Kinh Đời
Cách thức phân biệt quân tử và tiểu nhân của người xưa
Cổ nhân dạy rằng, khi kết giao bạn bè, đối nhân xử thế, cần phải hiểu rõ tính cách con người. Từ xưa đến nay, trong giáo dục làm người thường dùng “quân tử” làm hình mẫu nhân vật để hướng đến, rời xa kẻ tiểu nhân. Vậy làm thế nào để nhận ra người quân tử và kẻ tiểu nhân?
Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử viết rằng “đức hạnh” là sự khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân. Khổng Tử dạy nhìn vào 9 điểm dưới đây để phân biệt:
1. Phẩm chất
Khổng Tử nói: “Người quân tử yêu cầu chính là bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu chính là mọi người”. Tức là khi xảy ra vấn đề, xảy ra mâu thuẫn, người quân tử sẽ tự xét lại, nhìn lại bản thân mình xem có lỗi gì không, tìm kiếm sai sót ở bản thân mình từ đó sửa chữa và không ngừng tiến bộ.
Kẻ tiểu nhân thì ngược lại, luôn nhìn vào người khác, đổ lỗi trách cứ người khác mà không nhìn lại mình. Họ yêu cầu người khác rất cao nhưng lại không có yêu cầu gì cho bản thân và dần dần họ sẽ rơi rớt xuống phía dưới, không có tiến bộ.
2. Trí tuệ
Người quân tử trước sau đều giữ vững mình, không lay động. Kẻ tiểu nhân luôn luôn ở trong suy tư lo nghĩ. Người quân tử lòng dạ quang minh chính đại, rộng rãi, khí an thần định. Kẻ tiểu nhân lúc nào cũng tính toán so đo, suy tính thiệt hơn cho nên thường xuyên “mặt mày ủ rũ”.
Người quân tử luôn khoan dung, không thù hận người khác, lạc quan tươi vui cho nên họ “ngẩng mặt lên không xấu hổ với trời, cúi mặt xuống không thẹn với đất”. Kẻ tiểu nhân trong lòng luôn có sự tình nào đó chất chứa, ấp ủ, luôn cảm thấy người khác không phải, xã hội không phải với mình, cảm thấy người khác hơn mình là không thể chịu được nên luôn toan tính nghĩ suy.
3. Kết giao bạn bè
Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp đỡ người. Người quân tử hòa mình chứ không cùng người khác câu kết, móc ngoặc nhưng kẻ tiểu nhân lại câu kết với người khác mà không hòa mình cho dù bề ngoài thì tưởng như hòa mình với mọi người.
Làm như vậy là bởi vì, người quân tử khi kết giao với ai cũng dùng tấm lòng ngay thẳng chính trực, đối xử công bằng với tất cả mọi người. Kẻ tiểu nhân lại muốn kết bè phái với những người có cùng tư tưởng mục đích với mình, gạt bỏ người đối lập, để làm những điều sai trái, hại người lợi mình.
4. Lời nói và hành vi
“Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa”. Ý nói rằng, người quân tử có thể lấy “đạo nghĩa” mà bao dung hết thảy các ý kiến, xây dựng một bầu không khí hài hòa. Kẻ tiểu nhân thường có thói quen nói theo ý người khác, vào hùa và phụ họa theo nhưng trong lòng lại không nghĩ giống như lời nói.
Người quân tử có thể bao dung hết thảy những ý kiến bất đồng và cũng không giấu diếm quan điểm bất đồng của mình, chân thành đối xử với người khác. Nhưng kẻ tiểu nhân lại luôn giấu diếm suy nghĩ tử tưởng của mình, bằng mặt không bằng lòng.
5. Tiêu chuẩn
Điều mà người quân tử coi trọng là đạo nghĩa còn điều mà kẻ tiểu nhân xem trọng chính là lợi ích. Khi gặp một vấn đề hay một lựa chọn nào đó, người quân tử trước tiên sẻ dùng tiêu chuẩn “đạo nghĩa” để cân nhắc, cuối cùng mới lựa chọn. Kẻ tiểu nhân gặp vấn đề cần lựa chọn thì trước tiên nghĩ xem nó có lợi cho bản thân như thế nào.
6. Khí chất
Người quân tử rộng lượng mà không kiêu, kẻ tiểu nhân kiêu căng nhưng lại nhỏ hẹp. Người quân tử ung dung bình thản mà không kiêu ngạo, kẻ tiểu nhân kiêu ngạo nhưng trong lòng không yên. Mấy ngàn năm trước, Không Tử dạy rằng “chủ yếu nhìn vào khí chất” để phân biệt người.
Người quân tử trang trọng, tâm thái bình thản, “khí định thần nhàn”, không có cảm giác kiêu căng ngạo mạn. Kẻ tiểu nhân ngạo mạn, tự cao tự đại, luôn công kích người khác.
7. Lựa chọn
Người quân tử cho dù ở vào bước đường cùng vẫn kiên trì nguyên tắc làm người, kẻ tiểu nhân gặp lợi ích liền làm xằng làm bậy. Dựa vào cách lựa chọn cũng có thể nhìn ra quân tử và ngụy quân tử. Càng là ở vào hoàn cảnh khó khăn cực điểm, càng có thể nhìn thấu được phẩm chất của một người.
8. Chí hướng
Người quân tử luôn hướng lên, hướng xa còn kẻ tiểu nhân thì lại mỗi ngày sa xuống dưới. Hay nói cách khác, người quân tử thuận theo Thiên lý nên ngày càng cao minh hơn, còn kẻ tiểu nhân lại thuận theo dục vọng của bản thân nên ngày càng đi xuống.
Người xưa nói, làm người, chí phải đặt ở cao xa. Một người đặt chí hướng ở nơi cao xa thì được gọi là “thượng đạt”, còn đặt ở nơi thấp thì được gọi là “hạ đạt”. Hướng về phía trước ở đây là hướng thiện, không ngừng sửa sai lầm, theo đuổi đạo nghĩa. Hướng về phía dưới là không biết sửa sai, không biết tu thân dưỡng tính, ngày một sa sút, bại hoại.
9. Truy cầu
Điều mà người quân tử suy nghĩ và lo âu chính là “đức hạnh”, điều mà kẻ tiểu nhân đăm chiêu lo nghĩ chính là bổng lộc, lợi ích. Người quân tử luôn cân nhắc để không phạm pháp, vi phạm đạo đức, kẻ tiểu nhân làm mọi cách để giành được lợi ích cho bản thân.
Chính vì vậy, người quân tử trước sau cũng sẽ có kết cục tốt, còn kẻ tiểu nhân tuy được cái lợi trước mắt nhưng sẽ phải trả giá hơn điều nhận được.
An Hòa (biên dịch và t/h)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Cách thức phân biệt quân tử và tiểu nhân của người xưa
Cổ nhân dạy rằng, khi kết giao bạn bè, đối nhân xử thế, cần phải hiểu rõ tính cách con người. Từ xưa đến nay, trong giáo dục làm người thường dùng “quân tử” làm hình mẫu nhân vật để hướng đến, rời xa kẻ tiểu nhân. Vậy làm thế nào để nhận ra người quân tử và kẻ tiểu nhân?
Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử viết rằng “đức hạnh” là sự khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân. Khổng Tử dạy nhìn vào 9 điểm dưới đây để phân biệt:
1. Phẩm chất
Khổng Tử nói: “Người quân tử yêu cầu chính là bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu chính là mọi người”. Tức là khi xảy ra vấn đề, xảy ra mâu thuẫn, người quân tử sẽ tự xét lại, nhìn lại bản thân mình xem có lỗi gì không, tìm kiếm sai sót ở bản thân mình từ đó sửa chữa và không ngừng tiến bộ.
Kẻ tiểu nhân thì ngược lại, luôn nhìn vào người khác, đổ lỗi trách cứ người khác mà không nhìn lại mình. Họ yêu cầu người khác rất cao nhưng lại không có yêu cầu gì cho bản thân và dần dần họ sẽ rơi rớt xuống phía dưới, không có tiến bộ.
2. Trí tuệ
Người quân tử trước sau đều giữ vững mình, không lay động. Kẻ tiểu nhân luôn luôn ở trong suy tư lo nghĩ. Người quân tử lòng dạ quang minh chính đại, rộng rãi, khí an thần định. Kẻ tiểu nhân lúc nào cũng tính toán so đo, suy tính thiệt hơn cho nên thường xuyên “mặt mày ủ rũ”.
Người quân tử luôn khoan dung, không thù hận người khác, lạc quan tươi vui cho nên họ “ngẩng mặt lên không xấu hổ với trời, cúi mặt xuống không thẹn với đất”. Kẻ tiểu nhân trong lòng luôn có sự tình nào đó chất chứa, ấp ủ, luôn cảm thấy người khác không phải, xã hội không phải với mình, cảm thấy người khác hơn mình là không thể chịu được nên luôn toan tính nghĩ suy.
3. Kết giao bạn bè
Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp đỡ người. Người quân tử hòa mình chứ không cùng người khác câu kết, móc ngoặc nhưng kẻ tiểu nhân lại câu kết với người khác mà không hòa mình cho dù bề ngoài thì tưởng như hòa mình với mọi người.
Làm như vậy là bởi vì, người quân tử khi kết giao với ai cũng dùng tấm lòng ngay thẳng chính trực, đối xử công bằng với tất cả mọi người. Kẻ tiểu nhân lại muốn kết bè phái với những người có cùng tư tưởng mục đích với mình, gạt bỏ người đối lập, để làm những điều sai trái, hại người lợi mình.
4. Lời nói và hành vi
“Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa”. Ý nói rằng, người quân tử có thể lấy “đạo nghĩa” mà bao dung hết thảy các ý kiến, xây dựng một bầu không khí hài hòa. Kẻ tiểu nhân thường có thói quen nói theo ý người khác, vào hùa và phụ họa theo nhưng trong lòng lại không nghĩ giống như lời nói.
Người quân tử có thể bao dung hết thảy những ý kiến bất đồng và cũng không giấu diếm quan điểm bất đồng của mình, chân thành đối xử với người khác. Nhưng kẻ tiểu nhân lại luôn giấu diếm suy nghĩ tử tưởng của mình, bằng mặt không bằng lòng.
5. Tiêu chuẩn
Điều mà người quân tử coi trọng là đạo nghĩa còn điều mà kẻ tiểu nhân xem trọng chính là lợi ích. Khi gặp một vấn đề hay một lựa chọn nào đó, người quân tử trước tiên sẻ dùng tiêu chuẩn “đạo nghĩa” để cân nhắc, cuối cùng mới lựa chọn. Kẻ tiểu nhân gặp vấn đề cần lựa chọn thì trước tiên nghĩ xem nó có lợi cho bản thân như thế nào.
6. Khí chất
Người quân tử rộng lượng mà không kiêu, kẻ tiểu nhân kiêu căng nhưng lại nhỏ hẹp. Người quân tử ung dung bình thản mà không kiêu ngạo, kẻ tiểu nhân kiêu ngạo nhưng trong lòng không yên. Mấy ngàn năm trước, Không Tử dạy rằng “chủ yếu nhìn vào khí chất” để phân biệt người.
Người quân tử trang trọng, tâm thái bình thản, “khí định thần nhàn”, không có cảm giác kiêu căng ngạo mạn. Kẻ tiểu nhân ngạo mạn, tự cao tự đại, luôn công kích người khác.
7. Lựa chọn
Người quân tử cho dù ở vào bước đường cùng vẫn kiên trì nguyên tắc làm người, kẻ tiểu nhân gặp lợi ích liền làm xằng làm bậy. Dựa vào cách lựa chọn cũng có thể nhìn ra quân tử và ngụy quân tử. Càng là ở vào hoàn cảnh khó khăn cực điểm, càng có thể nhìn thấu được phẩm chất của một người.
8. Chí hướng
Người quân tử luôn hướng lên, hướng xa còn kẻ tiểu nhân thì lại mỗi ngày sa xuống dưới. Hay nói cách khác, người quân tử thuận theo Thiên lý nên ngày càng cao minh hơn, còn kẻ tiểu nhân lại thuận theo dục vọng của bản thân nên ngày càng đi xuống.
Người xưa nói, làm người, chí phải đặt ở cao xa. Một người đặt chí hướng ở nơi cao xa thì được gọi là “thượng đạt”, còn đặt ở nơi thấp thì được gọi là “hạ đạt”. Hướng về phía trước ở đây là hướng thiện, không ngừng sửa sai lầm, theo đuổi đạo nghĩa. Hướng về phía dưới là không biết sửa sai, không biết tu thân dưỡng tính, ngày một sa sút, bại hoại.
9. Truy cầu
Điều mà người quân tử suy nghĩ và lo âu chính là “đức hạnh”, điều mà kẻ tiểu nhân đăm chiêu lo nghĩ chính là bổng lộc, lợi ích. Người quân tử luôn cân nhắc để không phạm pháp, vi phạm đạo đức, kẻ tiểu nhân làm mọi cách để giành được lợi ích cho bản thân.
Chính vì vậy, người quân tử trước sau cũng sẽ có kết cục tốt, còn kẻ tiểu nhân tuy được cái lợi trước mắt nhưng sẽ phải trả giá hơn điều nhận được.
An Hòa (biên dịch và t/h)