Cà Kê Dê Ngỗng
Các băng nhóm tội phạm thâm nhập vào chính quyền địa phương Trung Quốc
Cảnh sát bán quân sự đang tuần tra tại quảng trường Thiên An Môn ngày 13 tháng 3 năm 2015. Nguyên tắc thượng tôn luật pháp của Trung Quốc quá yếu kém đến nỗi
Cảnh sát bán quân sự đang tuần tra tại quảng trường Thiên An Môn ngày
13 tháng 3 năm 2015. Nguyên tắc thượng tôn luật pháp của Trung Quốc quá
yếu kém đến nỗi để xảy ra tình trạng những băng nhóm tội phạm tràn ngập
trong nhiều chính quyền địa phương, hay thậm chí cả trong các cơ quan
Đảng cộng sản Trung Quốc(Greg Baker/AFP/Getty Images)
Lâm Vĩ Hùng chỉ huy lực lượng cảnh sát ở Quảng Đông, một tỉnh phía Nam
Trung Quốc với dân số khoảng 100 triệu người. Vào ngày 14 tháng Tư, phát
biểu tại một cuộc họp báo được tổ chức bởi Sở Công An tỉnh, ông Lâm đã
cảnh báo về sự hiện diện của hoạt động băng đảng trong chính phủ.
Có một số tiền lệ lịch sử đáng mỉa mai. Trước khi đoạt được quyền lực
vào năm 1949, các lực lượng Cộng sản Trung Quốc đã thông đồng với kẻ
cướp địa phương và hội Tam hoàng để tăng cường quyền kiểm soát ở vùng
quê bị chiến tranh tàn phá.
Giờ đây, các hoạt động tội phạm từng một thời đóng góp vào sự kiện đại
thắng của Đảng cộng sản trước chính quyền Quốc dân đảng 60 năm trước đây
có vẻ như lại đang ngầm phá hoại chính chế độ cộng sản cầm quyền hiện
đại.
“Các hoạt động [tội phạm] đã mở rộng để lôi kéo vào các loại hình phạm
tội về kinh tế và có cả loại tội phạm xâm nhập vào chính phủ, đặc biệt
là ở cấp thôn bản. Sự xâm nhập vào chính phủ của các băng đảng đã làm
xói mòn luật pháp cơ bản tại các vùng này, đang gây nguy hiểm cho nền
tảng cai quản “, ông Lâm lên tiếng.
Các quan chức kẻ cướp (găngxtơ) ở Quảng Đông
Tháng sáu năm ngoái, mạng truyền thanh của các dân tộc (Peoples’ Net) do
nhà nước điều hành đã đưa tin cảnh sát Quảng Đông đã bắt giữ Phùng Mỗ
Trân, trưởng thôn Châu Nhất, cùng với 73 người khác. Phùng đã lạm dụng
địa vị của mình để thu phí bảo vệ, chỉ huy các tụ điểm cờ bạc, và tích
lũy của cải thông qua các dự án xây dựng. Ông ta cũng sử dụng bạo lực để
ép buộc hoặc cản trở những đối thủ cạnh tranh và những người dân địa
phương ngang ngạnh.
Trước khi trở thành trưởng thôn, Phùng Mỗ Trân đã ở tù một thời gian,
kết thúc vào năm 2007. Ngay sau khi được thả ra, Phùng đã tổ chức một
nhóm tội phạm ở thị xã Bạch Vân, nằm gần Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh
Quảng Đông. Bốn năm sau đó, với sự giúp đỡ của các thành viên băng đảng
của mình, Phùng đã ứng cử và trở thành trưởng thôn Châu Nhất.
Một trường hợp tương tự được Peoples’ Net báo cáo đã xảy ra ở làng Thạch
Hồ, tỉnh Quảng Đông, nơi một bí thư Đảng Cộng sản lại hóa ra là người
đứng đầu của một tổ chức mafia địa phương.
Đảng viên Đảng Cộng sản Ngô Quý Xuân là bí thư đảng cấp thôn của làng
Thạch Hồ và là đại biểu của Hội đồng Nhân dân thành phố ở một thành phố
lân cận Yết Dương, nơi có làng Thạch Hồ.
Ngô đã tạo lập một băng nhóm với 11 người khác để tham gia vào nhiều
việc kinh doanh và những hoạt động bất hợp pháp khác nhau, chẳng hạn như
các hoạt động khai thác mỏ trái phép.
Ngô cũng thực hiện các vụ chiếm đoạt đất, một hiện tượng phổ biến khắp
vùng nông thôn Trung Quốc. Vào tháng Một năm 2013, Ngô triệu tập hơn 100
kẻ đâm thuê chém mướn để tấn công và đánh đập những người dân trong
thôn đang tụ tập để phản đối một dự án xây dựng trái pháp luật được thực
hiện trên 66 mẫu đất của họ.
Vào tháng Bảy năm 2014, Ngô Quý Xuân đã bị kết án 25 năm tù giam và tài sản cá nhân của ông ta đã bị nhà nước tịch thu.
Tháng Năm năm đó, một thư ký đảng Cộng sản nữa – Hoàng Mẫn Trường của
làng An Phú – đã bị bắt bởi công an tỉnh Quảng Đông. Theo tin của tờ
Nhật báo Nam Phương ở Trung Quốc, thì Hoàng, cũng giống như Ngô, đã điều
hành một băng đảng liên quan đến tham nhũng, tống tiền, đe dọa, và đánh
đập.
Các băng nhóm địa phương ở Hà Bắc
Sự hội tụ của băng đảng và chính phủ ở nông thôn Trung Quốc không chỉ giới hạn với tỉnh Quảng Đông hoặc miền nam Trung Quốc.
Vào tháng Hai năm 2014, Tân Hoa Xã cho biết bí thư đảng của làng Thất Lý
Trang ở Hà Bắc, tên Lưu Huệ Mẫn, đã chiếm đoạt 70 triệu nhân dân tệ
(khoảng 11 triệu USD) để thực hiện những dự án xây dựng trái phép và
thuê côn đồ đàn áp nông dân, những người đã dám chống cự lại việc đất
đai của họ bị chiếm dụng. Lưu đã bị kết án tử hình vào tháng 8 năm 2013.
Theo Sina, một dịch vụ tin tức của Trung Quốc, Đoàn Nghiên Lợi là cựu
giám đốc của ủy ban làng Nam Sơn Căn của Hà Bắc. Ông ta cũng đã kiếm
được một gia tài bằng việc điều hành một băng đảng tội phạm (mafia) ở
địa phương, băng này hoạt động gái mại dâm và vận hành các sòng bạc.
Trong tháng Bảy năm 2007, Đoàn đã bị kết án 20 năm tù và bị phạt 4 triệu
nhân dân tệ (khoảng $ 645,000).
Leo Timm, Epoch Times
(Đại Kỷ Nguyên)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Các băng nhóm tội phạm thâm nhập vào chính quyền địa phương Trung Quốc
Cảnh sát bán quân sự đang tuần tra tại quảng trường Thiên An Môn ngày 13 tháng 3 năm 2015. Nguyên tắc thượng tôn luật pháp của Trung Quốc quá yếu kém đến nỗi
Cảnh sát bán quân sự đang tuần tra tại quảng trường Thiên An Môn ngày
13 tháng 3 năm 2015. Nguyên tắc thượng tôn luật pháp của Trung Quốc quá
yếu kém đến nỗi để xảy ra tình trạng những băng nhóm tội phạm tràn ngập
trong nhiều chính quyền địa phương, hay thậm chí cả trong các cơ quan
Đảng cộng sản Trung Quốc(Greg Baker/AFP/Getty Images)
Lâm Vĩ Hùng chỉ huy lực lượng cảnh sát ở Quảng Đông, một tỉnh phía Nam
Trung Quốc với dân số khoảng 100 triệu người. Vào ngày 14 tháng Tư, phát
biểu tại một cuộc họp báo được tổ chức bởi Sở Công An tỉnh, ông Lâm đã
cảnh báo về sự hiện diện của hoạt động băng đảng trong chính phủ.
Có một số tiền lệ lịch sử đáng mỉa mai. Trước khi đoạt được quyền lực
vào năm 1949, các lực lượng Cộng sản Trung Quốc đã thông đồng với kẻ
cướp địa phương và hội Tam hoàng để tăng cường quyền kiểm soát ở vùng
quê bị chiến tranh tàn phá.
Giờ đây, các hoạt động tội phạm từng một thời đóng góp vào sự kiện đại
thắng của Đảng cộng sản trước chính quyền Quốc dân đảng 60 năm trước đây
có vẻ như lại đang ngầm phá hoại chính chế độ cộng sản cầm quyền hiện
đại.
“Các hoạt động [tội phạm] đã mở rộng để lôi kéo vào các loại hình phạm
tội về kinh tế và có cả loại tội phạm xâm nhập vào chính phủ, đặc biệt
là ở cấp thôn bản. Sự xâm nhập vào chính phủ của các băng đảng đã làm
xói mòn luật pháp cơ bản tại các vùng này, đang gây nguy hiểm cho nền
tảng cai quản “, ông Lâm lên tiếng.
Các quan chức kẻ cướp (găngxtơ) ở Quảng Đông
Tháng sáu năm ngoái, mạng truyền thanh của các dân tộc (Peoples’ Net) do
nhà nước điều hành đã đưa tin cảnh sát Quảng Đông đã bắt giữ Phùng Mỗ
Trân, trưởng thôn Châu Nhất, cùng với 73 người khác. Phùng đã lạm dụng
địa vị của mình để thu phí bảo vệ, chỉ huy các tụ điểm cờ bạc, và tích
lũy của cải thông qua các dự án xây dựng. Ông ta cũng sử dụng bạo lực để
ép buộc hoặc cản trở những đối thủ cạnh tranh và những người dân địa
phương ngang ngạnh.
Trước khi trở thành trưởng thôn, Phùng Mỗ Trân đã ở tù một thời gian,
kết thúc vào năm 2007. Ngay sau khi được thả ra, Phùng đã tổ chức một
nhóm tội phạm ở thị xã Bạch Vân, nằm gần Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh
Quảng Đông. Bốn năm sau đó, với sự giúp đỡ của các thành viên băng đảng
của mình, Phùng đã ứng cử và trở thành trưởng thôn Châu Nhất.
Một trường hợp tương tự được Peoples’ Net báo cáo đã xảy ra ở làng Thạch
Hồ, tỉnh Quảng Đông, nơi một bí thư Đảng Cộng sản lại hóa ra là người
đứng đầu của một tổ chức mafia địa phương.
Đảng viên Đảng Cộng sản Ngô Quý Xuân là bí thư đảng cấp thôn của làng
Thạch Hồ và là đại biểu của Hội đồng Nhân dân thành phố ở một thành phố
lân cận Yết Dương, nơi có làng Thạch Hồ.
Ngô đã tạo lập một băng nhóm với 11 người khác để tham gia vào nhiều
việc kinh doanh và những hoạt động bất hợp pháp khác nhau, chẳng hạn như
các hoạt động khai thác mỏ trái phép.
Ngô cũng thực hiện các vụ chiếm đoạt đất, một hiện tượng phổ biến khắp
vùng nông thôn Trung Quốc. Vào tháng Một năm 2013, Ngô triệu tập hơn 100
kẻ đâm thuê chém mướn để tấn công và đánh đập những người dân trong
thôn đang tụ tập để phản đối một dự án xây dựng trái pháp luật được thực
hiện trên 66 mẫu đất của họ.
Vào tháng Bảy năm 2014, Ngô Quý Xuân đã bị kết án 25 năm tù giam và tài sản cá nhân của ông ta đã bị nhà nước tịch thu.
Tháng Năm năm đó, một thư ký đảng Cộng sản nữa – Hoàng Mẫn Trường của
làng An Phú – đã bị bắt bởi công an tỉnh Quảng Đông. Theo tin của tờ
Nhật báo Nam Phương ở Trung Quốc, thì Hoàng, cũng giống như Ngô, đã điều
hành một băng đảng liên quan đến tham nhũng, tống tiền, đe dọa, và đánh
đập.
Các băng nhóm địa phương ở Hà Bắc
Sự hội tụ của băng đảng và chính phủ ở nông thôn Trung Quốc không chỉ giới hạn với tỉnh Quảng Đông hoặc miền nam Trung Quốc.
Vào tháng Hai năm 2014, Tân Hoa Xã cho biết bí thư đảng của làng Thất Lý
Trang ở Hà Bắc, tên Lưu Huệ Mẫn, đã chiếm đoạt 70 triệu nhân dân tệ
(khoảng 11 triệu USD) để thực hiện những dự án xây dựng trái phép và
thuê côn đồ đàn áp nông dân, những người đã dám chống cự lại việc đất
đai của họ bị chiếm dụng. Lưu đã bị kết án tử hình vào tháng 8 năm 2013.
Theo Sina, một dịch vụ tin tức của Trung Quốc, Đoàn Nghiên Lợi là cựu
giám đốc của ủy ban làng Nam Sơn Căn của Hà Bắc. Ông ta cũng đã kiếm
được một gia tài bằng việc điều hành một băng đảng tội phạm (mafia) ở
địa phương, băng này hoạt động gái mại dâm và vận hành các sòng bạc.
Trong tháng Bảy năm 2007, Đoàn đã bị kết án 20 năm tù và bị phạt 4 triệu
nhân dân tệ (khoảng $ 645,000).
Leo Timm, Epoch Times
(Đại Kỷ Nguyên)