Thân Hữu Tiếp Tay...
Cà phê sáng ở Sài Gòn
Trong hẻm nhỏ nhà hắn, vừa đúng chuẩn qui định 4 thước, có 3 chiếc xe gắn máy dựng bất thường chiếm mất 1 thước lối đi, thêm sáu người đàn ông đứng loanh quanh nên nhiều khi lối đi chỉ còn 1 thước.
Vợ hắn bảo: “Chướng. Mỗi khi nhìn thấy chúng, em lại muốn động thai.”
Hắn nói: “Kệ mẹ chúng, đừng quan tâm.”
Tuy nói thế, hắn cũng cảm thấy buổi sáng bị vướng ở đâu đó, như thế có một ai đó làm cho thời gian bị xô lệch, hoặc che chắn mất một góc trời.
Vợ hắn hỏi: “Anh muốn uống cà phê ở nhà hay ra quán?”
Hắn nói: “Ra quán. Đời mình đi uống cà phê mà cũng tiền hô hậu ủng. Được mấy khi, cứ tận hưởng.”
Đã có mấy người bạn hắn ngồi hè quán. Miệng nào cũng phun khói thuốc.
Hắn hỏi người bên cạnh: “Có ai đi theo ông không?”
Dường như cũng đã quá quen với việc đi đâu có người theo nên bạn hắn chỉ phất tay coi như không có chuyện gì.
Một người nói: “Thằng N mới được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú đấy.”
Hắn móc điện thoại gọi cho N: “Chào Nghệ sĩ ưu tú.”
N nói ngay: “Ông đừng chọc vào nỗi nhục của tôi.”
Hắn ngạc nhiên: “Sao lại nhục?”
N đáp: “Mẹ, lẽ ra bố mày phải là Nghệ sĩ nhân dân mới đúng.”
Hắn cười: “Thế thì rửa nhục đi.”
N hỏi: “Ông đang ngồi ở đâu vậy?”
Hắn bảo: “Cà phê lề đường thôi.”
N hỏi: “Có ngồi với mấy thằng dân chủ không vậy?”
Hắn lại cười: “Nhân dân làm chủ lâu rồi mà. Không ngồi với dân chủ thì còn ai mà ngồi?”
N vội nói: “Thôi để lúc khác gặp riêng, nói chuyện với ông mất công lại bị công an theo dõi.” N cúp máy.
Hắn trở lại với các bạn: “Tôi bất ngờ khám phá ra rằng, bọn mình bây giờ được gọi là dân chủ, chứ không phải là những thằng phản động.”
Một người nói: “Bây giờ người ta không thể bắt bớ tùy tiện không cần lý do như cái thời kỳ bên trong bức màn sắt nữa rồi.”
Người khác nói: “Cái khái niệm ‘phản động’ nếu được dành cho những người đấu tranh dân chủ cũng mang một nội hàm khác. Sự ‘phản động’ với cái phản động của những kẻ cầm quyền trở thành một hành vi anh hùng. Cho nên không ít người dân chủ vẫn tự trào mình là ‘phản động’.”
Người ngồi đối diện hắn nói: “Thật ra, tôi vẫn thấy có những khái niệm về tên gọi rất rành mạch. Thí dụ: Sự kiện ngày 19 tháng Tám 1945 vẫn được gọi là ‘cướp chính quyền’. Biến cố 1.11.1963 ở Sài Gòn gọi là ‘đảo chánh’. Ngày 30.4.1975 là ‘giải phóng’ một cách đa nghĩa theo từng góc nhìn. Cách mạng cam, cách mạng nhung ở Đông Âu hay mùa xuân Ả Rập là ‘lật đổ’… đều là những tên gọi thể hiện được bản chất của nó.”
Hắn hào hứng phụ họa: “Có lẽ thế, không ai ngạc nhiên khi thấy chế độ hiện nay thích sử dụng bọn côn đồ xã hội đen trong việc giải quyết một số các vấn đề xã hội nhạy cảm.”
Người bên cạnh nói: “Khi những người đấu tranh cho tự do dân chủ sử dụng phương pháp hòa bình và hợp pháp thì chính quyền không thể dùng luật pháp theo nghĩa một công cụ, dù là bảo vệ chính quyền chứ không phải bảo vệ quyền lợi công dân, để trấn áp họ vì họ không vi phạm pháp luật.”
Một người khác tiếp lời: “Quả là ngoạn mục khi chính quyền bị đẩy vào thế chống đỡ của kẻ mất lương tri và không còn cách nào khác là phải làm càn.”
Người bên cạnh nói tiếp: “Đôi khi, tôi tự hỏi: mặc dù chính quyền cộng sản Việt Nam đã trải qua nhiều thế hệ, đã đi qua thời kỳ du kích và làm chủ đất nước, nhưng tại sao họ vẫn chưa bao giờ thóat khỏi não trạng của những kẻ đi cướp chính quyền và không thể hành xử như những con người công chính, đặc biệt trong các trường hợp như trấn áp nông dân, giáo dân ở khắp nơi, hay những người đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược?”
Một người nói: “Tôi chợt có ý nghĩ là không phải họ tự ti, mà chính vì quá tự kiêu, họ tự cho mình cái quyền bất chấp luật pháp.”
Hắn nói: “Có lẽ chính xác và đơn giản là họ sống như những kẻ cơ hội và tận dụng cơ hội. Nó vượt qua mọi khuôn khổ, lý lẽ và dẫn tới những bất công, thối nát tận cùng. Vì thế, đây cũng chính là tử huyệt của họ.”
Người bên cạnh bảo: “Tôi có cảm giác đã có những người nhận ra cái tử huyệt này và đang tìm cách tấn công vào đó.”
Hắn nói: “Thật ra, đấy cũng chỉ là bọn chúng tranh ăn, tranh quyền với nhau phát sinh mâu thuẫn nội bộ. Nhưng đứng trước sự mất còn, bọn chúng sẽ biết cách dàn xếp để tránh một sự đổ vỡ toàn diện, ngoại trừ có một tác nhân mang tính hiểm họa lịch sử như mối đe dọa từ Trung Quốc chẳng hạn, khiến một số sĩ quan quân đội phải vào cuộc, sự thể mới được giải quyết.”
Một người nói: “Và cái được gọi là tự do dân chủ lúc ấy, nếu được mượn tạm, cũng chỉ là một chiếc áo không hơn không kém.”
Người bên cạnh cười: “Dẫu sao có một chiếc áo vẫn hơn là cởi trần.”
Hắn nói: “Điều quan trọng là có sự khác biệt căn bản nào không giữa việc pháp luật bảo vệ con người và quyền làm người của nó hay pháp luật bảo vệ chế độ và chống lại con người? Chỉ điều ấy mới có ý nghĩa.”
Một người nói: “Xét cho cùng, mọi cuộc đấu tranh của con người cũng chỉ nhằm đến cái đích tối thượng, con người được bảo vệ và tôn trọng. Thế mà đã qua mấy ngàn năm, con đường ấy xem ra vẫn quá xa.”
Hắn chua chát: “Bởi vì chúng ta chưa đi, đã có kẻ chặn ngoài ngõ.”
Người bên cạnh cười đểu: “Vấn đề nằm ở ngay lằn ranh này: Những người tạm gọi là thức giả có dám vượt qua cái hàng rào cấm cản và sợ hãi ấy không?”
Thế rồi, bạn hắn quay qua cái bàn có một người đang hóng chuyện, hỏi: “Hút thuốc không?”
Người ấy bỏ đi.
12.7.2012
Cà phê sáng ở Sài Gòn
Trong hẻm nhỏ nhà hắn, vừa đúng chuẩn qui định 4 thước, có 3 chiếc xe gắn máy dựng bất thường chiếm mất 1 thước lối đi, thêm sáu người đàn ông đứng loanh quanh nên nhiều khi lối đi chỉ còn 1 thước.
Vợ hắn bảo: “Chướng. Mỗi khi nhìn thấy chúng, em lại muốn động thai.”
Hắn nói: “Kệ mẹ chúng, đừng quan tâm.”
Tuy nói thế, hắn cũng cảm thấy buổi sáng bị vướng ở đâu đó, như thế có một ai đó làm cho thời gian bị xô lệch, hoặc che chắn mất một góc trời.
Vợ hắn hỏi: “Anh muốn uống cà phê ở nhà hay ra quán?”
Hắn nói: “Ra quán. Đời mình đi uống cà phê mà cũng tiền hô hậu ủng. Được mấy khi, cứ tận hưởng.”
Đã có mấy người bạn hắn ngồi hè quán. Miệng nào cũng phun khói thuốc.
Hắn hỏi người bên cạnh: “Có ai đi theo ông không?”
Dường như cũng đã quá quen với việc đi đâu có người theo nên bạn hắn chỉ phất tay coi như không có chuyện gì.
Một người nói: “Thằng N mới được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú đấy.”
Hắn móc điện thoại gọi cho N: “Chào Nghệ sĩ ưu tú.”
N nói ngay: “Ông đừng chọc vào nỗi nhục của tôi.”
Hắn ngạc nhiên: “Sao lại nhục?”
N đáp: “Mẹ, lẽ ra bố mày phải là Nghệ sĩ nhân dân mới đúng.”
Hắn cười: “Thế thì rửa nhục đi.”
N hỏi: “Ông đang ngồi ở đâu vậy?”
Hắn bảo: “Cà phê lề đường thôi.”
N hỏi: “Có ngồi với mấy thằng dân chủ không vậy?”
Hắn lại cười: “Nhân dân làm chủ lâu rồi mà. Không ngồi với dân chủ thì còn ai mà ngồi?”
N vội nói: “Thôi để lúc khác gặp riêng, nói chuyện với ông mất công lại bị công an theo dõi.” N cúp máy.
Hắn trở lại với các bạn: “Tôi bất ngờ khám phá ra rằng, bọn mình bây giờ được gọi là dân chủ, chứ không phải là những thằng phản động.”
Một người nói: “Bây giờ người ta không thể bắt bớ tùy tiện không cần lý do như cái thời kỳ bên trong bức màn sắt nữa rồi.”
Người khác nói: “Cái khái niệm ‘phản động’ nếu được dành cho những người đấu tranh dân chủ cũng mang một nội hàm khác. Sự ‘phản động’ với cái phản động của những kẻ cầm quyền trở thành một hành vi anh hùng. Cho nên không ít người dân chủ vẫn tự trào mình là ‘phản động’.”
Người ngồi đối diện hắn nói: “Thật ra, tôi vẫn thấy có những khái niệm về tên gọi rất rành mạch. Thí dụ: Sự kiện ngày 19 tháng Tám 1945 vẫn được gọi là ‘cướp chính quyền’. Biến cố 1.11.1963 ở Sài Gòn gọi là ‘đảo chánh’. Ngày 30.4.1975 là ‘giải phóng’ một cách đa nghĩa theo từng góc nhìn. Cách mạng cam, cách mạng nhung ở Đông Âu hay mùa xuân Ả Rập là ‘lật đổ’… đều là những tên gọi thể hiện được bản chất của nó.”
Hắn hào hứng phụ họa: “Có lẽ thế, không ai ngạc nhiên khi thấy chế độ hiện nay thích sử dụng bọn côn đồ xã hội đen trong việc giải quyết một số các vấn đề xã hội nhạy cảm.”
Người bên cạnh nói: “Khi những người đấu tranh cho tự do dân chủ sử dụng phương pháp hòa bình và hợp pháp thì chính quyền không thể dùng luật pháp theo nghĩa một công cụ, dù là bảo vệ chính quyền chứ không phải bảo vệ quyền lợi công dân, để trấn áp họ vì họ không vi phạm pháp luật.”
Một người khác tiếp lời: “Quả là ngoạn mục khi chính quyền bị đẩy vào thế chống đỡ của kẻ mất lương tri và không còn cách nào khác là phải làm càn.”
Người bên cạnh nói tiếp: “Đôi khi, tôi tự hỏi: mặc dù chính quyền cộng sản Việt Nam đã trải qua nhiều thế hệ, đã đi qua thời kỳ du kích và làm chủ đất nước, nhưng tại sao họ vẫn chưa bao giờ thóat khỏi não trạng của những kẻ đi cướp chính quyền và không thể hành xử như những con người công chính, đặc biệt trong các trường hợp như trấn áp nông dân, giáo dân ở khắp nơi, hay những người đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược?”
Một người nói: “Tôi chợt có ý nghĩ là không phải họ tự ti, mà chính vì quá tự kiêu, họ tự cho mình cái quyền bất chấp luật pháp.”
Hắn nói: “Có lẽ chính xác và đơn giản là họ sống như những kẻ cơ hội và tận dụng cơ hội. Nó vượt qua mọi khuôn khổ, lý lẽ và dẫn tới những bất công, thối nát tận cùng. Vì thế, đây cũng chính là tử huyệt của họ.”
Người bên cạnh bảo: “Tôi có cảm giác đã có những người nhận ra cái tử huyệt này và đang tìm cách tấn công vào đó.”
Hắn nói: “Thật ra, đấy cũng chỉ là bọn chúng tranh ăn, tranh quyền với nhau phát sinh mâu thuẫn nội bộ. Nhưng đứng trước sự mất còn, bọn chúng sẽ biết cách dàn xếp để tránh một sự đổ vỡ toàn diện, ngoại trừ có một tác nhân mang tính hiểm họa lịch sử như mối đe dọa từ Trung Quốc chẳng hạn, khiến một số sĩ quan quân đội phải vào cuộc, sự thể mới được giải quyết.”
Một người nói: “Và cái được gọi là tự do dân chủ lúc ấy, nếu được mượn tạm, cũng chỉ là một chiếc áo không hơn không kém.”
Người bên cạnh cười: “Dẫu sao có một chiếc áo vẫn hơn là cởi trần.”
Hắn nói: “Điều quan trọng là có sự khác biệt căn bản nào không giữa việc pháp luật bảo vệ con người và quyền làm người của nó hay pháp luật bảo vệ chế độ và chống lại con người? Chỉ điều ấy mới có ý nghĩa.”
Một người nói: “Xét cho cùng, mọi cuộc đấu tranh của con người cũng chỉ nhằm đến cái đích tối thượng, con người được bảo vệ và tôn trọng. Thế mà đã qua mấy ngàn năm, con đường ấy xem ra vẫn quá xa.”
Hắn chua chát: “Bởi vì chúng ta chưa đi, đã có kẻ chặn ngoài ngõ.”
Người bên cạnh cười đểu: “Vấn đề nằm ở ngay lằn ranh này: Những người tạm gọi là thức giả có dám vượt qua cái hàng rào cấm cản và sợ hãi ấy không?”
Thế rồi, bạn hắn quay qua cái bàn có một người đang hóng chuyện, hỏi: “Hút thuốc không?”
Người ấy bỏ đi.
12.7.2012