sắc cúc ...mà nếu bàn tới thì cũng có thể cả ngàn chương ...
Chỉ cần bàn về hoa cúc , hoa thạch thảo mùa thu, lập tức quý vị sẽ có hàng loạt đề tài ...
Nhưng tôi chỉ định...sơ qua một chút sao lại "Mùa thu chết", cái điều so sánh: uống rượu cúc mùa thu, và ngắt đoá cúc "thạch thảo" để nhắc nhau mùa thu đã chết ...
Mùa thu phải sống mãi để năm năm mời nhau uống rượu cúc chứ, song le mùa thu đã chết thực rồi vì đoá cúc thạch thảo trên tay ...không còn nữa, như chính chúng ta, từ đây mãi mãi không thấy nhau, từ đây mãi mãi không thấy nhau ...
Năm 1965 đó, nhạc sĩ Phạm Duy hoàn toàn cảm hứng bài thơ L' Adieu của thi sĩ Guillaume Apollinaire , bên cạnh đó là Lời Vĩnh Biệt do thi sĩ Bùi Giáng dịch.
Nhưng độc giả và thính giả, lại cứ kéo ông vào chính trường thơ nhạc, rằng Mùa Thu Chết là nhạc sĩ Phạm Duy khẳng định cái mùa thu 1948 của ông ngoài kháng chiến chết rồi, chết thật rồi .
Mùa thu mà " Nhạc tuổi xanh " với câu mở đầu : " Một mùa thu năm xưa cách mạng tiến ra đất Việt..."
Đâu phải là câu trả lời, lỡ có ai hỏi nhạc sĩ còn cảm giác gì với cái mùa thu thanh niên Hà Nội rời năm cửa ô, ra đi chống Pháp, kiểu Tây Tiến của Quang Dũng cùng thời :
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi ...
(Quang Dũng)
Rồi 3 năm sau, 1968, Việt Cộng tấn kích Tết Mậu Thân, lạc lõng trong đô thành Saigon Chợ Lớn, lại cứ bảo (đoán mò) có ai đó vô tận tư thất nhạc sĩ Phạm Duy, hỏi xem âm hưởng mùa thu xưa còn chút gì vẳng vọng, nhạc sĩ bèn trả lời "Mùa thu đó đã chết rồi"
Thật là hay, và cũng thật là ảo vọng.
Tuy nhiên cho dẫu thi ca, âm nhạc có chuyển tải được tư tưởng đó, cũng là điều quý giá.
Trở lại với mùa thu chân nguyên, trong sáng ...
Đã qua cảnh nóng nực của mùa hè, chuẩn bị áo lạnh khăn len cho mùa đông, để chờ xuân sang ấm áp ...thì mùa thu là mùa thư giãn, nghỉ ngơi...
Là mùa của khoan dung, hoan hỉ đợi người về, đón chờ người tới, và tiễn biệt ai đi, tất cả đều ...chìm đắm trong khung thơ mơ mộng, an bình, hiếu hỉ từ gia đình đến ngoài thiên hạ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Click vào để nghe "Mùa Thu Chết"