Thân Hữu Tiếp Tay...
Các Học xá Trung Việt tại Hà Nội và tại Sài Gòn. - Lê Bá Vận
Doi. Các Học xá Trung Việt tại Hà Nội và tại Sài Gòn.
Lê Bá Vận
1) Học Xá Trung Việt tại Hà Nội, biệt thự lầu, đường Quan Thánh, Hồ Tây/Trúc Bạch, 1950-54.
2) Hoc xá Trung Việt tại Sài Gòn, 27-29 đường Bùi Quang Chiêu, Bùng binh chợ Bến Thành, 1950-66.
Đầu thập niên 1950, các thủ hiến Trung Việt đã mua tại Hà Nội một biệt thự lầu, có sân, vườn khá rộng tại đường Quan Thánh, tiếp giáp hồ Trúc Bạch và tại Sài Gòn hai căn phố liền nhau, số 27 và 29 đường Bùi Quang Chiêu (nay đường Đặng Thị Nhu), gần Bùng binh chợ Bến Thành để làm học xá cho các con em miền Trung ra học Đại học Hà Nội hoặc vào học Đại học Sài Gòn có nơi trú ngụ tốt, miễn phí, để chăm lo việc học hành.
1- Học xá Trung Việt, Hà Nội.
Biệt thự lầu cỡ trung bình, tọa lạc ở khu vực yên tĩnh, xa trung tâm thành phố khoảng trên 2 km, vườn sau tiếp giáp hồ Trúc Bạch, sân đất trước có cây cổ thụ lớn, có dãy nhà trệt gồm nhiều căn để làm ga ra xe hơi, đặt bàn ping pong, làm nhà bếp và nơi ở của gia đình ông lao công trông nom biệt thự.
Biệt thự ở lầu trên có 1 phòng ngủ lớn, 2 phòng vừa, 1 phòng nhỏ trang bị nhiều giường gỗ, đơn, thấp, đặt kề nhau.
Tầng trệt gồm một phòng khách rộng, lớn cũng dùng làm phòng học, và một phòng làm việc, đổi thành phòng ngủ.
Số sinh viên ở tại học xá chỉ khoảng sáu, bảy người và học xá cũng chỉ tồn tại cho đến năm 1954 chia vỹ tuyến, sinh viên miền Trung trở về Nam.
Các sinh viên có ở tại học xá các năm đó có thể kể: Lê Trọng Quát (Lk), Nguyễn Văn Hai (Kh), Mai Văn Kiệm(Kh), Nguyễn Phúc (Kh), Nguyễn? Duyên (Yk), Lê Bá Vận (Yk), Nguyễn? Đức (Dk) …
Các sinh viên không ở học xá lại còn nhiều hơn, phải kể: Lê Văn Lâm (Kh)/Cao Thị Xuân Hương (Vk?), Tôn Thất Tắc (Kh), Phan Đông Tùng (Yk), Đinh Văn Tùng (Yk) và nhiều nữa, ở tại Câu lạc bộ Phục Hưng, ở trọ hoặc góp tiền thuê nhà ở gần trường.
2- Học xá Trung Việt, Sài Gòn.
Gồm 2 căn phố liền nhau, số 27 và 29 đường Bùi Quang Chiêu nay là Đặng Thị Nhu, quận 1, Sài Gòn, nằm sau đường Trần Hưng Đạo, gần Bùng binh chợ Bến Thành (nay Bùng binh Quách Thị Trang). Đường Bùi Quang-Chiêu chỉ dài không quá 120m còn được gọi là đường Cá Hấp thuở trước vì chỗ ấy nằm cạnh chợ Bến Thành, các vựa cá hấp đóng đô ở đó.
Dân Sài Gòn, nhất là các gia đình ở Huế có con em vào ở tại học xá Trung Việt, nói đến đường Cá Hấp thì hầu như ai cũng biết; tên dễ nhớ và biết là gần chợ Bến Thành, chứ nói đường Bùi Quang Chiêu thì nhiều người mù tịt; người khá hơn thì hỏi có phải đường Cá Hấp không!
Sau 1975 đường Cá Hấp trở thành chợ bán sách cũ nổi tiếng, được vài năm mới bị dẹp bỏ.
Trước đó con đường này yên tĩnh, mọi nhà suốt ngày đóng cửa, hàng rong cũng hiếm. Muốn ăn sáng hay tối phải ra đầu đường Trần Hưng Đạo, cách vài chục bước, tìm các xe hàng rong.
Hai căn phố 27 và 29, mỗi căn chiều rộng 4m, sâu chừng 10 m.
Căn số 27 mặt tiền là cửa sổ dài có lưới sắt, vách bên có trổ cửa bước qua căn 29.
Căn số 29 mặt tiền là cửa sắt kéo, ở trên treo bảng: HỌC XÁ TRUNG VIỆT.
Trong phòng, nửa bên trái, tiếp cận căn 27 kê bàn ăn, hai bên có ghế băng dài. Nửa bên phải, phía tiếp cận căn số 31 để xe đạp và xe gắn máy, là 1 chiếc Puch 50, 1 Lambretta và 1 Vespa.
Bước ra sau, ra khỏi phòng ăn là cầu thang bậc xi-măng, bước vòng lên lầu căn 29.
Cầu thang này lộ thiên nên gặp lúc trời mưa phải lo chạy ù lên.
Trên lầu, hai căn thông liền với nhau, không có vách ngăn.
Mỗi căn đều có ban công.
Trong mỗi căn, kê theo chiều ngang là một dãy giường gỗ, thấp, đơn, sát nhau, chỉ chừa lối đi hẹp ở giữa. Giữa 2 căn lại kê thêm giường theo chiều dọc.
Ở sát vách sau căn 29 có thang gỗ gần thẳng đứng, bắc lên tầng hầm mái.
Căn 27, phía sau là nhà vệ sinh và phòng tắm, tương ứng với khoảng bậc thang lộ thiên.
Phía sau cùng là một khoảng đất trống, chiều sâu khoảng 4m, được xây cất tạm một căn nhà nhỏ, mái lợp tôn, nhưng không nóng vì được lầu cao che nắng, là nơi ở của vợ chồng ông cai, tên Luyến coi sóc, quét dọn học xá. Con cái của ông đã lớn thì ở xa.
Chính phủ Trung Việt trả tiền điện nước, trả tiền lương cho ông cai này cũng như bổ nhiệm một nhân viên quản lý học xá, lúc đó là bà tuần Thơ (vợ Tuần vũ Nguyễn Văn Thơ đã quá cố), nhà ở nơi khác, thỉnh thoảng mới thấy ghé lại học xá, và ngồi nghỉ tạm chốc lát trong nhà ông cai, là gia nhân cũ của bà. Bà là chị bà Lê Thanh Cảnh (mẹ GS Lê Thanh Minh Châu), chị ông Lê Quang Thiết, phò mã của vua Thành Thái, thành viên Hội đồng chấp chánh lâm thời Trung kỳ, em cụ Lê Quang Thừa (ông Sáu), cựu đại thần triều Nguyễn, nhà biệt thự ở xóm trước trường Thiên Hựu. Con cụ Thừa, bà Lê Thị Phi Ánh thứ phi, lấy vua Bảo Đại, 3 bà chị kia thì bà chị kề lấy Thủ hiến Trung Việt Phan Văn Giáo thời ấy. Danh gia vọng tộc.
Vợ chồng ông cai được giao nấu cơm tháng cho sinh viên, 400 đồng/tháng, ngày ăn 2 bữa.
Sinh viên thuở ấy có giá, thi Tú tài (tốt nghiệp bậc trung học) là khó, đỗ là quý, vào đại học cũng gọi là hiếm, ở toàn quốc chỉ có Đại học Hà Nội, sau mới thêm Đại học Sài Gòn.
Có lẽ do đó, học bổng quốc gia, 500 đồng/tháng, 250 đ. nếu là học bổng bán phần do bộ Giáo dục cấp dễ xin, nhất là đối với các sinh viên các tỉnh phải đi Hà Nội, Sài Gòn học.
Học bổng trường Sư phạm và Công chánh là 1.500 đ/tháng; trường Quân y lĩnh nhiều hơn.
Trong khi đó lương bác sĩ bộ Y tế khởi đầu khoảng 9.000 đồng/tháng, là cao; giáo sư Trung học đệ nhị cấp khoảng 7.000 đồng/tháng. Lại có thêm phụ cấp chức vụ và gia đình (vợ, con).
Giá cả sinh hoạt như sau: ổ bánh mì thịt 3đ, tô mì xíu 1 vắt 3đ, 2 vắt 5 đ, hột vịt lộn 1,5đ.
Cuộc sống của sinh viên trong học xá là có tổ chức. Mọi người bầu ra một sinh viên đàn anh được gọi là trưởng ban đại diện, bầu 1 lần, làm mãi. Hồi đó là anh Trương Đình Tùng, sinh viên Dược khoa, có nhiệm vụ đại diện học xá giao tiếp với nhà chức trách địa phương, thâu nhận các sinh viên mới xin đến trú ngụ, thu tiền cơm tháng của sinh viên góp trả.
Ngoài tiền ăn cơm tháng, sinh viên không tốn thêm gì cho học xá.
Con em miền Trung đến ở học xá Trung Việt rất đông, 2 căn phố nhỏ mà chứa trên 30 người, phòng ăn và nơi để mấy chục chiếc xe đạp.
Nhiều bạn trong lúc chờ đợi có giường trống, tình nguyện nằm trên giường bố xếp hoặc trèo lên ở tầng hầm mái mà buổi tối và ban đêm thì ở Sài Gòn khí hậu cũng mát mẻ.
Mới đầu, tầng trệt của căn phố 27 dự định dành cho sinh viên nữ, có chị Thân Thị Thanh và Lê Thị Xuân Tiếu, cùng học Dược ở một thời gian ngắn, cho đến 1953 thì dọn đi. Sau nữa không chị nào đến nên căn trệt đó sinh viên nam ở luôn.
Không có ban trật tự, mọi người tự giác. Ban ngày thì ồn ào song đến 8 giờ tối thì trong phòng tắt đèn trần. Mỗi người đều có bóng đèn nhỏ loại kẹp đầu giường, úp chao đèn thiếc.
Cũng có thể xuống tầng trệt, ngồi học tại phòng ăn.
Trên lầu, 2 căn cũng được 80m2, có bàn ping pong, lúc chơi thì kê ra, tạm đẩy giường qua một bên. Cuộc sống cứ như thế, ai ưa vui nhộn, lối sống tập thể thì thích thú.
Cho đến năm 1966, lúc ở Huế đã có đại học từ niên khóa 1957-58, sau vài năm vững vàng nên học xá Trung Việt ở Sài Gòn đóng cửa, cơ sở trả về cho tòa hành chánh Trung Việt.
Từ lúc học xá thành lập cho đến năm 1958 được nửa chặng đường, các sinh viên lớp đầu tiên từ miền Trung vào Sài Gòn và đến ở tại học xá Cá Hấp, ghi danh học đủ các khoa
Sinh viên Y, Dược có vẻ đông nhất.
Học Y có: Phạm Ngọc Đức (gọi là Đức bụng để phân biệt Bùi Minh Đức), Lê Bá Vận, Hồ văn Châm, Hồ Đình Quế, Lê văn Lân, Lê Thiện Điền, Nguyễn Bửu, Lê Viết Kiểu, Bùi Đồng, Nguyễn Hoài, Lê Xuân Thảo, Võ Khắc Tuy, Hoàng Như Tùng, Bùi Minh Đức, Hà Thúc Lễ, Hà Thúc Cù, Nguyễn Luyến, Nguyễn Nhuận, Lê Bá Tung, Yên Lan, Tạ Thúc Phú, Vĩnh Toàn…
Học Dược có: Nguyễn Thứ, Lê Đình Phòng, Tôn Thất Dung, Lê Bà Nhàn, Lưu Sơn, Lê Bá Châu, Huỳnh văn Chỉnh, Trần Ngọc Du, Trần văn Bái.
Các anh Nguyễn Thứ, Lê Đình Phòng, Tôn Thất Dung đều đã làm công chức, thôi việc về học lại Dược, đều đã lập gia đình và lớn tuổi.
Học Luật : Hồ văn Mẫn, Lê Xuân Quỳnh, Phạm Đăng Châu, Phạm Đình Uyển.
Công Chánh có: Vĩnh Đào, Hà Thúc Giảng. Kiến Trúc: Nguyễn Kỳ.
Quốc Gia Hành Chánh: Hoàng Trọng Cang, Phạm Xuân Nghĩa (dân Đồng Hới).
Sư phạm: Hoàng Trọng Hàn, Bửu Nghị, Phạm văn Thoại, Nguyễn Nhiếp.
Khoa Học: Trương Đình Ngữ, Vĩnh Linh.
Nha : Nguyễn Đệ, Huỳnh Văn Đốn. Văn Khoa : Nguyễn văn Dương
Riêng Nguyễn Thọ Nhân đậu học bổng Bảo Đại qua Pháp 1954 và lấy bằng Tiến sĩ Vật lý nguyên tử, Phạm văn Hường đậu học bổng Bảo Đại qua Pháp 55 và đậu Tiến sĩ Vật lý.
Bùi Thanh Dương (Bùi Vạn Rương) qua Pháp 1955 tự túc.
Trương Đình Tùng học Dược, bỏ ngang, mở trường tư thục lấy tên “Trương Đình Tùng” và Huỳnh Văn Đốn, học Nha, bỏ học, vào làm trong quân đội.
Một số bạn chỉ ở một thời gian ngắn hoặc không quá dài rồi dọn ra song vẫn lui tới, như Phan Ngữ Châu (Yk), Nguyễn Nhuận, Lê Bá Tung, Phạm Đình Uyển, Phạm Xuân Nghĩa...
Chừng ấy con người không ai ở phòng nấy xa lạ, mà tất cả là bạn cùng phòng, biết rõ nhau.
Các bạn Y Dược ở ngoài học xá phải kể Đinh Văn Tùng, Phan Đông Tùng, Tôn Thất Niệm, Nguyễn Văn Vĩnh, Lê Văn Bách, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn văn Tự, Đoàn Bửu, Võ Văn Tùng, Phùng Văn Hạnh, Đoàn Trình, Nguyễn Duy Đương, Dương Quang Lộc, Hoàng Trọng Châu, Võ Đăng Đài…
Các sinh viên Y ra trường phục vụ rải rác khắp miền Nam, số đông là quân y sĩ, nhiều người lên đến cấp bậc Y sĩ Trung Tá. Các sinh viên Dược ra trường, đều về lại Huế, Đà Nẵng.
Có bạn ra làm chính trị, ở địa phương hoặc là dân biểu Quốc hội.
Bác sĩ Hồ Văn Châm là cựu Tổng trưởng Bộ Cựu Chiến Binh và cựu tổng trưởng Bộ Dân Vận Chiêu Hồi VNCH.
LS Lê Trọng Quát, trước ở học xá Trung Việt tại Hà Nội cũng là cựu dân biểu, Quốc vụ khanh, Tổng trưởng thời VNCH.
Đã ngót 70 năm qua, nay nhiều bạn đã sớm ra người thiên cổ, người đầu tiên là DS Lê Đình Phòng tử nạn hồi Tết Mậu Thân 1968 tại Huế; bạn còn sống có kẻ đã bước qua tuổi 90.
Hồi đó, trước năm 1954 tôi học ở Đại học Hà Nội, ở tại học xá Trung Việt cạnh Hồ Tây.
Sau 1954 tôi vào Nam, nhập vào đoàn sinh viên Hà Nội di cư, một thời gian ở tại khu lều vải ở khu đất đường Gia Long (nay là đường Lý Tự Trọng), sau đó chuyển xuống đại học xá Minh Mạng, Chợ Lớn, mới thành lập, dành cho giáo sư và sinh viên đại học.
Tuy nhiên quen ở với bạn bè miền Trung như lúc ở Hà Nội, tôi rời bỏ đại học xá, rộng rãi, 3 hoặc 4 người chia ở một phòng, lúc đó, và đến ở tại học xá Cá Hấp Trung Việt, ồn ào, chật chội, song thân tình, từ hè năm 1954 cho đến hè năm 1957 ra trường.
Trong 1 bài nói gần đây, tôi có phát biểu: “Tôi liên tưởng chuỗi ngày sống tập thể thời sinh viên, tôi ở tại học xá Trung Việt đường Quan Thánh, Hà Nội, cạnh hồ Tây và rồi học xá Trung Việt đường Bùi Quang Chiêu (đ. Cá Hấp) nay là đường Đặng Thị Nhu, Sài Gòn, bên kia bùng binh chợ Bến Thành. Cả 2 học xá đều do Thủ hiến Trung Việt tài trợ.
Xin ghi ơn sự quan tâm này. Sống chung, chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm”.
Lê Bá Vận (HNPD)
1- Thuở hàn vi. Các cựu sinh viên miền Trung trong thập niên 1950.
Tại học xá Trung Việt chật chội, 27-29 đường Bùi Quang Chiêu (đ. Cá Hấp), Q1, Sài Gòn.
Từ trái qua, đứng: Vĩnh Toàn, Trương Đình Ngữ, Bửu Nghị, Lê Viết Kiểu, Tôn Thất Dung, Lê Bá Vận.
Ngồi: Vĩnh Đào, Phạm Văn Hường, Hoàng Như Tùng, Phạm Đăng Châu, Lê Văn Lân, Bùi Minh Đức…
2- Lúc thành danh. Các cựu sinh viên Trung Việt trong thập niên 1950 thành danh - Thailand 1973. Phái đoàn Đại học Huế thăm Đại học Thái Lan gồm GS NV Hai, phó viện trưởng, GS VĐ Đài, phụ tá viện trưởng, các GSBS LB Vận, LV Bách, NV Tự, ban giám hiệu trường ĐHYK Huế.
----------------
Bài Minh Họa.
ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ
Hoc xá Trung Việt, số 27-29 đường Bùi Quang Chiêu, Bùng binh chợ Bến Thành, Sài Gòn 1950-1966
Có tiếng thì thầm nhắc nhở : “Cá Hấp, Cá Hấp”.
Tôi nhớ ra rồi, đó là đường Bùi Quang Chiêu nay là Đặng Thị Nhu. Dân Sài Gòn hồi đó chỉ biết nó “Hẻm Cá Hấp”. Không biết hẻm Cá Hấp có từ đời nào và cá hấp đâu phải là món ăn được ưa chuộng của dân miền nam.
Kỷ niệm đã thao thức nhắc nhở tôi trở về con hẻm ngắn này, nép sau lưng đại lộ Trần Hưng Đạo nhìn ra ga Sài Gòn cũ nay là công viên 23 – 9.
Hai bên đường là 2 dãy phố đếm đủ 56 căn giống hệt nhau, một lầu và một mansarde giống như “chuồng cu”. Hai căn phố liền kề số 27-29 mang bảng “Học Xá Trung Việt” một thời cưu mang trên dưới 30 dân Huế vừa mới rời mái trường Khải Định, Providence, bơ vơ không bà con thân thích giữa đất Sài Gòn xa lạ, dân trước nay ăn bám vào đồng lương khiêm tốn thu nhập còm cõi của cha mẹ, nay tấp vào đây đa số vừa đi học vừa đi dạy học để tính chuyện tương lai.
Từ những lớp đàn anh đàn chị của những niên khóa 50 như anh Nguyễn Thứ, Lê Đình Phòng, Trương Đình Tùng, chị Xuân Tiếu… cho đến khoảng 1966 – 67 Học Xá giải tán trả về Tòa Hành Chánh Trung Việt. Cứ sau một mùa hè sũng nước, lớp này đi lớp khác đến tiếp nối nhau. Kẻ mới bước vào thư sinh mặt trắng bở ngỡ rụt rè, năm ba năm sau bước ra đã là “ông nọ, bà kia” ngực ưỡn, đầu ngẫng cao, chức danh rổn rảng. Nay điểm mặt dân Học Xá Cá Hấp trong hội Sắn Khoai còn lại Bá Châu, Bá Tung, Thọ Nhân, Bửu Nghị. Ôi có biết bao nhiêu nước đã chảy qua dưới gầm cầu!
Nhớ lại một thời Cá Hấp: Có lần anh Đình Phòng sau bữa cơm chiều thắng bộ Pyjama láng cóng phì phèo điếu thuốc, thả bộ dọc đường Calmette bên hông Cá Hấp, lạc vào bản doanh “chị em ta”. Các kiều nữ tưởng công tử Bạc Liêu mới lên Sài Gòn xúm lại tấn công, báo hại anh phải tả xung hữu đột bỏ dép chạy lấy người.
Nhớ lại một thời Cá Hấp: Có lần Cha Cao Văn Luận đến thăm Học Xá bị lũ học trò cũ dụ Cha dự bữa cơm thân mật. Sau bữa cơm, cảm cảnh bọn trẻ ăn uống đơn sơ đạm bạc, Cha móc ví tặng bọn học trò cũ của mình 2000 đồng làm vốn.
Cha đâu ngờ thứ bảy cuối tuần, Học Xá kéo toàn bộ vào tiệm la Pagode Chợ Lớn để thưởng thức thịt bò 7 món với giá 50 đồng một xuất. Với lực lượng quân số đầy đủ, cộng thêm dân Khải Định ở ngoài nhào vô ăn ké vừa chẳn vốn liếng cha tặng, nhờ vào trà đá miễn phí. Với dân U21, U23 một xuất bò 7 món bình dân chỉ lưng bụng nhưng hương vị của nó ngày nay cho đến thịt bò lá lốt nướng gạch của tiệm Hoàng Anh Phú Nhuận cũng không bằng.
Nhớ lại một thời Cá Hấp – Chúng tôi bốn đứa Đình Tùng, Đình Ngữ, Yên Lan và tôi, lúc trong túi rủng rỉnh ít tiền kéo nhau ra kiốt trước nhà hàng Văn Cảnh nhìn ra bến xe buýt, kêu 2 chai lave La Rue lớn, 1 dĩa cánh gà chiên. Lâu dần quen mặt, chủ quán bụng phệ tứ thời chỉ mặc mayô che rốn, mến bọn trẻ Huế ăn nói trọ trẹ chỉ dám xài thứ cánh gà phế phẩm, lựa cho chai lave đặc biệt có hình trái dứa. Thêm chai nữa xem chừng hơi ngấm ăn nói bạt mạng có hào khí “Giang hồ tứ Quái” của Cổ Long.
Ngày nay ba Quái đã ra đi vĩnh viễn, kiốt bị dẹp bỏ, tên đường cũ cũng không còn, 56 căn phố chuồng cu bị đập phá cơi lầu mỗi nhà một vẻ, tôi tìm đâu ra dấu vết của “Lối cũ ta về”.
Riêng hương vị đậm đà của cánh gà phế phẩm nay không tìm lại được cả đến món đùi gà chiên bơ nổi tiếng của tiệm Tân Nhã Quận 5. Tiếc ơi là tiếc!
Lê Bá Châu.
______
+Dưới, gần góc trái : Đường Bùi Quang Chiêu (đường Cá Hấp), nay là đường Đặng Thị Nhu, nằm sau đường Trần Hưng Đạo, cách Bùng binh chợ Bến Thành khoảng trên 100 m.
------------
“Đường Cá Hấp.” (Hình: https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/16921957050/
+Saigon Feb 1969 - Street scene - Đường Bùi Quang Chiêu (sau 1975 là đường Đặng Thị Nhu, chợ sách cũ) - by Brian Wickham. Dãy nhà bên phải là trên đường Bác sĩ Calmette.
+SAIGON 1979 - An old book market on Dang Thi Nhu Street. Chợ sách cũ đường Đặng Thị Nhu. Sau năm 1975, Đặng Thị Nhu là một con đường sách nổi tiếng mà dân mê sách, các nhà văn, nhà văn hóa Hà Nội, Sài Gòn không thể không biết. Chỉ là một con đường nhỏ dài chừng 200m, nối liền hai đường Ký Con và Calmette là những sạp chứa đầy sách, đối diện nhau qua một lối đi bộ...
www.baomoi.com/Con-duong-sach-nao-cho-Sai-Gon/152
+Câu Chuyện Sách Báo (Người Việt Online, 2/5/2015) :
Vào năm 1976, những quán sách ở đường Lê Lợi đã bị nhà nước dẹp, nhà sách Khai Trí đã bị đóng cửa, các nhà sách ngoại quốc khác như Xuân Thu, Bookshop không còn nữa, nhưng may thay cho những con mọt sách của Sài Gòn là còn con đường mà chúng tôi quen gọi là Đường Cá Hấp… Con đường lúc nào cũng tấp nập bởi có lẽ người đi xem, đọc ké nhiều hơn là người đi mua. Ngoài những sách được bày bán bên ngoài, có một số sách thuộc loại “quốc cấm” được chủ nhân giấu trong nhà. Phải quen biết thì mới được đưa vào trong những căn phòng nhỏ, đầy mùi sách cũ, ẩm ướt, hơi mốc nhưng rất lý thú. Trong những căn phòng đặc biệt này là những cuốn như “Dr. Zhivago” của Boris Pasternak hay “The First Circle” của Aleksandr Solzhenitsyn…
Nhưng sau một thời gian chấn chỉnh lại được tình hình, chính quyền dẹp Đường Cá Hấp. Một số chạy về bán trong nhà. Một số xoay sang bán sách mới nhưng nếu cần có thể hỏi sách .
----------
Các Học xá Trung Việt tại Hà Nội và tại Sài Gòn. - Lê Bá Vận
Doi. Các Học xá Trung Việt tại Hà Nội và tại Sài Gòn.
Lê Bá Vận
1) Học Xá Trung Việt tại Hà Nội, biệt thự lầu, đường Quan Thánh, Hồ Tây/Trúc Bạch, 1950-54.
2) Hoc xá Trung Việt tại Sài Gòn, 27-29 đường Bùi Quang Chiêu, Bùng binh chợ Bến Thành, 1950-66.
Đầu thập niên 1950, các thủ hiến Trung Việt đã mua tại Hà Nội một biệt thự lầu, có sân, vườn khá rộng tại đường Quan Thánh, tiếp giáp hồ Trúc Bạch và tại Sài Gòn hai căn phố liền nhau, số 27 và 29 đường Bùi Quang Chiêu (nay đường Đặng Thị Nhu), gần Bùng binh chợ Bến Thành để làm học xá cho các con em miền Trung ra học Đại học Hà Nội hoặc vào học Đại học Sài Gòn có nơi trú ngụ tốt, miễn phí, để chăm lo việc học hành.
1- Học xá Trung Việt, Hà Nội.
Biệt thự lầu cỡ trung bình, tọa lạc ở khu vực yên tĩnh, xa trung tâm thành phố khoảng trên 2 km, vườn sau tiếp giáp hồ Trúc Bạch, sân đất trước có cây cổ thụ lớn, có dãy nhà trệt gồm nhiều căn để làm ga ra xe hơi, đặt bàn ping pong, làm nhà bếp và nơi ở của gia đình ông lao công trông nom biệt thự.
Biệt thự ở lầu trên có 1 phòng ngủ lớn, 2 phòng vừa, 1 phòng nhỏ trang bị nhiều giường gỗ, đơn, thấp, đặt kề nhau.
Tầng trệt gồm một phòng khách rộng, lớn cũng dùng làm phòng học, và một phòng làm việc, đổi thành phòng ngủ.
Số sinh viên ở tại học xá chỉ khoảng sáu, bảy người và học xá cũng chỉ tồn tại cho đến năm 1954 chia vỹ tuyến, sinh viên miền Trung trở về Nam.
Các sinh viên có ở tại học xá các năm đó có thể kể: Lê Trọng Quát (Lk), Nguyễn Văn Hai (Kh), Mai Văn Kiệm(Kh), Nguyễn Phúc (Kh), Nguyễn? Duyên (Yk), Lê Bá Vận (Yk), Nguyễn? Đức (Dk) …
Các sinh viên không ở học xá lại còn nhiều hơn, phải kể: Lê Văn Lâm (Kh)/Cao Thị Xuân Hương (Vk?), Tôn Thất Tắc (Kh), Phan Đông Tùng (Yk), Đinh Văn Tùng (Yk) và nhiều nữa, ở tại Câu lạc bộ Phục Hưng, ở trọ hoặc góp tiền thuê nhà ở gần trường.
2- Học xá Trung Việt, Sài Gòn.
Gồm 2 căn phố liền nhau, số 27 và 29 đường Bùi Quang Chiêu nay là Đặng Thị Nhu, quận 1, Sài Gòn, nằm sau đường Trần Hưng Đạo, gần Bùng binh chợ Bến Thành (nay Bùng binh Quách Thị Trang). Đường Bùi Quang-Chiêu chỉ dài không quá 120m còn được gọi là đường Cá Hấp thuở trước vì chỗ ấy nằm cạnh chợ Bến Thành, các vựa cá hấp đóng đô ở đó.
Dân Sài Gòn, nhất là các gia đình ở Huế có con em vào ở tại học xá Trung Việt, nói đến đường Cá Hấp thì hầu như ai cũng biết; tên dễ nhớ và biết là gần chợ Bến Thành, chứ nói đường Bùi Quang Chiêu thì nhiều người mù tịt; người khá hơn thì hỏi có phải đường Cá Hấp không!
Sau 1975 đường Cá Hấp trở thành chợ bán sách cũ nổi tiếng, được vài năm mới bị dẹp bỏ.
Trước đó con đường này yên tĩnh, mọi nhà suốt ngày đóng cửa, hàng rong cũng hiếm. Muốn ăn sáng hay tối phải ra đầu đường Trần Hưng Đạo, cách vài chục bước, tìm các xe hàng rong.
Hai căn phố 27 và 29, mỗi căn chiều rộng 4m, sâu chừng 10 m.
Căn số 27 mặt tiền là cửa sổ dài có lưới sắt, vách bên có trổ cửa bước qua căn 29.
Căn số 29 mặt tiền là cửa sắt kéo, ở trên treo bảng: HỌC XÁ TRUNG VIỆT.
Trong phòng, nửa bên trái, tiếp cận căn 27 kê bàn ăn, hai bên có ghế băng dài. Nửa bên phải, phía tiếp cận căn số 31 để xe đạp và xe gắn máy, là 1 chiếc Puch 50, 1 Lambretta và 1 Vespa.
Bước ra sau, ra khỏi phòng ăn là cầu thang bậc xi-măng, bước vòng lên lầu căn 29.
Cầu thang này lộ thiên nên gặp lúc trời mưa phải lo chạy ù lên.
Trên lầu, hai căn thông liền với nhau, không có vách ngăn.
Mỗi căn đều có ban công.
Trong mỗi căn, kê theo chiều ngang là một dãy giường gỗ, thấp, đơn, sát nhau, chỉ chừa lối đi hẹp ở giữa. Giữa 2 căn lại kê thêm giường theo chiều dọc.
Ở sát vách sau căn 29 có thang gỗ gần thẳng đứng, bắc lên tầng hầm mái.
Căn 27, phía sau là nhà vệ sinh và phòng tắm, tương ứng với khoảng bậc thang lộ thiên.
Phía sau cùng là một khoảng đất trống, chiều sâu khoảng 4m, được xây cất tạm một căn nhà nhỏ, mái lợp tôn, nhưng không nóng vì được lầu cao che nắng, là nơi ở của vợ chồng ông cai, tên Luyến coi sóc, quét dọn học xá. Con cái của ông đã lớn thì ở xa.
Chính phủ Trung Việt trả tiền điện nước, trả tiền lương cho ông cai này cũng như bổ nhiệm một nhân viên quản lý học xá, lúc đó là bà tuần Thơ (vợ Tuần vũ Nguyễn Văn Thơ đã quá cố), nhà ở nơi khác, thỉnh thoảng mới thấy ghé lại học xá, và ngồi nghỉ tạm chốc lát trong nhà ông cai, là gia nhân cũ của bà. Bà là chị bà Lê Thanh Cảnh (mẹ GS Lê Thanh Minh Châu), chị ông Lê Quang Thiết, phò mã của vua Thành Thái, thành viên Hội đồng chấp chánh lâm thời Trung kỳ, em cụ Lê Quang Thừa (ông Sáu), cựu đại thần triều Nguyễn, nhà biệt thự ở xóm trước trường Thiên Hựu. Con cụ Thừa, bà Lê Thị Phi Ánh thứ phi, lấy vua Bảo Đại, 3 bà chị kia thì bà chị kề lấy Thủ hiến Trung Việt Phan Văn Giáo thời ấy. Danh gia vọng tộc.
Vợ chồng ông cai được giao nấu cơm tháng cho sinh viên, 400 đồng/tháng, ngày ăn 2 bữa.
Sinh viên thuở ấy có giá, thi Tú tài (tốt nghiệp bậc trung học) là khó, đỗ là quý, vào đại học cũng gọi là hiếm, ở toàn quốc chỉ có Đại học Hà Nội, sau mới thêm Đại học Sài Gòn.
Có lẽ do đó, học bổng quốc gia, 500 đồng/tháng, 250 đ. nếu là học bổng bán phần do bộ Giáo dục cấp dễ xin, nhất là đối với các sinh viên các tỉnh phải đi Hà Nội, Sài Gòn học.
Học bổng trường Sư phạm và Công chánh là 1.500 đ/tháng; trường Quân y lĩnh nhiều hơn.
Trong khi đó lương bác sĩ bộ Y tế khởi đầu khoảng 9.000 đồng/tháng, là cao; giáo sư Trung học đệ nhị cấp khoảng 7.000 đồng/tháng. Lại có thêm phụ cấp chức vụ và gia đình (vợ, con).
Giá cả sinh hoạt như sau: ổ bánh mì thịt 3đ, tô mì xíu 1 vắt 3đ, 2 vắt 5 đ, hột vịt lộn 1,5đ.
Cuộc sống của sinh viên trong học xá là có tổ chức. Mọi người bầu ra một sinh viên đàn anh được gọi là trưởng ban đại diện, bầu 1 lần, làm mãi. Hồi đó là anh Trương Đình Tùng, sinh viên Dược khoa, có nhiệm vụ đại diện học xá giao tiếp với nhà chức trách địa phương, thâu nhận các sinh viên mới xin đến trú ngụ, thu tiền cơm tháng của sinh viên góp trả.
Ngoài tiền ăn cơm tháng, sinh viên không tốn thêm gì cho học xá.
Con em miền Trung đến ở học xá Trung Việt rất đông, 2 căn phố nhỏ mà chứa trên 30 người, phòng ăn và nơi để mấy chục chiếc xe đạp.
Nhiều bạn trong lúc chờ đợi có giường trống, tình nguyện nằm trên giường bố xếp hoặc trèo lên ở tầng hầm mái mà buổi tối và ban đêm thì ở Sài Gòn khí hậu cũng mát mẻ.
Mới đầu, tầng trệt của căn phố 27 dự định dành cho sinh viên nữ, có chị Thân Thị Thanh và Lê Thị Xuân Tiếu, cùng học Dược ở một thời gian ngắn, cho đến 1953 thì dọn đi. Sau nữa không chị nào đến nên căn trệt đó sinh viên nam ở luôn.
Không có ban trật tự, mọi người tự giác. Ban ngày thì ồn ào song đến 8 giờ tối thì trong phòng tắt đèn trần. Mỗi người đều có bóng đèn nhỏ loại kẹp đầu giường, úp chao đèn thiếc.
Cũng có thể xuống tầng trệt, ngồi học tại phòng ăn.
Trên lầu, 2 căn cũng được 80m2, có bàn ping pong, lúc chơi thì kê ra, tạm đẩy giường qua một bên. Cuộc sống cứ như thế, ai ưa vui nhộn, lối sống tập thể thì thích thú.
Cho đến năm 1966, lúc ở Huế đã có đại học từ niên khóa 1957-58, sau vài năm vững vàng nên học xá Trung Việt ở Sài Gòn đóng cửa, cơ sở trả về cho tòa hành chánh Trung Việt.
Từ lúc học xá thành lập cho đến năm 1958 được nửa chặng đường, các sinh viên lớp đầu tiên từ miền Trung vào Sài Gòn và đến ở tại học xá Cá Hấp, ghi danh học đủ các khoa
Sinh viên Y, Dược có vẻ đông nhất.
Học Y có: Phạm Ngọc Đức (gọi là Đức bụng để phân biệt Bùi Minh Đức), Lê Bá Vận, Hồ văn Châm, Hồ Đình Quế, Lê văn Lân, Lê Thiện Điền, Nguyễn Bửu, Lê Viết Kiểu, Bùi Đồng, Nguyễn Hoài, Lê Xuân Thảo, Võ Khắc Tuy, Hoàng Như Tùng, Bùi Minh Đức, Hà Thúc Lễ, Hà Thúc Cù, Nguyễn Luyến, Nguyễn Nhuận, Lê Bá Tung, Yên Lan, Tạ Thúc Phú, Vĩnh Toàn…
Học Dược có: Nguyễn Thứ, Lê Đình Phòng, Tôn Thất Dung, Lê Bà Nhàn, Lưu Sơn, Lê Bá Châu, Huỳnh văn Chỉnh, Trần Ngọc Du, Trần văn Bái.
Các anh Nguyễn Thứ, Lê Đình Phòng, Tôn Thất Dung đều đã làm công chức, thôi việc về học lại Dược, đều đã lập gia đình và lớn tuổi.
Học Luật : Hồ văn Mẫn, Lê Xuân Quỳnh, Phạm Đăng Châu, Phạm Đình Uyển.
Công Chánh có: Vĩnh Đào, Hà Thúc Giảng. Kiến Trúc: Nguyễn Kỳ.
Quốc Gia Hành Chánh: Hoàng Trọng Cang, Phạm Xuân Nghĩa (dân Đồng Hới).
Sư phạm: Hoàng Trọng Hàn, Bửu Nghị, Phạm văn Thoại, Nguyễn Nhiếp.
Khoa Học: Trương Đình Ngữ, Vĩnh Linh.
Nha : Nguyễn Đệ, Huỳnh Văn Đốn. Văn Khoa : Nguyễn văn Dương
Riêng Nguyễn Thọ Nhân đậu học bổng Bảo Đại qua Pháp 1954 và lấy bằng Tiến sĩ Vật lý nguyên tử, Phạm văn Hường đậu học bổng Bảo Đại qua Pháp 55 và đậu Tiến sĩ Vật lý.
Bùi Thanh Dương (Bùi Vạn Rương) qua Pháp 1955 tự túc.
Trương Đình Tùng học Dược, bỏ ngang, mở trường tư thục lấy tên “Trương Đình Tùng” và Huỳnh Văn Đốn, học Nha, bỏ học, vào làm trong quân đội.
Một số bạn chỉ ở một thời gian ngắn hoặc không quá dài rồi dọn ra song vẫn lui tới, như Phan Ngữ Châu (Yk), Nguyễn Nhuận, Lê Bá Tung, Phạm Đình Uyển, Phạm Xuân Nghĩa...
Chừng ấy con người không ai ở phòng nấy xa lạ, mà tất cả là bạn cùng phòng, biết rõ nhau.
Các bạn Y Dược ở ngoài học xá phải kể Đinh Văn Tùng, Phan Đông Tùng, Tôn Thất Niệm, Nguyễn Văn Vĩnh, Lê Văn Bách, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn văn Tự, Đoàn Bửu, Võ Văn Tùng, Phùng Văn Hạnh, Đoàn Trình, Nguyễn Duy Đương, Dương Quang Lộc, Hoàng Trọng Châu, Võ Đăng Đài…
Các sinh viên Y ra trường phục vụ rải rác khắp miền Nam, số đông là quân y sĩ, nhiều người lên đến cấp bậc Y sĩ Trung Tá. Các sinh viên Dược ra trường, đều về lại Huế, Đà Nẵng.
Có bạn ra làm chính trị, ở địa phương hoặc là dân biểu Quốc hội.
Bác sĩ Hồ Văn Châm là cựu Tổng trưởng Bộ Cựu Chiến Binh và cựu tổng trưởng Bộ Dân Vận Chiêu Hồi VNCH.
LS Lê Trọng Quát, trước ở học xá Trung Việt tại Hà Nội cũng là cựu dân biểu, Quốc vụ khanh, Tổng trưởng thời VNCH.
Đã ngót 70 năm qua, nay nhiều bạn đã sớm ra người thiên cổ, người đầu tiên là DS Lê Đình Phòng tử nạn hồi Tết Mậu Thân 1968 tại Huế; bạn còn sống có kẻ đã bước qua tuổi 90.
Hồi đó, trước năm 1954 tôi học ở Đại học Hà Nội, ở tại học xá Trung Việt cạnh Hồ Tây.
Sau 1954 tôi vào Nam, nhập vào đoàn sinh viên Hà Nội di cư, một thời gian ở tại khu lều vải ở khu đất đường Gia Long (nay là đường Lý Tự Trọng), sau đó chuyển xuống đại học xá Minh Mạng, Chợ Lớn, mới thành lập, dành cho giáo sư và sinh viên đại học.
Tuy nhiên quen ở với bạn bè miền Trung như lúc ở Hà Nội, tôi rời bỏ đại học xá, rộng rãi, 3 hoặc 4 người chia ở một phòng, lúc đó, và đến ở tại học xá Cá Hấp Trung Việt, ồn ào, chật chội, song thân tình, từ hè năm 1954 cho đến hè năm 1957 ra trường.
Trong 1 bài nói gần đây, tôi có phát biểu: “Tôi liên tưởng chuỗi ngày sống tập thể thời sinh viên, tôi ở tại học xá Trung Việt đường Quan Thánh, Hà Nội, cạnh hồ Tây và rồi học xá Trung Việt đường Bùi Quang Chiêu (đ. Cá Hấp) nay là đường Đặng Thị Nhu, Sài Gòn, bên kia bùng binh chợ Bến Thành. Cả 2 học xá đều do Thủ hiến Trung Việt tài trợ.
Xin ghi ơn sự quan tâm này. Sống chung, chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm”.
Lê Bá Vận (HNPD)
1- Thuở hàn vi. Các cựu sinh viên miền Trung trong thập niên 1950.
Tại học xá Trung Việt chật chội, 27-29 đường Bùi Quang Chiêu (đ. Cá Hấp), Q1, Sài Gòn.
Từ trái qua, đứng: Vĩnh Toàn, Trương Đình Ngữ, Bửu Nghị, Lê Viết Kiểu, Tôn Thất Dung, Lê Bá Vận.
Ngồi: Vĩnh Đào, Phạm Văn Hường, Hoàng Như Tùng, Phạm Đăng Châu, Lê Văn Lân, Bùi Minh Đức…
2- Lúc thành danh. Các cựu sinh viên Trung Việt trong thập niên 1950 thành danh - Thailand 1973. Phái đoàn Đại học Huế thăm Đại học Thái Lan gồm GS NV Hai, phó viện trưởng, GS VĐ Đài, phụ tá viện trưởng, các GSBS LB Vận, LV Bách, NV Tự, ban giám hiệu trường ĐHYK Huế.
----------------
Bài Minh Họa.
ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ
Hoc xá Trung Việt, số 27-29 đường Bùi Quang Chiêu, Bùng binh chợ Bến Thành, Sài Gòn 1950-1966
Có tiếng thì thầm nhắc nhở : “Cá Hấp, Cá Hấp”.
Tôi nhớ ra rồi, đó là đường Bùi Quang Chiêu nay là Đặng Thị Nhu. Dân Sài Gòn hồi đó chỉ biết nó “Hẻm Cá Hấp”. Không biết hẻm Cá Hấp có từ đời nào và cá hấp đâu phải là món ăn được ưa chuộng của dân miền nam.
Kỷ niệm đã thao thức nhắc nhở tôi trở về con hẻm ngắn này, nép sau lưng đại lộ Trần Hưng Đạo nhìn ra ga Sài Gòn cũ nay là công viên 23 – 9.
Hai bên đường là 2 dãy phố đếm đủ 56 căn giống hệt nhau, một lầu và một mansarde giống như “chuồng cu”. Hai căn phố liền kề số 27-29 mang bảng “Học Xá Trung Việt” một thời cưu mang trên dưới 30 dân Huế vừa mới rời mái trường Khải Định, Providence, bơ vơ không bà con thân thích giữa đất Sài Gòn xa lạ, dân trước nay ăn bám vào đồng lương khiêm tốn thu nhập còm cõi của cha mẹ, nay tấp vào đây đa số vừa đi học vừa đi dạy học để tính chuyện tương lai.
Từ những lớp đàn anh đàn chị của những niên khóa 50 như anh Nguyễn Thứ, Lê Đình Phòng, Trương Đình Tùng, chị Xuân Tiếu… cho đến khoảng 1966 – 67 Học Xá giải tán trả về Tòa Hành Chánh Trung Việt. Cứ sau một mùa hè sũng nước, lớp này đi lớp khác đến tiếp nối nhau. Kẻ mới bước vào thư sinh mặt trắng bở ngỡ rụt rè, năm ba năm sau bước ra đã là “ông nọ, bà kia” ngực ưỡn, đầu ngẫng cao, chức danh rổn rảng. Nay điểm mặt dân Học Xá Cá Hấp trong hội Sắn Khoai còn lại Bá Châu, Bá Tung, Thọ Nhân, Bửu Nghị. Ôi có biết bao nhiêu nước đã chảy qua dưới gầm cầu!
Nhớ lại một thời Cá Hấp: Có lần anh Đình Phòng sau bữa cơm chiều thắng bộ Pyjama láng cóng phì phèo điếu thuốc, thả bộ dọc đường Calmette bên hông Cá Hấp, lạc vào bản doanh “chị em ta”. Các kiều nữ tưởng công tử Bạc Liêu mới lên Sài Gòn xúm lại tấn công, báo hại anh phải tả xung hữu đột bỏ dép chạy lấy người.
Nhớ lại một thời Cá Hấp: Có lần Cha Cao Văn Luận đến thăm Học Xá bị lũ học trò cũ dụ Cha dự bữa cơm thân mật. Sau bữa cơm, cảm cảnh bọn trẻ ăn uống đơn sơ đạm bạc, Cha móc ví tặng bọn học trò cũ của mình 2000 đồng làm vốn.
Cha đâu ngờ thứ bảy cuối tuần, Học Xá kéo toàn bộ vào tiệm la Pagode Chợ Lớn để thưởng thức thịt bò 7 món với giá 50 đồng một xuất. Với lực lượng quân số đầy đủ, cộng thêm dân Khải Định ở ngoài nhào vô ăn ké vừa chẳn vốn liếng cha tặng, nhờ vào trà đá miễn phí. Với dân U21, U23 một xuất bò 7 món bình dân chỉ lưng bụng nhưng hương vị của nó ngày nay cho đến thịt bò lá lốt nướng gạch của tiệm Hoàng Anh Phú Nhuận cũng không bằng.
Nhớ lại một thời Cá Hấp – Chúng tôi bốn đứa Đình Tùng, Đình Ngữ, Yên Lan và tôi, lúc trong túi rủng rỉnh ít tiền kéo nhau ra kiốt trước nhà hàng Văn Cảnh nhìn ra bến xe buýt, kêu 2 chai lave La Rue lớn, 1 dĩa cánh gà chiên. Lâu dần quen mặt, chủ quán bụng phệ tứ thời chỉ mặc mayô che rốn, mến bọn trẻ Huế ăn nói trọ trẹ chỉ dám xài thứ cánh gà phế phẩm, lựa cho chai lave đặc biệt có hình trái dứa. Thêm chai nữa xem chừng hơi ngấm ăn nói bạt mạng có hào khí “Giang hồ tứ Quái” của Cổ Long.
Ngày nay ba Quái đã ra đi vĩnh viễn, kiốt bị dẹp bỏ, tên đường cũ cũng không còn, 56 căn phố chuồng cu bị đập phá cơi lầu mỗi nhà một vẻ, tôi tìm đâu ra dấu vết của “Lối cũ ta về”.
Riêng hương vị đậm đà của cánh gà phế phẩm nay không tìm lại được cả đến món đùi gà chiên bơ nổi tiếng của tiệm Tân Nhã Quận 5. Tiếc ơi là tiếc!
Lê Bá Châu.
______
+Dưới, gần góc trái : Đường Bùi Quang Chiêu (đường Cá Hấp), nay là đường Đặng Thị Nhu, nằm sau đường Trần Hưng Đạo, cách Bùng binh chợ Bến Thành khoảng trên 100 m.
------------
“Đường Cá Hấp.” (Hình: https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/16921957050/
+Saigon Feb 1969 - Street scene - Đường Bùi Quang Chiêu (sau 1975 là đường Đặng Thị Nhu, chợ sách cũ) - by Brian Wickham. Dãy nhà bên phải là trên đường Bác sĩ Calmette.
+SAIGON 1979 - An old book market on Dang Thi Nhu Street. Chợ sách cũ đường Đặng Thị Nhu. Sau năm 1975, Đặng Thị Nhu là một con đường sách nổi tiếng mà dân mê sách, các nhà văn, nhà văn hóa Hà Nội, Sài Gòn không thể không biết. Chỉ là một con đường nhỏ dài chừng 200m, nối liền hai đường Ký Con và Calmette là những sạp chứa đầy sách, đối diện nhau qua một lối đi bộ...
www.baomoi.com/Con-duong-sach-nao-cho-Sai-Gon/152
+Câu Chuyện Sách Báo (Người Việt Online, 2/5/2015) :
Vào năm 1976, những quán sách ở đường Lê Lợi đã bị nhà nước dẹp, nhà sách Khai Trí đã bị đóng cửa, các nhà sách ngoại quốc khác như Xuân Thu, Bookshop không còn nữa, nhưng may thay cho những con mọt sách của Sài Gòn là còn con đường mà chúng tôi quen gọi là Đường Cá Hấp… Con đường lúc nào cũng tấp nập bởi có lẽ người đi xem, đọc ké nhiều hơn là người đi mua. Ngoài những sách được bày bán bên ngoài, có một số sách thuộc loại “quốc cấm” được chủ nhân giấu trong nhà. Phải quen biết thì mới được đưa vào trong những căn phòng nhỏ, đầy mùi sách cũ, ẩm ướt, hơi mốc nhưng rất lý thú. Trong những căn phòng đặc biệt này là những cuốn như “Dr. Zhivago” của Boris Pasternak hay “The First Circle” của Aleksandr Solzhenitsyn…
Nhưng sau một thời gian chấn chỉnh lại được tình hình, chính quyền dẹp Đường Cá Hấp. Một số chạy về bán trong nhà. Một số xoay sang bán sách mới nhưng nếu cần có thể hỏi sách .
----------