Kinh Đời
Cách mạng Cuba: Thời kỳ thoái trào của chính quyền anh em Castro
Đi bộ dọc đường La Rampa, con phố chính ở thủ đô La Habana, nơi từng là phiên bản của một khu ngoại ô giàu có của Mỹ những năm 1950, có thể thấy dường như tại mỗi ngôi nhà đã hằn dấu bom đạn phá hoại giờ đang mọc
Bạn có thể đi qua một tấm biển quảng cáo thô sơ tự làm được cập nhật
và chỉnh sửa hàng ngày của một doanh nghiệp tư nhân tự do. Chẳng có gì
được giấu giếm, nhưng hầu như chẳng có mấy biển quảng cáo, những gian
hàng trưng bày hay thậm chí những hàng hóa, sản phẩm mới. Một chiếc xe
Buick 52 năm chạy rầm rầm qua với tấm biển “BÁN XE” ở trên cửa sổ hậu.
Từ lâu việc buôn bán những chiếc xe cũ này (nhiều trong số đó có thể bán
được với giá 25.000 USD) là hợp pháp, nhưng vào năm 2011 có một tin mới
là người dân Cuba hiện có thể bán những chiếc xe Kia mẫu mới nhất với
giá 35.000 USD – một con số ấn tượng ở một đất nước mà một vị quan chức
cấp cao chỉ kiếm được 30USD/tháng.
Tại một nhà hàng tư nhân Ấn Độ đã hoạt động được 2 năm có tên Bollywood, cách đó không xa, có ai đó đang nói về một người bạn đã tìm đến một người Tây Ban Nha để mua (hoàn toàn hợp pháp) căn biệt thự đổ nát của anh chàng này với giá 140.000 USD – mang lại cho anh ta khoản tiền mà nếu làm công nhân bình thường thì phải mất 583 năm mới có được. Ba năm sau khi Tổng thống Raúl Castro mở cửa thương mại, hơn 300.000 người Cuba hiện nay trở thành chủ nhân của chính họ, không ngừng nỗ lực học tập chủ nghĩa tư bản, thường là với sự giúp đỡ của các nguồn cung cấp hay tiền gửi về từ những người thân ở nước ngoài.
Chỉ cách một vài khu nhà phía trên La Rampa, cách xa những khách sạn cũ gắn liền với Frank Sinatra và Meyer Lansky, bạn bước vào một cửa hàng bách hóa tối tăm của nhà nước từ thời Soviet. Trên cửa số cẩn thẩn bày bốn ống kẹo cao su, ba túi khoai tây chiên và một hộp nước sốt pasta loại Vita Nuova. Bên trong, có một chiếc quần lót mỏng hình Helio Kitty nằm trong một chiếc hộp trưng bày đầy bụi bặm.
Trong tinh thần cách mạng lên cao, tại lễ kỷ niệm sự sụp đổ của chế độ Fulgencio Batista diễn ra thường niên vào năm 1959, có người tham gia đã viết vài từ trên ô kính cửa sổ một cửa hiệu “CHÚNG TÔI CHÀO ĐÓN KỶ NIỆM LẦN THỨ 54 NGÀY CÁCH MẠNG THẮNG LỢI”. Nhưng bằng không hiểu sao chữ R trong từ “revolution” (cách mạng) đã biến mất, vì thế dòng chữ này chỉ ca ngợi chiến thắng của sự tiến hóa (evolution). Đây là một trò đùa vui bất kính đang thịnh hành ở Cuba – hay một dấu hiệu cho thấy liệu có phải hành vi bất kính kia luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn không hồi kết không?
Khó có thể nói được. Trong cuộc cách mạng Cuba, dường như chẳng có gì đi theo đúng kế hoạch, và tất cả những gì còn lại là một lời bình luận khôi hài phảng phất sự sầu muộn về việc chẳng mấy ai lấy chuyện này làm vui.
Nghịch lý Cuba
Trong nửa thế kỷ nay – giai đoạn kéo dài qua các nhiệm kỳ của 11 vị tổng thống Mỹ – có lần cả Chính phủ Cuba lẫn người dân nước này đã cùng một lúc nhìn theo hai hướng ngược nhau; người Cuba “không phải là những người theo thuyết tối giản khi đề cập đến nghịch lý này”, như Carlos Eire, một người Cuba sống lưu vong và là giáo sư lịch sử tại trường Đại học Yale đã viết: “Chúng tôi muốn những nghịch lý trở nên phong phú và phức tạp. Càng rắc tối càng tốt”. Chương mới nhất trong vở bi-hài kịch diễn ra từ lâu nay cho thấy chính phủ đang tìm cách duy trì nền kinh tế nhà nước và kiểm soát chính trị chặt chẽ, ngay cả khi chính phủ khuyến khích người dân tự kinh doanh. Theo quan sát, việc này trông như thể nhà nước đơn giản là đang hy vọng trút những gánh nặng kinh tế khổng lồ của mình lên vai 11 triệu người dân: Castro đã nói rằng ông sẽ sa thải xấp xỉ một triệu người lao động (tức là gần như cứ 5 người lao động thì có 1 người bị sa thải) trong một hay hai năm tới, ngay cả khi nhà nước tiếp tục nhập khẩu 80% lương thực và mức lương trung bình hiện tại chỉ mua được ¼ số hàng hóa mua được bằng mức lương trung bình vào những ngày không-quá-khá-khẩm của năm 1989.
Do đó, hiện nay có thể bán những chiếc xe ô tô mới, nhưng vô cùng khó bởi bạn cần có giấy phép và thu nhập vĩnh viễn chính thức để mua chúng. Cuối cùng người dân cũng có thể rời khỏi hòn đảo này, nhưng không ai biết họ sẽ được đối xử thế nào khi trở lại. Khi một người Cuba đang sống lưu vong ở Canada trở về thăm quê hương, tất cả họ hàng của anh này có thể gặp và chào đón anh, ngoại trừ người phục vụ trong quân đội. Anh ta chắc chắn sẽ mất việc nếu nói chuyện với “người nước ngoài”.
Cuối cùng, người Cuba ngày nay được tự do tận hưởng phiên bản Craigslist của chính mình, thưởng thức những kỳ nghỉ tại các khách sạn du lịch thời thượng ở địa phương, ăn món mỳ ý lasagna hải sản đu đủ đi kèm với mứt cam, nốc sạch chai rượu trị giá 200 USD ở một trong hơn 1.700 nhà hàng tư nhân. Họ tự do lên tiếng phản đôi mọi thứ ngoại trừ anh em nhà Castro, và ngang nhiên mặc chiêc áo phông in hình tờ tiền 1 USD hay ảnh Barack Obama bên cạnh câu “Yes we can”, thậm chí (trong trường hợp có một phụ nữ tựa lưng vào những lưới chắn song ở công viên Fraternity) mặc chiếc quần đùi hở hang in hình cờ Mỹ rồi nghênh ngang đi quanh thủ đô.
Tuy nhiên, hiện nay khi những thứ từ sâu trong lòng đất ngổn ngang trỗi dậy, và chính sách của chủ nghĩa cộng sản chính thức thẳng tay khai trừ chủ nghĩa tư bản, dường nhu không một ai hoàn toàn chắc liệu hòn đảo này đang rẽ phải hay sang trái. Ở Old Havana, bên cạnh những tấm biển “MỌI THỨ CHO CUỘC CÁCH MẠNG” có một cửa hàng cửa hàng Adidas, những ngôi nhà bị bỏ quên giữa những bể bơi trên nóc nhà và những chú gấu nhồi bông to bằng kích thước thật được bán với giá 870 USD. Một nhà kinh tế học chuyên nghiên cứu thị trường nói: “Không ai biết được chúng ta đang đi đâu và mọi người không biết được những gì họ muốn. Chúng ta đang đi trong đêm tối”.
Ông rời khỏi cơ quan chính phủ khi nhận thấy số tiền ông kiếm được trong hơn 4 giờ bán bánh quy còn hơn cả tiền lương tháng mà công việc nhà nước cấp cao mang lại. Để hâm nóng chủ đề của mình, ông tiếp tục nói: “Nếu bạn nói về Cuba ngày nay, bạn sẽ phải bảo rằng chúng tôi kết hợp những khía cạnh tồi tệ nhất của chủ nghĩa xã hội với những khía cạnh tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản.” Ánh mắt ông lóe sáng với một niềm vui mỉa mai. “Điều tồi tệ nhất của chủ nghĩa xã hội là sự áp bức và sự phủ nhận những quyền cơ bản của con người. Và điều tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản là sự bóc lột và sự bất bình đẳng!”. Kết quả là một chốn lao tù mà ở đó mọi người dường như đang cướp của Pedro để trả Pablo.
Quốc đảo không tuổi
Nhiều năm trước, tôi đã đến Cuba sáu lần trong bảy năm. Cũng như nhiều người trong những thập kỷ qua, tôi không thể cưỡng lại sự sống động, vẻ đẹp và sự phức tạp mãnh liệt của nơi đây. Một ngày sau khi trở về từ chuyến đi đến Cuba đầu tiên của tôi vào năm 1987, tôi đã đến công ty du lịch ở California và đặt chuyến đi thứ hai. Tình trạng đổ nát tràn lan và sự vỡ mộng “vui sướng” khiến cho Cuba trở thành một câu đố hóc búa. Không một thứ gì hay một ai làm việc, nhưng hệ thống này đã khập khiễng đi, gần như bất chấp bản thân. Những người mà tôi gặp khó có thể rạng rỡ hơn, ngay cả khi họ nói với tôi rằng cuộc sống của họ đã thoát khỏi lửa ngục của Dante. Các học giả uyên thâm ở cả hai phía eo biển Florida theo nghi thức trao đổi những lời lẽ xúc phạm và quan điểm trừu tượng, dự đoán những biến cố sắp xảy đến với các nhà lãnh đạo ở La Habana và Washington. Nhưng câu chuyên thực sự, tràn ngập những mâu thuẫn, những rắc rối và những cảnh đời trớ trêu đáng thương xót dường như lại đang diễn ra trên khắp các con phố.
Trong khi lưu lại nơi đây vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 tôi đã chứng kiến đất nước này bước vào “giai đoạn đặc biệt” cực kỳ tai tiếng sau sự sụp đổ của những nhà hảo tâm Soviet vào năm 1991. Tôi đã đến thăm những người bạn ở trong tù, những người đã nói rằng họ sống ở đó tốt hơn ở bên ngoài nhiều bởi có thức ăn và điều kiện sống tốt. Và trong phần lớn thời gian đó, những người nước ngoài duy nhất tôi thấy là người Bắc Triều Tiên, đi thành từng cặp, với ảnh “Lãnh tụ vĩ đại” Kim Nhật Thành trên ve áo. Bị ám ảnh bởi những nghịch lý về một hòn đảo đáng ngờ, cởi mở và hoạt bát đang hung hăng dậm chân tại chỗ, tôi đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình về đất nước tuyệt đẹp mang hình dáng của một chiếc vuốt dài này.
Dĩ nhiên, ngày nay, người Canada và người châu Âu chiếm hết chỗ trong các khách sạn thời thuộc địa nay đã được tân trang, xung quanh các quảng trường được khôi phục đẹp đẽ của Old Havana. Năm ngoái, tôi đã bay thẳng từ Los Angeles đến La Habana trên một chuyến bay tư nhân do Mỹ điều hành. Chỉ riêng năm 2011, có xấp xỉ 400.000 người Mỹ bay thẳng đến hòn đảo này, và lượng tiền gửi từ người Mỹ gốc Cuba trong năm 2012 là 5,1 tỷ USD, hay gấp 3 lần số tiền Chính phủ Cuba dùng để trả lương cho 4 triệu người lao động. Không giống trước đây, giờ những con phố ở La Habana trở nên sôi động và hối hả, và không có nhiều đường phố khác ở Mỹ Latin và Caribe được như vậy. Nhưng sốc hơn là những câu chào mời khách chẳng khác nào những câu tôi được nghe vào năm 1987. Và một câu nói đùa cũ của địa phương giờ đã được “cập nhật” đôi chút (mượn lối nói trại về việc chính phủ khi triển khai những thay đổi còn mang tính ngắt quãng): “Chúng ta đã tìm ra những giải pháp cho ba vấn đề lớn: y tế miễn phí, giáo dục miễn phí và gần đây là kinh doanh tự do. Hiện nay, chúng ta chỉ phải lo bữa sáng, bữa trưa và bữa tối thôi”.
Khi Raúl Castro tìm cách tạo ra thu nhập bằng mọi giá – anh trai của ông Fidel, người đã từ chức vào năm 2006 và được cho rằng vẫn tiếp tục hoạt động, mỗi mùa lại mang đến một số cơ hội bị hạn chế mới. Nhưng sau 54 năm, với những lời hứa không thành và những đảo lộn, phần lớn người Cuba dường như coi sự lạc quan, thậm chí là sự khuây khỏa như những thứ hàng lậu bị cấm nhiều nhất. Các quyền tự do gần đây nhất mà họ có được gợi nhớ đến việc một người cha giao cho con mình chiếc chìa khóa xe ô tô nhiều thập kỷ sau khi người con đã lén lút lấy chiếc chìa khóa đó.
Thế hệ con cháu của cuộc cách mạng vẫn dễ thích nghi và sôi nổi hơn bao giờ hết, nhưng thay đổi thực sự duy nhất dường như là họ đang trao đổi tiền mặt ở nơi mà trong nhiều thập kỷ họ đã trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế đổi chác tự phát. Đi đến một nhà hàng tư nhân, và sau bữa ăn, khi bạn tìm một chiếc xe taxi, người chủ sẽ gọi người em trai của anh ta – một sinh viên ngành dược – để nhận khoản tiền xe đó về cho gia đình mình. Một người phụ nữ sẽ chọn một số quả chanh ở “agro-pecuario”, hay còn gọi là chợ của những người nông dân, ở gần đó và ngay lập tức mua hết chúng về chia cho những người già mà cô biết, những người không thể tự đi đến đó được.
Người Cuba từ lâu đã trở thành chuyên gia về tinh thần đoàn kết và kết nối cộng đồng với tinh thầ nlàm việc vì chính phủ, gắn kết với nhau bởi hơi ấm đáng ngờ của tình đống chí như thể trong lúc đang bị kẹt tại buồng lái tàu Titanic vậy. Nhưng hiện nay, tốc độ cạnh tranh của chính phủ với người dân của mình dường như cũng nhanh như tốc độ người dân tìm cách bắt kịp những động thái của nhà nước. Khu vực Cuba lộng lẫy trong Bảo tàng Mỹ thuật ấy là nơi trưng bày những tác phẩm hiện đại và sẽ không trở nên lạc điệu ở Dallas hay Zurich. Nhưng giấy vệ sinh được phân phối ở đó. Và nếu bạn muốn rửa tay, bạn phải đợi một người phụ nữ lớn tuổi xuất hiện, đổ ít nước khoáng vào lòng bàn tay rồi nhỏ vài giọt xà phòng từ chiếc lọ nhỏ đựng xà phòng của khách sạn trước khi cô ta chìa tay xin tiền tip.
Bên ngoài La Habana, cuộc sống vẫn diễn ra theo nhịp điệu thường thấy. Ở thị trấn nông dân Artemisa, nơi mà một thế kỷ trước tôi đã thấy Fidel hô hào quần chúng khi những trận mưa xối xả làm chúng tôi ướt sạch, những ngôi nhà ngăn nắp, được sơn mới trông như thể vẫn không thay đổi từ thời điểm đó hay có lẽ từ trước cuộc cách mạng. Số lượng xe đạp áp đảo số lượng ô tô, và các biểu ngữ ca ngợi cuộc cách mạng phấp phới tung bay trên một nhà hàng Trung Quốc phía bên kia nhà thờ trung tâm. Ở La Habana, ánh hào hoa mờ nhạt và những cơ hội ít ỏi dường như đi kèm với ít áp lực và lo lắng từ phía người dân. Những quả lê lớn được bán với giá 20 peso, bằng một nửa giá chúng được bán ở thủ đô. Một người đàn ông khó mà kiên nhẫn được với cuộc cách mạng nói: “Đối với một số người, Cuba gần như một thiên đường.”
Họ nói: “Chắc chắn nơi đây không phải là một thiên đường. Nhưng anh biết không? Tôi không phải làm việc. Tôi không phải trả tiền thuê nhà. Rượu rum được bán với giá rẻ: Tôi không cần đến máy sưởi. Tôi sống ở một hòn đảo nhiệt đới xinh đẹp. Ai cần tự do cơ chứ?”
Ngành y tế lừng danh của đảo quốc này đã khiến nhiều người ở khắp Mỹ Latin và Caribe vô cùng ngưỡng mộ, thậm chí là trong số các chính phủ nghiêng về cánh hữu. Cho tới nay, cuộc cách mạng đã xuất khẩu các bác sĩ của đất nước sang đến hơn 75 nước, và khi Haiti gánh chịu trận động đất gây tàn phá 3½ năm trước đây, Cuba được cho là nước đầu tiên gửi cứu trợ y tế, bất chấp vô số những khó khăn và thiếu thốn trong nước. Tuy nhiên, điển hình của những nghịch lý đang ám hòn đảo này là chính sự xuất sắc của các cơ sở y tế của nó đã dẫn đến những hậu quả không lường trước được: Dân số Cuba đang già đi và thu hẹp nhanh tới mức một người ở độ tuổi 50 dự đoán mình sẽ sớm sống ở một “thiên đường xe lăn”.
Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia, cho tới năm 2025, Cuba sẽ có dân số già nhất trong vùng Mỹ Latin hay Caribe. Cứ 4 người dân thì có 1 người ở độ tuổi hơn 60, và các trường đại học sẽ mất đi hơn 30% số sinh viên. Đối với một cuộc cách mạng do “những ông cụ bà cụ tuổi 80” lãnh đạo, một viễn cảnh không mấy viên mãn đang mở ra: nhiều người sống phụ thuộc hơn ít người kinh doanh tự do hơn.
Bất cứ nơi đâu ở La Habana, bạn sẽ thấy những người già ở trên đường phố lắc những hộp thiếc trước mặt người nước ngoài, tìm cách bán những tờ báo Gramma của Đảng với cái giá cao gấp 120 lần so với giá bán chính thức, ngồi cạnh những chiếc xe đẩy siêu thị trống rỗng lúc gần nửa đêm, hy vọng bán được một hay hai túi bỏng ngô. Một trong những tuyên bố đáng tự hào nhất của Fidel cách đây không lâu là đất nước của ông, không như các nước láng giềng tư bản, không có những người ăn xin hay những người sống lang thang trên đường phố. Ngày nay, những người dân lớn tuôi ở La Habana thực tế mà nói có nhà để về, nhưng họ trông và hành động như thể những người vô gia cư, hầu như không đủ tồn tại với tiền trợ cấp 6 USD/ tháng.
Điều mỉa mai u ám hơn của cuộc cách mạng đang gia tăng trong nhiều thập kỷ đó là là đất nước này ngày càng giống cái ổ suy đồi và bất bình đẳng – bóng hình Cuba trước thời Fidel. Sau khi các nhà cầm quyền quyết định tìm cách cứu cuộc cách mạng này bằng cách tăng cường quảng bá đất nước sau khi Liên Xô ngừng trợ cấp vào năm 1991, đất nước này rộng mở cánh cửa cho ngành du lịch, và ghi nhận có 2,8 triệu du khách đổ xô đến các đường phố Cuba vào năm 2012, mang lại doanh thu 2,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, chúng cũng mang đến tệ nạn ma túy và mại dâm, cũng như gia tăng khoảng cách giàu nghèo mà Fidel đã thực hiện cuộc cách mạng của mình để xóa bỏ nó. Đất nước này từng tìm cách rêu rao về quá khứ “trẻ trâu” huy hoàng này hiện nay sống bám vào những tháng ngày đã qua (thực tế là lịch sử thuộc địa). Phụ nữ ăn mặc như những nô lệ để khách du lịch chụp ảnh ở quảng trường Plaza de Armas đã được tu bổ, và những cỗ xe ngựa phi nhẹ qua những đường phố rải sỏi, như thể một trong những điểm hấp dẫn của Cuba là vẻ lỗi mốt của nước này. Khi những người dân địa phương nhận ra cách tốt nhất để cứu vãn bản thân trong nền kinh tế mới là bằng cách trở thành người hát rong, hướng dẫn viên du lịch, hay một người đồng hành với khách tham quan, hơn bao giờ hết, họ có thể dễ dàng cảm thấy đích cuối cùng của cuộc cách mạng là trở thành một người nước ngoài.
Cuba bình lặng
Trong nhiều thập kỷ nay, nguồn lực lớn nhất của Cuba là người dân nước này. Không hiểu có phải là do trí thông minh và lòng nhiệt thành không thể dập tắt được đã khiến họ chống chịu hoàn cảnh ngay cả khi mọi thứ dường như đang sụp đổ xung quanh hay không? Mỗi thứ bảy nơi đây vẫn tràn ngập một sức sống dai dẳng, đó một ý thức về phong cách và tư duy sáng tạo mà dường như có thể khiến người ta tiếp tục tạo dựng mọi thứ từ số không. Một quan chức Bộ Nội vụ ở đây là một người phụ nữ nhỏ nhắn với móng tay lớn sơn màu ngọc lam, trông có vẻ kỳ quặc với bộ đồ của mình. Một sĩ quan cảnh sát là một phụ nữ diện một chiếc kẹp tóc màu xanh da trời lòe loẹt.
Như một người lớn tuổi đã nói, người nước ngoài khó có thể tin được rằng người dân Cuba có thể đón nhận những gian khổ bất tận bằng một nụ cười trào phúng hơn thay vì tỏ vẻ giận dữ. Vào một buổi chiều hè oi ả, 60 người đứng xếp hàng dưới ánh nắng mặt trời mà không có một lời than vãn để đợi mua từng chiếc kem. Thậm chí 65 năm trước đây, đức cha thuộc dòng Xitô (một dòng tu Công giáo) tên là Thomas Merton, người đã thức tỉnh tinh thần ở Cuba đã nói: “Đối với những người được cho là dễ bị kích động, người Cuba kiên nhẫn một cách kỳ quặc với tất cả những thứ mà khiến người Mỹ bực mình và khiến mọi người phát điên”.
Hậu quả mang tính nghịch lý của việc này dĩ nhiên là chính phủ dường như không quá lo lắng về một Mùa Xuân Caribe hay cuộc nổi dậy công khai của quần chúng. Bạn vẫn thấy những tấm bảng hiệu “CHỦ NGHĨA XÃ HỘI: HÔM NAY, NGÀY MAI, MÃI MÃI”, nhưng ở nhiều nơi lời kêu gọi “Chủ nghĩa xã hội hay cái chết’’ dường như đã được thay thế bằng “Tổ quốc hay cái chết”. Và đối với những người Cuba được “rèn” khả năng châm biếm và ứng khấu trong nhiều năm, không khó để nhận thấy rằng dòng chữ phía trên một tòa nhà “ĐOÀN KẾT, NĂNG NỔ, CÓ HIỆU QUẢ” chính xác là đang liệt kê những phẩm chất cần thiết nhất hiện đang thiếu ở Cuba.
Một kiến trúc sư địa phương nói với tôi theo nghĩa đen: “La Habana luôn là một thành phố có vẻ bề ngoài xinh đẹp”. Nhưng chủ nghĩa bề ngoài, đúng như tên gọi của nó, có thể có những hàm ý sâu xa hơn. Gam màu sáng bao phủ bề mặt quốc gia này có tính chất đánh lừa thị giác y như những dâu hiệu về sự khoe mẽ của chính phủ. Và mọi thứ đang trôi trên một dòng chảy bất tận. Ngấu nghiến thưởng thức những chiếc bánh kếp ngon lành tại một nhà hàng tư nhân thời thượng mang tên Chaplin’s Café, tôi biết được nó thuộc sở hữu của Roberto Robaina, người đã từng là Bộ trưởng Ngoại giao trong 6 năm những năm 1990. Một ngày nọ, đang ngồi trên Malecón, một con đường dài 4 dặm (6,4km) chạy dọc bờ biển theo hình chữ S, tôi nghe thấy tiếng một người Cuba gào lên: “Nhìn xem!”. Một chiếc limo dài màu đen của Liên Xô vừa lắc lư phóng qua từng là một trong những chiếc xe của một vị lãnh đạo. Bây giờ đó chỉ là một chiếc taxi mà bất cứ ai có tiền cũng có thể đi trên đó.
Một đất nước đang già
Mặc dù vậy, phần lõi của tất cả những điều mỉa mai này đều trống không. Bất cứ người Cuba mà tôi nói chuyện, từ những người vừa qua tuổi 20 đến những người gần 80 tuổi, đều bầy tỏ những quan ngại về giới trẻ. Tôi nghe được từ những người già cũng như những người trẻ: “Tất cả những gì họ quan tâm là thời trang và iPhone”. Thậm chí cả những người không thể chịu đựng được chế độ đều thừa nhận rằng trong những năm 1970, khi còn trẻ, họ đã từng tự hào và có ý thức phấn đấu hết mình vì chế độ ấy. Những người nhớ lại sự tàn bạo và nạn tham nhũng trước cách mạng có xu hướng kiên nhẫn hơn đối với tình hình hỗn loạn hiện nay, nhưng cứ 6 người Cuba thì có 5 người chả đoái hoài đến bất cứ thứ gì ngoài những thiếu thốn và biến động thời chủ nghĩa Castro.
Một người đàn ông trong những năm gần đây đã gia nhập giáo phái Phúc Âm nói: “Vào những năm 1990, khi chúng ta thiếu thốn mọi thứ, đó là một cuộc khủng hoảng vật chất thực sự. Nhưng hiện nay nó còn sâu sắc hơn. Chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng tinh thần. Mọi người mất hết hy vọng”. Trên từng con phố khác, bạn có thể thấy những người phụ nữ trùm một chiếc áo choàng màu trắng tinh khiết từ đầu đến chân của người mới thụ giáo tín ngưỡng Santería, một tôn giáo Caribe gốc Phi từ lâu đã là một lực lượng bí mật lan khắp quốc đảo này. Hết lần này đến lần khác, những người lạ bắt đầu nói với tôi về Đức Chúa trời hay thậm chí Đấng Allah. Một người đàn ông gần 80 tuổi đã chiến đấu với một nhóm cách mạng quan trọng trong những năm 1950 nói: “Hiện người dân đang quay sang những thứ này bởi vì chúng mang lại cho họ cái gì đó mà cuộc cách mạng không thể. Đảng cần phải suy nghĩ về điều này”.
Vấn đề sâu sắc hơn, đặc biệt là đối với giới trẻ, đó là không có động lực để học hành hay có một công việc chính thức ổn định. Ở một đất nước nơi bác sĩ phẫu thuật phải đi xe đạp đi làm trong khi một người bán xì gà giả có thể dùng bữa, theo đúng nghĩa, một món trứng cá muối, chính phủ đã làm tốt nhiệm vụ của mình là giáo dục người dân, trong khi sử dụng nền giáo dục đó ra sao thì vẫn còn là một dấu chấm hỏi. Mario Coyula-Cowley, một giáo sư đã dạy 45 năm trong ngành kiến trúc tại Học viện Bách Khoa của La Habana nói: “Tôi nói với sinh viên của tôi rằng ‘Tôi biết lúc này các em có thể kiếm được nhiều tiền bằng việc lái taxi hơn là bằng việc là một kiến trúc sư giỏi. Nhưng điều đó không phải luôn vậy. Đến một thời điểm nhất định, các kiến trúc sư sẽ được coi trọng, và chúng ta sẽ cần có những kiến trúc sư giỏi’”.
Nền kinh tế du lịch và trao đổi tiền tệ thực sự không khuyến khích đức tính trung thực và phẩm giá như chính phủ vẫn kiên quyết khẳng định. Một cựu luật sư khoảng 40 tuổi nói: “Mọi việc đang tiến triển tốt hơn trước. Nhưng tôi lo lắm. Chủ nghĩa tư bản khiến mọi người trở nên cứng rắn hơn. Người Cuba tìm được cách tiến lên trước và họ đang bắt đầu thay đổi”.
Chìm vào bóng tối
Khi nhìn về tương lai, trên lý thuyết, Cuba có thể được tiếp thêm sức mạnh tinh thần từ Trung Quốc và Việt Nam, bởi cả hai nước này đều vẫn kiểm soát chặt chẽ người dân về mặt chính trị trong khi cho họ có những động lực kiếm tiền hiệu quả. Một buổi sáng ở La Habana, đập vào mắt tôi là một tiêu đề chiếm hết một trang giấy của tờ Granma công bố chuyến đi của ông Raúl Castro đến thăm các đồng chí ở Đông Á. Con trai ông là Alejandro phục vụ như một mối liến lạc với Trung Quốc. Nhưng Ricardo Torres Pérez, một giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Cuba tại trường Đại học La Habana (và là vị học giả khách mời gần đây tại trường Đại học Havard và trường Đại học Bang Ohio), chỉ ra rằng Trung Quốc có một chính phủ mạnh cũng như nền kinh tế hưng thịnh, rằng cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều có lực lượng lao động trẻ đang gia tăng mạnh, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào cũng như không phải chịu các lệnh cấm vận. Những điều này đặt họ vào tình huống rất khác so với Cuba. Ngoài ra, như mọi người Cuba khác tôi từng nói chuyện, ông cho rằng những phong tục của Đông Á rất khác so với của Cuba đặc biệt là trong tính kỷ luật và tính chính xác. Ông nói: “Khi đề cập đến văn hóa và các giá trị cốt lõi, chúng tôi giống nền kinh tế Mỹ hơn”.
Một lý do khác mà Mùa Xuân Ả Rập dường như không thể nổ ra ở đây đó là ở Cuba chuyện tìm cách lật đổ chính quyền diễn ra một cách bừa bãi. Theo một người theo dõi sát sao tình hình chính trị, có hơn 30 nhóm chống đối trên quốc đảo này, nhưng mỗi nhóm chỉ có vài thành viên, và không một nhóm nào quan tâm đến việc hợp tác với nhau. “Và những gì họ đang đề xuất thật sự quá “xa xỉ”, ở tận trên mây như những bài viết đăng trên website, tới mức họ không gần gũi với đám đông đang hết sức giận dữ kia được”. Ông thấy rằng ở đất nước này không có cả Twitter lẫn Facebook để huy động các đám đông, cũng không có một bà Aung San Suu Kyi hay một ông Václav Havel. Nhưng vấn đề sâu sắc hơn cả có lẽ nằm ở phong cách thanh lịch tao nhã của người đàn ông này – một cách để thừa nhận rằng những bong bóng màu hồng chỉ là giả, như thể tại một bữa tiệc tối ở Manhattan. Ông nói: “Hãy nhìn xem, chúng tôi là người Mỹ Latin. Chúng tôi yêu cuộc sống. Ở châu Á có thể một số người sẽ nói ‘Chúng ta sẽ chết để tỏ rõ chí khí’. Chúng tôi sẽ không tự giết mình”.
Trong 14 năm, nền kinh tế hoàn toàn kiệt quệ của Cuba đã được Venezuela tiếp sức. Nước này đã gửi mỗi ngày khoảng 110.000 thùng dầu đến Cuba để đổi lấy các nhân viên y tế và các giáo viên của Cuba. Như nhiều nước ở Mỹ Latinh, nhà lãnh đạo cánh tả của Venezuela, ông Hugo Chávez coi Fidel là một chính khách gia lão làng và là một anh hùng đã đứng lên chống lại người Mỹ trong hơn 50 năm. Ngay sau khi ông Chávez chết vào tháng ba do ung thư, người kế nhiệm được chọn, ông Nicolás Maduro cam kết sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách của người thầy mình đối với Cuba và cho rằng hai nước năm nay sẽ chi 2 tỷ USD cho “các dự án phát triển xã hội”. Tuy nhiên, việc Chávez mất sớm đi đã nhắc nhở người Cuba rằng kể cả một thay đổi nhỏ cũng có thể mang lại một viễn cảnh không mấy khả quan trong một giai đoạn chính trị hết sức đặc biệt.
Raúl Castro, hiện 82 tuổi, thường được xem là ít tự phụ và ít cố chấp hơn, nếu không muốn nói là ít có sức lôi cuốn hơn so với người anh trai lớn hơn ông 5 tuổi. Ông cai trị bằng văn xuôi chứ không phải bằng chất thơ hùng tráng của Fidel. Và khi Castro hồi tháng hai tuyên bố rằng ông sẽ không theo đuổi việc tái tranh cử vào năm 2018, tất cả mọi ánh mắt dồn về người được cho là kế nhiệm, ông Migue Díaz-Canel, một nhà kỹ trị 53 tuổi và là cựu quân nhân đã phục vụ với tư cách là một quan chức ở những khu vực có nhiều cơ hội cho đầu tư nước ngoài. Ngay cả khi Castro nói về những giới hạn của nhiệm kỳ và những cuộc trưng cầu dân ý trong tương lai, người dân Cuba bắt đầu tưởng tượng ra một nhà lãnh đạo có đầu óc thực tế được sinh ra sau cuộc cách mạng, một nhà lãnh đạo không mang họ Castro.
Mặc dù vậy, cho đến nay, không có ai mang lại cho Cuba một ý thức hào hứng về bản thân, một câu chuyện hùng tráng như đôi khi người ta nói về nước Mỹ của Obama. Thực tế việc cuộc cách mạng tiếp tục trưng ra những bức chân dung vẽ Che Guevara và Camilo Cienfuegos (lần lượt đã qua đời ở tuổi 46 và 54) nhấn mạnh sự thiếu vắng những anh hùng mới. Castro, được biết đến dưới biệt danh Flea khi còn trẻ, đã thay thế 64 trong số 68 bộ trưởng của Fidel khi ông đảm trách chức vụ cao nhất vào năm 2008 và đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp cải cách mà người anh trai ông chỉ biết nói suông. Nhưng vị lãnh đạo bỏ học đại học nửa chừng này ít tiếng tăm này thiếu những kỹ năng hùng biện của người anh trai, đặc biệt là khi đề cập đến việc tái định nghĩa khái niệm chủ nghĩa xã hội để bao hàm sự cạnh tranh.
Một người La Habana chưa bao giờ rời khỏi đất nước này nói: “Như tôi đã thấy, về cơ bản có ba lựa chọn cho tương lai và tất cả những lựa chọn đó đều rất khủng khiếp. Tôi gọi chúng là những phiên bản Bắc Triều Tiên, Afghanistan và Nga. Phiên bản Bắc Triều Tiên là phiên bản mà trong đó cháu trai của một ông lớn, người đã nhanh chóng được thăng tiến và hiện là tướng trong quân đội, lên tiếp quản quyền lực để trở thành một Kim Jong Un của chúng ta. Phiên bản Afghanistan là một số người trong quân đội nắm quyền lực, trở thành Taliban xứ sở nhiệt đới rồi thành lập một hội đồng quân sự. Còn phiên bản kiểu Nga là phiên bản mà một Vladimir Putin nào đó xuất thân từ quân đội.” Những dự báo này khó mà có cơ cơ sở được ở một hiếm khi đi theo cảm tính như Cuba, nhưng thậm chí cả người có quan điểm tiêu cực này cũng cho rằng lòng tự hào của Cuba về nền độc lập của mình, thứ chủ nghĩa dân tộc đã phát triển lớn mạnh cùng với cuộc cách mạng, có nghĩa là đất nước này sẽ không sớm đi theo con đường của Starbucks và American Express.
Trong khi đó, giữa các đường phố gập ghềnh của trung tâm La Habana, một phụ nữ đứng tuổi lê bước trên con đường có tên Virtues, mang theo hai con gấu teddy và tìm cách bán chúng. Một tòa nhà bị đập bỏ có ghi: “CHO THUÊ NHÀ THEO GIỜ/NGÀY/THÁNG”. Các phòng ăn tối tăm được ngẫu nhiên trở thành các thẩm mỹ viện, và bên ngoài một căn hộ tối đen, gần một bức tường có dòng chữ được sơn vẽ “HOAN HÔ FIDEL”, một bàn tay xương xẩu xuất hiện, treo một số dây chuyền vàng trước mặt một khách hàng mặc chiếc áo phông trắng tinh. Buổi tối cuối cùng của tôi ở Cuba, mất điện ở phần lớn khu buôn bán, và thành phố giờ chỉ là những bóng ma lê từng bước trong màn đêm, thỉnh thoảng lóe lên một vài tia chớp. Những gì tôi nhớ về nó vào năm 1991 thực tế là vậy. Kinh doanh tự do có thể nổ ra ở mọi phía, nhưng trong lúc này khó có thể thấy nó trong bóng tối.
Pico Iyer – Time Magazine
Dịch bởi CTV Phía Trước
(Tạp chí Phía Trước)
Trong thời kỳ thoái trào của chính quyền anh em Castro, thay đổi mang đến những hoài nghi cũng như khát vọng.
Đi bộ dọc đường La Rampa, con phố chính ở thủ đô La Habana, nơi từng là phiên bản của một khu ngoại ô giàu có của Mỹ những năm 1950, có thể thấy dường như tại mỗi ngôi nhà đã hằn dấu bom đạn phá hoại giờ đang mọc lên một tấm biển trong khu vườn đầy cỏ dại, một chiếc bàn chất đầy những chiếc áo phông cũ hình câu lac bộ Barcelona. Một người phụ nữ ngồi cạnh một chiếc giá đựng những chiếc đĩa DVD lậu, trong khi đó người láng giềng của cô đang quảng cáo các bức ảnh kỹ thuật số (dùng cho thị thực visa hay hộ chiếu). Ai đó đang nhận đăng ký nhận sửa chữa chiếc đồng hồ đeo tay hãng Rolex hay Seiko của bạn, và mẩu giấy nhỏ viết tay ghi đơn giá cà phê và nước cam ép (chẳng có gì khác) được treo phía trước sân hiên đầy gạch vụn. Cách con phố náo nhiệt chỉ khoảng một dãy nhà có một mảnh giấy đề chữ “PHÒNG CHO THUÊ” bằng tiếng Anh. Ngày 18 và 19/4. Đó là nhiều tháng trước đây.
Đi bộ dọc đường La Rampa, con phố chính ở thủ đô La Habana, nơi từng là phiên bản của một khu ngoại ô giàu có của Mỹ những năm 1950, có thể thấy dường như tại mỗi ngôi nhà đã hằn dấu bom đạn phá hoại giờ đang mọc lên một tấm biển trong khu vườn đầy cỏ dại, một chiếc bàn chất đầy những chiếc áo phông cũ hình câu lac bộ Barcelona. Một người phụ nữ ngồi cạnh một chiếc giá đựng những chiếc đĩa DVD lậu, trong khi đó người láng giềng của cô đang quảng cáo các bức ảnh kỹ thuật số (dùng cho thị thực visa hay hộ chiếu). Ai đó đang nhận đăng ký nhận sửa chữa chiếc đồng hồ đeo tay hãng Rolex hay Seiko của bạn, và mẩu giấy nhỏ viết tay ghi đơn giá cà phê và nước cam ép (chẳng có gì khác) được treo phía trước sân hiên đầy gạch vụn. Cách con phố náo nhiệt chỉ khoảng một dãy nhà có một mảnh giấy đề chữ “PHÒNG CHO THUÊ” bằng tiếng Anh. Ngày 18 và 19/4. Đó là nhiều tháng trước đây.
Tại một nhà hàng tư nhân Ấn Độ đã hoạt động được 2 năm có tên Bollywood, cách đó không xa, có ai đó đang nói về một người bạn đã tìm đến một người Tây Ban Nha để mua (hoàn toàn hợp pháp) căn biệt thự đổ nát của anh chàng này với giá 140.000 USD – mang lại cho anh ta khoản tiền mà nếu làm công nhân bình thường thì phải mất 583 năm mới có được. Ba năm sau khi Tổng thống Raúl Castro mở cửa thương mại, hơn 300.000 người Cuba hiện nay trở thành chủ nhân của chính họ, không ngừng nỗ lực học tập chủ nghĩa tư bản, thường là với sự giúp đỡ của các nguồn cung cấp hay tiền gửi về từ những người thân ở nước ngoài.
Chỉ cách một vài khu nhà phía trên La Rampa, cách xa những khách sạn cũ gắn liền với Frank Sinatra và Meyer Lansky, bạn bước vào một cửa hàng bách hóa tối tăm của nhà nước từ thời Soviet. Trên cửa số cẩn thẩn bày bốn ống kẹo cao su, ba túi khoai tây chiên và một hộp nước sốt pasta loại Vita Nuova. Bên trong, có một chiếc quần lót mỏng hình Helio Kitty nằm trong một chiếc hộp trưng bày đầy bụi bặm.
Trong tinh thần cách mạng lên cao, tại lễ kỷ niệm sự sụp đổ của chế độ Fulgencio Batista diễn ra thường niên vào năm 1959, có người tham gia đã viết vài từ trên ô kính cửa sổ một cửa hiệu “CHÚNG TÔI CHÀO ĐÓN KỶ NIỆM LẦN THỨ 54 NGÀY CÁCH MẠNG THẮNG LỢI”. Nhưng bằng không hiểu sao chữ R trong từ “revolution” (cách mạng) đã biến mất, vì thế dòng chữ này chỉ ca ngợi chiến thắng của sự tiến hóa (evolution). Đây là một trò đùa vui bất kính đang thịnh hành ở Cuba – hay một dấu hiệu cho thấy liệu có phải hành vi bất kính kia luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn không hồi kết không?
Khó có thể nói được. Trong cuộc cách mạng Cuba, dường như chẳng có gì đi theo đúng kế hoạch, và tất cả những gì còn lại là một lời bình luận khôi hài phảng phất sự sầu muộn về việc chẳng mấy ai lấy chuyện này làm vui.
Nghịch lý Cuba
Trong nửa thế kỷ nay – giai đoạn kéo dài qua các nhiệm kỳ của 11 vị tổng thống Mỹ – có lần cả Chính phủ Cuba lẫn người dân nước này đã cùng một lúc nhìn theo hai hướng ngược nhau; người Cuba “không phải là những người theo thuyết tối giản khi đề cập đến nghịch lý này”, như Carlos Eire, một người Cuba sống lưu vong và là giáo sư lịch sử tại trường Đại học Yale đã viết: “Chúng tôi muốn những nghịch lý trở nên phong phú và phức tạp. Càng rắc tối càng tốt”. Chương mới nhất trong vở bi-hài kịch diễn ra từ lâu nay cho thấy chính phủ đang tìm cách duy trì nền kinh tế nhà nước và kiểm soát chính trị chặt chẽ, ngay cả khi chính phủ khuyến khích người dân tự kinh doanh. Theo quan sát, việc này trông như thể nhà nước đơn giản là đang hy vọng trút những gánh nặng kinh tế khổng lồ của mình lên vai 11 triệu người dân: Castro đã nói rằng ông sẽ sa thải xấp xỉ một triệu người lao động (tức là gần như cứ 5 người lao động thì có 1 người bị sa thải) trong một hay hai năm tới, ngay cả khi nhà nước tiếp tục nhập khẩu 80% lương thực và mức lương trung bình hiện tại chỉ mua được ¼ số hàng hóa mua được bằng mức lương trung bình vào những ngày không-quá-khá-khẩm của năm 1989.
Do đó, hiện nay có thể bán những chiếc xe ô tô mới, nhưng vô cùng khó bởi bạn cần có giấy phép và thu nhập vĩnh viễn chính thức để mua chúng. Cuối cùng người dân cũng có thể rời khỏi hòn đảo này, nhưng không ai biết họ sẽ được đối xử thế nào khi trở lại. Khi một người Cuba đang sống lưu vong ở Canada trở về thăm quê hương, tất cả họ hàng của anh này có thể gặp và chào đón anh, ngoại trừ người phục vụ trong quân đội. Anh ta chắc chắn sẽ mất việc nếu nói chuyện với “người nước ngoài”.
Cuối cùng, người Cuba ngày nay được tự do tận hưởng phiên bản Craigslist của chính mình, thưởng thức những kỳ nghỉ tại các khách sạn du lịch thời thượng ở địa phương, ăn món mỳ ý lasagna hải sản đu đủ đi kèm với mứt cam, nốc sạch chai rượu trị giá 200 USD ở một trong hơn 1.700 nhà hàng tư nhân. Họ tự do lên tiếng phản đôi mọi thứ ngoại trừ anh em nhà Castro, và ngang nhiên mặc chiêc áo phông in hình tờ tiền 1 USD hay ảnh Barack Obama bên cạnh câu “Yes we can”, thậm chí (trong trường hợp có một phụ nữ tựa lưng vào những lưới chắn song ở công viên Fraternity) mặc chiếc quần đùi hở hang in hình cờ Mỹ rồi nghênh ngang đi quanh thủ đô.
Tuy nhiên, hiện nay khi những thứ từ sâu trong lòng đất ngổn ngang trỗi dậy, và chính sách của chủ nghĩa cộng sản chính thức thẳng tay khai trừ chủ nghĩa tư bản, dường nhu không một ai hoàn toàn chắc liệu hòn đảo này đang rẽ phải hay sang trái. Ở Old Havana, bên cạnh những tấm biển “MỌI THỨ CHO CUỘC CÁCH MẠNG” có một cửa hàng cửa hàng Adidas, những ngôi nhà bị bỏ quên giữa những bể bơi trên nóc nhà và những chú gấu nhồi bông to bằng kích thước thật được bán với giá 870 USD. Một nhà kinh tế học chuyên nghiên cứu thị trường nói: “Không ai biết được chúng ta đang đi đâu và mọi người không biết được những gì họ muốn. Chúng ta đang đi trong đêm tối”.
Ông rời khỏi cơ quan chính phủ khi nhận thấy số tiền ông kiếm được trong hơn 4 giờ bán bánh quy còn hơn cả tiền lương tháng mà công việc nhà nước cấp cao mang lại. Để hâm nóng chủ đề của mình, ông tiếp tục nói: “Nếu bạn nói về Cuba ngày nay, bạn sẽ phải bảo rằng chúng tôi kết hợp những khía cạnh tồi tệ nhất của chủ nghĩa xã hội với những khía cạnh tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản.” Ánh mắt ông lóe sáng với một niềm vui mỉa mai. “Điều tồi tệ nhất của chủ nghĩa xã hội là sự áp bức và sự phủ nhận những quyền cơ bản của con người. Và điều tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản là sự bóc lột và sự bất bình đẳng!”. Kết quả là một chốn lao tù mà ở đó mọi người dường như đang cướp của Pedro để trả Pablo.
Quốc đảo không tuổi
Nhiều năm trước, tôi đã đến Cuba sáu lần trong bảy năm. Cũng như nhiều người trong những thập kỷ qua, tôi không thể cưỡng lại sự sống động, vẻ đẹp và sự phức tạp mãnh liệt của nơi đây. Một ngày sau khi trở về từ chuyến đi đến Cuba đầu tiên của tôi vào năm 1987, tôi đã đến công ty du lịch ở California và đặt chuyến đi thứ hai. Tình trạng đổ nát tràn lan và sự vỡ mộng “vui sướng” khiến cho Cuba trở thành một câu đố hóc búa. Không một thứ gì hay một ai làm việc, nhưng hệ thống này đã khập khiễng đi, gần như bất chấp bản thân. Những người mà tôi gặp khó có thể rạng rỡ hơn, ngay cả khi họ nói với tôi rằng cuộc sống của họ đã thoát khỏi lửa ngục của Dante. Các học giả uyên thâm ở cả hai phía eo biển Florida theo nghi thức trao đổi những lời lẽ xúc phạm và quan điểm trừu tượng, dự đoán những biến cố sắp xảy đến với các nhà lãnh đạo ở La Habana và Washington. Nhưng câu chuyên thực sự, tràn ngập những mâu thuẫn, những rắc rối và những cảnh đời trớ trêu đáng thương xót dường như lại đang diễn ra trên khắp các con phố.
Trong khi lưu lại nơi đây vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 tôi đã chứng kiến đất nước này bước vào “giai đoạn đặc biệt” cực kỳ tai tiếng sau sự sụp đổ của những nhà hảo tâm Soviet vào năm 1991. Tôi đã đến thăm những người bạn ở trong tù, những người đã nói rằng họ sống ở đó tốt hơn ở bên ngoài nhiều bởi có thức ăn và điều kiện sống tốt. Và trong phần lớn thời gian đó, những người nước ngoài duy nhất tôi thấy là người Bắc Triều Tiên, đi thành từng cặp, với ảnh “Lãnh tụ vĩ đại” Kim Nhật Thành trên ve áo. Bị ám ảnh bởi những nghịch lý về một hòn đảo đáng ngờ, cởi mở và hoạt bát đang hung hăng dậm chân tại chỗ, tôi đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình về đất nước tuyệt đẹp mang hình dáng của một chiếc vuốt dài này.
Dĩ nhiên, ngày nay, người Canada và người châu Âu chiếm hết chỗ trong các khách sạn thời thuộc địa nay đã được tân trang, xung quanh các quảng trường được khôi phục đẹp đẽ của Old Havana. Năm ngoái, tôi đã bay thẳng từ Los Angeles đến La Habana trên một chuyến bay tư nhân do Mỹ điều hành. Chỉ riêng năm 2011, có xấp xỉ 400.000 người Mỹ bay thẳng đến hòn đảo này, và lượng tiền gửi từ người Mỹ gốc Cuba trong năm 2012 là 5,1 tỷ USD, hay gấp 3 lần số tiền Chính phủ Cuba dùng để trả lương cho 4 triệu người lao động. Không giống trước đây, giờ những con phố ở La Habana trở nên sôi động và hối hả, và không có nhiều đường phố khác ở Mỹ Latin và Caribe được như vậy. Nhưng sốc hơn là những câu chào mời khách chẳng khác nào những câu tôi được nghe vào năm 1987. Và một câu nói đùa cũ của địa phương giờ đã được “cập nhật” đôi chút (mượn lối nói trại về việc chính phủ khi triển khai những thay đổi còn mang tính ngắt quãng): “Chúng ta đã tìm ra những giải pháp cho ba vấn đề lớn: y tế miễn phí, giáo dục miễn phí và gần đây là kinh doanh tự do. Hiện nay, chúng ta chỉ phải lo bữa sáng, bữa trưa và bữa tối thôi”.
Khi Raúl Castro tìm cách tạo ra thu nhập bằng mọi giá – anh trai của ông Fidel, người đã từ chức vào năm 2006 và được cho rằng vẫn tiếp tục hoạt động, mỗi mùa lại mang đến một số cơ hội bị hạn chế mới. Nhưng sau 54 năm, với những lời hứa không thành và những đảo lộn, phần lớn người Cuba dường như coi sự lạc quan, thậm chí là sự khuây khỏa như những thứ hàng lậu bị cấm nhiều nhất. Các quyền tự do gần đây nhất mà họ có được gợi nhớ đến việc một người cha giao cho con mình chiếc chìa khóa xe ô tô nhiều thập kỷ sau khi người con đã lén lút lấy chiếc chìa khóa đó.
Thế hệ con cháu của cuộc cách mạng vẫn dễ thích nghi và sôi nổi hơn bao giờ hết, nhưng thay đổi thực sự duy nhất dường như là họ đang trao đổi tiền mặt ở nơi mà trong nhiều thập kỷ họ đã trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế đổi chác tự phát. Đi đến một nhà hàng tư nhân, và sau bữa ăn, khi bạn tìm một chiếc xe taxi, người chủ sẽ gọi người em trai của anh ta – một sinh viên ngành dược – để nhận khoản tiền xe đó về cho gia đình mình. Một người phụ nữ sẽ chọn một số quả chanh ở “agro-pecuario”, hay còn gọi là chợ của những người nông dân, ở gần đó và ngay lập tức mua hết chúng về chia cho những người già mà cô biết, những người không thể tự đi đến đó được.
Người Cuba từ lâu đã trở thành chuyên gia về tinh thần đoàn kết và kết nối cộng đồng với tinh thầ nlàm việc vì chính phủ, gắn kết với nhau bởi hơi ấm đáng ngờ của tình đống chí như thể trong lúc đang bị kẹt tại buồng lái tàu Titanic vậy. Nhưng hiện nay, tốc độ cạnh tranh của chính phủ với người dân của mình dường như cũng nhanh như tốc độ người dân tìm cách bắt kịp những động thái của nhà nước. Khu vực Cuba lộng lẫy trong Bảo tàng Mỹ thuật ấy là nơi trưng bày những tác phẩm hiện đại và sẽ không trở nên lạc điệu ở Dallas hay Zurich. Nhưng giấy vệ sinh được phân phối ở đó. Và nếu bạn muốn rửa tay, bạn phải đợi một người phụ nữ lớn tuổi xuất hiện, đổ ít nước khoáng vào lòng bàn tay rồi nhỏ vài giọt xà phòng từ chiếc lọ nhỏ đựng xà phòng của khách sạn trước khi cô ta chìa tay xin tiền tip.
Bên ngoài La Habana, cuộc sống vẫn diễn ra theo nhịp điệu thường thấy. Ở thị trấn nông dân Artemisa, nơi mà một thế kỷ trước tôi đã thấy Fidel hô hào quần chúng khi những trận mưa xối xả làm chúng tôi ướt sạch, những ngôi nhà ngăn nắp, được sơn mới trông như thể vẫn không thay đổi từ thời điểm đó hay có lẽ từ trước cuộc cách mạng. Số lượng xe đạp áp đảo số lượng ô tô, và các biểu ngữ ca ngợi cuộc cách mạng phấp phới tung bay trên một nhà hàng Trung Quốc phía bên kia nhà thờ trung tâm. Ở La Habana, ánh hào hoa mờ nhạt và những cơ hội ít ỏi dường như đi kèm với ít áp lực và lo lắng từ phía người dân. Những quả lê lớn được bán với giá 20 peso, bằng một nửa giá chúng được bán ở thủ đô. Một người đàn ông khó mà kiên nhẫn được với cuộc cách mạng nói: “Đối với một số người, Cuba gần như một thiên đường.”
Họ nói: “Chắc chắn nơi đây không phải là một thiên đường. Nhưng anh biết không? Tôi không phải làm việc. Tôi không phải trả tiền thuê nhà. Rượu rum được bán với giá rẻ: Tôi không cần đến máy sưởi. Tôi sống ở một hòn đảo nhiệt đới xinh đẹp. Ai cần tự do cơ chứ?”
Ngành y tế lừng danh của đảo quốc này đã khiến nhiều người ở khắp Mỹ Latin và Caribe vô cùng ngưỡng mộ, thậm chí là trong số các chính phủ nghiêng về cánh hữu. Cho tới nay, cuộc cách mạng đã xuất khẩu các bác sĩ của đất nước sang đến hơn 75 nước, và khi Haiti gánh chịu trận động đất gây tàn phá 3½ năm trước đây, Cuba được cho là nước đầu tiên gửi cứu trợ y tế, bất chấp vô số những khó khăn và thiếu thốn trong nước. Tuy nhiên, điển hình của những nghịch lý đang ám hòn đảo này là chính sự xuất sắc của các cơ sở y tế của nó đã dẫn đến những hậu quả không lường trước được: Dân số Cuba đang già đi và thu hẹp nhanh tới mức một người ở độ tuổi 50 dự đoán mình sẽ sớm sống ở một “thiên đường xe lăn”.
Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia, cho tới năm 2025, Cuba sẽ có dân số già nhất trong vùng Mỹ Latin hay Caribe. Cứ 4 người dân thì có 1 người ở độ tuổi hơn 60, và các trường đại học sẽ mất đi hơn 30% số sinh viên. Đối với một cuộc cách mạng do “những ông cụ bà cụ tuổi 80” lãnh đạo, một viễn cảnh không mấy viên mãn đang mở ra: nhiều người sống phụ thuộc hơn ít người kinh doanh tự do hơn.
Bất cứ nơi đâu ở La Habana, bạn sẽ thấy những người già ở trên đường phố lắc những hộp thiếc trước mặt người nước ngoài, tìm cách bán những tờ báo Gramma của Đảng với cái giá cao gấp 120 lần so với giá bán chính thức, ngồi cạnh những chiếc xe đẩy siêu thị trống rỗng lúc gần nửa đêm, hy vọng bán được một hay hai túi bỏng ngô. Một trong những tuyên bố đáng tự hào nhất của Fidel cách đây không lâu là đất nước của ông, không như các nước láng giềng tư bản, không có những người ăn xin hay những người sống lang thang trên đường phố. Ngày nay, những người dân lớn tuôi ở La Habana thực tế mà nói có nhà để về, nhưng họ trông và hành động như thể những người vô gia cư, hầu như không đủ tồn tại với tiền trợ cấp 6 USD/ tháng.
Điều mỉa mai u ám hơn của cuộc cách mạng đang gia tăng trong nhiều thập kỷ đó là là đất nước này ngày càng giống cái ổ suy đồi và bất bình đẳng – bóng hình Cuba trước thời Fidel. Sau khi các nhà cầm quyền quyết định tìm cách cứu cuộc cách mạng này bằng cách tăng cường quảng bá đất nước sau khi Liên Xô ngừng trợ cấp vào năm 1991, đất nước này rộng mở cánh cửa cho ngành du lịch, và ghi nhận có 2,8 triệu du khách đổ xô đến các đường phố Cuba vào năm 2012, mang lại doanh thu 2,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, chúng cũng mang đến tệ nạn ma túy và mại dâm, cũng như gia tăng khoảng cách giàu nghèo mà Fidel đã thực hiện cuộc cách mạng của mình để xóa bỏ nó. Đất nước này từng tìm cách rêu rao về quá khứ “trẻ trâu” huy hoàng này hiện nay sống bám vào những tháng ngày đã qua (thực tế là lịch sử thuộc địa). Phụ nữ ăn mặc như những nô lệ để khách du lịch chụp ảnh ở quảng trường Plaza de Armas đã được tu bổ, và những cỗ xe ngựa phi nhẹ qua những đường phố rải sỏi, như thể một trong những điểm hấp dẫn của Cuba là vẻ lỗi mốt của nước này. Khi những người dân địa phương nhận ra cách tốt nhất để cứu vãn bản thân trong nền kinh tế mới là bằng cách trở thành người hát rong, hướng dẫn viên du lịch, hay một người đồng hành với khách tham quan, hơn bao giờ hết, họ có thể dễ dàng cảm thấy đích cuối cùng của cuộc cách mạng là trở thành một người nước ngoài.
Cuba bình lặng
Trong nhiều thập kỷ nay, nguồn lực lớn nhất của Cuba là người dân nước này. Không hiểu có phải là do trí thông minh và lòng nhiệt thành không thể dập tắt được đã khiến họ chống chịu hoàn cảnh ngay cả khi mọi thứ dường như đang sụp đổ xung quanh hay không? Mỗi thứ bảy nơi đây vẫn tràn ngập một sức sống dai dẳng, đó một ý thức về phong cách và tư duy sáng tạo mà dường như có thể khiến người ta tiếp tục tạo dựng mọi thứ từ số không. Một quan chức Bộ Nội vụ ở đây là một người phụ nữ nhỏ nhắn với móng tay lớn sơn màu ngọc lam, trông có vẻ kỳ quặc với bộ đồ của mình. Một sĩ quan cảnh sát là một phụ nữ diện một chiếc kẹp tóc màu xanh da trời lòe loẹt.
Như một người lớn tuổi đã nói, người nước ngoài khó có thể tin được rằng người dân Cuba có thể đón nhận những gian khổ bất tận bằng một nụ cười trào phúng hơn thay vì tỏ vẻ giận dữ. Vào một buổi chiều hè oi ả, 60 người đứng xếp hàng dưới ánh nắng mặt trời mà không có một lời than vãn để đợi mua từng chiếc kem. Thậm chí 65 năm trước đây, đức cha thuộc dòng Xitô (một dòng tu Công giáo) tên là Thomas Merton, người đã thức tỉnh tinh thần ở Cuba đã nói: “Đối với những người được cho là dễ bị kích động, người Cuba kiên nhẫn một cách kỳ quặc với tất cả những thứ mà khiến người Mỹ bực mình và khiến mọi người phát điên”.
Hậu quả mang tính nghịch lý của việc này dĩ nhiên là chính phủ dường như không quá lo lắng về một Mùa Xuân Caribe hay cuộc nổi dậy công khai của quần chúng. Bạn vẫn thấy những tấm bảng hiệu “CHỦ NGHĨA XÃ HỘI: HÔM NAY, NGÀY MAI, MÃI MÃI”, nhưng ở nhiều nơi lời kêu gọi “Chủ nghĩa xã hội hay cái chết’’ dường như đã được thay thế bằng “Tổ quốc hay cái chết”. Và đối với những người Cuba được “rèn” khả năng châm biếm và ứng khấu trong nhiều năm, không khó để nhận thấy rằng dòng chữ phía trên một tòa nhà “ĐOÀN KẾT, NĂNG NỔ, CÓ HIỆU QUẢ” chính xác là đang liệt kê những phẩm chất cần thiết nhất hiện đang thiếu ở Cuba.
Một kiến trúc sư địa phương nói với tôi theo nghĩa đen: “La Habana luôn là một thành phố có vẻ bề ngoài xinh đẹp”. Nhưng chủ nghĩa bề ngoài, đúng như tên gọi của nó, có thể có những hàm ý sâu xa hơn. Gam màu sáng bao phủ bề mặt quốc gia này có tính chất đánh lừa thị giác y như những dâu hiệu về sự khoe mẽ của chính phủ. Và mọi thứ đang trôi trên một dòng chảy bất tận. Ngấu nghiến thưởng thức những chiếc bánh kếp ngon lành tại một nhà hàng tư nhân thời thượng mang tên Chaplin’s Café, tôi biết được nó thuộc sở hữu của Roberto Robaina, người đã từng là Bộ trưởng Ngoại giao trong 6 năm những năm 1990. Một ngày nọ, đang ngồi trên Malecón, một con đường dài 4 dặm (6,4km) chạy dọc bờ biển theo hình chữ S, tôi nghe thấy tiếng một người Cuba gào lên: “Nhìn xem!”. Một chiếc limo dài màu đen của Liên Xô vừa lắc lư phóng qua từng là một trong những chiếc xe của một vị lãnh đạo. Bây giờ đó chỉ là một chiếc taxi mà bất cứ ai có tiền cũng có thể đi trên đó.
Một đất nước đang già
Mặc dù vậy, phần lõi của tất cả những điều mỉa mai này đều trống không. Bất cứ người Cuba mà tôi nói chuyện, từ những người vừa qua tuổi 20 đến những người gần 80 tuổi, đều bầy tỏ những quan ngại về giới trẻ. Tôi nghe được từ những người già cũng như những người trẻ: “Tất cả những gì họ quan tâm là thời trang và iPhone”. Thậm chí cả những người không thể chịu đựng được chế độ đều thừa nhận rằng trong những năm 1970, khi còn trẻ, họ đã từng tự hào và có ý thức phấn đấu hết mình vì chế độ ấy. Những người nhớ lại sự tàn bạo và nạn tham nhũng trước cách mạng có xu hướng kiên nhẫn hơn đối với tình hình hỗn loạn hiện nay, nhưng cứ 6 người Cuba thì có 5 người chả đoái hoài đến bất cứ thứ gì ngoài những thiếu thốn và biến động thời chủ nghĩa Castro.
Một người đàn ông trong những năm gần đây đã gia nhập giáo phái Phúc Âm nói: “Vào những năm 1990, khi chúng ta thiếu thốn mọi thứ, đó là một cuộc khủng hoảng vật chất thực sự. Nhưng hiện nay nó còn sâu sắc hơn. Chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng tinh thần. Mọi người mất hết hy vọng”. Trên từng con phố khác, bạn có thể thấy những người phụ nữ trùm một chiếc áo choàng màu trắng tinh khiết từ đầu đến chân của người mới thụ giáo tín ngưỡng Santería, một tôn giáo Caribe gốc Phi từ lâu đã là một lực lượng bí mật lan khắp quốc đảo này. Hết lần này đến lần khác, những người lạ bắt đầu nói với tôi về Đức Chúa trời hay thậm chí Đấng Allah. Một người đàn ông gần 80 tuổi đã chiến đấu với một nhóm cách mạng quan trọng trong những năm 1950 nói: “Hiện người dân đang quay sang những thứ này bởi vì chúng mang lại cho họ cái gì đó mà cuộc cách mạng không thể. Đảng cần phải suy nghĩ về điều này”.
Vấn đề sâu sắc hơn, đặc biệt là đối với giới trẻ, đó là không có động lực để học hành hay có một công việc chính thức ổn định. Ở một đất nước nơi bác sĩ phẫu thuật phải đi xe đạp đi làm trong khi một người bán xì gà giả có thể dùng bữa, theo đúng nghĩa, một món trứng cá muối, chính phủ đã làm tốt nhiệm vụ của mình là giáo dục người dân, trong khi sử dụng nền giáo dục đó ra sao thì vẫn còn là một dấu chấm hỏi. Mario Coyula-Cowley, một giáo sư đã dạy 45 năm trong ngành kiến trúc tại Học viện Bách Khoa của La Habana nói: “Tôi nói với sinh viên của tôi rằng ‘Tôi biết lúc này các em có thể kiếm được nhiều tiền bằng việc lái taxi hơn là bằng việc là một kiến trúc sư giỏi. Nhưng điều đó không phải luôn vậy. Đến một thời điểm nhất định, các kiến trúc sư sẽ được coi trọng, và chúng ta sẽ cần có những kiến trúc sư giỏi’”.
Nền kinh tế du lịch và trao đổi tiền tệ thực sự không khuyến khích đức tính trung thực và phẩm giá như chính phủ vẫn kiên quyết khẳng định. Một cựu luật sư khoảng 40 tuổi nói: “Mọi việc đang tiến triển tốt hơn trước. Nhưng tôi lo lắm. Chủ nghĩa tư bản khiến mọi người trở nên cứng rắn hơn. Người Cuba tìm được cách tiến lên trước và họ đang bắt đầu thay đổi”.
Chìm vào bóng tối
Khi nhìn về tương lai, trên lý thuyết, Cuba có thể được tiếp thêm sức mạnh tinh thần từ Trung Quốc và Việt Nam, bởi cả hai nước này đều vẫn kiểm soát chặt chẽ người dân về mặt chính trị trong khi cho họ có những động lực kiếm tiền hiệu quả. Một buổi sáng ở La Habana, đập vào mắt tôi là một tiêu đề chiếm hết một trang giấy của tờ Granma công bố chuyến đi của ông Raúl Castro đến thăm các đồng chí ở Đông Á. Con trai ông là Alejandro phục vụ như một mối liến lạc với Trung Quốc. Nhưng Ricardo Torres Pérez, một giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Cuba tại trường Đại học La Habana (và là vị học giả khách mời gần đây tại trường Đại học Havard và trường Đại học Bang Ohio), chỉ ra rằng Trung Quốc có một chính phủ mạnh cũng như nền kinh tế hưng thịnh, rằng cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều có lực lượng lao động trẻ đang gia tăng mạnh, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào cũng như không phải chịu các lệnh cấm vận. Những điều này đặt họ vào tình huống rất khác so với Cuba. Ngoài ra, như mọi người Cuba khác tôi từng nói chuyện, ông cho rằng những phong tục của Đông Á rất khác so với của Cuba đặc biệt là trong tính kỷ luật và tính chính xác. Ông nói: “Khi đề cập đến văn hóa và các giá trị cốt lõi, chúng tôi giống nền kinh tế Mỹ hơn”.
Một lý do khác mà Mùa Xuân Ả Rập dường như không thể nổ ra ở đây đó là ở Cuba chuyện tìm cách lật đổ chính quyền diễn ra một cách bừa bãi. Theo một người theo dõi sát sao tình hình chính trị, có hơn 30 nhóm chống đối trên quốc đảo này, nhưng mỗi nhóm chỉ có vài thành viên, và không một nhóm nào quan tâm đến việc hợp tác với nhau. “Và những gì họ đang đề xuất thật sự quá “xa xỉ”, ở tận trên mây như những bài viết đăng trên website, tới mức họ không gần gũi với đám đông đang hết sức giận dữ kia được”. Ông thấy rằng ở đất nước này không có cả Twitter lẫn Facebook để huy động các đám đông, cũng không có một bà Aung San Suu Kyi hay một ông Václav Havel. Nhưng vấn đề sâu sắc hơn cả có lẽ nằm ở phong cách thanh lịch tao nhã của người đàn ông này – một cách để thừa nhận rằng những bong bóng màu hồng chỉ là giả, như thể tại một bữa tiệc tối ở Manhattan. Ông nói: “Hãy nhìn xem, chúng tôi là người Mỹ Latin. Chúng tôi yêu cuộc sống. Ở châu Á có thể một số người sẽ nói ‘Chúng ta sẽ chết để tỏ rõ chí khí’. Chúng tôi sẽ không tự giết mình”.
Trong 14 năm, nền kinh tế hoàn toàn kiệt quệ của Cuba đã được Venezuela tiếp sức. Nước này đã gửi mỗi ngày khoảng 110.000 thùng dầu đến Cuba để đổi lấy các nhân viên y tế và các giáo viên của Cuba. Như nhiều nước ở Mỹ Latinh, nhà lãnh đạo cánh tả của Venezuela, ông Hugo Chávez coi Fidel là một chính khách gia lão làng và là một anh hùng đã đứng lên chống lại người Mỹ trong hơn 50 năm. Ngay sau khi ông Chávez chết vào tháng ba do ung thư, người kế nhiệm được chọn, ông Nicolás Maduro cam kết sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách của người thầy mình đối với Cuba và cho rằng hai nước năm nay sẽ chi 2 tỷ USD cho “các dự án phát triển xã hội”. Tuy nhiên, việc Chávez mất sớm đi đã nhắc nhở người Cuba rằng kể cả một thay đổi nhỏ cũng có thể mang lại một viễn cảnh không mấy khả quan trong một giai đoạn chính trị hết sức đặc biệt.
Raúl Castro, hiện 82 tuổi, thường được xem là ít tự phụ và ít cố chấp hơn, nếu không muốn nói là ít có sức lôi cuốn hơn so với người anh trai lớn hơn ông 5 tuổi. Ông cai trị bằng văn xuôi chứ không phải bằng chất thơ hùng tráng của Fidel. Và khi Castro hồi tháng hai tuyên bố rằng ông sẽ không theo đuổi việc tái tranh cử vào năm 2018, tất cả mọi ánh mắt dồn về người được cho là kế nhiệm, ông Migue Díaz-Canel, một nhà kỹ trị 53 tuổi và là cựu quân nhân đã phục vụ với tư cách là một quan chức ở những khu vực có nhiều cơ hội cho đầu tư nước ngoài. Ngay cả khi Castro nói về những giới hạn của nhiệm kỳ và những cuộc trưng cầu dân ý trong tương lai, người dân Cuba bắt đầu tưởng tượng ra một nhà lãnh đạo có đầu óc thực tế được sinh ra sau cuộc cách mạng, một nhà lãnh đạo không mang họ Castro.
Mặc dù vậy, cho đến nay, không có ai mang lại cho Cuba một ý thức hào hứng về bản thân, một câu chuyện hùng tráng như đôi khi người ta nói về nước Mỹ của Obama. Thực tế việc cuộc cách mạng tiếp tục trưng ra những bức chân dung vẽ Che Guevara và Camilo Cienfuegos (lần lượt đã qua đời ở tuổi 46 và 54) nhấn mạnh sự thiếu vắng những anh hùng mới. Castro, được biết đến dưới biệt danh Flea khi còn trẻ, đã thay thế 64 trong số 68 bộ trưởng của Fidel khi ông đảm trách chức vụ cao nhất vào năm 2008 và đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp cải cách mà người anh trai ông chỉ biết nói suông. Nhưng vị lãnh đạo bỏ học đại học nửa chừng này ít tiếng tăm này thiếu những kỹ năng hùng biện của người anh trai, đặc biệt là khi đề cập đến việc tái định nghĩa khái niệm chủ nghĩa xã hội để bao hàm sự cạnh tranh.
Một người La Habana chưa bao giờ rời khỏi đất nước này nói: “Như tôi đã thấy, về cơ bản có ba lựa chọn cho tương lai và tất cả những lựa chọn đó đều rất khủng khiếp. Tôi gọi chúng là những phiên bản Bắc Triều Tiên, Afghanistan và Nga. Phiên bản Bắc Triều Tiên là phiên bản mà trong đó cháu trai của một ông lớn, người đã nhanh chóng được thăng tiến và hiện là tướng trong quân đội, lên tiếp quản quyền lực để trở thành một Kim Jong Un của chúng ta. Phiên bản Afghanistan là một số người trong quân đội nắm quyền lực, trở thành Taliban xứ sở nhiệt đới rồi thành lập một hội đồng quân sự. Còn phiên bản kiểu Nga là phiên bản mà một Vladimir Putin nào đó xuất thân từ quân đội.” Những dự báo này khó mà có cơ cơ sở được ở một hiếm khi đi theo cảm tính như Cuba, nhưng thậm chí cả người có quan điểm tiêu cực này cũng cho rằng lòng tự hào của Cuba về nền độc lập của mình, thứ chủ nghĩa dân tộc đã phát triển lớn mạnh cùng với cuộc cách mạng, có nghĩa là đất nước này sẽ không sớm đi theo con đường của Starbucks và American Express.
Trong khi đó, giữa các đường phố gập ghềnh của trung tâm La Habana, một phụ nữ đứng tuổi lê bước trên con đường có tên Virtues, mang theo hai con gấu teddy và tìm cách bán chúng. Một tòa nhà bị đập bỏ có ghi: “CHO THUÊ NHÀ THEO GIỜ/NGÀY/THÁNG”. Các phòng ăn tối tăm được ngẫu nhiên trở thành các thẩm mỹ viện, và bên ngoài một căn hộ tối đen, gần một bức tường có dòng chữ được sơn vẽ “HOAN HÔ FIDEL”, một bàn tay xương xẩu xuất hiện, treo một số dây chuyền vàng trước mặt một khách hàng mặc chiếc áo phông trắng tinh. Buổi tối cuối cùng của tôi ở Cuba, mất điện ở phần lớn khu buôn bán, và thành phố giờ chỉ là những bóng ma lê từng bước trong màn đêm, thỉnh thoảng lóe lên một vài tia chớp. Những gì tôi nhớ về nó vào năm 1991 thực tế là vậy. Kinh doanh tự do có thể nổ ra ở mọi phía, nhưng trong lúc này khó có thể thấy nó trong bóng tối.
Dịch bởi CTV Phía Trước
(Tạp chí Phía Trước)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Tục Đốt Vàng Mã" - By HT Tố Liên / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
Cách mạng Cuba: Thời kỳ thoái trào của chính quyền anh em Castro
Đi bộ dọc đường La Rampa, con phố chính ở thủ đô La Habana, nơi từng là phiên bản của một khu ngoại ô giàu có của Mỹ những năm 1950, có thể thấy dường như tại mỗi ngôi nhà đã hằn dấu bom đạn phá hoại giờ đang mọc
Trong thời kỳ thoái trào của chính quyền anh em Castro, thay đổi mang đến những hoài nghi cũng như khát vọng.
Đi bộ dọc đường La Rampa, con phố chính ở thủ đô La Habana, nơi từng là phiên bản của một khu ngoại ô giàu có của Mỹ những năm 1950, có thể thấy dường như tại mỗi ngôi nhà đã hằn dấu bom đạn phá hoại giờ đang mọc lên một tấm biển trong khu vườn đầy cỏ dại, một chiếc bàn chất đầy những chiếc áo phông cũ hình câu lac bộ Barcelona. Một người phụ nữ ngồi cạnh một chiếc giá đựng những chiếc đĩa DVD lậu, trong khi đó người láng giềng của cô đang quảng cáo các bức ảnh kỹ thuật số (dùng cho thị thực visa hay hộ chiếu). Ai đó đang nhận đăng ký nhận sửa chữa chiếc đồng hồ đeo tay hãng Rolex hay Seiko của bạn, và mẩu giấy nhỏ viết tay ghi đơn giá cà phê và nước cam ép (chẳng có gì khác) được treo phía trước sân hiên đầy gạch vụn. Cách con phố náo nhiệt chỉ khoảng một dãy nhà có một mảnh giấy đề chữ “PHÒNG CHO THUÊ” bằng tiếng Anh. Ngày 18 và 19/4. Đó là nhiều tháng trước đây.
Đi bộ dọc đường La Rampa, con phố chính ở thủ đô La Habana, nơi từng là phiên bản của một khu ngoại ô giàu có của Mỹ những năm 1950, có thể thấy dường như tại mỗi ngôi nhà đã hằn dấu bom đạn phá hoại giờ đang mọc lên một tấm biển trong khu vườn đầy cỏ dại, một chiếc bàn chất đầy những chiếc áo phông cũ hình câu lac bộ Barcelona. Một người phụ nữ ngồi cạnh một chiếc giá đựng những chiếc đĩa DVD lậu, trong khi đó người láng giềng của cô đang quảng cáo các bức ảnh kỹ thuật số (dùng cho thị thực visa hay hộ chiếu). Ai đó đang nhận đăng ký nhận sửa chữa chiếc đồng hồ đeo tay hãng Rolex hay Seiko của bạn, và mẩu giấy nhỏ viết tay ghi đơn giá cà phê và nước cam ép (chẳng có gì khác) được treo phía trước sân hiên đầy gạch vụn. Cách con phố náo nhiệt chỉ khoảng một dãy nhà có một mảnh giấy đề chữ “PHÒNG CHO THUÊ” bằng tiếng Anh. Ngày 18 và 19/4. Đó là nhiều tháng trước đây.
Tại một nhà hàng tư nhân Ấn Độ đã hoạt động được 2 năm có tên Bollywood, cách đó không xa, có ai đó đang nói về một người bạn đã tìm đến một người Tây Ban Nha để mua (hoàn toàn hợp pháp) căn biệt thự đổ nát của anh chàng này với giá 140.000 USD – mang lại cho anh ta khoản tiền mà nếu làm công nhân bình thường thì phải mất 583 năm mới có được. Ba năm sau khi Tổng thống Raúl Castro mở cửa thương mại, hơn 300.000 người Cuba hiện nay trở thành chủ nhân của chính họ, không ngừng nỗ lực học tập chủ nghĩa tư bản, thường là với sự giúp đỡ của các nguồn cung cấp hay tiền gửi về từ những người thân ở nước ngoài.
Chỉ cách một vài khu nhà phía trên La Rampa, cách xa những khách sạn cũ gắn liền với Frank Sinatra và Meyer Lansky, bạn bước vào một cửa hàng bách hóa tối tăm của nhà nước từ thời Soviet. Trên cửa số cẩn thẩn bày bốn ống kẹo cao su, ba túi khoai tây chiên và một hộp nước sốt pasta loại Vita Nuova. Bên trong, có một chiếc quần lót mỏng hình Helio Kitty nằm trong một chiếc hộp trưng bày đầy bụi bặm.
Trong tinh thần cách mạng lên cao, tại lễ kỷ niệm sự sụp đổ của chế độ Fulgencio Batista diễn ra thường niên vào năm 1959, có người tham gia đã viết vài từ trên ô kính cửa sổ một cửa hiệu “CHÚNG TÔI CHÀO ĐÓN KỶ NIỆM LẦN THỨ 54 NGÀY CÁCH MẠNG THẮNG LỢI”. Nhưng bằng không hiểu sao chữ R trong từ “revolution” (cách mạng) đã biến mất, vì thế dòng chữ này chỉ ca ngợi chiến thắng của sự tiến hóa (evolution). Đây là một trò đùa vui bất kính đang thịnh hành ở Cuba – hay một dấu hiệu cho thấy liệu có phải hành vi bất kính kia luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn không hồi kết không?
Khó có thể nói được. Trong cuộc cách mạng Cuba, dường như chẳng có gì đi theo đúng kế hoạch, và tất cả những gì còn lại là một lời bình luận khôi hài phảng phất sự sầu muộn về việc chẳng mấy ai lấy chuyện này làm vui.
Nghịch lý Cuba
Trong nửa thế kỷ nay – giai đoạn kéo dài qua các nhiệm kỳ của 11 vị tổng thống Mỹ – có lần cả Chính phủ Cuba lẫn người dân nước này đã cùng một lúc nhìn theo hai hướng ngược nhau; người Cuba “không phải là những người theo thuyết tối giản khi đề cập đến nghịch lý này”, như Carlos Eire, một người Cuba sống lưu vong và là giáo sư lịch sử tại trường Đại học Yale đã viết: “Chúng tôi muốn những nghịch lý trở nên phong phú và phức tạp. Càng rắc tối càng tốt”. Chương mới nhất trong vở bi-hài kịch diễn ra từ lâu nay cho thấy chính phủ đang tìm cách duy trì nền kinh tế nhà nước và kiểm soát chính trị chặt chẽ, ngay cả khi chính phủ khuyến khích người dân tự kinh doanh. Theo quan sát, việc này trông như thể nhà nước đơn giản là đang hy vọng trút những gánh nặng kinh tế khổng lồ của mình lên vai 11 triệu người dân: Castro đã nói rằng ông sẽ sa thải xấp xỉ một triệu người lao động (tức là gần như cứ 5 người lao động thì có 1 người bị sa thải) trong một hay hai năm tới, ngay cả khi nhà nước tiếp tục nhập khẩu 80% lương thực và mức lương trung bình hiện tại chỉ mua được ¼ số hàng hóa mua được bằng mức lương trung bình vào những ngày không-quá-khá-khẩm của năm 1989.
Do đó, hiện nay có thể bán những chiếc xe ô tô mới, nhưng vô cùng khó bởi bạn cần có giấy phép và thu nhập vĩnh viễn chính thức để mua chúng. Cuối cùng người dân cũng có thể rời khỏi hòn đảo này, nhưng không ai biết họ sẽ được đối xử thế nào khi trở lại. Khi một người Cuba đang sống lưu vong ở Canada trở về thăm quê hương, tất cả họ hàng của anh này có thể gặp và chào đón anh, ngoại trừ người phục vụ trong quân đội. Anh ta chắc chắn sẽ mất việc nếu nói chuyện với “người nước ngoài”.
Cuối cùng, người Cuba ngày nay được tự do tận hưởng phiên bản Craigslist của chính mình, thưởng thức những kỳ nghỉ tại các khách sạn du lịch thời thượng ở địa phương, ăn món mỳ ý lasagna hải sản đu đủ đi kèm với mứt cam, nốc sạch chai rượu trị giá 200 USD ở một trong hơn 1.700 nhà hàng tư nhân. Họ tự do lên tiếng phản đôi mọi thứ ngoại trừ anh em nhà Castro, và ngang nhiên mặc chiêc áo phông in hình tờ tiền 1 USD hay ảnh Barack Obama bên cạnh câu “Yes we can”, thậm chí (trong trường hợp có một phụ nữ tựa lưng vào những lưới chắn song ở công viên Fraternity) mặc chiếc quần đùi hở hang in hình cờ Mỹ rồi nghênh ngang đi quanh thủ đô.
Tuy nhiên, hiện nay khi những thứ từ sâu trong lòng đất ngổn ngang trỗi dậy, và chính sách của chủ nghĩa cộng sản chính thức thẳng tay khai trừ chủ nghĩa tư bản, dường nhu không một ai hoàn toàn chắc liệu hòn đảo này đang rẽ phải hay sang trái. Ở Old Havana, bên cạnh những tấm biển “MỌI THỨ CHO CUỘC CÁCH MẠNG” có một cửa hàng cửa hàng Adidas, những ngôi nhà bị bỏ quên giữa những bể bơi trên nóc nhà và những chú gấu nhồi bông to bằng kích thước thật được bán với giá 870 USD. Một nhà kinh tế học chuyên nghiên cứu thị trường nói: “Không ai biết được chúng ta đang đi đâu và mọi người không biết được những gì họ muốn. Chúng ta đang đi trong đêm tối”.
Ông rời khỏi cơ quan chính phủ khi nhận thấy số tiền ông kiếm được trong hơn 4 giờ bán bánh quy còn hơn cả tiền lương tháng mà công việc nhà nước cấp cao mang lại. Để hâm nóng chủ đề của mình, ông tiếp tục nói: “Nếu bạn nói về Cuba ngày nay, bạn sẽ phải bảo rằng chúng tôi kết hợp những khía cạnh tồi tệ nhất của chủ nghĩa xã hội với những khía cạnh tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản.” Ánh mắt ông lóe sáng với một niềm vui mỉa mai. “Điều tồi tệ nhất của chủ nghĩa xã hội là sự áp bức và sự phủ nhận những quyền cơ bản của con người. Và điều tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản là sự bóc lột và sự bất bình đẳng!”. Kết quả là một chốn lao tù mà ở đó mọi người dường như đang cướp của Pedro để trả Pablo.
Quốc đảo không tuổi
Nhiều năm trước, tôi đã đến Cuba sáu lần trong bảy năm. Cũng như nhiều người trong những thập kỷ qua, tôi không thể cưỡng lại sự sống động, vẻ đẹp và sự phức tạp mãnh liệt của nơi đây. Một ngày sau khi trở về từ chuyến đi đến Cuba đầu tiên của tôi vào năm 1987, tôi đã đến công ty du lịch ở California và đặt chuyến đi thứ hai. Tình trạng đổ nát tràn lan và sự vỡ mộng “vui sướng” khiến cho Cuba trở thành một câu đố hóc búa. Không một thứ gì hay một ai làm việc, nhưng hệ thống này đã khập khiễng đi, gần như bất chấp bản thân. Những người mà tôi gặp khó có thể rạng rỡ hơn, ngay cả khi họ nói với tôi rằng cuộc sống của họ đã thoát khỏi lửa ngục của Dante. Các học giả uyên thâm ở cả hai phía eo biển Florida theo nghi thức trao đổi những lời lẽ xúc phạm và quan điểm trừu tượng, dự đoán những biến cố sắp xảy đến với các nhà lãnh đạo ở La Habana và Washington. Nhưng câu chuyên thực sự, tràn ngập những mâu thuẫn, những rắc rối và những cảnh đời trớ trêu đáng thương xót dường như lại đang diễn ra trên khắp các con phố.
Trong khi lưu lại nơi đây vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 tôi đã chứng kiến đất nước này bước vào “giai đoạn đặc biệt” cực kỳ tai tiếng sau sự sụp đổ của những nhà hảo tâm Soviet vào năm 1991. Tôi đã đến thăm những người bạn ở trong tù, những người đã nói rằng họ sống ở đó tốt hơn ở bên ngoài nhiều bởi có thức ăn và điều kiện sống tốt. Và trong phần lớn thời gian đó, những người nước ngoài duy nhất tôi thấy là người Bắc Triều Tiên, đi thành từng cặp, với ảnh “Lãnh tụ vĩ đại” Kim Nhật Thành trên ve áo. Bị ám ảnh bởi những nghịch lý về một hòn đảo đáng ngờ, cởi mở và hoạt bát đang hung hăng dậm chân tại chỗ, tôi đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình về đất nước tuyệt đẹp mang hình dáng của một chiếc vuốt dài này.
Dĩ nhiên, ngày nay, người Canada và người châu Âu chiếm hết chỗ trong các khách sạn thời thuộc địa nay đã được tân trang, xung quanh các quảng trường được khôi phục đẹp đẽ của Old Havana. Năm ngoái, tôi đã bay thẳng từ Los Angeles đến La Habana trên một chuyến bay tư nhân do Mỹ điều hành. Chỉ riêng năm 2011, có xấp xỉ 400.000 người Mỹ bay thẳng đến hòn đảo này, và lượng tiền gửi từ người Mỹ gốc Cuba trong năm 2012 là 5,1 tỷ USD, hay gấp 3 lần số tiền Chính phủ Cuba dùng để trả lương cho 4 triệu người lao động. Không giống trước đây, giờ những con phố ở La Habana trở nên sôi động và hối hả, và không có nhiều đường phố khác ở Mỹ Latin và Caribe được như vậy. Nhưng sốc hơn là những câu chào mời khách chẳng khác nào những câu tôi được nghe vào năm 1987. Và một câu nói đùa cũ của địa phương giờ đã được “cập nhật” đôi chút (mượn lối nói trại về việc chính phủ khi triển khai những thay đổi còn mang tính ngắt quãng): “Chúng ta đã tìm ra những giải pháp cho ba vấn đề lớn: y tế miễn phí, giáo dục miễn phí và gần đây là kinh doanh tự do. Hiện nay, chúng ta chỉ phải lo bữa sáng, bữa trưa và bữa tối thôi”.
Khi Raúl Castro tìm cách tạo ra thu nhập bằng mọi giá – anh trai của ông Fidel, người đã từ chức vào năm 2006 và được cho rằng vẫn tiếp tục hoạt động, mỗi mùa lại mang đến một số cơ hội bị hạn chế mới. Nhưng sau 54 năm, với những lời hứa không thành và những đảo lộn, phần lớn người Cuba dường như coi sự lạc quan, thậm chí là sự khuây khỏa như những thứ hàng lậu bị cấm nhiều nhất. Các quyền tự do gần đây nhất mà họ có được gợi nhớ đến việc một người cha giao cho con mình chiếc chìa khóa xe ô tô nhiều thập kỷ sau khi người con đã lén lút lấy chiếc chìa khóa đó.
Thế hệ con cháu của cuộc cách mạng vẫn dễ thích nghi và sôi nổi hơn bao giờ hết, nhưng thay đổi thực sự duy nhất dường như là họ đang trao đổi tiền mặt ở nơi mà trong nhiều thập kỷ họ đã trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế đổi chác tự phát. Đi đến một nhà hàng tư nhân, và sau bữa ăn, khi bạn tìm một chiếc xe taxi, người chủ sẽ gọi người em trai của anh ta – một sinh viên ngành dược – để nhận khoản tiền xe đó về cho gia đình mình. Một người phụ nữ sẽ chọn một số quả chanh ở “agro-pecuario”, hay còn gọi là chợ của những người nông dân, ở gần đó và ngay lập tức mua hết chúng về chia cho những người già mà cô biết, những người không thể tự đi đến đó được.
Người Cuba từ lâu đã trở thành chuyên gia về tinh thần đoàn kết và kết nối cộng đồng với tinh thầ nlàm việc vì chính phủ, gắn kết với nhau bởi hơi ấm đáng ngờ của tình đống chí như thể trong lúc đang bị kẹt tại buồng lái tàu Titanic vậy. Nhưng hiện nay, tốc độ cạnh tranh của chính phủ với người dân của mình dường như cũng nhanh như tốc độ người dân tìm cách bắt kịp những động thái của nhà nước. Khu vực Cuba lộng lẫy trong Bảo tàng Mỹ thuật ấy là nơi trưng bày những tác phẩm hiện đại và sẽ không trở nên lạc điệu ở Dallas hay Zurich. Nhưng giấy vệ sinh được phân phối ở đó. Và nếu bạn muốn rửa tay, bạn phải đợi một người phụ nữ lớn tuổi xuất hiện, đổ ít nước khoáng vào lòng bàn tay rồi nhỏ vài giọt xà phòng từ chiếc lọ nhỏ đựng xà phòng của khách sạn trước khi cô ta chìa tay xin tiền tip.
Bên ngoài La Habana, cuộc sống vẫn diễn ra theo nhịp điệu thường thấy. Ở thị trấn nông dân Artemisa, nơi mà một thế kỷ trước tôi đã thấy Fidel hô hào quần chúng khi những trận mưa xối xả làm chúng tôi ướt sạch, những ngôi nhà ngăn nắp, được sơn mới trông như thể vẫn không thay đổi từ thời điểm đó hay có lẽ từ trước cuộc cách mạng. Số lượng xe đạp áp đảo số lượng ô tô, và các biểu ngữ ca ngợi cuộc cách mạng phấp phới tung bay trên một nhà hàng Trung Quốc phía bên kia nhà thờ trung tâm. Ở La Habana, ánh hào hoa mờ nhạt và những cơ hội ít ỏi dường như đi kèm với ít áp lực và lo lắng từ phía người dân. Những quả lê lớn được bán với giá 20 peso, bằng một nửa giá chúng được bán ở thủ đô. Một người đàn ông khó mà kiên nhẫn được với cuộc cách mạng nói: “Đối với một số người, Cuba gần như một thiên đường.”
Họ nói: “Chắc chắn nơi đây không phải là một thiên đường. Nhưng anh biết không? Tôi không phải làm việc. Tôi không phải trả tiền thuê nhà. Rượu rum được bán với giá rẻ: Tôi không cần đến máy sưởi. Tôi sống ở một hòn đảo nhiệt đới xinh đẹp. Ai cần tự do cơ chứ?”
Ngành y tế lừng danh của đảo quốc này đã khiến nhiều người ở khắp Mỹ Latin và Caribe vô cùng ngưỡng mộ, thậm chí là trong số các chính phủ nghiêng về cánh hữu. Cho tới nay, cuộc cách mạng đã xuất khẩu các bác sĩ của đất nước sang đến hơn 75 nước, và khi Haiti gánh chịu trận động đất gây tàn phá 3½ năm trước đây, Cuba được cho là nước đầu tiên gửi cứu trợ y tế, bất chấp vô số những khó khăn và thiếu thốn trong nước. Tuy nhiên, điển hình của những nghịch lý đang ám hòn đảo này là chính sự xuất sắc của các cơ sở y tế của nó đã dẫn đến những hậu quả không lường trước được: Dân số Cuba đang già đi và thu hẹp nhanh tới mức một người ở độ tuổi 50 dự đoán mình sẽ sớm sống ở một “thiên đường xe lăn”.
Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia, cho tới năm 2025, Cuba sẽ có dân số già nhất trong vùng Mỹ Latin hay Caribe. Cứ 4 người dân thì có 1 người ở độ tuổi hơn 60, và các trường đại học sẽ mất đi hơn 30% số sinh viên. Đối với một cuộc cách mạng do “những ông cụ bà cụ tuổi 80” lãnh đạo, một viễn cảnh không mấy viên mãn đang mở ra: nhiều người sống phụ thuộc hơn ít người kinh doanh tự do hơn.
Bất cứ nơi đâu ở La Habana, bạn sẽ thấy những người già ở trên đường phố lắc những hộp thiếc trước mặt người nước ngoài, tìm cách bán những tờ báo Gramma của Đảng với cái giá cao gấp 120 lần so với giá bán chính thức, ngồi cạnh những chiếc xe đẩy siêu thị trống rỗng lúc gần nửa đêm, hy vọng bán được một hay hai túi bỏng ngô. Một trong những tuyên bố đáng tự hào nhất của Fidel cách đây không lâu là đất nước của ông, không như các nước láng giềng tư bản, không có những người ăn xin hay những người sống lang thang trên đường phố. Ngày nay, những người dân lớn tuôi ở La Habana thực tế mà nói có nhà để về, nhưng họ trông và hành động như thể những người vô gia cư, hầu như không đủ tồn tại với tiền trợ cấp 6 USD/ tháng.
Điều mỉa mai u ám hơn của cuộc cách mạng đang gia tăng trong nhiều thập kỷ đó là là đất nước này ngày càng giống cái ổ suy đồi và bất bình đẳng – bóng hình Cuba trước thời Fidel. Sau khi các nhà cầm quyền quyết định tìm cách cứu cuộc cách mạng này bằng cách tăng cường quảng bá đất nước sau khi Liên Xô ngừng trợ cấp vào năm 1991, đất nước này rộng mở cánh cửa cho ngành du lịch, và ghi nhận có 2,8 triệu du khách đổ xô đến các đường phố Cuba vào năm 2012, mang lại doanh thu 2,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, chúng cũng mang đến tệ nạn ma túy và mại dâm, cũng như gia tăng khoảng cách giàu nghèo mà Fidel đã thực hiện cuộc cách mạng của mình để xóa bỏ nó. Đất nước này từng tìm cách rêu rao về quá khứ “trẻ trâu” huy hoàng này hiện nay sống bám vào những tháng ngày đã qua (thực tế là lịch sử thuộc địa). Phụ nữ ăn mặc như những nô lệ để khách du lịch chụp ảnh ở quảng trường Plaza de Armas đã được tu bổ, và những cỗ xe ngựa phi nhẹ qua những đường phố rải sỏi, như thể một trong những điểm hấp dẫn của Cuba là vẻ lỗi mốt của nước này. Khi những người dân địa phương nhận ra cách tốt nhất để cứu vãn bản thân trong nền kinh tế mới là bằng cách trở thành người hát rong, hướng dẫn viên du lịch, hay một người đồng hành với khách tham quan, hơn bao giờ hết, họ có thể dễ dàng cảm thấy đích cuối cùng của cuộc cách mạng là trở thành một người nước ngoài.
Cuba bình lặng
Trong nhiều thập kỷ nay, nguồn lực lớn nhất của Cuba là người dân nước này. Không hiểu có phải là do trí thông minh và lòng nhiệt thành không thể dập tắt được đã khiến họ chống chịu hoàn cảnh ngay cả khi mọi thứ dường như đang sụp đổ xung quanh hay không? Mỗi thứ bảy nơi đây vẫn tràn ngập một sức sống dai dẳng, đó một ý thức về phong cách và tư duy sáng tạo mà dường như có thể khiến người ta tiếp tục tạo dựng mọi thứ từ số không. Một quan chức Bộ Nội vụ ở đây là một người phụ nữ nhỏ nhắn với móng tay lớn sơn màu ngọc lam, trông có vẻ kỳ quặc với bộ đồ của mình. Một sĩ quan cảnh sát là một phụ nữ diện một chiếc kẹp tóc màu xanh da trời lòe loẹt.
Như một người lớn tuổi đã nói, người nước ngoài khó có thể tin được rằng người dân Cuba có thể đón nhận những gian khổ bất tận bằng một nụ cười trào phúng hơn thay vì tỏ vẻ giận dữ. Vào một buổi chiều hè oi ả, 60 người đứng xếp hàng dưới ánh nắng mặt trời mà không có một lời than vãn để đợi mua từng chiếc kem. Thậm chí 65 năm trước đây, đức cha thuộc dòng Xitô (một dòng tu Công giáo) tên là Thomas Merton, người đã thức tỉnh tinh thần ở Cuba đã nói: “Đối với những người được cho là dễ bị kích động, người Cuba kiên nhẫn một cách kỳ quặc với tất cả những thứ mà khiến người Mỹ bực mình và khiến mọi người phát điên”.
Hậu quả mang tính nghịch lý của việc này dĩ nhiên là chính phủ dường như không quá lo lắng về một Mùa Xuân Caribe hay cuộc nổi dậy công khai của quần chúng. Bạn vẫn thấy những tấm bảng hiệu “CHỦ NGHĨA XÃ HỘI: HÔM NAY, NGÀY MAI, MÃI MÃI”, nhưng ở nhiều nơi lời kêu gọi “Chủ nghĩa xã hội hay cái chết’’ dường như đã được thay thế bằng “Tổ quốc hay cái chết”. Và đối với những người Cuba được “rèn” khả năng châm biếm và ứng khấu trong nhiều năm, không khó để nhận thấy rằng dòng chữ phía trên một tòa nhà “ĐOÀN KẾT, NĂNG NỔ, CÓ HIỆU QUẢ” chính xác là đang liệt kê những phẩm chất cần thiết nhất hiện đang thiếu ở Cuba.
Một kiến trúc sư địa phương nói với tôi theo nghĩa đen: “La Habana luôn là một thành phố có vẻ bề ngoài xinh đẹp”. Nhưng chủ nghĩa bề ngoài, đúng như tên gọi của nó, có thể có những hàm ý sâu xa hơn. Gam màu sáng bao phủ bề mặt quốc gia này có tính chất đánh lừa thị giác y như những dâu hiệu về sự khoe mẽ của chính phủ. Và mọi thứ đang trôi trên một dòng chảy bất tận. Ngấu nghiến thưởng thức những chiếc bánh kếp ngon lành tại một nhà hàng tư nhân thời thượng mang tên Chaplin’s Café, tôi biết được nó thuộc sở hữu của Roberto Robaina, người đã từng là Bộ trưởng Ngoại giao trong 6 năm những năm 1990. Một ngày nọ, đang ngồi trên Malecón, một con đường dài 4 dặm (6,4km) chạy dọc bờ biển theo hình chữ S, tôi nghe thấy tiếng một người Cuba gào lên: “Nhìn xem!”. Một chiếc limo dài màu đen của Liên Xô vừa lắc lư phóng qua từng là một trong những chiếc xe của một vị lãnh đạo. Bây giờ đó chỉ là một chiếc taxi mà bất cứ ai có tiền cũng có thể đi trên đó.
Một đất nước đang già
Mặc dù vậy, phần lõi của tất cả những điều mỉa mai này đều trống không. Bất cứ người Cuba mà tôi nói chuyện, từ những người vừa qua tuổi 20 đến những người gần 80 tuổi, đều bầy tỏ những quan ngại về giới trẻ. Tôi nghe được từ những người già cũng như những người trẻ: “Tất cả những gì họ quan tâm là thời trang và iPhone”. Thậm chí cả những người không thể chịu đựng được chế độ đều thừa nhận rằng trong những năm 1970, khi còn trẻ, họ đã từng tự hào và có ý thức phấn đấu hết mình vì chế độ ấy. Những người nhớ lại sự tàn bạo và nạn tham nhũng trước cách mạng có xu hướng kiên nhẫn hơn đối với tình hình hỗn loạn hiện nay, nhưng cứ 6 người Cuba thì có 5 người chả đoái hoài đến bất cứ thứ gì ngoài những thiếu thốn và biến động thời chủ nghĩa Castro.
Một người đàn ông trong những năm gần đây đã gia nhập giáo phái Phúc Âm nói: “Vào những năm 1990, khi chúng ta thiếu thốn mọi thứ, đó là một cuộc khủng hoảng vật chất thực sự. Nhưng hiện nay nó còn sâu sắc hơn. Chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng tinh thần. Mọi người mất hết hy vọng”. Trên từng con phố khác, bạn có thể thấy những người phụ nữ trùm một chiếc áo choàng màu trắng tinh khiết từ đầu đến chân của người mới thụ giáo tín ngưỡng Santería, một tôn giáo Caribe gốc Phi từ lâu đã là một lực lượng bí mật lan khắp quốc đảo này. Hết lần này đến lần khác, những người lạ bắt đầu nói với tôi về Đức Chúa trời hay thậm chí Đấng Allah. Một người đàn ông gần 80 tuổi đã chiến đấu với một nhóm cách mạng quan trọng trong những năm 1950 nói: “Hiện người dân đang quay sang những thứ này bởi vì chúng mang lại cho họ cái gì đó mà cuộc cách mạng không thể. Đảng cần phải suy nghĩ về điều này”.
Vấn đề sâu sắc hơn, đặc biệt là đối với giới trẻ, đó là không có động lực để học hành hay có một công việc chính thức ổn định. Ở một đất nước nơi bác sĩ phẫu thuật phải đi xe đạp đi làm trong khi một người bán xì gà giả có thể dùng bữa, theo đúng nghĩa, một món trứng cá muối, chính phủ đã làm tốt nhiệm vụ của mình là giáo dục người dân, trong khi sử dụng nền giáo dục đó ra sao thì vẫn còn là một dấu chấm hỏi. Mario Coyula-Cowley, một giáo sư đã dạy 45 năm trong ngành kiến trúc tại Học viện Bách Khoa của La Habana nói: “Tôi nói với sinh viên của tôi rằng ‘Tôi biết lúc này các em có thể kiếm được nhiều tiền bằng việc lái taxi hơn là bằng việc là một kiến trúc sư giỏi. Nhưng điều đó không phải luôn vậy. Đến một thời điểm nhất định, các kiến trúc sư sẽ được coi trọng, và chúng ta sẽ cần có những kiến trúc sư giỏi’”.
Nền kinh tế du lịch và trao đổi tiền tệ thực sự không khuyến khích đức tính trung thực và phẩm giá như chính phủ vẫn kiên quyết khẳng định. Một cựu luật sư khoảng 40 tuổi nói: “Mọi việc đang tiến triển tốt hơn trước. Nhưng tôi lo lắm. Chủ nghĩa tư bản khiến mọi người trở nên cứng rắn hơn. Người Cuba tìm được cách tiến lên trước và họ đang bắt đầu thay đổi”.
Chìm vào bóng tối
Khi nhìn về tương lai, trên lý thuyết, Cuba có thể được tiếp thêm sức mạnh tinh thần từ Trung Quốc và Việt Nam, bởi cả hai nước này đều vẫn kiểm soát chặt chẽ người dân về mặt chính trị trong khi cho họ có những động lực kiếm tiền hiệu quả. Một buổi sáng ở La Habana, đập vào mắt tôi là một tiêu đề chiếm hết một trang giấy của tờ Granma công bố chuyến đi của ông Raúl Castro đến thăm các đồng chí ở Đông Á. Con trai ông là Alejandro phục vụ như một mối liến lạc với Trung Quốc. Nhưng Ricardo Torres Pérez, một giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Cuba tại trường Đại học La Habana (và là vị học giả khách mời gần đây tại trường Đại học Havard và trường Đại học Bang Ohio), chỉ ra rằng Trung Quốc có một chính phủ mạnh cũng như nền kinh tế hưng thịnh, rằng cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều có lực lượng lao động trẻ đang gia tăng mạnh, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào cũng như không phải chịu các lệnh cấm vận. Những điều này đặt họ vào tình huống rất khác so với Cuba. Ngoài ra, như mọi người Cuba khác tôi từng nói chuyện, ông cho rằng những phong tục của Đông Á rất khác so với của Cuba đặc biệt là trong tính kỷ luật và tính chính xác. Ông nói: “Khi đề cập đến văn hóa và các giá trị cốt lõi, chúng tôi giống nền kinh tế Mỹ hơn”.
Một lý do khác mà Mùa Xuân Ả Rập dường như không thể nổ ra ở đây đó là ở Cuba chuyện tìm cách lật đổ chính quyền diễn ra một cách bừa bãi. Theo một người theo dõi sát sao tình hình chính trị, có hơn 30 nhóm chống đối trên quốc đảo này, nhưng mỗi nhóm chỉ có vài thành viên, và không một nhóm nào quan tâm đến việc hợp tác với nhau. “Và những gì họ đang đề xuất thật sự quá “xa xỉ”, ở tận trên mây như những bài viết đăng trên website, tới mức họ không gần gũi với đám đông đang hết sức giận dữ kia được”. Ông thấy rằng ở đất nước này không có cả Twitter lẫn Facebook để huy động các đám đông, cũng không có một bà Aung San Suu Kyi hay một ông Václav Havel. Nhưng vấn đề sâu sắc hơn cả có lẽ nằm ở phong cách thanh lịch tao nhã của người đàn ông này – một cách để thừa nhận rằng những bong bóng màu hồng chỉ là giả, như thể tại một bữa tiệc tối ở Manhattan. Ông nói: “Hãy nhìn xem, chúng tôi là người Mỹ Latin. Chúng tôi yêu cuộc sống. Ở châu Á có thể một số người sẽ nói ‘Chúng ta sẽ chết để tỏ rõ chí khí’. Chúng tôi sẽ không tự giết mình”.
Trong 14 năm, nền kinh tế hoàn toàn kiệt quệ của Cuba đã được Venezuela tiếp sức. Nước này đã gửi mỗi ngày khoảng 110.000 thùng dầu đến Cuba để đổi lấy các nhân viên y tế và các giáo viên của Cuba. Như nhiều nước ở Mỹ Latinh, nhà lãnh đạo cánh tả của Venezuela, ông Hugo Chávez coi Fidel là một chính khách gia lão làng và là một anh hùng đã đứng lên chống lại người Mỹ trong hơn 50 năm. Ngay sau khi ông Chávez chết vào tháng ba do ung thư, người kế nhiệm được chọn, ông Nicolás Maduro cam kết sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách của người thầy mình đối với Cuba và cho rằng hai nước năm nay sẽ chi 2 tỷ USD cho “các dự án phát triển xã hội”. Tuy nhiên, việc Chávez mất sớm đi đã nhắc nhở người Cuba rằng kể cả một thay đổi nhỏ cũng có thể mang lại một viễn cảnh không mấy khả quan trong một giai đoạn chính trị hết sức đặc biệt.
Raúl Castro, hiện 82 tuổi, thường được xem là ít tự phụ và ít cố chấp hơn, nếu không muốn nói là ít có sức lôi cuốn hơn so với người anh trai lớn hơn ông 5 tuổi. Ông cai trị bằng văn xuôi chứ không phải bằng chất thơ hùng tráng của Fidel. Và khi Castro hồi tháng hai tuyên bố rằng ông sẽ không theo đuổi việc tái tranh cử vào năm 2018, tất cả mọi ánh mắt dồn về người được cho là kế nhiệm, ông Migue Díaz-Canel, một nhà kỹ trị 53 tuổi và là cựu quân nhân đã phục vụ với tư cách là một quan chức ở những khu vực có nhiều cơ hội cho đầu tư nước ngoài. Ngay cả khi Castro nói về những giới hạn của nhiệm kỳ và những cuộc trưng cầu dân ý trong tương lai, người dân Cuba bắt đầu tưởng tượng ra một nhà lãnh đạo có đầu óc thực tế được sinh ra sau cuộc cách mạng, một nhà lãnh đạo không mang họ Castro.
Mặc dù vậy, cho đến nay, không có ai mang lại cho Cuba một ý thức hào hứng về bản thân, một câu chuyện hùng tráng như đôi khi người ta nói về nước Mỹ của Obama. Thực tế việc cuộc cách mạng tiếp tục trưng ra những bức chân dung vẽ Che Guevara và Camilo Cienfuegos (lần lượt đã qua đời ở tuổi 46 và 54) nhấn mạnh sự thiếu vắng những anh hùng mới. Castro, được biết đến dưới biệt danh Flea khi còn trẻ, đã thay thế 64 trong số 68 bộ trưởng của Fidel khi ông đảm trách chức vụ cao nhất vào năm 2008 và đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp cải cách mà người anh trai ông chỉ biết nói suông. Nhưng vị lãnh đạo bỏ học đại học nửa chừng này ít tiếng tăm này thiếu những kỹ năng hùng biện của người anh trai, đặc biệt là khi đề cập đến việc tái định nghĩa khái niệm chủ nghĩa xã hội để bao hàm sự cạnh tranh.
Một người La Habana chưa bao giờ rời khỏi đất nước này nói: “Như tôi đã thấy, về cơ bản có ba lựa chọn cho tương lai và tất cả những lựa chọn đó đều rất khủng khiếp. Tôi gọi chúng là những phiên bản Bắc Triều Tiên, Afghanistan và Nga. Phiên bản Bắc Triều Tiên là phiên bản mà trong đó cháu trai của một ông lớn, người đã nhanh chóng được thăng tiến và hiện là tướng trong quân đội, lên tiếp quản quyền lực để trở thành một Kim Jong Un của chúng ta. Phiên bản Afghanistan là một số người trong quân đội nắm quyền lực, trở thành Taliban xứ sở nhiệt đới rồi thành lập một hội đồng quân sự. Còn phiên bản kiểu Nga là phiên bản mà một Vladimir Putin nào đó xuất thân từ quân đội.” Những dự báo này khó mà có cơ cơ sở được ở một hiếm khi đi theo cảm tính như Cuba, nhưng thậm chí cả người có quan điểm tiêu cực này cũng cho rằng lòng tự hào của Cuba về nền độc lập của mình, thứ chủ nghĩa dân tộc đã phát triển lớn mạnh cùng với cuộc cách mạng, có nghĩa là đất nước này sẽ không sớm đi theo con đường của Starbucks và American Express.
Trong khi đó, giữa các đường phố gập ghềnh của trung tâm La Habana, một phụ nữ đứng tuổi lê bước trên con đường có tên Virtues, mang theo hai con gấu teddy và tìm cách bán chúng. Một tòa nhà bị đập bỏ có ghi: “CHO THUÊ NHÀ THEO GIỜ/NGÀY/THÁNG”. Các phòng ăn tối tăm được ngẫu nhiên trở thành các thẩm mỹ viện, và bên ngoài một căn hộ tối đen, gần một bức tường có dòng chữ được sơn vẽ “HOAN HÔ FIDEL”, một bàn tay xương xẩu xuất hiện, treo một số dây chuyền vàng trước mặt một khách hàng mặc chiếc áo phông trắng tinh. Buổi tối cuối cùng của tôi ở Cuba, mất điện ở phần lớn khu buôn bán, và thành phố giờ chỉ là những bóng ma lê từng bước trong màn đêm, thỉnh thoảng lóe lên một vài tia chớp. Những gì tôi nhớ về nó vào năm 1991 thực tế là vậy. Kinh doanh tự do có thể nổ ra ở mọi phía, nhưng trong lúc này khó có thể thấy nó trong bóng tối.
Dịch bởi CTV Phía Trước
(Tạp chí Phía Trước)