Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG CỘNG SẼ ĐI VỀ ĐÂU? Tiến sỹ Đinh Trường Hinh
Tuy nhiên, nhìn sâu xa hơn, mối bất đồng của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc vượt xa lãnh vực thương mại.
Nhận định về thương chiến Mỹ Hoa đáng đọc.
CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG CỘNG SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
Tiến sỹ Đinh Trường Hinh
Mặc dù cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chỉ mới bắt đầu vào năm 2018, nhưng đã tăng tốc rất nhanh.
Nhìn bề ngoài, đó là một cuộc chiến thương mại và các hành động của Hoa Kỳ đều dựa trên ba lập luận kinh tế. Thứ nhất, Trung Quốc có thặng dư thương mại rất lớn với Mỹ --khoảng 420 tỷ USD năm 2018. Thứ hai, thông qua các biện pháp trợ cấp phi thị trường và không minh bạch cho các ngành công nghiệp, Trung Quốc đã lợi dụng hệ thống thương mại tự do để tích lũy số thặng dư này. Thứ ba, Trung Quốc đã tiếp tục đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ Mỹ để tiến cao hơn trong công nghệ.
Tuy nhiên, nhìn sâu xa hơn, mối bất đồng của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc vượt xa lãnh vực thương mại. Bắt đầu từ cuối thời chính quyền Obama, Hoa Kỳ đã nhận ra rằng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đã không là một nước Trung Quốc mà Hoa Kỳ mong đợi trước đây, tức là một nước đóng góp cho dân chủ, hòa bình và thịnh vượng của thế giới. Thay vào đó, những gì họ thấy là một Trung Quốc táo bạo đã lợi dụng thế giới thương mại tự do để tăng cường sức mạnh kinh tế và quân sự để chiếm lấy vị trí quốc gia hàng đầu thế giới. Tham vọng này đã được thể hiện trong kế hoạch 2025, kế hoạch Vành Đai Con Đường, hành vi hung hăng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng từ Ấn Độ đến Malaysia đến Nhật Bản đến Philippines đến Việt Nam, v.v.
Vì vậy mà dù cuộc chiến thương mại hiện tại có được giải quyết đi chăng nữa, mối quan hệ Trung Quốc Hoa Kỳ sẽ không bao giờ trở lại giống như các thập niên vừa qua và Hoa Kỳ sẽ làm mọi cách để ngăn chận Trung Quốc đe dọa vị trí mình trên thế giới. Các nước khác trên thế giới cũng nhìn thấy điều này và vô hình chung thế giới sẽ được chia thành hai phe: phe Trung Quốc và phe không Trung Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-TQ gần đây
Ngày 23 tháng 8, Tổng thống Trump công bố mức thuế mới từ 25 lên 30% đối với 250 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 10, và tăng từ 10 đến 15% trên 300 tỷ hàng nhập khẩu, có hiệu lực tùy theo mặt hàng, và có nghĩa là gần như tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị đóng thuế. Năm 2018, Hoa Kỳ nhập cảng 540 tỷ đô la hàng Trung Quốc và xuất cảng 120 tỷ đô hàng qua Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc không có thể trả đủa thuế nhập khẩu lên 120 tỷ đô và họ chỉ có thể để đồng nhân dân tệ vượt quá ranh giới 1 đô la bằng 7 ndt trước đó.
Tổng thống Trump đã tuyên bố thẳng thừng: "...Nếu Trung Quốc không muốn giao dịch với chúng tôi nữa, điều đó cũng tốt đối với tôi thôi". Ông cũng kêu gọi các công ty Hoa Kỳ rút ra khỏi Trung Quốc và đi làm ăn ở các nước khác, nhất là quay về Hoa Kỳ.
Các quan chức Trung Quốc đã không muốn tỏ ra yếu thế bằng cách nhượng bộ. Trên thực tế, họ đã trả đũa ngay lập tức bằng cách đình chỉ mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.
Ảnh hưởng của cuộc chiến
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm hẳn lại, ngay cả dùng những con số chính thức. Hầu hết các nhà phân tích đều kết luận rằng tăng trưởng GDP TQ đã giảm đi nhiều—chẳng hạn tăng trưởng GDP quý II năm nay là gần 3% so với dự đoán 6,2%. Xuất khẩu của Trung Quốc đã chậm lại trong khi doanh số bán lẻ thực tế trong nửa đầu năm tăng 6,7%, yếu nhất kể từ năm 2011. Đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc vào sản xuất chỉ tăng 3,0% so với tốc độ tăng trưởng hơn 30% trong giai đoạn 2010-2011 . Nền kinh tế TQ đang gặp khó khăn vì việc làm công nghiệp giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2009. Trong quý II, gần 300 tỷ đô la kích thích thông qua cắt giảm thuế và cắt giảm phí của chính phủ TQ không thể cải thiện niềm tin của giới kinh doanh. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy rất ít doanh nhân tin là hoạt động họ sẽ tăng lên trong năm tới.
Đối với Trung Quốc, việc mất giá đồng nhân dân tệ có thể sẽ đẩy mạnh dân Trung Quốc chuyến tiền ra ngoại quốc, như đã xảy ra trong năm 2015-2016. Một vấn đề khác sẽ là nợ của Trung Quốc. Sự mất giá nhân dân tệ sẽ tạo khó khăn cho các công ty Trung Quốc đã mượn nợ bằng đô la, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, vì họ phải thanh toán nợ bằng đô la trong khi tiền vào thì bằng nhân dân tệ. Ngay trước khi mất giá, tổng số nợ theo tỷ lệ so với GDP cũng đã tăng từ 298% vào cuối năm 2018 lên 304% vào cuối quý đầu tiên năm nay.
Về phía Mỹ, thị trường tài chính cũng đã bị xao động lớn. Cổ phiếu bị bán tháo mạnh xuống trong khi các nhà đầu tư đã đổ xô vào Tín phiếu Kho bạc (Treasury Bills), đẩy giá công phố lên và hạ thấp lợi nhuận của công phố xuống bắt đầu vào cuối năm 2018. Sự sụt giảm của lợi nhuận không chỉ phản ánh sự hấp dẫn về nơi trú ẩn để tiền mà còn là sự thừa nhận nguy cơ của một cuộc suy thoái mà đáng lẻ phải xảy ra sau 10 năm kinh tế phát triển nhanh. Một chỉ số suy thoái khác là đường cong lợi suất đảo ngược (inverted yield curve), với lợi suất trên tín phiếu ngắn hạn vượt qua lợi suất dài hạn.
Cần phải hiểu là sự siêu thoái kinh tế này của Hoa Kỳ không có liên quan gì đến chiến tranh thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc mà là hậu quả tất yếu của chu kỳ kinh doanh (business cycle). Dù là chiến tranh này không xảy ra,nền kinh tế Hoa Kỳ sau khi đã tăng trưởng cao trong 10 năm qua bắt buộc sẽ phải đi xuống. Đó là căn bản của nền kinh tế thị trường vì bất kỳ những gì đã đi lên thì phải đi xuống. Tuy nhiên thời gian tính của cuộc siêu thoái này không có lợi cho Tổng thống Trump khi sắp đến bầu cử năm 2020. Và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có thể sẽ làm sự siêu thoái này đến nhanh hơn nếu người dân giảm tiêu dùng lại và các doanh nghiệp dè dặt hơn trong chuyện đầu tư. Chính vì vậy mà Tổng thống Trump đã tạo áp lực lên Ngân hàng Trung ương Mỹ (Federal Reserve) để giảm tiền lời xuống hầu kích thích kinh tế. Tổng thống Trump có thể sẽ yêu cầu quốc hội ra đạo luật hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng để giúp giảm bớt nguy cơ suy thoái kinh tế. Mặt khác cũng vì ông Trump cứ luôn cho là nhờ ông mà nền kinh tế Mỹ lên cao cho nên bây giờ sẽ khó nói là kinh tế giảm đi không phải là vì ông.
Chiến lược của mỗi bên
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn lập kế hoạch vượt qua Hoa Kỳ để trở thành quốc gia hàng đầu thế giới. Trung Quốc đang cố gắng phát triển về công nghệ thông tin và đã có được những thành công trong các lĩnh vực cao như trí tuệ nhân tạo. Nhưng ngoài thiết bị mạng ra, Trung Quốc chưa có được nhiều thành tích lớn về công nghệ toàn cầu. Thị trường nội địa khổng lồ và được bảo vệ của Trung Quốc chưa có nhiều hiệu quả trong việc phát triển trí tuệ hầu đem Trung Quốc lên hàng các nước có mức thu nhập cao, và khả năng phát minh hay sáng chế của Trung Quốc vẫn còn yếu. Vì vậy, Trung Quốc rất cần công nghệ phương Tây để đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và để đạt được sức mạnh về kinh tế và chính trị toàn cầu.
Nhưng vấn đề Trung Quốc đang gặp là để tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc cần phải tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm triệu người và do đó phải kiếm thị trường để bán hàng hoá. Thị trường nội địa thì không đủ mãi lực để mua trong khi trên thế giới, ngoài Hoa Kỳ ra, không có nước nào đủ sức để mua nguồn hàng lớn mà Trung Quốc sản xuất. Cho nên Trung Quốc rất cần thị trường Hoa Kỳ. Trump dường như cũng nhận thức được điều này và hiểu rằng người mua hiện tại tức là HK, đã có ưu thế hơn người bán là Trung Quốc. Ngoài ra, dân Trung Quốc đông nhưng vẫn còn nghèo, và chế độ toàn trị có thể dẫn đến quyết định sai lầm với các hậu quả khốc liệt.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng có những vấn đề khác. Hoa Kỳ có một nền kinh tế lớn hơn nhiều so với Trung Quốc (GDP Hoa Kỳ lớn gấp rưỡi Trung Quốc và tổng sản lượng đầu người cao hơn trên 6 lần), công nghệ tiên tiến, dân trí cao, và xã hội có rất nhiều kiến thức và rất nhiều đổi mới. Nhưng người dân Mỹ đă quen với cuộc sống tốt lành, không muốn sẵn sàng hy sinh hôm nay cho tương lai. Trong một chế độ dân chủ, tất cả mọi ý kiến đều được coi trọng cho nên khó có những quyết định nhanh chóng và có lợi cho cả nước. Các nhóm lợi ích thì nhiều và chỉ nghĩ đến những gì lợi cho mình trước. Chẳng hạn những công ty đa quốc gia muốn bám lấy thị trường nội địa lớn của Trung Quốc để làm giàu trước mắt thay vì nghĩ những gì lợi cho HK vài chục năm sau.
Một thí dụ nữa là về nông nghiệp. Nông dân Hoa Kỳ chiếm ít hơn 2% trong tổng số lực lượng lao động và năm 2018 xuất cảng đậu nành qua TQ chừng 3 tỷ đô. Số tiền này quá ít so với GDP của Hoa Kỳ (20500 tỷ đô) và so với 540 tỷ đô hàng Hoa Kỳ nhập của Trung Quốc. Tuy nhiên khi Trung Quốc ngưng mua đậu nành của Hoa Kỳ thì chỉ vì 3 tỷ đô này mà nông dân Hoa Kỳ kêu ca và báo chí làm rùm beng lên và chính phủ Hoa Kỳ phải tăng viện trợ cho nông dân để bù đắp. Về mặt này, dân Trung Quốc dân đông và họ chịu cực khổ được, nhất là khi bị ảnh hưởng của một guồng máy tuyên truyền quy mô của chính phủ.
Mặt khác, Bắc Kinh cũng không có thể tiếp tục để nền kinh tế Trung Quốc trượt dài vô tận. Và sự trượt dốc sẽ tăng lên khi các nhà sản xuất nước ngoài và cả Trung Quốc đem các nhà máy ra khỏi Trung Quốc đến những nơi có chi phí lao động thấp hơn và không bị ảnh hưởng cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chẳng hạn như Việt Nam, Ấn Độ, và Thái Lan. Càng ngày, hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc càng được thay thế bằng hàng nhập khẩu từ các nước châu Á khác. Chi phí ngày gia tăng ở Trung Quốc đã làm cho nghành sản xuất hàng may mặc, giày dép và các mặt hàng tiêu dùng có lợi nhuận thấp khác đi ra khỏi Trung Quốc trong những năm gần đây. Nhưng Bắc Kinh lại không muốn các thiết bị điện tử và các sản phẩm có lợi nhuận cao khác ra đi. Và các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thức được rằng một khi các cơ sở này rời đi và lao động được đào tạo và chuỗi cung ứng được thiết lập ở nơi khác, những công nghệ này rất khó có thể quay trở lại Trung Quốc.
Nhưng tại sao cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ -Trung Quốc xảy ra? Nhiều người cho là Hoa Kỳ làm vậy vì cán cân thương mại Hoa Kỳ Trung Quốc quá chênh lệch thiên về phía Trung Quốc. Điều đó cũng có một phần nhỏ đúng thôi. Sự thật nguyên nhân của Hoa Kỳ sâu xa hơn nhiều.
Vì sao thương chiến Hoa Kỳ -Trung Quốc xảy ra?
Hoa Kỳ và các quốc gia khác, không chỉ các quốc gia có đường bờ biển trên Biển Đông, không có lựa chọn nào khác ngoài việc đối đầu với Trung Quốc. Trung Quốc là một quốc gia quốc gia có dân số khổng lồ 1,4 tỷ người và đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh trong các thập niên vừa qua cũng như đã giúp hàng trăm triệu dân Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo. Cảm thấy quá tự tin về thành tích kinh tế của mình và để thống nhất người dân của họ, giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự của mình để thăm dò trên nhiều mặt trận khác nhau hầu chiếm vị trí cầm đầu thế giới. Sự kết hợp của một dân số khổng lồ, một chính phủ ngày càng toàn trị và tham vọng tăng cường chính trị, kinh tế và địa lý đã dẫn đến nhiều xung đột giữa Trung Quốc và các nước khác. Chỉ nhìn vào những căng thẳng mà Trung Quốc đã tạo ra với các nước láng giềng, từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Philippines và Việt Nam thì biết ngay.
Trong những thập niên qua, các chính quyền Mỹ kể cả Cộng Hoà và Dân Chủ đều nghĩ là sự lớn mạnh về kinh tế của Trung Quốc sẽ giúp hoà bình và trật tự của thế giới. Thế nhưng từ những năm cuối Tổng thống Obama cho đến nay Hoa Kỳ đã thấy rằng chính sách này chỉ khuyến khích Trung Quốc trở nên hung hăng hơn khi họ trở nên mạnh mẽ hơn. Trong trường hợp này, chỉ có sức mạnh và sự thống nhất của các đối thủ mới có thể thuyết phục một quốc gia như vậy cư xử đúng hơn. Tổng thống Trump do đó trở nên quyết liệt hơn trong chuyện đương đầu với Trung Quốc. Tòa Bạch Ốc đã kết luận: "Với quy mô của nền kinh tế Trung Quốc và của các chính sách bóp méo thị trường, sự xâm lược kinh tế của Trung Quốc hiện đang đe dọa không chỉ nền kinh tế Hoa Kỳ mà cả nền kinh tế toàn cầu."(White House Office of Trade and Manufacturing Policy, June 2018).
Chính sách Trung Quốc của Tổng thống Trump đã bị chỉ trích rộng rãi trong giới truyền thông Hoa Kỳ . Một số lời chỉ trích là hợp lý; một số thì không. Hủy bỏ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) , như Tổng thống Trump đã làm, là một quyết định sai lầm trong cuộc chiến với Trung Quốc. Điều này làm suy yếu sự đối lập kinh tế với Trung Quốc và cho phép Trung Quốc chiếm khoảng trống quyền lực. Và cũng là một sai lầm khi biến cuộc chiến thương mại với Trung Quốc thành vấn đề song phương Hoa Kỳ - Trung Quốc trong khi vấn đề phải nên đặt ra theo đường lối đa phương: Trung Quốc và các quốc gia khác. Nhưng nhiều lời chỉ trích khác thì không đúng hay không công bằng. Chẳng hạn như Hoa Kỳ không nên dùng thuế quan trong cuộc chiến thương mại. Thứ nhất, trước khi dùng thuế quan, Trump đã cố gắng đàm phán với Trung Quốc và, giống như những người tiền nhiệm của ông, kết cục không đi đến đâu. Có một câu nói phổ biến rằng bạn là người điên nếu bạn tiếp tục làm điều như trước mà lại mong đợi một kết quả khác. Thứ hai, thuế quan là một vũ khí kinh tế xấu, nhưng chúng vẫn tốt hơn là hạn ngạch (quotas) hay không làm gì cả, đó là hiện trạng trước Tổng thống Trump. Thứ ba, các lời chỉ trích không có đi kèm với các giải pháp thực tế, mang tính xây dựng. Một phần những chỉ trích được gây nên do nhiều chống đối trong giới truyền thông "dòng chính" và giới này đã tạo nhiều thiên kiến "chống Trump".
Cuộc chiến sẽ đi về đâu?
Cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ -Trung Quốc sẽ dẫn đến một trong hai giải pháp:
- Tạm đình chiến do một trong hai nước nhượng bộ, có thể vì lý do kinh tế hay có thể vì lý do chính trị. Trung Quốc có thể nhượng bộ vì sợ khủng hoảng kinh tế và dân chúng mất việc làm sẽ nỗi loạn. Thêm vào đó, Hoa Kỳ càng ngày càng đem những yếu tố khác vào như là Hồng Kông, vv. để ép Trung Quốc. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng có thể nhượng bộ vì lý do bầu cử sắp đến và vì lo ngại về suy thoái kinh tế tạo ra nhiều áp lực chính trị trong nước. Lẽ dĩ nhiên nước nào nhượng bộ cũng đều nêu một lý do thật là "chánh đáng" bên ngoài để che lấp lý do của mình.
- Tiếp tục tiến xa hơn trong cuộc chiến. Trừ khi có thỏa hiệp giữa Trump và Tập, cuộc chiến thương mại rất dễ leo thang. Hoa Kỳ có thể tăng thuế suất đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc và Trung Quốc cũng có thể làm như vậy đối với hàng nhập khẩu của Mỹ. Trung Quốc có thể thắt chặt kiểm soát đối với các công ty Hoa Kỳ đang kinh doanh tại Trung Quốc. Ông Trump đã thẳng thắn kêu các công ty Mỹ rời Trung Quốc đi các nước khác, nhất là về lại Mỹ.
Một số người cho rằng Trung Quốc có thể bán số lượng Tín phiếu Kho bạc (Treasury Bills)) của Hoa Kỳ mà Trung Quốc đang cất giữ như tài sản (khoảng 5 % tổng số nợ của Hoa Kỳ) và điều đó sẽ tạo áp lực lên phía Hoa Kỳ. Nhưng chuyện đó khó có thể xảy ra vì hai lý do. Thứ nhất, hiện tại trên thế giới không có công cụ tài chánh gì chắc ăn bằng công khố phiếu Tín phiếu Kho bạc của Hoa Kỳ. Thứ hai, nếu mà Trung Quốc bán Tín phiếu Kho bạc, giá của Tín phiếu Kho bạc sẽ giảm mạnh, làm giảm giá trị tài sản trong nước cũng như trử lượng của Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc. Vì vậy Trung Quốc sẽ là người bị thiệt thòi đầu tiên.
Hoa Kỳ cũng có thể dùng những biện pháp cứng rắn hơn. Hoa Kỳ có thể cắt các ngân hàng Trung Quốc khỏi các hệ thống thanh toán và thanh toán bằng đô la Mỹ, giống như họ đã làm với Iran. Họ cũng có thể đóng băng tài sản ở nước ngoài của các công ty nhà nước Trung Quốc và cấm các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ đầu tư vào thị trường trái phiếu và vốn cổ phần của Trung Quốc. Những biện pháp này sẽ có ảnh hưởng lớn đến kinh tế Trung Quốc.
Nhưng mà dù giải pháp 1 hay 2 xảy ra, mối quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không bao giờ quay lùi lại mức độ đã có trong ba thập niên qua. Dù là đảng Cộng Hoà hay Dân Chủ lên cầm quyền, Hoa Kỳ sẽ làm mọi cách để ngăn ngừa Trung Quốc đe dọa vị trí của Hoa Kỳ trên thế giới. Các nước khác trên thế giới cũng nhìn thấy điều này và vô hình chung thế giới sẽ được chia thành hai phe: phe Trung Quốc và phe không Trung Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo. Điều này chưa chắc sẽ ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc nhưng ít ra sẽ tạo ra nhiều khó khăn trên đường tiến lên của Trung Quốc.
Tiến sỹ Đinh Trường Hinh
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả, chủ tịch công ty EGAT tại Hoa Kỳ, nguyên là chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C. (1978-2014). Hiện sống tạ̣i tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.
CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG CỘNG SẼ ĐI VỀ ĐÂU? Tiến sỹ Đinh Trường Hinh
Tuy nhiên, nhìn sâu xa hơn, mối bất đồng của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc vượt xa lãnh vực thương mại.
Nhận định về thương chiến Mỹ Hoa đáng đọc.
CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG CỘNG SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
Tiến sỹ Đinh Trường Hinh
Mặc dù cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chỉ mới bắt đầu vào năm 2018, nhưng đã tăng tốc rất nhanh.
Nhìn bề ngoài, đó là một cuộc chiến thương mại và các hành động của Hoa Kỳ đều dựa trên ba lập luận kinh tế. Thứ nhất, Trung Quốc có thặng dư thương mại rất lớn với Mỹ --khoảng 420 tỷ USD năm 2018. Thứ hai, thông qua các biện pháp trợ cấp phi thị trường và không minh bạch cho các ngành công nghiệp, Trung Quốc đã lợi dụng hệ thống thương mại tự do để tích lũy số thặng dư này. Thứ ba, Trung Quốc đã tiếp tục đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ Mỹ để tiến cao hơn trong công nghệ.
Tuy nhiên, nhìn sâu xa hơn, mối bất đồng của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc vượt xa lãnh vực thương mại. Bắt đầu từ cuối thời chính quyền Obama, Hoa Kỳ đã nhận ra rằng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đã không là một nước Trung Quốc mà Hoa Kỳ mong đợi trước đây, tức là một nước đóng góp cho dân chủ, hòa bình và thịnh vượng của thế giới. Thay vào đó, những gì họ thấy là một Trung Quốc táo bạo đã lợi dụng thế giới thương mại tự do để tăng cường sức mạnh kinh tế và quân sự để chiếm lấy vị trí quốc gia hàng đầu thế giới. Tham vọng này đã được thể hiện trong kế hoạch 2025, kế hoạch Vành Đai Con Đường, hành vi hung hăng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng từ Ấn Độ đến Malaysia đến Nhật Bản đến Philippines đến Việt Nam, v.v.
Vì vậy mà dù cuộc chiến thương mại hiện tại có được giải quyết đi chăng nữa, mối quan hệ Trung Quốc Hoa Kỳ sẽ không bao giờ trở lại giống như các thập niên vừa qua và Hoa Kỳ sẽ làm mọi cách để ngăn chận Trung Quốc đe dọa vị trí mình trên thế giới. Các nước khác trên thế giới cũng nhìn thấy điều này và vô hình chung thế giới sẽ được chia thành hai phe: phe Trung Quốc và phe không Trung Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-TQ gần đây
Ngày 23 tháng 8, Tổng thống Trump công bố mức thuế mới từ 25 lên 30% đối với 250 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 10, và tăng từ 10 đến 15% trên 300 tỷ hàng nhập khẩu, có hiệu lực tùy theo mặt hàng, và có nghĩa là gần như tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị đóng thuế. Năm 2018, Hoa Kỳ nhập cảng 540 tỷ đô la hàng Trung Quốc và xuất cảng 120 tỷ đô hàng qua Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc không có thể trả đủa thuế nhập khẩu lên 120 tỷ đô và họ chỉ có thể để đồng nhân dân tệ vượt quá ranh giới 1 đô la bằng 7 ndt trước đó.
Tổng thống Trump đã tuyên bố thẳng thừng: "...Nếu Trung Quốc không muốn giao dịch với chúng tôi nữa, điều đó cũng tốt đối với tôi thôi". Ông cũng kêu gọi các công ty Hoa Kỳ rút ra khỏi Trung Quốc và đi làm ăn ở các nước khác, nhất là quay về Hoa Kỳ.
Các quan chức Trung Quốc đã không muốn tỏ ra yếu thế bằng cách nhượng bộ. Trên thực tế, họ đã trả đũa ngay lập tức bằng cách đình chỉ mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.
Ảnh hưởng của cuộc chiến
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm hẳn lại, ngay cả dùng những con số chính thức. Hầu hết các nhà phân tích đều kết luận rằng tăng trưởng GDP TQ đã giảm đi nhiều—chẳng hạn tăng trưởng GDP quý II năm nay là gần 3% so với dự đoán 6,2%. Xuất khẩu của Trung Quốc đã chậm lại trong khi doanh số bán lẻ thực tế trong nửa đầu năm tăng 6,7%, yếu nhất kể từ năm 2011. Đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc vào sản xuất chỉ tăng 3,0% so với tốc độ tăng trưởng hơn 30% trong giai đoạn 2010-2011 . Nền kinh tế TQ đang gặp khó khăn vì việc làm công nghiệp giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2009. Trong quý II, gần 300 tỷ đô la kích thích thông qua cắt giảm thuế và cắt giảm phí của chính phủ TQ không thể cải thiện niềm tin của giới kinh doanh. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy rất ít doanh nhân tin là hoạt động họ sẽ tăng lên trong năm tới.
Đối với Trung Quốc, việc mất giá đồng nhân dân tệ có thể sẽ đẩy mạnh dân Trung Quốc chuyến tiền ra ngoại quốc, như đã xảy ra trong năm 2015-2016. Một vấn đề khác sẽ là nợ của Trung Quốc. Sự mất giá nhân dân tệ sẽ tạo khó khăn cho các công ty Trung Quốc đã mượn nợ bằng đô la, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, vì họ phải thanh toán nợ bằng đô la trong khi tiền vào thì bằng nhân dân tệ. Ngay trước khi mất giá, tổng số nợ theo tỷ lệ so với GDP cũng đã tăng từ 298% vào cuối năm 2018 lên 304% vào cuối quý đầu tiên năm nay.
Về phía Mỹ, thị trường tài chính cũng đã bị xao động lớn. Cổ phiếu bị bán tháo mạnh xuống trong khi các nhà đầu tư đã đổ xô vào Tín phiếu Kho bạc (Treasury Bills), đẩy giá công phố lên và hạ thấp lợi nhuận của công phố xuống bắt đầu vào cuối năm 2018. Sự sụt giảm của lợi nhuận không chỉ phản ánh sự hấp dẫn về nơi trú ẩn để tiền mà còn là sự thừa nhận nguy cơ của một cuộc suy thoái mà đáng lẻ phải xảy ra sau 10 năm kinh tế phát triển nhanh. Một chỉ số suy thoái khác là đường cong lợi suất đảo ngược (inverted yield curve), với lợi suất trên tín phiếu ngắn hạn vượt qua lợi suất dài hạn.
Cần phải hiểu là sự siêu thoái kinh tế này của Hoa Kỳ không có liên quan gì đến chiến tranh thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc mà là hậu quả tất yếu của chu kỳ kinh doanh (business cycle). Dù là chiến tranh này không xảy ra,nền kinh tế Hoa Kỳ sau khi đã tăng trưởng cao trong 10 năm qua bắt buộc sẽ phải đi xuống. Đó là căn bản của nền kinh tế thị trường vì bất kỳ những gì đã đi lên thì phải đi xuống. Tuy nhiên thời gian tính của cuộc siêu thoái này không có lợi cho Tổng thống Trump khi sắp đến bầu cử năm 2020. Và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có thể sẽ làm sự siêu thoái này đến nhanh hơn nếu người dân giảm tiêu dùng lại và các doanh nghiệp dè dặt hơn trong chuyện đầu tư. Chính vì vậy mà Tổng thống Trump đã tạo áp lực lên Ngân hàng Trung ương Mỹ (Federal Reserve) để giảm tiền lời xuống hầu kích thích kinh tế. Tổng thống Trump có thể sẽ yêu cầu quốc hội ra đạo luật hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng để giúp giảm bớt nguy cơ suy thoái kinh tế. Mặt khác cũng vì ông Trump cứ luôn cho là nhờ ông mà nền kinh tế Mỹ lên cao cho nên bây giờ sẽ khó nói là kinh tế giảm đi không phải là vì ông.
Chiến lược của mỗi bên
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn lập kế hoạch vượt qua Hoa Kỳ để trở thành quốc gia hàng đầu thế giới. Trung Quốc đang cố gắng phát triển về công nghệ thông tin và đã có được những thành công trong các lĩnh vực cao như trí tuệ nhân tạo. Nhưng ngoài thiết bị mạng ra, Trung Quốc chưa có được nhiều thành tích lớn về công nghệ toàn cầu. Thị trường nội địa khổng lồ và được bảo vệ của Trung Quốc chưa có nhiều hiệu quả trong việc phát triển trí tuệ hầu đem Trung Quốc lên hàng các nước có mức thu nhập cao, và khả năng phát minh hay sáng chế của Trung Quốc vẫn còn yếu. Vì vậy, Trung Quốc rất cần công nghệ phương Tây để đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và để đạt được sức mạnh về kinh tế và chính trị toàn cầu.
Nhưng vấn đề Trung Quốc đang gặp là để tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc cần phải tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm triệu người và do đó phải kiếm thị trường để bán hàng hoá. Thị trường nội địa thì không đủ mãi lực để mua trong khi trên thế giới, ngoài Hoa Kỳ ra, không có nước nào đủ sức để mua nguồn hàng lớn mà Trung Quốc sản xuất. Cho nên Trung Quốc rất cần thị trường Hoa Kỳ. Trump dường như cũng nhận thức được điều này và hiểu rằng người mua hiện tại tức là HK, đã có ưu thế hơn người bán là Trung Quốc. Ngoài ra, dân Trung Quốc đông nhưng vẫn còn nghèo, và chế độ toàn trị có thể dẫn đến quyết định sai lầm với các hậu quả khốc liệt.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng có những vấn đề khác. Hoa Kỳ có một nền kinh tế lớn hơn nhiều so với Trung Quốc (GDP Hoa Kỳ lớn gấp rưỡi Trung Quốc và tổng sản lượng đầu người cao hơn trên 6 lần), công nghệ tiên tiến, dân trí cao, và xã hội có rất nhiều kiến thức và rất nhiều đổi mới. Nhưng người dân Mỹ đă quen với cuộc sống tốt lành, không muốn sẵn sàng hy sinh hôm nay cho tương lai. Trong một chế độ dân chủ, tất cả mọi ý kiến đều được coi trọng cho nên khó có những quyết định nhanh chóng và có lợi cho cả nước. Các nhóm lợi ích thì nhiều và chỉ nghĩ đến những gì lợi cho mình trước. Chẳng hạn những công ty đa quốc gia muốn bám lấy thị trường nội địa lớn của Trung Quốc để làm giàu trước mắt thay vì nghĩ những gì lợi cho HK vài chục năm sau.
Một thí dụ nữa là về nông nghiệp. Nông dân Hoa Kỳ chiếm ít hơn 2% trong tổng số lực lượng lao động và năm 2018 xuất cảng đậu nành qua TQ chừng 3 tỷ đô. Số tiền này quá ít so với GDP của Hoa Kỳ (20500 tỷ đô) và so với 540 tỷ đô hàng Hoa Kỳ nhập của Trung Quốc. Tuy nhiên khi Trung Quốc ngưng mua đậu nành của Hoa Kỳ thì chỉ vì 3 tỷ đô này mà nông dân Hoa Kỳ kêu ca và báo chí làm rùm beng lên và chính phủ Hoa Kỳ phải tăng viện trợ cho nông dân để bù đắp. Về mặt này, dân Trung Quốc dân đông và họ chịu cực khổ được, nhất là khi bị ảnh hưởng của một guồng máy tuyên truyền quy mô của chính phủ.
Mặt khác, Bắc Kinh cũng không có thể tiếp tục để nền kinh tế Trung Quốc trượt dài vô tận. Và sự trượt dốc sẽ tăng lên khi các nhà sản xuất nước ngoài và cả Trung Quốc đem các nhà máy ra khỏi Trung Quốc đến những nơi có chi phí lao động thấp hơn và không bị ảnh hưởng cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chẳng hạn như Việt Nam, Ấn Độ, và Thái Lan. Càng ngày, hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc càng được thay thế bằng hàng nhập khẩu từ các nước châu Á khác. Chi phí ngày gia tăng ở Trung Quốc đã làm cho nghành sản xuất hàng may mặc, giày dép và các mặt hàng tiêu dùng có lợi nhuận thấp khác đi ra khỏi Trung Quốc trong những năm gần đây. Nhưng Bắc Kinh lại không muốn các thiết bị điện tử và các sản phẩm có lợi nhuận cao khác ra đi. Và các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thức được rằng một khi các cơ sở này rời đi và lao động được đào tạo và chuỗi cung ứng được thiết lập ở nơi khác, những công nghệ này rất khó có thể quay trở lại Trung Quốc.
Nhưng tại sao cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ -Trung Quốc xảy ra? Nhiều người cho là Hoa Kỳ làm vậy vì cán cân thương mại Hoa Kỳ Trung Quốc quá chênh lệch thiên về phía Trung Quốc. Điều đó cũng có một phần nhỏ đúng thôi. Sự thật nguyên nhân của Hoa Kỳ sâu xa hơn nhiều.
Vì sao thương chiến Hoa Kỳ -Trung Quốc xảy ra?
Hoa Kỳ và các quốc gia khác, không chỉ các quốc gia có đường bờ biển trên Biển Đông, không có lựa chọn nào khác ngoài việc đối đầu với Trung Quốc. Trung Quốc là một quốc gia quốc gia có dân số khổng lồ 1,4 tỷ người và đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh trong các thập niên vừa qua cũng như đã giúp hàng trăm triệu dân Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo. Cảm thấy quá tự tin về thành tích kinh tế của mình và để thống nhất người dân của họ, giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự của mình để thăm dò trên nhiều mặt trận khác nhau hầu chiếm vị trí cầm đầu thế giới. Sự kết hợp của một dân số khổng lồ, một chính phủ ngày càng toàn trị và tham vọng tăng cường chính trị, kinh tế và địa lý đã dẫn đến nhiều xung đột giữa Trung Quốc và các nước khác. Chỉ nhìn vào những căng thẳng mà Trung Quốc đã tạo ra với các nước láng giềng, từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Philippines và Việt Nam thì biết ngay.
Trong những thập niên qua, các chính quyền Mỹ kể cả Cộng Hoà và Dân Chủ đều nghĩ là sự lớn mạnh về kinh tế của Trung Quốc sẽ giúp hoà bình và trật tự của thế giới. Thế nhưng từ những năm cuối Tổng thống Obama cho đến nay Hoa Kỳ đã thấy rằng chính sách này chỉ khuyến khích Trung Quốc trở nên hung hăng hơn khi họ trở nên mạnh mẽ hơn. Trong trường hợp này, chỉ có sức mạnh và sự thống nhất của các đối thủ mới có thể thuyết phục một quốc gia như vậy cư xử đúng hơn. Tổng thống Trump do đó trở nên quyết liệt hơn trong chuyện đương đầu với Trung Quốc. Tòa Bạch Ốc đã kết luận: "Với quy mô của nền kinh tế Trung Quốc và của các chính sách bóp méo thị trường, sự xâm lược kinh tế của Trung Quốc hiện đang đe dọa không chỉ nền kinh tế Hoa Kỳ mà cả nền kinh tế toàn cầu."(White House Office of Trade and Manufacturing Policy, June 2018).
Chính sách Trung Quốc của Tổng thống Trump đã bị chỉ trích rộng rãi trong giới truyền thông Hoa Kỳ . Một số lời chỉ trích là hợp lý; một số thì không. Hủy bỏ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) , như Tổng thống Trump đã làm, là một quyết định sai lầm trong cuộc chiến với Trung Quốc. Điều này làm suy yếu sự đối lập kinh tế với Trung Quốc và cho phép Trung Quốc chiếm khoảng trống quyền lực. Và cũng là một sai lầm khi biến cuộc chiến thương mại với Trung Quốc thành vấn đề song phương Hoa Kỳ - Trung Quốc trong khi vấn đề phải nên đặt ra theo đường lối đa phương: Trung Quốc và các quốc gia khác. Nhưng nhiều lời chỉ trích khác thì không đúng hay không công bằng. Chẳng hạn như Hoa Kỳ không nên dùng thuế quan trong cuộc chiến thương mại. Thứ nhất, trước khi dùng thuế quan, Trump đã cố gắng đàm phán với Trung Quốc và, giống như những người tiền nhiệm của ông, kết cục không đi đến đâu. Có một câu nói phổ biến rằng bạn là người điên nếu bạn tiếp tục làm điều như trước mà lại mong đợi một kết quả khác. Thứ hai, thuế quan là một vũ khí kinh tế xấu, nhưng chúng vẫn tốt hơn là hạn ngạch (quotas) hay không làm gì cả, đó là hiện trạng trước Tổng thống Trump. Thứ ba, các lời chỉ trích không có đi kèm với các giải pháp thực tế, mang tính xây dựng. Một phần những chỉ trích được gây nên do nhiều chống đối trong giới truyền thông "dòng chính" và giới này đã tạo nhiều thiên kiến "chống Trump".
Cuộc chiến sẽ đi về đâu?
Cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ -Trung Quốc sẽ dẫn đến một trong hai giải pháp:
- Tạm đình chiến do một trong hai nước nhượng bộ, có thể vì lý do kinh tế hay có thể vì lý do chính trị. Trung Quốc có thể nhượng bộ vì sợ khủng hoảng kinh tế và dân chúng mất việc làm sẽ nỗi loạn. Thêm vào đó, Hoa Kỳ càng ngày càng đem những yếu tố khác vào như là Hồng Kông, vv. để ép Trung Quốc. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng có thể nhượng bộ vì lý do bầu cử sắp đến và vì lo ngại về suy thoái kinh tế tạo ra nhiều áp lực chính trị trong nước. Lẽ dĩ nhiên nước nào nhượng bộ cũng đều nêu một lý do thật là "chánh đáng" bên ngoài để che lấp lý do của mình.
- Tiếp tục tiến xa hơn trong cuộc chiến. Trừ khi có thỏa hiệp giữa Trump và Tập, cuộc chiến thương mại rất dễ leo thang. Hoa Kỳ có thể tăng thuế suất đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc và Trung Quốc cũng có thể làm như vậy đối với hàng nhập khẩu của Mỹ. Trung Quốc có thể thắt chặt kiểm soát đối với các công ty Hoa Kỳ đang kinh doanh tại Trung Quốc. Ông Trump đã thẳng thắn kêu các công ty Mỹ rời Trung Quốc đi các nước khác, nhất là về lại Mỹ.
Một số người cho rằng Trung Quốc có thể bán số lượng Tín phiếu Kho bạc (Treasury Bills)) của Hoa Kỳ mà Trung Quốc đang cất giữ như tài sản (khoảng 5 % tổng số nợ của Hoa Kỳ) và điều đó sẽ tạo áp lực lên phía Hoa Kỳ. Nhưng chuyện đó khó có thể xảy ra vì hai lý do. Thứ nhất, hiện tại trên thế giới không có công cụ tài chánh gì chắc ăn bằng công khố phiếu Tín phiếu Kho bạc của Hoa Kỳ. Thứ hai, nếu mà Trung Quốc bán Tín phiếu Kho bạc, giá của Tín phiếu Kho bạc sẽ giảm mạnh, làm giảm giá trị tài sản trong nước cũng như trử lượng của Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc. Vì vậy Trung Quốc sẽ là người bị thiệt thòi đầu tiên.
Hoa Kỳ cũng có thể dùng những biện pháp cứng rắn hơn. Hoa Kỳ có thể cắt các ngân hàng Trung Quốc khỏi các hệ thống thanh toán và thanh toán bằng đô la Mỹ, giống như họ đã làm với Iran. Họ cũng có thể đóng băng tài sản ở nước ngoài của các công ty nhà nước Trung Quốc và cấm các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ đầu tư vào thị trường trái phiếu và vốn cổ phần của Trung Quốc. Những biện pháp này sẽ có ảnh hưởng lớn đến kinh tế Trung Quốc.
Nhưng mà dù giải pháp 1 hay 2 xảy ra, mối quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không bao giờ quay lùi lại mức độ đã có trong ba thập niên qua. Dù là đảng Cộng Hoà hay Dân Chủ lên cầm quyền, Hoa Kỳ sẽ làm mọi cách để ngăn ngừa Trung Quốc đe dọa vị trí của Hoa Kỳ trên thế giới. Các nước khác trên thế giới cũng nhìn thấy điều này và vô hình chung thế giới sẽ được chia thành hai phe: phe Trung Quốc và phe không Trung Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo. Điều này chưa chắc sẽ ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc nhưng ít ra sẽ tạo ra nhiều khó khăn trên đường tiến lên của Trung Quốc.
Tiến sỹ Đinh Trường Hinh
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả, chủ tịch công ty EGAT tại Hoa Kỳ, nguyên là chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C. (1978-2014). Hiện sống tạ̣i tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.