Thân Hữu Tiếp Tay...

Các Thế Hệ Giáo Sư Thạc Sĩ Y Khoa Một Thời Vàng Son

(HNPD) Tap San Y Si Canada , số 219, 30/4/2020 có bài viết : " Tuong niem Bac Si NGHIEM THI THUAN: mot nu giai phau gia day tai nang va long nhan ai ." B.S DANG PHU AN


 

   Các Thế Hệ Giáo Sư Thạc Sĩ Y Khoa Một Thời Vàng Son  

Lê bá Vận

                                  Loạt ảnh lịch sử về Đại học Y khoa Sài Gòn xưa - Báo Kiến Thức

Trường sở đầu tiên của Trường Đại học Y Dược khoa Sài Gòn từ 1946 đến 1966, số 28 đường Testard (nay Võ Văn Tần). Bảng treo trên cửa đọc: “ FACULTÉ MIXTE DE MÉDECINE ET DE PHARMACIE”. 


Tap San Y Si Canada , số 219,  30/4/2020 có bài viết :  " Tuong niem Bac Si NGHIEM THI THUAN: mot nu giai phau gia day tai nang va long nhan ai ." B.S DANG PHU AN .

BS Nghiêm Thị Thuần qua đời tại Montréal, Canada ngày 01/01/2020 hưởng thọ 96 tuổi. Bà sinh năm 1923, tốt nghiệp trung học tại trường Bưởi năm 1944, bác sĩ Y khoa năm 1951?

Các năm đầu thập niên 1950, lúc tôi từ miền Trung ra Hà Nội học y khoa, vừa vào năm thứ nhất đi thực tập tại bệnh viện Phủ Doãn ngày đầu tiên thì đã gặp bà tại phòng mổ.    

------


I) Giảng dạy sinh viên. Lối học y khoa của Pháp thời xưa tại nước ta là như thế. Sinh viên học Y, buổi sáng ngày đầu tiên cũng như mọi buổi sáng là đến bệnh viện, chia phòng, chia bệnh nhân để thực tập khám, làm hồ sơ bệnh án, theo dõi bệnh tình, đêm thì chia phiên trực.

Biết lo trước là tốt. Đầu hè vừa thi đỗ chứng chỉ Lý Hóa Sinh (PCB) và hoàn tất ghi danh vào trường Y thì ra hiệu sách mua ngay các cuốn Sémiologie (Triệu chứng học) tiếng Pháp, nội khoa và ngoại khoa dạy cách khám bệnh: nhìn, hỏi, nghe, gõ, sờ nắn, thử phản xạ v.v… thử trên bản thân, hoặc dỗ dành mấy đứa em, để làm bệnh án, bằng không thì suốt hè chịu khó đến thư viện đại học mượn sách đọc. Chuyển ngữ dạy là hoàn toàn tiếng Pháp. Tôi đỗ tú tài Pháp, tưởng mình đắc thế, song vào thời điểm đó các bạn tú tài Việt rất giỏi Pháp văn.


Buổi chiều đến trường học lý thuyết, 2 năm đầu khoa học căn bản, các năm sau học bệnh lý. 

Bác=rộng, biết nhiều. Học ra bác sĩ Y khoa mất tối thiểu 7 năm đại học. Như vậy là rất nhiều. 

Năm đầu lấy chứng chỉ Lý Hóa Sinh là năm tiền Y khoa, dự bị, sáu năm sau học Y. Cuối năm thứ 6 thi bệnh lý và trình luận án để lấy bằng bác sĩ, gọi là Tiến sĩ Y khoa Quốc gia. (1).

Các tân bác sĩ chỉ cần ghi tên vào Y sĩ đoàn (Ordre des Médecins), là Nghiệp đoàn bác sĩ, đóng niên liễm hội viên để hành nghề. Tương tự cũng có Luật sư đoàn, Nha sĩ đoàn, Nữ hộ sinh đoàn.

 

Chế độ Ngoại và Nội trú cho  sinh viên là đặc biệt nhưng không bắt buộc. Sinh viên đi thực tập tại bệnh viện rất sớm, có đủ kiến thức để dự thi tuyển ngoại trú bệnh viện từ cuối năm học thứ hai và thi nội trú bệnh viện, dành cho các ngoại trú, từ cuối năm thứ tư. Mỗi năm thi một lần, nhà trường tuyển ngoại trú, lấy khoảng 1/3 sĩ số sinh viên trong lớp nhưng nội trú thực thụ thì khó, chỉ lấy đỗ một vài người. Các ngoại và nội trú đều có phụ cấp, Trường phải xin chấp thuận ngân sách. 

Có các sách dạy soạn thi nội trú các bệnh viện Paris, Pháp, dày đắt cũng phải mua học.

Trong các năm 1967-1970 nhiều sinh viên chống đối chế độ thi cử nội trú. Trường bãi bỏ thi ngoại trú, chỉ giữ lại thi tuyển sinh viên nội trú nhưng lấy số lượng tăng nhiều và cũng lấy thêm các nội trú ủy nhiệm là các thí sinh thi suýt soát điểm đậu.

 

Ở trường Y Huế, từ khi thành lập năm 1961, chịu ảnh hưởng y khoa Tây Đức, Trường không mở các kỳ thi tuyển sinh viên ngoại và nội trú song các sinh viên năm chót, thứ 6 được phân phối làm Nội trú tại Bệnh viện Huế và Đà Nẵng trước khi thi ra trường.

Hiện tại trong nước, học Y 6 năm, sinh viên Y ưu tú vừa tốt nghiệp bác sĩ được phép dự thi tuyển chọn Bác sĩ nội trú (5-10%) được giữ lại học chương trình 3 năm, được trả lương.

 

Từ xưa, ở Pháp cũng như ở Việt Nam, miễn là đỗ chứng chỉ Lý Hóa Sinh thì tự động ghi danh học trường Y. Năm 1954-55 số sinh viên dưới 100, từ năm 1962 vì số lượng sinh viên quá đông nên trường Y Sài Gòn lập kỳ thi tuyển, mỗi năm chỉ lấy 200 sinh viên vào năm thứ nhất. (1).

Trường Y Huế từ đầu cũng thi tuyển vào năm thứ nhất, mỗi năm nhận từ 30 đến 60 sinh viên.

Các trường Y ở Pháp công nhận văn bằng Y khoa Việt Nam từ năm 1962 trở về trước.

-------


II) Giáo sư người Việt. Năm đó, đầu thập niên 1950, tại trường Y Hà Nội đã thấy hiện diện một vài khuôn mặt giáo sư người Việt. Từ năm 1902 thành lập cho đến năm 1945, các giáo sư đều là người Pháp, chỉ một số bác sĩ người Việt được giữ lại Trường trợ giảng. 

Các bác sĩ này, từ năm 1947, lúc Pháp trở lại Hà Nội, được gửi sang Pháp soạn thi thạc sĩ, lúc về trường thì ký tên ở giấy tờ và đeo ở ngực nhãn “Professeur Agrégé” (Associate Professor), lúc đó tôi chứng kiến, thật là oai vệ, to đùng, một thời gian sau đổi là “Professeur” là giáo sư thực thụ.


Lề lối Pháp tuyển chọn đội ngũ giảng dạy, gọi là ban giảng huấn, của trường Y như sau:

Các bác sĩ cựu sinh viên nội trú bệnh viện ưu tú được giữ lại trường để phụ tá các giáo sư. Ở bệnh viện họ được gọi là Trưởng phòng bệnh lý (Chef de clinique), tương đương với Clinical instructor trở lên, tùy thâm niên. Nếu có kinh nghiệm, có công trình nghiên cứu hội đủ tiêu chuẩn thì đươc đề cử thi thạc sĩ (Agrégation, Thạc= lớn). Thi thạc sĩ có phần thi vấn đáp trình bày lý lịch cùng đề tài được vào thư viện soạn hôm trước, trả lời chất vấn của giám khảo và phần thi thực hành. Bình thường đỗ thạc sĩ 19 năm sau tốt nghiệp trung học. (2)


Ở Pháp, các giáo sư Thạc sĩ (Professeur Agrégé) bậc Trung học dạy các trường trung học.

Giáo sư Thạc sĩ bậc Đại học là tại các ngành Y, Dược, Luật (kể cả Chính trị, Kinh tế) mà học vị thạc sĩ trên học vị tiến sĩ. Đối với tất cả các ngành khác như khoa học kỹ thuật, văn chương , sử địa… học vị tiến sĩ vẫn cao nhất, trên thạc sĩ (được gọi là Master, Cao học). 


Không kém tước vị giáo sư thạc sĩ bao nhiêu, các bác sĩ bệnh viện công lập sau thi có tước vị “Thầy thuốc bệnh viện”, Médecins/Chirurgiens des Hôpitaux, (Hospital Physicians/Surgeons) rất giá trị, và được phép dự thi thêm thạc sĩ để giảng dạy ở đại học và triển vọng lên giáo sư thực thụ.


Tiến trình đào tạo các thế hệ giáo sư thạc sĩ tại trường Y Hà Nội và sau đó tai trường Y Sài Gòn được tiến hành đúng quy trình cho đến nửa đầu thập niên 1960, ảnh hưởng của Pháp giảm sút, các bác sĩ lớp trẻ được gửi học ở Hoa Kỳ và các nước khác. Tiếng Pháp dần dần bị thay thế. 

--------


III) Các thế hệ giáo sư


  1. Theo tuổi tác (năm sinh), năm cuối thập niên này có thể tính vào thập niên kế tiếp.


      *1) Thập niên 1900 có GS Hồ Đắc Di (1900- 1984), GS Trần Quang Đệ (1905-1997).

      

      *2) Thập niên 1910 có các GS Tôn Thất Tùng (1912- 1982), Phạm Biểu Tâm (1913-1999), Đặng Văn Chung (1913-1999), Vũ Công Hòe (1911-1994), Trịnh Văn Tuất (1910- 2007), Nguyễn Hữu (?-2008), Ngô Gia Hy (1916-2004), Trần Đình Đệ (2017-2003), Trần Vỹ, Đặng Văn Chiếu (1919-2004)… Lê Tấn Vĩnh (?-1991) và Lê Khắc Quyến (1916-1978) thuộc trường Y Huế.

 

      *3) Thập niên 1920 có các GS Đào Đức Hoành, Trần Ngọc Ninh (1923-), Nguyễn Văn Út (1923-?) Phan Đình Tuân, Nguyễn Đình Cát, Bùi Quốc Hương, Trần Anh, Nguyễn Huy Can, Lê Xuân Chất, Đỗ Thị Nhuận (1928-2019)… và ở trường Y Sài Gòn, Nguyễn Ngọc Huy, Trần Lữ Y (1926-2000), Nguyễn Phước Đại, Phạm Tấn Tước …

 

      *4) Thập niên 1930 có các giáo sư Lê Minh Trí, Thái Minh Bạch, Trịnh Thị Minh Hà (- 2009), Hoàng Tiến Bảo (-2008), Nguyễn Thế Minh (1931-2010), Đào Hữu Anh, Bùi Duy Tâm (1934-), Vũ Quý Đài, Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Ngọc Giệp, và một số bác sĩ về từ Pháp và Đức; ở trường Y Huế thì có Vũ Công Thưởng, Hồ Đình Quế, Lê Bá Vận, Lê Văn Bách (1930-2002), Nguyễn Văn Tự, Phùng Hữu Chí, Bùi Minh Đức… Lê Xuân Công, Tôn Thất Chiểu.

 

      *5) Thập niên 1940, các bác sĩ tốt nghiệp được giữ lại ở trường  Sài Gòn và Huế chưa được bao lâu thì đến sự kiện ngày 30/4/1975, miền Nam sụp đổ.

 

  1. Theo thời điểm trở thành giáo sư y khoa, lấy mốc ngày 20/7/1954, hiệp định Genève.

 

     +1) Thế hệ giáo sư trước 20/7/1954 là ngày chia cắt Bắc Nam: Hồ Đắc Di (Phẫu), Tôn Thất Tùng (Phẫu), 2 vị này ở Việt Bắc. Các vị khác ở Hà Nội tại trường đều lần lượt qua Pháp thi Thạc sĩ: PB Tâm (Phẫu), kế tiếp là N Hữu (Cơ thể học), kế đến ĐV Chung 1952 (Nội), VC Hòe 1952 (Mô học), TV Tuất (RHM). Ở trường Sài Gòn thì TQ Đệ (Phẫu). 

Sau 20/7/1954 trường Y Hà Nội di cư vào Nam, đem theo 3 giáo sư thạc sĩ: PB Tâm, N Hữu, TV Tuất. Hai giáo sư thạc sĩ ĐV Chung, VC Hòe thì ở lại Hà Nội. Ngày 21/01/1955 Nhà nước VNDCCH bổ nhiệm đợt giáo sư y khoa đầu tiên gồm 9 vị về các bộ môn Ngoại, Cơ thể học, Mắt, TMH, Da liễu, Vi sinh học. Hai giáo sư được biết tiếng nhiều là HĐ Di và TT Tùng.  

 

Được cử qua Pháp soạn thi thạc sĩ là các vị xuất thân từ trường Y Hà Nội, rất ít từ ĐH Y Sài Gòn, thành lập năm 1946 và tiếp nhận trường Hà nội di cư vào Nam năm 1954. GS HĐ Di, TQ Đệ (Thạc sĩ), LT Vĩnh (Thạc sĩ) thì tốt nghiệp bác sĩ tại Pháp, và cũng là các cựu nội trú bệnh viện.

Cũng vậy trường Y Huế lúc thành lập có nhiều bác sĩ con em Huế du học Pháp trở về Trường: Thân trọng An, Nguyễn Khoa Mân, Lê Huy Chước, Nguyễn Văn Mẫn, Bùi Luân…

 

     +2) Thế hệ giáo sư thạc sĩ sau ngày 20/7/1954: TN Ninh cuối 1954, (Chỉnh trực) rất trẻ, NĐ Cát (Mắt), PĐ Tuân (Nhi), Trần Vỹ 1956 (Sinh lý) và TĐ Đệ 1956 (Sản phụ).

 

     +3) Thế hệ giáo sư thạc sĩ đầu thập niên 1960. Qua sự giúp đỡ của các GS Pháp (để duy tri ảnh hưởng Pháp?), một loạt các bác sĩ ĐH Y Sài Gòn đã được Chính phủ Pháp chấp thuận qua Pháp thi lấy bằng thạc sĩ, từ năm 1960-1963: NH Can (Cơ Thể Bệnh Lý), LX Chất (Huyết Học), ĐĐ Hoành (Ung Thư), BQ Hương (Thần Kinh), NN Huy (Tim Mạch), NG Hy (Niệu Khoa) lúc tuổi đã lớn, Trần Anh (Nhân Chủng Học), NV Út (Da Liễu).


     +4) Thế hệ giáo sư cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 bao gồm các bác sĩ có năm sinh trong thập niên 1930 gửi học từ nhiều nước, nhất là từ Hoa Kỳ. Nhiều vị giữ chức Khoa trưởng, chấm dứt thế hệ độc tôn 20 vị giáo sư thạc sĩ sinh trong các thập niên 1900, 1910 và 1920. 

---------

 

IV) Bác sĩ ngoài trường. Ngoài các giáo sư, bác sĩ tại các trường đại học, số bác sĩ thời đó làm việc cho nhà nước hoặc làm tư là nhiều. Lấy một vài thí dụ: trong Nam Bs Nguyễn Văn Thịnh (1988-1946) đỗ bác sĩ Y Khoa tại Paris, Pháp, cựu nội trú bệnh viện, BS Louis Bùi Quang Chiêu, bào huynh của BS Henriette Bùi Quang Chiêu, chuyên về lao phổi, BS Trần Hữu Nghiệp (1911-2006). 

 

Ở miền Trung nhiều tên quen thuộc: BS Lê Đình Thám (1897-1969) các BS Hoàng Mộng Lương, Dương Đình Liễu, Nguyễn Duy Hà, Thân Trọng Phước (1902- 1960), Tôn Thất Hạng… 

Miền Bắc thì có BS Trần Văn Lai (1894-1975) cựu Đốc lý Hà Nội, Trần Duy Hưng (1912-1988) cựu Thị trưởng Hà Nội, Vũ Văn Cẩn (1915-1982) cựu bộ trưởng Y tế…

 

Bác sĩ nữ Việt Nam đầu tiên là Henriette Bùi Quang Chiêu (1906–2012) đỗ bác sĩ tại Pháp năm 1934. Bà đã biếu biệt thự của bà, 28 Testard (Trần Quý Cáp, nay Võ Văn Tần) làm trường sở cho trường ĐH Y Dược Sài Gòn. Quanh nhà, tại vườn sau là khu đất trống được xây thêm nhiều giảng đường lớn, nhỏ. Sau năm 1966 Trường dời về trụ sở mới, đường Hồng Bàng. 

BS Dương Quỳnh Hoa (1930-2006), miền Nam, đỗ bác sĩ tại Pháp.

 

BS Nghiêm Thị Thuần (1923--2020), miền Bắc, là bác sĩ nữ thứ nhì đồng thời là bác sĩ nữ phẫu thuật Việt Nam đầu tiên.

Bà vóc người thấp, kém nhan sắc song tươi cười, gây thiện cảm, lập gia đình lúc 25 tuổi.

Năm 1957 lúc tôi về Huế làm ở bệnh viện quân y Mang Cá thì nghe nói bà làm bác sĩ trưởng khu giải phẫu ở Bệnh viện Huế. Chưa kịp đến chào hỏi thì bà đã thuyên chuyển về Sài Gòn rồi đi học ngoại quốc. Trở về nước bà làm bác sĩ phẫu thuật ở bệnh viện Nguyễn Văn Học, Gia Định, sau đó được bổ nhiệm giám đốc trường Cán sự Y tế, Điều Dưỡng Quốc gia. Sau 1975 bà làm việc tại bệnh viện Bình Dân. Năm1960 BS Nghiêm Thị Thuần khởi xướng Phong trào bảo vệ hạnh phúc gia đình, sáng lập ra làng SOS dành cho các trẻ mồ côi. Thật là một phụ nữ đáng cảm phục!


Đến nay thì tôi biết thêm bà là chị cả trong gia đình mà ngươi em út là giáo sư Nghiêm Đạo Đại, một giáo sư phẫu thuật nổi tiếng về ghép tạng phủ ở Hoa Kỳ.

GS Đại là cựu sinh viên nội trú xuất sắc tại bệnh viện Bình Dân, ĐHYK Sài Gòn, thập niên 1960.

 

Lê Bá Vận  (HNPD)

 

       https://y7177.com/lichsu/yksg/03.jpg Trang thông tin Cựu sinh viên Đại học Huế - Sự thành lập các ...

            1- Trường Y Khoa Đại Học Hà Nội, năm 1930, trên đường Lê Thánh Tôn.

            2- Trường Đai Học Y Khoa Huế, năm 1973, trên đường Ngô Quyền.  

       ---------                                                                                                                                                                                                  

Chú Thích.

 

(1) Chương trình học y khoa tại Pháp nay trải dài tối thiểu 9 năm đại học, gồm 3 cấp (cycle):

  + Cấp 1. Thời gian học 3 năm (tương ứng các năm Dự bị Y, năm Y1, năm Y2 cũ).

Năm 1 học cùng sinh viên Nha, Dược, Nữ hộ sinh. Cuối năm thi tuyển, tùy chỉ tiêu, khoảng 15%  sinh viên đỗ lên năm 2, hỏng được học lại 1 lần. Học lý thuyết tại Trường, hoàn tất cấp 1. 

  + Cấp 2. Ngoại trú bệnh viện, có phụ cấp. Thời gian 3 năm (tương ứng các năm Y3, Y4, Y5 cũ). 

  + Cấp 3. Nội trú bệnh viện (Internship), được trả lương. Thời gian 3 năm, kéo dài thêm 1, 2, 3 năm tùy chuyên khoa. Ra trường trình luận án riêng biệt cho ngành Y (ngắn gọn) để lấy bằng Tiến sĩ Y khoa Quốc gia (để hành nghề Y, không nhằm giảng dạy, nghiên cứu). (3).

Tiếp tục có thể học thêm các chuyên khoa sâu.    

        

Thi thạc sĩ thì nay không còn, sự tuyển chọn và phong các chức danh giảng dạy (có khi là giáo sư thạc sĩ), tiêu chuẩn được xét dựa trên kinh nghiệm, bằng cấp, tước vị, công trình khoa học.

 

 (2) Thi thạc sĩ vào thư viện soạn bài trước và mọi người đều dùng cuốn Encyclopédie Médico-Chirurgicale (EMC). Đó là lời GS Séror, Thạc sĩ, kể chuyện với tôi, năm 1963 tại Huế.

GS Séror phàn nàn do gốc Do Thái ông bị kỳ thị và đến gần 50 tuổi mới được thi thạc sĩ.

 

(3) Ở Hoa Kỳ và Canada tốt nghiệp cử nhân (4 năm đại học) trước, vào học trường Y sau.




Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Các Thế Hệ Giáo Sư Thạc Sĩ Y Khoa Một Thời Vàng Son

(HNPD) Tap San Y Si Canada , số 219, 30/4/2020 có bài viết : " Tuong niem Bac Si NGHIEM THI THUAN: mot nu giai phau gia day tai nang va long nhan ai ." B.S DANG PHU AN


 

   Các Thế Hệ Giáo Sư Thạc Sĩ Y Khoa Một Thời Vàng Son  

Lê bá Vận

                                  Loạt ảnh lịch sử về Đại học Y khoa Sài Gòn xưa - Báo Kiến Thức

Trường sở đầu tiên của Trường Đại học Y Dược khoa Sài Gòn từ 1946 đến 1966, số 28 đường Testard (nay Võ Văn Tần). Bảng treo trên cửa đọc: “ FACULTÉ MIXTE DE MÉDECINE ET DE PHARMACIE”. 


Tap San Y Si Canada , số 219,  30/4/2020 có bài viết :  " Tuong niem Bac Si NGHIEM THI THUAN: mot nu giai phau gia day tai nang va long nhan ai ." B.S DANG PHU AN .

BS Nghiêm Thị Thuần qua đời tại Montréal, Canada ngày 01/01/2020 hưởng thọ 96 tuổi. Bà sinh năm 1923, tốt nghiệp trung học tại trường Bưởi năm 1944, bác sĩ Y khoa năm 1951?

Các năm đầu thập niên 1950, lúc tôi từ miền Trung ra Hà Nội học y khoa, vừa vào năm thứ nhất đi thực tập tại bệnh viện Phủ Doãn ngày đầu tiên thì đã gặp bà tại phòng mổ.    

------


I) Giảng dạy sinh viên. Lối học y khoa của Pháp thời xưa tại nước ta là như thế. Sinh viên học Y, buổi sáng ngày đầu tiên cũng như mọi buổi sáng là đến bệnh viện, chia phòng, chia bệnh nhân để thực tập khám, làm hồ sơ bệnh án, theo dõi bệnh tình, đêm thì chia phiên trực.

Biết lo trước là tốt. Đầu hè vừa thi đỗ chứng chỉ Lý Hóa Sinh (PCB) và hoàn tất ghi danh vào trường Y thì ra hiệu sách mua ngay các cuốn Sémiologie (Triệu chứng học) tiếng Pháp, nội khoa và ngoại khoa dạy cách khám bệnh: nhìn, hỏi, nghe, gõ, sờ nắn, thử phản xạ v.v… thử trên bản thân, hoặc dỗ dành mấy đứa em, để làm bệnh án, bằng không thì suốt hè chịu khó đến thư viện đại học mượn sách đọc. Chuyển ngữ dạy là hoàn toàn tiếng Pháp. Tôi đỗ tú tài Pháp, tưởng mình đắc thế, song vào thời điểm đó các bạn tú tài Việt rất giỏi Pháp văn.


Buổi chiều đến trường học lý thuyết, 2 năm đầu khoa học căn bản, các năm sau học bệnh lý. 

Bác=rộng, biết nhiều. Học ra bác sĩ Y khoa mất tối thiểu 7 năm đại học. Như vậy là rất nhiều. 

Năm đầu lấy chứng chỉ Lý Hóa Sinh là năm tiền Y khoa, dự bị, sáu năm sau học Y. Cuối năm thứ 6 thi bệnh lý và trình luận án để lấy bằng bác sĩ, gọi là Tiến sĩ Y khoa Quốc gia. (1).

Các tân bác sĩ chỉ cần ghi tên vào Y sĩ đoàn (Ordre des Médecins), là Nghiệp đoàn bác sĩ, đóng niên liễm hội viên để hành nghề. Tương tự cũng có Luật sư đoàn, Nha sĩ đoàn, Nữ hộ sinh đoàn.

 

Chế độ Ngoại và Nội trú cho  sinh viên là đặc biệt nhưng không bắt buộc. Sinh viên đi thực tập tại bệnh viện rất sớm, có đủ kiến thức để dự thi tuyển ngoại trú bệnh viện từ cuối năm học thứ hai và thi nội trú bệnh viện, dành cho các ngoại trú, từ cuối năm thứ tư. Mỗi năm thi một lần, nhà trường tuyển ngoại trú, lấy khoảng 1/3 sĩ số sinh viên trong lớp nhưng nội trú thực thụ thì khó, chỉ lấy đỗ một vài người. Các ngoại và nội trú đều có phụ cấp, Trường phải xin chấp thuận ngân sách. 

Có các sách dạy soạn thi nội trú các bệnh viện Paris, Pháp, dày đắt cũng phải mua học.

Trong các năm 1967-1970 nhiều sinh viên chống đối chế độ thi cử nội trú. Trường bãi bỏ thi ngoại trú, chỉ giữ lại thi tuyển sinh viên nội trú nhưng lấy số lượng tăng nhiều và cũng lấy thêm các nội trú ủy nhiệm là các thí sinh thi suýt soát điểm đậu.

 

Ở trường Y Huế, từ khi thành lập năm 1961, chịu ảnh hưởng y khoa Tây Đức, Trường không mở các kỳ thi tuyển sinh viên ngoại và nội trú song các sinh viên năm chót, thứ 6 được phân phối làm Nội trú tại Bệnh viện Huế và Đà Nẵng trước khi thi ra trường.

Hiện tại trong nước, học Y 6 năm, sinh viên Y ưu tú vừa tốt nghiệp bác sĩ được phép dự thi tuyển chọn Bác sĩ nội trú (5-10%) được giữ lại học chương trình 3 năm, được trả lương.

 

Từ xưa, ở Pháp cũng như ở Việt Nam, miễn là đỗ chứng chỉ Lý Hóa Sinh thì tự động ghi danh học trường Y. Năm 1954-55 số sinh viên dưới 100, từ năm 1962 vì số lượng sinh viên quá đông nên trường Y Sài Gòn lập kỳ thi tuyển, mỗi năm chỉ lấy 200 sinh viên vào năm thứ nhất. (1).

Trường Y Huế từ đầu cũng thi tuyển vào năm thứ nhất, mỗi năm nhận từ 30 đến 60 sinh viên.

Các trường Y ở Pháp công nhận văn bằng Y khoa Việt Nam từ năm 1962 trở về trước.

-------


II) Giáo sư người Việt. Năm đó, đầu thập niên 1950, tại trường Y Hà Nội đã thấy hiện diện một vài khuôn mặt giáo sư người Việt. Từ năm 1902 thành lập cho đến năm 1945, các giáo sư đều là người Pháp, chỉ một số bác sĩ người Việt được giữ lại Trường trợ giảng. 

Các bác sĩ này, từ năm 1947, lúc Pháp trở lại Hà Nội, được gửi sang Pháp soạn thi thạc sĩ, lúc về trường thì ký tên ở giấy tờ và đeo ở ngực nhãn “Professeur Agrégé” (Associate Professor), lúc đó tôi chứng kiến, thật là oai vệ, to đùng, một thời gian sau đổi là “Professeur” là giáo sư thực thụ.


Lề lối Pháp tuyển chọn đội ngũ giảng dạy, gọi là ban giảng huấn, của trường Y như sau:

Các bác sĩ cựu sinh viên nội trú bệnh viện ưu tú được giữ lại trường để phụ tá các giáo sư. Ở bệnh viện họ được gọi là Trưởng phòng bệnh lý (Chef de clinique), tương đương với Clinical instructor trở lên, tùy thâm niên. Nếu có kinh nghiệm, có công trình nghiên cứu hội đủ tiêu chuẩn thì đươc đề cử thi thạc sĩ (Agrégation, Thạc= lớn). Thi thạc sĩ có phần thi vấn đáp trình bày lý lịch cùng đề tài được vào thư viện soạn hôm trước, trả lời chất vấn của giám khảo và phần thi thực hành. Bình thường đỗ thạc sĩ 19 năm sau tốt nghiệp trung học. (2)


Ở Pháp, các giáo sư Thạc sĩ (Professeur Agrégé) bậc Trung học dạy các trường trung học.

Giáo sư Thạc sĩ bậc Đại học là tại các ngành Y, Dược, Luật (kể cả Chính trị, Kinh tế) mà học vị thạc sĩ trên học vị tiến sĩ. Đối với tất cả các ngành khác như khoa học kỹ thuật, văn chương , sử địa… học vị tiến sĩ vẫn cao nhất, trên thạc sĩ (được gọi là Master, Cao học). 


Không kém tước vị giáo sư thạc sĩ bao nhiêu, các bác sĩ bệnh viện công lập sau thi có tước vị “Thầy thuốc bệnh viện”, Médecins/Chirurgiens des Hôpitaux, (Hospital Physicians/Surgeons) rất giá trị, và được phép dự thi thêm thạc sĩ để giảng dạy ở đại học và triển vọng lên giáo sư thực thụ.


Tiến trình đào tạo các thế hệ giáo sư thạc sĩ tại trường Y Hà Nội và sau đó tai trường Y Sài Gòn được tiến hành đúng quy trình cho đến nửa đầu thập niên 1960, ảnh hưởng của Pháp giảm sút, các bác sĩ lớp trẻ được gửi học ở Hoa Kỳ và các nước khác. Tiếng Pháp dần dần bị thay thế. 

--------


III) Các thế hệ giáo sư


  1. Theo tuổi tác (năm sinh), năm cuối thập niên này có thể tính vào thập niên kế tiếp.


      *1) Thập niên 1900 có GS Hồ Đắc Di (1900- 1984), GS Trần Quang Đệ (1905-1997).

      

      *2) Thập niên 1910 có các GS Tôn Thất Tùng (1912- 1982), Phạm Biểu Tâm (1913-1999), Đặng Văn Chung (1913-1999), Vũ Công Hòe (1911-1994), Trịnh Văn Tuất (1910- 2007), Nguyễn Hữu (?-2008), Ngô Gia Hy (1916-2004), Trần Đình Đệ (2017-2003), Trần Vỹ, Đặng Văn Chiếu (1919-2004)… Lê Tấn Vĩnh (?-1991) và Lê Khắc Quyến (1916-1978) thuộc trường Y Huế.

 

      *3) Thập niên 1920 có các GS Đào Đức Hoành, Trần Ngọc Ninh (1923-), Nguyễn Văn Út (1923-?) Phan Đình Tuân, Nguyễn Đình Cát, Bùi Quốc Hương, Trần Anh, Nguyễn Huy Can, Lê Xuân Chất, Đỗ Thị Nhuận (1928-2019)… và ở trường Y Sài Gòn, Nguyễn Ngọc Huy, Trần Lữ Y (1926-2000), Nguyễn Phước Đại, Phạm Tấn Tước …

 

      *4) Thập niên 1930 có các giáo sư Lê Minh Trí, Thái Minh Bạch, Trịnh Thị Minh Hà (- 2009), Hoàng Tiến Bảo (-2008), Nguyễn Thế Minh (1931-2010), Đào Hữu Anh, Bùi Duy Tâm (1934-), Vũ Quý Đài, Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Ngọc Giệp, và một số bác sĩ về từ Pháp và Đức; ở trường Y Huế thì có Vũ Công Thưởng, Hồ Đình Quế, Lê Bá Vận, Lê Văn Bách (1930-2002), Nguyễn Văn Tự, Phùng Hữu Chí, Bùi Minh Đức… Lê Xuân Công, Tôn Thất Chiểu.

 

      *5) Thập niên 1940, các bác sĩ tốt nghiệp được giữ lại ở trường  Sài Gòn và Huế chưa được bao lâu thì đến sự kiện ngày 30/4/1975, miền Nam sụp đổ.

 

  1. Theo thời điểm trở thành giáo sư y khoa, lấy mốc ngày 20/7/1954, hiệp định Genève.

 

     +1) Thế hệ giáo sư trước 20/7/1954 là ngày chia cắt Bắc Nam: Hồ Đắc Di (Phẫu), Tôn Thất Tùng (Phẫu), 2 vị này ở Việt Bắc. Các vị khác ở Hà Nội tại trường đều lần lượt qua Pháp thi Thạc sĩ: PB Tâm (Phẫu), kế tiếp là N Hữu (Cơ thể học), kế đến ĐV Chung 1952 (Nội), VC Hòe 1952 (Mô học), TV Tuất (RHM). Ở trường Sài Gòn thì TQ Đệ (Phẫu). 

Sau 20/7/1954 trường Y Hà Nội di cư vào Nam, đem theo 3 giáo sư thạc sĩ: PB Tâm, N Hữu, TV Tuất. Hai giáo sư thạc sĩ ĐV Chung, VC Hòe thì ở lại Hà Nội. Ngày 21/01/1955 Nhà nước VNDCCH bổ nhiệm đợt giáo sư y khoa đầu tiên gồm 9 vị về các bộ môn Ngoại, Cơ thể học, Mắt, TMH, Da liễu, Vi sinh học. Hai giáo sư được biết tiếng nhiều là HĐ Di và TT Tùng.  

 

Được cử qua Pháp soạn thi thạc sĩ là các vị xuất thân từ trường Y Hà Nội, rất ít từ ĐH Y Sài Gòn, thành lập năm 1946 và tiếp nhận trường Hà nội di cư vào Nam năm 1954. GS HĐ Di, TQ Đệ (Thạc sĩ), LT Vĩnh (Thạc sĩ) thì tốt nghiệp bác sĩ tại Pháp, và cũng là các cựu nội trú bệnh viện.

Cũng vậy trường Y Huế lúc thành lập có nhiều bác sĩ con em Huế du học Pháp trở về Trường: Thân trọng An, Nguyễn Khoa Mân, Lê Huy Chước, Nguyễn Văn Mẫn, Bùi Luân…

 

     +2) Thế hệ giáo sư thạc sĩ sau ngày 20/7/1954: TN Ninh cuối 1954, (Chỉnh trực) rất trẻ, NĐ Cát (Mắt), PĐ Tuân (Nhi), Trần Vỹ 1956 (Sinh lý) và TĐ Đệ 1956 (Sản phụ).

 

     +3) Thế hệ giáo sư thạc sĩ đầu thập niên 1960. Qua sự giúp đỡ của các GS Pháp (để duy tri ảnh hưởng Pháp?), một loạt các bác sĩ ĐH Y Sài Gòn đã được Chính phủ Pháp chấp thuận qua Pháp thi lấy bằng thạc sĩ, từ năm 1960-1963: NH Can (Cơ Thể Bệnh Lý), LX Chất (Huyết Học), ĐĐ Hoành (Ung Thư), BQ Hương (Thần Kinh), NN Huy (Tim Mạch), NG Hy (Niệu Khoa) lúc tuổi đã lớn, Trần Anh (Nhân Chủng Học), NV Út (Da Liễu).


     +4) Thế hệ giáo sư cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 bao gồm các bác sĩ có năm sinh trong thập niên 1930 gửi học từ nhiều nước, nhất là từ Hoa Kỳ. Nhiều vị giữ chức Khoa trưởng, chấm dứt thế hệ độc tôn 20 vị giáo sư thạc sĩ sinh trong các thập niên 1900, 1910 và 1920. 

---------

 

IV) Bác sĩ ngoài trường. Ngoài các giáo sư, bác sĩ tại các trường đại học, số bác sĩ thời đó làm việc cho nhà nước hoặc làm tư là nhiều. Lấy một vài thí dụ: trong Nam Bs Nguyễn Văn Thịnh (1988-1946) đỗ bác sĩ Y Khoa tại Paris, Pháp, cựu nội trú bệnh viện, BS Louis Bùi Quang Chiêu, bào huynh của BS Henriette Bùi Quang Chiêu, chuyên về lao phổi, BS Trần Hữu Nghiệp (1911-2006). 

 

Ở miền Trung nhiều tên quen thuộc: BS Lê Đình Thám (1897-1969) các BS Hoàng Mộng Lương, Dương Đình Liễu, Nguyễn Duy Hà, Thân Trọng Phước (1902- 1960), Tôn Thất Hạng… 

Miền Bắc thì có BS Trần Văn Lai (1894-1975) cựu Đốc lý Hà Nội, Trần Duy Hưng (1912-1988) cựu Thị trưởng Hà Nội, Vũ Văn Cẩn (1915-1982) cựu bộ trưởng Y tế…

 

Bác sĩ nữ Việt Nam đầu tiên là Henriette Bùi Quang Chiêu (1906–2012) đỗ bác sĩ tại Pháp năm 1934. Bà đã biếu biệt thự của bà, 28 Testard (Trần Quý Cáp, nay Võ Văn Tần) làm trường sở cho trường ĐH Y Dược Sài Gòn. Quanh nhà, tại vườn sau là khu đất trống được xây thêm nhiều giảng đường lớn, nhỏ. Sau năm 1966 Trường dời về trụ sở mới, đường Hồng Bàng. 

BS Dương Quỳnh Hoa (1930-2006), miền Nam, đỗ bác sĩ tại Pháp.

 

BS Nghiêm Thị Thuần (1923--2020), miền Bắc, là bác sĩ nữ thứ nhì đồng thời là bác sĩ nữ phẫu thuật Việt Nam đầu tiên.

Bà vóc người thấp, kém nhan sắc song tươi cười, gây thiện cảm, lập gia đình lúc 25 tuổi.

Năm 1957 lúc tôi về Huế làm ở bệnh viện quân y Mang Cá thì nghe nói bà làm bác sĩ trưởng khu giải phẫu ở Bệnh viện Huế. Chưa kịp đến chào hỏi thì bà đã thuyên chuyển về Sài Gòn rồi đi học ngoại quốc. Trở về nước bà làm bác sĩ phẫu thuật ở bệnh viện Nguyễn Văn Học, Gia Định, sau đó được bổ nhiệm giám đốc trường Cán sự Y tế, Điều Dưỡng Quốc gia. Sau 1975 bà làm việc tại bệnh viện Bình Dân. Năm1960 BS Nghiêm Thị Thuần khởi xướng Phong trào bảo vệ hạnh phúc gia đình, sáng lập ra làng SOS dành cho các trẻ mồ côi. Thật là một phụ nữ đáng cảm phục!


Đến nay thì tôi biết thêm bà là chị cả trong gia đình mà ngươi em út là giáo sư Nghiêm Đạo Đại, một giáo sư phẫu thuật nổi tiếng về ghép tạng phủ ở Hoa Kỳ.

GS Đại là cựu sinh viên nội trú xuất sắc tại bệnh viện Bình Dân, ĐHYK Sài Gòn, thập niên 1960.

 

Lê Bá Vận  (HNPD)

 

       https://y7177.com/lichsu/yksg/03.jpg Trang thông tin Cựu sinh viên Đại học Huế - Sự thành lập các ...

            1- Trường Y Khoa Đại Học Hà Nội, năm 1930, trên đường Lê Thánh Tôn.

            2- Trường Đai Học Y Khoa Huế, năm 1973, trên đường Ngô Quyền.  

       ---------                                                                                                                                                                                                  

Chú Thích.

 

(1) Chương trình học y khoa tại Pháp nay trải dài tối thiểu 9 năm đại học, gồm 3 cấp (cycle):

  + Cấp 1. Thời gian học 3 năm (tương ứng các năm Dự bị Y, năm Y1, năm Y2 cũ).

Năm 1 học cùng sinh viên Nha, Dược, Nữ hộ sinh. Cuối năm thi tuyển, tùy chỉ tiêu, khoảng 15%  sinh viên đỗ lên năm 2, hỏng được học lại 1 lần. Học lý thuyết tại Trường, hoàn tất cấp 1. 

  + Cấp 2. Ngoại trú bệnh viện, có phụ cấp. Thời gian 3 năm (tương ứng các năm Y3, Y4, Y5 cũ). 

  + Cấp 3. Nội trú bệnh viện (Internship), được trả lương. Thời gian 3 năm, kéo dài thêm 1, 2, 3 năm tùy chuyên khoa. Ra trường trình luận án riêng biệt cho ngành Y (ngắn gọn) để lấy bằng Tiến sĩ Y khoa Quốc gia (để hành nghề Y, không nhằm giảng dạy, nghiên cứu). (3).

Tiếp tục có thể học thêm các chuyên khoa sâu.    

        

Thi thạc sĩ thì nay không còn, sự tuyển chọn và phong các chức danh giảng dạy (có khi là giáo sư thạc sĩ), tiêu chuẩn được xét dựa trên kinh nghiệm, bằng cấp, tước vị, công trình khoa học.

 

 (2) Thi thạc sĩ vào thư viện soạn bài trước và mọi người đều dùng cuốn Encyclopédie Médico-Chirurgicale (EMC). Đó là lời GS Séror, Thạc sĩ, kể chuyện với tôi, năm 1963 tại Huế.

GS Séror phàn nàn do gốc Do Thái ông bị kỳ thị và đến gần 50 tuổi mới được thi thạc sĩ.

 

(3) Ở Hoa Kỳ và Canada tốt nghiệp cử nhân (4 năm đại học) trước, vào học trường Y sau.




BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm