Mỗi Ngày Một Chuyện
CUỘC RƯỢU TÀN - CAO MỴ NHÂN
CUỘC RƯỢU TÀN - CAO MỴ NHÂN
Nhiều
khi người ngoài đời không thể ngờ rằng có những câu chuyện, có thể gọi là giai
thoại...
Những
câu chuyện có thể "xẩy ra " từ những nhân vật nổi tiếng, nhưng kể
lại, tưởng như " nổ " chút thôi .
Thí
dụ :
Quý
vị yêu nhạc, ai mà không biết 3 bài " Hòn Vọng Phu " là của nhạc sĩ
Lê Thương.
Thì
đúng rồi, nhạc sĩ Lê Thương ( 1914- 1996 ) tên tuổi quá, không phải trong giới
ca nhạc như ...tôi, ai dám nhận là quen biết cụ ấy chứ.
Nhưng
năm 1989, nhạc sĩ Lê Thương thuộc lớp tuổi trung thọ ( 75 tuổi ) theo sinh hoạt
Câu lạc bộ Dưỡng Sinh Viện Y Dược Học Dân Tộc, thì quý cụ từ 70 tới 79 sẽ nhận
hoa trung thọ là một bông hồng lụa mầu đỏ ...
Hạ
thọ ( 60 - 69 ) nhận bông hồng mầu xanh dương
Thượng
thọ ( 80 - trở lên ) nhận bông hồng mầu vàng .
Nhưng
quý cụ phải là hội viên Câu lạc bộ Dưỡng Sinh cơ.
Lễ
cài bông hồng lên áo quý cụ thượng, trung, hạ thọ được tổ chức vào mỗi tất
niên, trong buổi văn nghệ dành riêng quý
cụ cao niên...mừng xuân, đón Tết xum
vầy.
Thường
Câu Lạc Bộ Dưỡng Sinh tiếp tân buổi trưa ngày thứ tư hàng tuần.
Hôm
đó mới thứ hai, tôi vừa từ CLB/ Dưỡng Sinh về nhà ...thì thấy có 2 cụ ông đang
đứng trước cửa nhà tôi, là 2 cụ hội viên ghé nhà, chắc định nhờ tôi việc gì đó,
vì tôi là người lo phần hành văn nghệ buổi lễ chúc thọ ở CLB Dưỡng Sinh.
Tôi
mời 2 cụ vô nhà. Phòng khách nhỏ xíu...Tôi kêu con gái pha trà, rồi như mừng rỡ
giới thiệu :
"
Này con, biết ai không, đây là nhạc sĩ Lê Thương, Hòn Vọng Phu đó, còn đây là
cụ Hợp ".
Con
gái tôi chuyên học dương cầm, nên chuyện ca nhạc là mê lắm, cháu chợt " Ô
" lên, khiến 2 cụ ngạc nhiên nhưng vui vẻ ...
"
Kính chào nhạc sĩ, kính chào cụ. .." Cháu thưa.
Nhạc
sĩ Lê Thương đến Câu Lạc Bộ Dưỡng Sinh thăm cụ bác sĩ " khai sinh "
ra phong trào luyện tập Dưỡng Sinh VN, vị bác sĩ bỏ phòng mạch Tây y, ra đi
kháng chiến chống Pháp.
Trước
đó mấy hôm, tôi thấy nhạc sĩ Lê Thương chuyện trò cùng đại phu Nguyễn Văn Hưởng
về dòng sông An Giang của
nhạc sĩ Anh Việt Thu.
Nhạc
sĩ Lê Thương vào đề ngay:
"
Hôm đó, 1989, tôi có chút việc nhà, tôi không tới nhận hoa thọ đâu. Nhưng tôi
muốn hỏi, Câu Lạc Bộ trình bầy Hòn Vọng Phu như thế nào ?"
Dạ
nhạc, sẽ do những hội viên Câu Lạc Bộ trình bầy kiểu hát thường thôi, không có
ban nhạc rầm rộ, vì mục đích chính là
"
Chúc thọ quý cụ từ 60 tuổi trở lên " thôi ạ .
Nghĩa
là không phải như các ban nhạc thường thấy đâu thưa ...bác .
Tất
cả quý vị danh giá, bình dân vv...tóm lại vô học Dưỡng Sinh tại Câu Lạc Bộ
Dưỡng Sinh Viện Y Dược Học Dân Tộc , chúng tôi gồm quý bác sĩ, y sĩ , y tá,
huấn luyện viên vv...đều kêu họ bằng " bác, chú, cô, dì ..."
Nên
các nhạc sĩ lừng danh Lê Thương, Nguyễn Văn Tý, Y Vân vv...nếu đã tới học Dưỡng
Sinh để phòng bịnh và chữa bịnh kinh niên vv...đều được hoặc bị kêu bằng "
bác " một cách máy móc .
Có
thể nói chúng tôi không bao giờ có ý xách mé, đùa rỡn hay " bình thường
hoá " quý bậc tài danh xưa ở miền Nam trước 30- 4 - 1975, hay kể cả sau
này, mấy vị văn nghệ sĩ miền Bắc bị đau ốm, đến tập phương pháp này nữa .
Sự
kiện nhạc sĩ Lê Thương tới tận nhà tôi hỏi thăm chương trình lễ chúc thọ quý cụ
cao niên, chỉ vì năm đó, 1989, nhạc sĩ theo danh sách hội viên, thì ông vừa
đúng 75 tuổi vàng đó thôi.
Hai
bản nhạc chính ca tụng phương pháp Dưỡng Sinh là bài
"
Ước muốn " của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ( bắc) và bài hát
"
Thêm những ngày xanh " của nhạc dĩ Y Vân ( nam) đều được in nơi bìa sau cuồn sách
"Phương Pháp Dưỡng Sinh " .
Cuốn
sách của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Bác sĩ Huỳnh Uyển Liên và Khoa Dưỡng Sinh,
lưu hành từ nam chí bắc như một ...bí kíp thần dược, trong giai đoạn khó khăn
nhất của y tế " nước
nhà ", tức là vận dụng thể dục, thay cho thuốc men.
Và
nếu có phải xài thuốc men, thì cũng chỉ là dược thảo thiên nhiên như cây kia,
lá nọ vv...nên được những người chuyên ngành Dưỡng Sinh chúng tôi áp dụng điều
gọi là thần bí : ba mũi " giáp công " thuốc nam, châm cứu , dưỡng
sinh vậy.
Như
nhiều lần tôi đã kể tại Câu Lạc Bộ Dưỡng Sinh đó, những người bịnh kinh niên,
hoặc quý vị muốn phòng bịnh thôi, đều có thể tham dự các khoá học, có lý thuyết
song căn bản vẫn là những động tác thể dục dưỡng sinh quen thuộc tại các sân
tập Saigon.
Tôi
thường nói " cường điệu " với quý học viên và hội viên Câu lạc bộ
Dưỡng Sinh là: Hoa trường sinh nở rộ nhất 2,thập niên 80 và 90 thế kỷ trước.
Trong
giai đoạn này, có 2 dịp tổng trở về từ các trại tù cộng sản vào dịp 2/9/1987 và
Tết Mậu Thìn 1988.
Các
sĩ quan chế độ cũ của Tông Tông ...tôi đang tràn đầy hy vọng sẽ ra đi theo diện
HO tị nạn ...
Cũng
có một số quý vị tìm tới CLB Dưỡng sinh... để tập thể dục cho hoạt lạc, sau cả
chục năm ở trong trại tù từ nam ra bắc, như nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm và phu nhân
chẳng hạn.
Nhạc
sĩ Lê Thương có lẽ " Không can dự gì vào cuộc chiến " nên ông bình
thản nói:
"
Để coi hôm đó rảnh, tôi sẽ đến " .
Thú
thiệt với quý vị, tôi bận quá, và cũng không có phương tiện vật chất để lo phần
âm thanh cho buổi lễ chúc thọ rộn ràng được, ngoài một chiếc micro, hội viên
mang tới vài cây đàn "ghi ta "để đàn đệm cho các vị hát.
Có
một nữ lưu khệ nệ mang cây đàn tranh đến, phụ hoạ cho việc ngâm thơ ...
Thơ
hầu như được ưu thế trong sinh hoạt Câu lạc bộ Dưỡng Sinh vì lý do đơn giản là
quý cụ làm thơ hà rầm, bởi thơ...dễ làm, đỡ tốn công tốn ...của hơn các tiết
mục khác...
Tôi
thưa với nhạc sĩ Lê Thương: " Nhạc sĩ cứ yên tâm, bữa đó sẽ nhờ một hội
viên đem cái máy với băng nhạc Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ tới, mở cho cả hội trường nghe..."
Nhạc
sĩ Lê Thương hỏi : " Ai hát ? " .
Tôi
trả lời như cái máy : " Thưa, ca sĩ Thái Thanh ạ "
Ông
gật đầu, rồi cùng cụ Hợp ra về ...
Quý
vị có biết là, cuối cùng thì chẳng ai có máy hát, máy hò gì, mặc dầu đã thấy
vài nơi trong thành phố nghe nhạc vàng . ..Và tôi cũng nhiều việc quá, lại ỷ y
vào chuyện cụ nhạc sĩ Lê Thương bảo là không tới dự, thì ...lo gì chứ.
Nhưng
chao ơi, hôm chúc Tết, mừng thọ đó, nhạc sĩ Lê Thương đã lại cùng cụ Hợp tới
Câu Lạc Bộ DS, đã ngồi trên hàng ghế đầu tiên, nơi có đại phu Nguyễn Văn Hường chủ toạ .
Mà
người điều khiển chương trình là ...cái tôi đáng ghét .
Có
lẽ trên đời, những vị quá danh tiếng, quá thành công, quá bao quát...thường
chẳng quan tâm đến những tiểu tiết vụn vặt như câu chuyện kể trên, bởi vì họ đã
cống hiến cho đời , đã làm đẹp cho đời ý nghĩa quá rồi...
Buổi
lễ kết thúc, tôi tính ra chào và xin lỗi nhạc sĩ Lê Thương về việc luộm thuộm
của tôi trong chương trình đón Tết, chúc thọ năm đó, mặc dầu tôi đã xin lỗi
tổng quát những sơ xuất của ban tổ chức, mong sinh hoạt sẽ hoàn chỉnh hơn năm
tới ...
Nhưng
khi tôi dọn dẹp xong, nhạc sĩ Lê Thương đã về tự bao giờ chẳng biết ...
Sau
này ở hải ngoại, mỗi lần nghe " Hòn vọng phu " qua nhiều ca sĩ trình
bầy, tôi lại không quên hình ảnh nhạc sĩ Lê Thương tác giả, với bông hồng trung
thọ mầu đỏ của CLB Dưỡng Sinh tặng năm nào, lại tự trách mình là sao không chào
...tiễn biệt nhạc sĩ, người đến Man Khê khi cuộc rượu vừa tàn nhỉ ? ( ý một câu
trong lời nhạc Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương ).
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CUỘC RƯỢU TÀN - CAO MỴ NHÂN
CUỘC RƯỢU TÀN - CAO MỴ NHÂN
Nhiều
khi người ngoài đời không thể ngờ rằng có những câu chuyện, có thể gọi là giai
thoại...
Những
câu chuyện có thể "xẩy ra " từ những nhân vật nổi tiếng, nhưng kể
lại, tưởng như " nổ " chút thôi .
Thí
dụ :
Quý
vị yêu nhạc, ai mà không biết 3 bài " Hòn Vọng Phu " là của nhạc sĩ
Lê Thương.
Thì
đúng rồi, nhạc sĩ Lê Thương ( 1914- 1996 ) tên tuổi quá, không phải trong giới
ca nhạc như ...tôi, ai dám nhận là quen biết cụ ấy chứ.
Nhưng
năm 1989, nhạc sĩ Lê Thương thuộc lớp tuổi trung thọ ( 75 tuổi ) theo sinh hoạt
Câu lạc bộ Dưỡng Sinh Viện Y Dược Học Dân Tộc, thì quý cụ từ 70 tới 79 sẽ nhận
hoa trung thọ là một bông hồng lụa mầu đỏ ...
Hạ
thọ ( 60 - 69 ) nhận bông hồng mầu xanh dương
Thượng
thọ ( 80 - trở lên ) nhận bông hồng mầu vàng .
Nhưng
quý cụ phải là hội viên Câu lạc bộ Dưỡng Sinh cơ.
Lễ
cài bông hồng lên áo quý cụ thượng, trung, hạ thọ được tổ chức vào mỗi tất
niên, trong buổi văn nghệ dành riêng quý
cụ cao niên...mừng xuân, đón Tết xum
vầy.
Thường
Câu Lạc Bộ Dưỡng Sinh tiếp tân buổi trưa ngày thứ tư hàng tuần.
Hôm
đó mới thứ hai, tôi vừa từ CLB/ Dưỡng Sinh về nhà ...thì thấy có 2 cụ ông đang
đứng trước cửa nhà tôi, là 2 cụ hội viên ghé nhà, chắc định nhờ tôi việc gì đó,
vì tôi là người lo phần hành văn nghệ buổi lễ chúc thọ ở CLB Dưỡng Sinh.
Tôi
mời 2 cụ vô nhà. Phòng khách nhỏ xíu...Tôi kêu con gái pha trà, rồi như mừng rỡ
giới thiệu :
"
Này con, biết ai không, đây là nhạc sĩ Lê Thương, Hòn Vọng Phu đó, còn đây là
cụ Hợp ".
Con
gái tôi chuyên học dương cầm, nên chuyện ca nhạc là mê lắm, cháu chợt " Ô
" lên, khiến 2 cụ ngạc nhiên nhưng vui vẻ ...
"
Kính chào nhạc sĩ, kính chào cụ. .." Cháu thưa.
Nhạc
sĩ Lê Thương đến Câu Lạc Bộ Dưỡng Sinh thăm cụ bác sĩ " khai sinh "
ra phong trào luyện tập Dưỡng Sinh VN, vị bác sĩ bỏ phòng mạch Tây y, ra đi
kháng chiến chống Pháp.
Trước
đó mấy hôm, tôi thấy nhạc sĩ Lê Thương chuyện trò cùng đại phu Nguyễn Văn Hưởng
về dòng sông An Giang của
nhạc sĩ Anh Việt Thu.
Nhạc
sĩ Lê Thương vào đề ngay:
"
Hôm đó, 1989, tôi có chút việc nhà, tôi không tới nhận hoa thọ đâu. Nhưng tôi
muốn hỏi, Câu Lạc Bộ trình bầy Hòn Vọng Phu như thế nào ?"
Dạ
nhạc, sẽ do những hội viên Câu Lạc Bộ trình bầy kiểu hát thường thôi, không có
ban nhạc rầm rộ, vì mục đích chính là
"
Chúc thọ quý cụ từ 60 tuổi trở lên " thôi ạ .
Nghĩa
là không phải như các ban nhạc thường thấy đâu thưa ...bác .
Tất
cả quý vị danh giá, bình dân vv...tóm lại vô học Dưỡng Sinh tại Câu Lạc Bộ
Dưỡng Sinh Viện Y Dược Học Dân Tộc , chúng tôi gồm quý bác sĩ, y sĩ , y tá,
huấn luyện viên vv...đều kêu họ bằng " bác, chú, cô, dì ..."
Nên
các nhạc sĩ lừng danh Lê Thương, Nguyễn Văn Tý, Y Vân vv...nếu đã tới học Dưỡng
Sinh để phòng bịnh và chữa bịnh kinh niên vv...đều được hoặc bị kêu bằng "
bác " một cách máy móc .
Có
thể nói chúng tôi không bao giờ có ý xách mé, đùa rỡn hay " bình thường
hoá " quý bậc tài danh xưa ở miền Nam trước 30- 4 - 1975, hay kể cả sau
này, mấy vị văn nghệ sĩ miền Bắc bị đau ốm, đến tập phương pháp này nữa .
Sự
kiện nhạc sĩ Lê Thương tới tận nhà tôi hỏi thăm chương trình lễ chúc thọ quý cụ
cao niên, chỉ vì năm đó, 1989, nhạc sĩ theo danh sách hội viên, thì ông vừa
đúng 75 tuổi vàng đó thôi.
Hai
bản nhạc chính ca tụng phương pháp Dưỡng Sinh là bài
"
Ước muốn " của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ( bắc) và bài hát
"
Thêm những ngày xanh " của nhạc dĩ Y Vân ( nam) đều được in nơi bìa sau cuồn sách
"Phương Pháp Dưỡng Sinh " .
Cuốn
sách của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Bác sĩ Huỳnh Uyển Liên và Khoa Dưỡng Sinh,
lưu hành từ nam chí bắc như một ...bí kíp thần dược, trong giai đoạn khó khăn
nhất của y tế " nước
nhà ", tức là vận dụng thể dục, thay cho thuốc men.
Và
nếu có phải xài thuốc men, thì cũng chỉ là dược thảo thiên nhiên như cây kia,
lá nọ vv...nên được những người chuyên ngành Dưỡng Sinh chúng tôi áp dụng điều
gọi là thần bí : ba mũi " giáp công " thuốc nam, châm cứu , dưỡng
sinh vậy.
Như
nhiều lần tôi đã kể tại Câu Lạc Bộ Dưỡng Sinh đó, những người bịnh kinh niên,
hoặc quý vị muốn phòng bịnh thôi, đều có thể tham dự các khoá học, có lý thuyết
song căn bản vẫn là những động tác thể dục dưỡng sinh quen thuộc tại các sân
tập Saigon.
Tôi
thường nói " cường điệu " với quý học viên và hội viên Câu lạc bộ
Dưỡng Sinh là: Hoa trường sinh nở rộ nhất 2,thập niên 80 và 90 thế kỷ trước.
Trong
giai đoạn này, có 2 dịp tổng trở về từ các trại tù cộng sản vào dịp 2/9/1987 và
Tết Mậu Thìn 1988.
Các
sĩ quan chế độ cũ của Tông Tông ...tôi đang tràn đầy hy vọng sẽ ra đi theo diện
HO tị nạn ...
Cũng
có một số quý vị tìm tới CLB Dưỡng sinh... để tập thể dục cho hoạt lạc, sau cả
chục năm ở trong trại tù từ nam ra bắc, như nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm và phu nhân
chẳng hạn.
Nhạc
sĩ Lê Thương có lẽ " Không can dự gì vào cuộc chiến " nên ông bình
thản nói:
"
Để coi hôm đó rảnh, tôi sẽ đến " .
Thú
thiệt với quý vị, tôi bận quá, và cũng không có phương tiện vật chất để lo phần
âm thanh cho buổi lễ chúc thọ rộn ràng được, ngoài một chiếc micro, hội viên
mang tới vài cây đàn "ghi ta "để đàn đệm cho các vị hát.
Có
một nữ lưu khệ nệ mang cây đàn tranh đến, phụ hoạ cho việc ngâm thơ ...
Thơ
hầu như được ưu thế trong sinh hoạt Câu lạc bộ Dưỡng Sinh vì lý do đơn giản là
quý cụ làm thơ hà rầm, bởi thơ...dễ làm, đỡ tốn công tốn ...của hơn các tiết
mục khác...
Tôi
thưa với nhạc sĩ Lê Thương: " Nhạc sĩ cứ yên tâm, bữa đó sẽ nhờ một hội
viên đem cái máy với băng nhạc Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ tới, mở cho cả hội trường nghe..."
Nhạc
sĩ Lê Thương hỏi : " Ai hát ? " .
Tôi
trả lời như cái máy : " Thưa, ca sĩ Thái Thanh ạ "
Ông
gật đầu, rồi cùng cụ Hợp ra về ...
Quý
vị có biết là, cuối cùng thì chẳng ai có máy hát, máy hò gì, mặc dầu đã thấy
vài nơi trong thành phố nghe nhạc vàng . ..Và tôi cũng nhiều việc quá, lại ỷ y
vào chuyện cụ nhạc sĩ Lê Thương bảo là không tới dự, thì ...lo gì chứ.
Nhưng
chao ơi, hôm chúc Tết, mừng thọ đó, nhạc sĩ Lê Thương đã lại cùng cụ Hợp tới
Câu Lạc Bộ DS, đã ngồi trên hàng ghế đầu tiên, nơi có đại phu Nguyễn Văn Hường chủ toạ .
Mà
người điều khiển chương trình là ...cái tôi đáng ghét .
Có
lẽ trên đời, những vị quá danh tiếng, quá thành công, quá bao quát...thường
chẳng quan tâm đến những tiểu tiết vụn vặt như câu chuyện kể trên, bởi vì họ đã
cống hiến cho đời , đã làm đẹp cho đời ý nghĩa quá rồi...
Buổi
lễ kết thúc, tôi tính ra chào và xin lỗi nhạc sĩ Lê Thương về việc luộm thuộm
của tôi trong chương trình đón Tết, chúc thọ năm đó, mặc dầu tôi đã xin lỗi
tổng quát những sơ xuất của ban tổ chức, mong sinh hoạt sẽ hoàn chỉnh hơn năm
tới ...
Nhưng
khi tôi dọn dẹp xong, nhạc sĩ Lê Thương đã về tự bao giờ chẳng biết ...
Sau
này ở hải ngoại, mỗi lần nghe " Hòn vọng phu " qua nhiều ca sĩ trình
bầy, tôi lại không quên hình ảnh nhạc sĩ Lê Thương tác giả, với bông hồng trung
thọ mầu đỏ của CLB Dưỡng Sinh tặng năm nào, lại tự trách mình là sao không chào
...tiễn biệt nhạc sĩ, người đến Man Khê khi cuộc rượu vừa tàn nhỉ ? ( ý một câu
trong lời nhạc Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương ).
CAO MỴ NHÂN (HNPD)