Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Các nhà khoa học Trung Quốc: Dưới sa mạc Trung Quốc có thể là cả một đại dương ( Thế là khỏi đi cướp biển )
Tác giả: Simona Milea | Dịch giả: Kim Xuân
Nhắc đến sa mạc, chúng ta thường nghĩ rằng ở đó không có nước. Tuy nhiên sa mạc Taklamakan, nằm ở phía Đông Bắc Trung Quốc, có thể làm thay đổi quan niệm này. Trong quá trình nghiên cứu về lượng carbonic có trong không khí ở sa mạc này, một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện rằng khí carbonic đã biến mất ở xung quanh lưu vực Tarim. Lời giải thích mà các nhà khoa học này đưa ra là bên dưới khu vực này có ẩn giấu cả một đại dương với lượng nước nhiều hơn tất cả 5 khu Hồ lớn ở Bắc Mỹ gộp lại bởi vì đại dương đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ carbonic và ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu.
“Chưa bao giờ con người dám tưởng tượng dưới cát có thể có rất nhiều nước như vậy. Định nghĩa của chúng ta về sa mạc có thể sẽ thay đổi”, Giáo sư Li Yon, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Sinh thái và Địa chất Tân Cuơng Trung Quốc cho biết.
Lưu vực sa mạc là một thung lũng tích trữ nước từ các hệ thống thoát nước, như nước do tuyết tan chảy từ trên núi gần đó. Có hai dãy núi nằm cạnh lưu vực Tarim: núi Thiên Sơn ở phía Bắc và Côn Lôn ở phía Nam.
Tuy nhiên, trong lưu vực Tarim không có nước. Theo các nhà nghiên cứu, điều này có thể được giải thích bởi thực tế là người dân địa phương thu gom hầu hết nước tan chảy từ các sông băng để tưới cho cây trồng. Phần còn lại ngấm xuống đất hoặc bay hơi trong không khí khô của sa mạc.
Nhóm đã nghiên cứu khoảng 200 địa điểm khác nhau trên sa mạc để thu thập mẫu nước ngầm. Sau đó, họ đo lượng carbon dioxide từ mỗi mẫu và thấy rằng những mẫu này chứa nồng độ cao khí carbon dioxide, cho thấy rằng hàng năm đất ở đây hấp thụ khoảng 226 triệu tấn khí thải nhà kính. Do đó lưu vực Tarim có thể được xem là một vùng đầm carbon, vì nó có thể hấp thụ được một lượng lớn carbon dioxide trong không khí. Hầu hết các vùng đầm carbon đều có rất nhiều cây xanh, nhưng vì là sa mạc nên lưu vực Tarim thì hoàn toàn khác hẳn.
Tuy nhiên Matthew McMackin, hiện đang làm việc tại công ty Furgo Consultants chuyên tư vấn về vị trí địa lý an toàn cho xây dựng, cho rằng nếu tính toán kỹ lưỡng thì những lời tuyên bố của các nhà khoa học Trung Quốc là có phần phóng đại.
http://vietdaikynguyen.com/v3/110345-cac-nha-khoa-hoc-trung-quoc-duoi-sa-mac-trung-quoc-co-la-ca-mot-dai-duong/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Các nhà khoa học Trung Quốc: Dưới sa mạc Trung Quốc có thể là cả một đại dương ( Thế là khỏi đi cướp biển )
Tác giả: Simona Milea | Dịch giả: Kim Xuân
Nhắc đến sa mạc, chúng ta thường nghĩ rằng ở đó không có nước. Tuy nhiên sa mạc Taklamakan, nằm ở phía Đông Bắc Trung Quốc, có thể làm thay đổi quan niệm này. Trong quá trình nghiên cứu về lượng carbonic có trong không khí ở sa mạc này, một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện rằng khí carbonic đã biến mất ở xung quanh lưu vực Tarim. Lời giải thích mà các nhà khoa học này đưa ra là bên dưới khu vực này có ẩn giấu cả một đại dương với lượng nước nhiều hơn tất cả 5 khu Hồ lớn ở Bắc Mỹ gộp lại bởi vì đại dương đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ carbonic và ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu.
“Chưa bao giờ con người dám tưởng tượng dưới cát có thể có rất nhiều nước như vậy. Định nghĩa của chúng ta về sa mạc có thể sẽ thay đổi”, Giáo sư Li Yon, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Sinh thái và Địa chất Tân Cuơng Trung Quốc cho biết.
Lưu vực sa mạc là một thung lũng tích trữ nước từ các hệ thống thoát nước, như nước do tuyết tan chảy từ trên núi gần đó. Có hai dãy núi nằm cạnh lưu vực Tarim: núi Thiên Sơn ở phía Bắc và Côn Lôn ở phía Nam.
Tuy nhiên, trong lưu vực Tarim không có nước. Theo các nhà nghiên cứu, điều này có thể được giải thích bởi thực tế là người dân địa phương thu gom hầu hết nước tan chảy từ các sông băng để tưới cho cây trồng. Phần còn lại ngấm xuống đất hoặc bay hơi trong không khí khô của sa mạc.
Nhóm đã nghiên cứu khoảng 200 địa điểm khác nhau trên sa mạc để thu thập mẫu nước ngầm. Sau đó, họ đo lượng carbon dioxide từ mỗi mẫu và thấy rằng những mẫu này chứa nồng độ cao khí carbon dioxide, cho thấy rằng hàng năm đất ở đây hấp thụ khoảng 226 triệu tấn khí thải nhà kính. Do đó lưu vực Tarim có thể được xem là một vùng đầm carbon, vì nó có thể hấp thụ được một lượng lớn carbon dioxide trong không khí. Hầu hết các vùng đầm carbon đều có rất nhiều cây xanh, nhưng vì là sa mạc nên lưu vực Tarim thì hoàn toàn khác hẳn.
Tuy nhiên Matthew McMackin, hiện đang làm việc tại công ty Furgo Consultants chuyên tư vấn về vị trí địa lý an toàn cho xây dựng, cho rằng nếu tính toán kỹ lưỡng thì những lời tuyên bố của các nhà khoa học Trung Quốc là có phần phóng đại.
http://vietdaikynguyen.com/v3/110345-cac-nha-khoa-hoc-trung-quoc-duoi-sa-mac-trung-quoc-co-la-ca-mot-dai-duong/