Văn Học & Nghệ Thuật

CUỘC ĐỜI BẤT HẠNH CỦA “CÁNH CHIM PHƯỢNG HOÀNG”

“Nhà không còn hạt gạo nào X.V ơi, hai hôm trước có người hàng xóm đến cho tôi thùng mì gói tôi lấy ăn thay cơm”.






Nguyễn Trung Vinh (1945) - CHS La San Taberd SG
Tay trống Ban nhạc Phượng Hoàng - Thập niên 70.


Ban Nhạc Phượng Hoàng (thập niên 70)

Vừa qua, tôi nhận được email của anh Chu Văn Hải - CHS Taberd P.65 - hải ngoại gửi về nhờ giúp anh một việc. Nội dung thư anh nhờ tôi đến thăm và tìm cách giúp đỡ cho người bạn đồng môn Taberd cùng thời tên là Nguyễn Trung Vinh (“Vinh Trống” - Ban Nhạc Phượng Hoàng) hiện nay đang lâm vào cảnh khốn khó, bệnh tật. Để đến được nơi ở của anh Trung Vinh, anh Hải giới thiệu cho tôi một người bạn đồng niên đang sống tại SG tên Tiến Chỉnh (Chỉnh Bass) sẽ là người hướng dẫn. Sau đó tôi liên lạc được với anh Chỉnh để hỏi thăm tình hình và anh em bàn nhau hẹn ngày đi thăm anh Trung Vinh. Nhưng đến ngày tôi có thể sắp xếp đi được thì anh Chỉnh lại bận, anh giới thiệu lại cho tôi gặp anh Nguyễn Văn Hiển (em ruột anh Trung Vinh) sẽ là người cùng đi với tôi.

Anh Nguyễn Văn Hiển & Xuân Vinh


Lúc 08g00 sáng ngày 08/9/2016, tôi và anh Hiển hẹn gặp nhau tại một quán Café gần ngã 4 Hàng Xanh. Sau vài câu thăm hỏi tôi mới chợt nhớ lại thì ra anh Hiển chính là tay Guitar solo trong ban nhạc đã biểu diễn trên sân khấu trong đêm “KN 140 Năm Thành Lập Trường La San Taberd” tổ chức tại sân trường cũ Taberd vào ngày 09/02/2014. Anh cũng là cựu môn sinh Taberd ngày xưa, hôm đó tôi nhìn thấy anh đứng chào hỏi, chuyện trò với Bề trên Désiré trong ngày họp mặt này. Thật là duyên kỳ ngộ của huynh đệ La San. Qua câu chuyện xã giao, chúng tôi lót dạ mỗi người một tô phở sau đó hai anh em cùng lên xe trực chỉ về hướng Lái Thiêu - Bình Dương, nơi anh Trung Vinh đang trú ngụ. Gần một giờ đi xe gắn máy chúng tôi đã tới nơi, đó là khu nhà trọ phía sau chợ Lái Thiêu.

KN 140 Năm Trường La San Taberd - 09/02/2014​
(Tấm ảnh này X.V vô tình chụp khi có A. Hiển trên sân khấu)


Vừa bước vào phòng trọ tôi đã nghe thấy không khí hâm hâm như có lò sưởi đang đốt sẵn vì mái tole nơi đây rất ẩm thấp. Nơi ở của anh Trung Vinh là một phòng trọ diện tích chưa đầy 10m2 với giá thuê mỗi tháng là 1 triệu đồng. Căn phòng chỉ vừa đủ kê cái giường ngủ, kế bên chỉ cách một bước là bếp và cái toilet liền kề. Lúc đó anh còn đang nằm trên giường, nghe có tiếng người vào anh trở mình nhỏm dậy bằng động tác rất khó khăn của người bị liệt bán thân sau cơn tai biến mạch máu não. Tôi bước đến giường đỡ anh ngồi dậy, vừa chào hỏi vừa giúp anh mặc vào chiếc áo thun để cạnh đầu nằm. Khi biết tôi là đàn em CHS La San đến thăm anh rất đỗi vui mừng. Tôi gửi tặng anh một gói quà để gọi là chút tình huynh đệ đồng môn, anh nói lời cảm ơn giọng run run trên gương mặt rươm rướm gần như muốn khóc trông thật cảm động. Sau đó anh em chúng tôi cùng bên nhau trên chiếc giường ngủ thay ghế ngồi để nghe anh kể lại dĩ vãng đau buồn của mình.




Theo lời anh Trung Vinh kể lại:
Năm 1952, anh và người em trai là Nguyễn Văn Hiển được cha mẹ đưa vào học lớp Một tại trường La San Taberd SG, lúc đó frère Romual (người Pháp) làm giám thị, và liên tục anh học đến hết lớp 12 tại trường. Những năm đầu tiểu học, anh được frère Roger Hồng chọn để tập diễn vai kịch “Lính Ba Gai”, anh đã diễn thành công trong vai này nên hồi tiểu học bạn bè đặt cho anh biệt danh là “Vinh ba gai”. 

Ảnh hồi tiểu học Taberd SG (1953 - 1955)
A. Trung Vinh dấu (X) phía bên trái.
(Hình ảnh của A.Trung Vinh còn lưu giữ mãi đến hôm nay)


Khi lên trung học anh tham gia vào đội văn nghệ nhà trường, nhờ được các frères huấn luyện âm nhạc và thường có dịp tập dợt với nhiều nhạc sĩ nổi danh bên ngoài nên từ đó anh đã trở thành tay trống “lụa” của ban nhạc trường Taberd hồi nào không hay.



Những năm cuối cấp sắp ra trường anh còn là một tay basket-ball cừ khôi đem về nhiều danh hiệu cho trường Taberd trong những năm đầu thập niên 60. Trong số những đối thủ đến từ các trường bạn, có trường Pétrus Ký là đội bóng nhà nghề từng đạt thành tích cấp quốc gia cũng đã từng bị đội Taberd khuất phục.

Đội Basket-ball Taberd SG - 1963
(Hình ảnh của A.Trung Vinh)

Đầu thập niên 70 anh tham gia Ban nhạc Phượng Hoàng (tiền thân là Ban nhạc Hải Âu - 1963 của N.S Lê Hựu Hà {1946 - 2003}) theo lời mời gọi của N.S Nguyễn Trung Cang (1947 - 1985). Thoạt đầu nghe qua tên họ của hai người ai cũng tưởng là anh em hoặc họ hàng gần gũi, nhưng thật ra Nguyễn Trung Cang & Nguyễn Trung Vinh chỉ là đôi bạn thân trên bước đường âm nhạc từ thập niên 60. Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong anh là buổi biểu diễn Đại Hội Nhạc Trẻ rất đông đảo SV-HS tại sân trường Taberd vào năm 1972 (có N.S Trường Kỳ, N.S Duy Quang & C.S Thanh Lan). Thời điểm này anh cũng từng cộng tác với Ban văn nghệ Hải Quân cùng Elvis Phương, Mặc Thế Nhân, Thái Vampires, Tòng Saxo, Minh Đen, Nhơn Bass…
Đại Hội Nhạc Trẻ tại sân trường Taberd 1972.

Ban nhạc Phượng Hoàng (thập niên 70)
Từ trái qua: Evis Phương - Trung Vinh - Trung Cang - Châu (Tỳ bà) - Lê Hựu Hà.

Sau năm 75 Ban nhạc Phượng Hoàng bị tan rã, anh quyết định “gác kiếm” và bán lại bộ trống cho anh Châu (Tỳ bà), anh chỉ giữ lại cặp dùi đánh trống đã cùng anh từng oanh liệt một thời vàng son làm kỷ niệm.

Hơn 4 thập niên qua, cuộc đời của anh trải qua nhiều biến cố thăng trầm, cuộc sống trôi nổi nhiều nơi. Anh kiếm sống bằng nhiều nghề: chạy xe ba gác ở bến Cầu Ông Lãnh, buôn ve chai phế liệu khu căn cứ Long Bình, giặt ủi thuê… Nhưng rồi mèo vẫn hoàn mèo, nghèo khổ vẫn luôn đeo bám theo anh. Hôn nhân lần đầu của anh đã đổ vỡ để lại 4 người con (1 gái, 3 trai). Người con gái lớn nay 48t, sống theo chồng nhiều năm qua không tin tức. Con trai út thì bị cướp giết lấy mất xe gắn máy cách đây gần 10 năm. Hai người con trai còn lại đi làm công nhân ở xa thỉnh thoảng có về thăm đôi chút rồi đi. 

Cách đây hơn hai năm anh bị tai biến bán thân bất toại, cuộc sống của anh thật sự lâm vào hoàn cảnh bế tắc, không tiền chạy chữa thuốc men. Người vợ sau (sống với nhau gần 30 năm, không có con) đi bán vé số để nuôi anh và đưa anh về sống ở khu nhà trọ này. Những tưởng cuộc đời của anh nếm trải những bất hạnh đến thế cũng là quá đủ cho một kiếp người, nhưng niềm đau nỗi khổ vẫn không buông tha anh, không ngờ người vợ sau này cũng đã bỏ rơi anh trong lúc nghiệt ngã khốn cùng. Anh kể đến đây thì ôm mặt bật khóc nức nở..! Chị ấy vừa rời bỏ căn phòng này ra đi cách đây mấy hôm không lời từ giã, để lại một mình anh cô thân sống lăn lóc trong cơn khốn khó tật nguyền.



Tôi bất động ngồi nghe anh kể mà trong lòng tái tê thương cảm. Những gì anh vừa kể ra bằng những giọt nước mắt ràn rụa trước mặt người em trai anh và tôi, tôi tin đó là sự thật. Thật không còn nỗi đau khổ nào bằng! Tôi cố dìm lòng và tìm lời an ủi động viên anh bằng lời hứa hẹn sẽ tìm cách giúp đỡ anh trong cảnh hoạn nạn này. Tôi hỏi: “Anh có mong muốn và yêu cầu giúp đỡ điều gì anh cứ nói”. Anh trả lời: “Nếu anh em thương tình giúp cho được cái gì thì tôi đón nhận cái nấy chứ không dám yêu cầu gì đâu X.V, tôi cám ơn nhiều lắm”.




Trời đã quá trưa, trước khi ra về tôi bước lại bếp định nấu giúp anh miếng cơm để anh ăn bữa trưa, anh bảo: “Nhà không còn hạt gạo nào X.V ơi, hai hôm trước có người hàng xóm đến cho tôi thùng mì gói tôi lấy ăn thay cơm”. Nghe vậy tôi liền qua tiệm hàng xén kế bên cạnh mua tạm bịch gạo 10kg về để bắt nồi cơm. Cơm chín, tôi chiên cho anh hai quả trứng gà ốp la rồi dọn sẵn mọi thứ trên bàn để lát nữa anh ăn cho tiện, sau đó tôi chào anh ra về và không quên gửi lại cho anh một ít tiền để dành tiêu.

Hai anh em Vinh - Hiển


Trên đường về, tôi & A. Hiển ghé vào quán cơm ven đường để ăn trưa. A. Hiển tâm tình với tôi: "Có X.V đến thăm anh em tôi rất vui mừng và cảm ơn nhiều lắm. Mong X.V tìm cách giúp đỡ cho anh tôi chứ hoàn cảnh tôi hiện giờ cũng khổ nên không có điều kiện gì để giúp ngoài việc thỉnh thoảng một hai tuần tôi tranh thủ chạy về thăm ảnh một lần. Nhiều lúc tôi nghĩ mà quá tội nghiệp cho anh tôi, không biết anh còn sống được bao lâu mà sao tai ương cứ mãi dồn dập ập tới...".

Qua câu chuyện này - với tư cách cá nhân của một cựu đồng môn La San - tôi xin chia sẻ đến cùng các anh chị GĐLS và thân hữu khắp nơi, kính mong các anh chị mở lòng hảo tâm nhân ái giúp đỡ cho anh Trung Vinh trước hoàn cảnh khó khăn bế tắc trong cuộc đời đầy sóng gió đau khổ này. Kính gừi muôn lời cảm tạ đến các anh chị.
Xin chúc bình an cho nhau.
Xuân Vinh.



NHỮNG CA KHÚC PHƯỢNG HOÀNG

TH chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CUỘC ĐỜI BẤT HẠNH CỦA “CÁNH CHIM PHƯỢNG HOÀNG”

“Nhà không còn hạt gạo nào X.V ơi, hai hôm trước có người hàng xóm đến cho tôi thùng mì gói tôi lấy ăn thay cơm”.






Nguyễn Trung Vinh (1945) - CHS La San Taberd SG
Tay trống Ban nhạc Phượng Hoàng - Thập niên 70.


Ban Nhạc Phượng Hoàng (thập niên 70)

Vừa qua, tôi nhận được email của anh Chu Văn Hải - CHS Taberd P.65 - hải ngoại gửi về nhờ giúp anh một việc. Nội dung thư anh nhờ tôi đến thăm và tìm cách giúp đỡ cho người bạn đồng môn Taberd cùng thời tên là Nguyễn Trung Vinh (“Vinh Trống” - Ban Nhạc Phượng Hoàng) hiện nay đang lâm vào cảnh khốn khó, bệnh tật. Để đến được nơi ở của anh Trung Vinh, anh Hải giới thiệu cho tôi một người bạn đồng niên đang sống tại SG tên Tiến Chỉnh (Chỉnh Bass) sẽ là người hướng dẫn. Sau đó tôi liên lạc được với anh Chỉnh để hỏi thăm tình hình và anh em bàn nhau hẹn ngày đi thăm anh Trung Vinh. Nhưng đến ngày tôi có thể sắp xếp đi được thì anh Chỉnh lại bận, anh giới thiệu lại cho tôi gặp anh Nguyễn Văn Hiển (em ruột anh Trung Vinh) sẽ là người cùng đi với tôi.

Anh Nguyễn Văn Hiển & Xuân Vinh


Lúc 08g00 sáng ngày 08/9/2016, tôi và anh Hiển hẹn gặp nhau tại một quán Café gần ngã 4 Hàng Xanh. Sau vài câu thăm hỏi tôi mới chợt nhớ lại thì ra anh Hiển chính là tay Guitar solo trong ban nhạc đã biểu diễn trên sân khấu trong đêm “KN 140 Năm Thành Lập Trường La San Taberd” tổ chức tại sân trường cũ Taberd vào ngày 09/02/2014. Anh cũng là cựu môn sinh Taberd ngày xưa, hôm đó tôi nhìn thấy anh đứng chào hỏi, chuyện trò với Bề trên Désiré trong ngày họp mặt này. Thật là duyên kỳ ngộ của huynh đệ La San. Qua câu chuyện xã giao, chúng tôi lót dạ mỗi người một tô phở sau đó hai anh em cùng lên xe trực chỉ về hướng Lái Thiêu - Bình Dương, nơi anh Trung Vinh đang trú ngụ. Gần một giờ đi xe gắn máy chúng tôi đã tới nơi, đó là khu nhà trọ phía sau chợ Lái Thiêu.

KN 140 Năm Trường La San Taberd - 09/02/2014​
(Tấm ảnh này X.V vô tình chụp khi có A. Hiển trên sân khấu)


Vừa bước vào phòng trọ tôi đã nghe thấy không khí hâm hâm như có lò sưởi đang đốt sẵn vì mái tole nơi đây rất ẩm thấp. Nơi ở của anh Trung Vinh là một phòng trọ diện tích chưa đầy 10m2 với giá thuê mỗi tháng là 1 triệu đồng. Căn phòng chỉ vừa đủ kê cái giường ngủ, kế bên chỉ cách một bước là bếp và cái toilet liền kề. Lúc đó anh còn đang nằm trên giường, nghe có tiếng người vào anh trở mình nhỏm dậy bằng động tác rất khó khăn của người bị liệt bán thân sau cơn tai biến mạch máu não. Tôi bước đến giường đỡ anh ngồi dậy, vừa chào hỏi vừa giúp anh mặc vào chiếc áo thun để cạnh đầu nằm. Khi biết tôi là đàn em CHS La San đến thăm anh rất đỗi vui mừng. Tôi gửi tặng anh một gói quà để gọi là chút tình huynh đệ đồng môn, anh nói lời cảm ơn giọng run run trên gương mặt rươm rướm gần như muốn khóc trông thật cảm động. Sau đó anh em chúng tôi cùng bên nhau trên chiếc giường ngủ thay ghế ngồi để nghe anh kể lại dĩ vãng đau buồn của mình.




Theo lời anh Trung Vinh kể lại:
Năm 1952, anh và người em trai là Nguyễn Văn Hiển được cha mẹ đưa vào học lớp Một tại trường La San Taberd SG, lúc đó frère Romual (người Pháp) làm giám thị, và liên tục anh học đến hết lớp 12 tại trường. Những năm đầu tiểu học, anh được frère Roger Hồng chọn để tập diễn vai kịch “Lính Ba Gai”, anh đã diễn thành công trong vai này nên hồi tiểu học bạn bè đặt cho anh biệt danh là “Vinh ba gai”. 

Ảnh hồi tiểu học Taberd SG (1953 - 1955)
A. Trung Vinh dấu (X) phía bên trái.
(Hình ảnh của A.Trung Vinh còn lưu giữ mãi đến hôm nay)


Khi lên trung học anh tham gia vào đội văn nghệ nhà trường, nhờ được các frères huấn luyện âm nhạc và thường có dịp tập dợt với nhiều nhạc sĩ nổi danh bên ngoài nên từ đó anh đã trở thành tay trống “lụa” của ban nhạc trường Taberd hồi nào không hay.



Những năm cuối cấp sắp ra trường anh còn là một tay basket-ball cừ khôi đem về nhiều danh hiệu cho trường Taberd trong những năm đầu thập niên 60. Trong số những đối thủ đến từ các trường bạn, có trường Pétrus Ký là đội bóng nhà nghề từng đạt thành tích cấp quốc gia cũng đã từng bị đội Taberd khuất phục.

Đội Basket-ball Taberd SG - 1963
(Hình ảnh của A.Trung Vinh)

Đầu thập niên 70 anh tham gia Ban nhạc Phượng Hoàng (tiền thân là Ban nhạc Hải Âu - 1963 của N.S Lê Hựu Hà {1946 - 2003}) theo lời mời gọi của N.S Nguyễn Trung Cang (1947 - 1985). Thoạt đầu nghe qua tên họ của hai người ai cũng tưởng là anh em hoặc họ hàng gần gũi, nhưng thật ra Nguyễn Trung Cang & Nguyễn Trung Vinh chỉ là đôi bạn thân trên bước đường âm nhạc từ thập niên 60. Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong anh là buổi biểu diễn Đại Hội Nhạc Trẻ rất đông đảo SV-HS tại sân trường Taberd vào năm 1972 (có N.S Trường Kỳ, N.S Duy Quang & C.S Thanh Lan). Thời điểm này anh cũng từng cộng tác với Ban văn nghệ Hải Quân cùng Elvis Phương, Mặc Thế Nhân, Thái Vampires, Tòng Saxo, Minh Đen, Nhơn Bass…
Đại Hội Nhạc Trẻ tại sân trường Taberd 1972.

Ban nhạc Phượng Hoàng (thập niên 70)
Từ trái qua: Evis Phương - Trung Vinh - Trung Cang - Châu (Tỳ bà) - Lê Hựu Hà.

Sau năm 75 Ban nhạc Phượng Hoàng bị tan rã, anh quyết định “gác kiếm” và bán lại bộ trống cho anh Châu (Tỳ bà), anh chỉ giữ lại cặp dùi đánh trống đã cùng anh từng oanh liệt một thời vàng son làm kỷ niệm.

Hơn 4 thập niên qua, cuộc đời của anh trải qua nhiều biến cố thăng trầm, cuộc sống trôi nổi nhiều nơi. Anh kiếm sống bằng nhiều nghề: chạy xe ba gác ở bến Cầu Ông Lãnh, buôn ve chai phế liệu khu căn cứ Long Bình, giặt ủi thuê… Nhưng rồi mèo vẫn hoàn mèo, nghèo khổ vẫn luôn đeo bám theo anh. Hôn nhân lần đầu của anh đã đổ vỡ để lại 4 người con (1 gái, 3 trai). Người con gái lớn nay 48t, sống theo chồng nhiều năm qua không tin tức. Con trai út thì bị cướp giết lấy mất xe gắn máy cách đây gần 10 năm. Hai người con trai còn lại đi làm công nhân ở xa thỉnh thoảng có về thăm đôi chút rồi đi. 

Cách đây hơn hai năm anh bị tai biến bán thân bất toại, cuộc sống của anh thật sự lâm vào hoàn cảnh bế tắc, không tiền chạy chữa thuốc men. Người vợ sau (sống với nhau gần 30 năm, không có con) đi bán vé số để nuôi anh và đưa anh về sống ở khu nhà trọ này. Những tưởng cuộc đời của anh nếm trải những bất hạnh đến thế cũng là quá đủ cho một kiếp người, nhưng niềm đau nỗi khổ vẫn không buông tha anh, không ngờ người vợ sau này cũng đã bỏ rơi anh trong lúc nghiệt ngã khốn cùng. Anh kể đến đây thì ôm mặt bật khóc nức nở..! Chị ấy vừa rời bỏ căn phòng này ra đi cách đây mấy hôm không lời từ giã, để lại một mình anh cô thân sống lăn lóc trong cơn khốn khó tật nguyền.



Tôi bất động ngồi nghe anh kể mà trong lòng tái tê thương cảm. Những gì anh vừa kể ra bằng những giọt nước mắt ràn rụa trước mặt người em trai anh và tôi, tôi tin đó là sự thật. Thật không còn nỗi đau khổ nào bằng! Tôi cố dìm lòng và tìm lời an ủi động viên anh bằng lời hứa hẹn sẽ tìm cách giúp đỡ anh trong cảnh hoạn nạn này. Tôi hỏi: “Anh có mong muốn và yêu cầu giúp đỡ điều gì anh cứ nói”. Anh trả lời: “Nếu anh em thương tình giúp cho được cái gì thì tôi đón nhận cái nấy chứ không dám yêu cầu gì đâu X.V, tôi cám ơn nhiều lắm”.




Trời đã quá trưa, trước khi ra về tôi bước lại bếp định nấu giúp anh miếng cơm để anh ăn bữa trưa, anh bảo: “Nhà không còn hạt gạo nào X.V ơi, hai hôm trước có người hàng xóm đến cho tôi thùng mì gói tôi lấy ăn thay cơm”. Nghe vậy tôi liền qua tiệm hàng xén kế bên cạnh mua tạm bịch gạo 10kg về để bắt nồi cơm. Cơm chín, tôi chiên cho anh hai quả trứng gà ốp la rồi dọn sẵn mọi thứ trên bàn để lát nữa anh ăn cho tiện, sau đó tôi chào anh ra về và không quên gửi lại cho anh một ít tiền để dành tiêu.

Hai anh em Vinh - Hiển


Trên đường về, tôi & A. Hiển ghé vào quán cơm ven đường để ăn trưa. A. Hiển tâm tình với tôi: "Có X.V đến thăm anh em tôi rất vui mừng và cảm ơn nhiều lắm. Mong X.V tìm cách giúp đỡ cho anh tôi chứ hoàn cảnh tôi hiện giờ cũng khổ nên không có điều kiện gì để giúp ngoài việc thỉnh thoảng một hai tuần tôi tranh thủ chạy về thăm ảnh một lần. Nhiều lúc tôi nghĩ mà quá tội nghiệp cho anh tôi, không biết anh còn sống được bao lâu mà sao tai ương cứ mãi dồn dập ập tới...".

Qua câu chuyện này - với tư cách cá nhân của một cựu đồng môn La San - tôi xin chia sẻ đến cùng các anh chị GĐLS và thân hữu khắp nơi, kính mong các anh chị mở lòng hảo tâm nhân ái giúp đỡ cho anh Trung Vinh trước hoàn cảnh khó khăn bế tắc trong cuộc đời đầy sóng gió đau khổ này. Kính gừi muôn lời cảm tạ đến các anh chị.
Xin chúc bình an cho nhau.
Xuân Vinh.



NHỮNG CA KHÚC PHƯỢNG HOÀNG

TH chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm