Thân Hữu Tiếp Tay...

Cái Phẹc-mơ-tuya (Fermeture / Zipper) _ Trần Văn Giang

Nội cái tựa đề cũng là nhiều quý vị phải nhăn mặt?! Chuyện nhảm? Bộ hết chuyện nói rồi sao mà cha này rớ vô cái vật tầm thường, vô duyên lảng xẹc này???


Nội cái tựa đề cũng là nhiều quý vị phải nhăn mặt?!  Chuyện nhảm?  Bộ hết chuyện nói rồi sao mà cha này rớ vô cái vật tầm thường, vô duyên lảng xẹc này???

Tôi lại không nghĩ như vậy.  Chúng ta thường có thói quen không để ý đến những cái tầm thường, những cái nhỏ bé mà chính chúng ta cần phải dùng mỗi ngày vài lần; chẳng hạn như: Đôi đũa, giấy vệ sinh, cái phẹc-mơ-tuya…  Cho đến khi chúng ta cần mà không có nó trong tầm tay.  Khi đó mới trắng mắt ra.

Trước tiên, xin nói vài dòng qua loa về giấy vệ sinh.  Sáng nay sau khi ăn một tô bún ốc với mắm tôm, bụng cứ kêu rào rào phát ra âm thanh rùng rợn như như quân Pháp bắn súng mút-cà-tông vào thành Hà nội… Quýnh quáng, chạy vội vào một cái phòng tắm của một tiệm ăn nhanh bên đường.  Sau khi thi hành phận sự công dân xong mới phát giác ra là cuộn giấy vệ sinh trong cái hộp gắn trên tường chỉ còn trơ cái lõi “carton” (Má ơi! No paper?)…  không cần nói dài dòng cũng biết là quân ta phải chịu trận (suffered) như thế nào.  Đó là vấn đề của ngày hôm nay, thế kỷ 21.  Nhìn lại lịch sử thì Giấy mặc dù được Trung hoa phát minh từ năm 105 thời Đông Hán; nhưng giấy chỉ được mấy chú Ba dùng chút ít đại khái trong cung đình.  Chưa có ai biết cách để sản xuất quy mô với số lượng lớn cho đại chúng cùng sử dụng.  Cho mãi đến thế kỷ thứ 7, giấy mới được Nhật bản biết đến và cũng chỉ dùng rất giới hạn cho kinh điển Phật giáo.  Vào thế kỷ thứ 8 thì giấy truyền đến Trung đông (Middle East).  Thế kỷ thứ 10, văn minh Tây phương mới biết là trên quả đất này có người đã phát minh một thứ khác rất to tát, quan trong cho nhân loại chỉ sau cái phát minh ra Bánh xe; Đó là giấy.  Phải đợi đến thế kỷ 13 giấy mới được dùng rộng rãi ở Âu châu (trên văn kiện, sách báo và giấy vệ sinh…)

Nóí dài dòng văn tự như vậy để thấy giấy vệ sinh không hề bao giờ, và không thể coi là chuyện nhỏ…  Chẳng hạn, các chiến sĩ anh hùng của “Huyện Giao chỉ” ta theo Hai bà Trưng đánh quân Mã viện, thì sau bữa ăn phải dùng lá cây khô (?) Chứ moi đâu ra giấy cuộn lúc bấy giờ?  Dân quân ta vẫn tiếp tục hàng ngày dùng lá cây dài dài cho đến khi Tây đến đánh thành Hà nội ở thế kỷ 19…

Trở lại cái phẹc-mơ-tuya (trước khi bị lạc đề!) Nó không có cái lịch sử huy hoàng tráng lệ xuất phát từ cung đình, hoàng gia như giấy; nhưng nó cũng có lịch sử đoàng hoàng.  Điểm đặc biệt là nó chỉ mới có mặt trên hành tinh này trong vòng 100 năm nay thôi ạ.  Có lẽ đã có nhiều nhà bác học đã nghĩ ra nó từ năm Ất Dậu nào đó; nhưng chỉ có Ông Whitcom Judson, một kỹ sư cơ khí ở Chicago, cầu chứng lấy bằng sáng chế (“Patent”) cái phẹc-mơ-tuya ngày 29 tháng 8 năm 1893. Lúc đầu, trong văn bản tài liệu nộp cho tòa sáng chế để lấy “Patent” ông gọi tên nó một cách rất tượng hình là “Fastener” (vật dùng để cột).   Phẹc-mơ-tuya gồm có hai hàng móc, dài ngắn tùy ý, khóa lại với nhau (và mở rời nhau ra) bằng một cái khóa trượt theo chiều dọc của hai hàng khóa này.  Mục đích sơ khởi của cái phẹc-mơ-tuya là dùng để cột, để đóng cái giầy “boot” lại, không cần dùng dây giầy…

Ông Judson đem cái sang chế phẹc-mơ-tuya ra trình diện ở Hội chợ Thế giới tại Chicago năm 1893.  Với số người tham dự hội chợ khá đông đảo, có đến hàng triệu… vậy mà chẳng có ma nào thèm để ý cái “sáng chế thần kỳ” này (Nên biết thêm ông Judson còn có khoảng trên 30 sáng chế khác tất cả đều được dùng trong kỹ nghệ xe hơi.  Sau này con cháu ông lãnh hàng triệu dollards tiền royalties).  Thử hỏi với số đông người đi thăm hội chợ như vậy, ông Judson đã bán được bao nhiêu cái phẹc-mơ-tuya? Có bao nhiêu người mua? Con số không biết nói dối.  Ông Judson bán được vỏn vẹn 20 cái phẹc-mơ-tuya cho duy nhất một khách hàng: Một sở Bưu Điện địa phương ở Chicago mua để là làm khóa / đóng các bao chứa thơ.  Sau đó không bao giờ thấy sở Bưu điện này mua thêm lần thứ hai! Rõ ràng sở Bưu điện này cũng không bằng lòng về 20 cái phẹc-mơ-tuya quá mới mẻ này…

Trong 5 năm kế tiếp, ông Judson nhận thấy rằng không thề trông cậy vào cái sáng chế phẹc-mơ-tuya này để hốt đủ tiền và xin về hưu non.  Ông Judson đành bỏ cái chuyện phẹc-mơ-tuya vào một xó; chú tâm vào các sáng chế khác cho kỹ nghệ Auto.  Năm 1905, ông Judson có sáng kiến đưa cái phát minh phẹc-mơ-tuya vào kỹ nghệ sản xuất quần áo.  Ông Judson mở một công ty sản xuất tên là “Universal Fastener” chuyên chế tạo loại phẹc-mơ-tuya dùng cho quần áo tên là “C-Curity Fastener.” Tên gọi là “security” mà phẩm chất chẳng có gì là “security” hết ráo trọi:  Phụ nữ mặc áo, quần có phẹc-mơ-tuya của hãng “Universal Fastener” mà cúi xuống một cái là nó bung ra cái “phẹc,” mở toang ra phơi trọn bộ hàng độc, đôi khi còn có thể làm hàng độc bị trúng gió nữa không chừng…  Đó là chưa kể phẹc-mơ-tuya bị rỉ sét khi sau vài lần đem giặt và mắc kẹt (“jammed”) vĩnh viễn?  Cũng nên biết, quần áo mới có dùng phẹc-mơ-tuya của Universal Fastener đem ra bán trên thị trường thời đó còn có kèm theo một cái “chỉ dẫn” (instruction) rất tượng hình là:

“Nhớ là nhét chim vào chỗ an toàn trước khi đóng phẹc-mơ-tuya” (nguyên văn: “Make sure your private parts are NOT hanging out before pulling up.”  Chời đất! Phẹc-mơ-tuya còn ảnh hưởng đến cả vấn đề truyền giống nữa a! Xin xem phần “Kẹt phẹc-mơ-tuya” ở phía dưới).

Điểm đáng chú ý là không hề thấy hãng Universal Fastener có kèm thêm chỉ dẫn nào về “sự cố’ kéo phẹc-mơ-tuya xuống (pulling down!)  Riêng cá nhân tôi, tôi thấy còn thiếu một cái “nhắc nhở” (reminder) quan trọng khác là: “Nhớ đừng quên đóng phẹc-mơ-tuya nghe cha nội” (“Remember to zip up;”) bởi vì người viết thường bị vợ con nhắc nhở hà rầm là: “Bố đóng cái ‘fly’ lại.”  Chẳng những vậy, tại sở làm, tôi thấy nhiều đồng nghiệp nam cũng như nữ cứ “vô tư” đi diễn hành vòng vòng trong sở mà vẫn để cửa sổ quần mở tang hoác, nhìn liếc thấy cả đủ các loại “cartoons” người lớn cũng như trẻ con.  Hãi thật!

Dường như chuyện ngắn Phẹc-mơ-tuya sắp “phẹc-mê” (đóng / fermer) ở đây rồi…  Nhưng chuyện không phải đơn giản như vậy… bởi vì thực tế hôm nay, thế kỷ 21, chỗ nào cũng có Phẹc-mơ-tuya mới chết người: Quần áo, ví xách, bao, bị, bịch, giầy dép….

Câu chuyện diễn biến như thế này…

Năm 1906, công ty “Universal Fastener” mướn anh chàng Kỹ sư tài hoa gốc Đức sinh ở Thụy sĩ tên là Gideon Sundback vừa mới di cư đến Hoa kỳ vài năm trời.  Vài Bác biết chuyện sẽ có théc méc là tại sao Gideon Sundback bỏ một cái “job” rất thơm tại một công ty lớn, vững vàng là Westinghouse để đến làm việc cho hãng Universial Fastener đang trên con đường xập tiệm?  Câu trả lời là Gideon chạy theo tiếng gọi của con tim (!) Anh chàng ta yêu mê mệt cô con gái của một kỹ sư thiết kế trưởng (Main Design Engineer) của hãng “Universial Fastener.”  Hèn gì!

“Project” sáng chế đầu tiên của Gideon Sundback tại Universal Fastener có tên là “Plako” ra đời năm 1908.  Gideon Sundback đã sửa chữa và làm cho hoàn hảo hơn (improved) cái mẫu “design model”cũ của Judson:   Giải quyết ngay tức thì là vấn đề rỉ sét mà Judson đã gặp phải.  Gideon Sundback đặt tên cho cái “design” mới là “Hookless #2 Fastener” (cái Phẹc-mơ-tuya nguyên thủy của Judson có “code name” tên là “Hookless Fatener!”)  Đây là cái Zipper (công ty B.F. Goodrich gọi cái “fastener” là Zipper; và cái tên Zipper giữ cho đến bây giờ.  Xin phép được gọi Phẹc-mơ-tuya là Zipper bắt đầu từ chỗ này trong bài viết) mà chúng ta thấy hôm nay, hay sáng hôm nay cho rõ hơn…  Câu chuyên Zipper xem như đã tạm ổn?

Lại thêm một lần nữa, không phải như vậy…

Vì sự bất tín nhiệm của khách hàng về cái zipper nguyên thủy (khách hàng vẫn còn nhớ những trở ngại mà họ đã gặp phải), và giá cả khá cao của cái zipper mới – Cho nên Zipper mới bán không chạy.  Công ty Universal Fastener phải đổi tên là “Hookless Fastener Company” để xem phong thủy có hên hơn không!

Đến Đệ nhất Thế chiến, một nhà vẽ kiểu quần áo thời trang (Fashion designer) ở New York City tên là Robert J. Ewig vẽ ra cái Áo da Phi công (Airmen Waistcoat) và đặt tên là “Zip.”  Áo có nhiều hàng zippers; từ đây số bán zippers mới bắt đầu khấm khá (có lẽ chữ Zipper bắt nguồn từ tên cái Áo da Phi công này mà ra!)…   Sau thế chiến số Áo da Phi công này bán chậm hẳn lại.

Năm 1919, hãng thuốc lá Locktite sản xuất cái túi (pouch) đựng thuốc lá rời (thuốc lá dùng cho ống vố và thuốc vấn) có một cái zipper để đóng miệng túi lại.  Không rõ vì lý do nào đó, cái túi đựng thuốc lá này bán chạy như tôm tươi. Bắt đầu vào giữa năm 1920, hãng Locktite sản xuất 200,000 túi đựng thuốc lá có zipper mỗi năm.  Sau đó zipper mở rộng thị trường sang nhiều lãnh vực khác nhau…  Nghĩa là sau 30 năm, zipper mới có được chỗ đứng mạnh mẽ trên thị trường như ngày hôm nay.

Năm 1921 có một thay đổi lớn. Một kỹ sư từ hãng cao su, vỏ xe hơi B.F. Goodrich tên là Frederick H. Martin sáng chế ra đôi giầy cao su tên là “Mystic Boot” có dùng cái “fastener” mà B.F. Goodrich goi là “Zipper” (Oái oăm!  Chữ “Zipper” được B.F. Goodrich cầu chứng tại tòa cho cái giầy “boot,” chứ không phải cho cái đồ để cột – fastener).  Loại giầy “boot” này bán rất chạy.  Đến năm 1930 thì nhu cầu cho lại “boot” này không còn nữa; nhưng chữ “Zipper” tồn tại cho đến hôm nay.

Con số sản xuất zipper gia tăng thật ngoạn mục.  Năm 1920 chỉ có độ 110,000 cái zipper được làm ra.  Đến năm 1929, con số sản xuất là 17 triệu cái mỗi năm (?)  Thế giới dù đang bị khủng hoảng kinh tế nặng nề (năm 1929) nhưng việc sản xuất zippers vẫn gia tăng vùn vụt như không có chuyện gì xẩy ra.

Một khi zippers ăn khách rồi, mọi người nhào vô làm hàng nhái, hàng cạnh tranh như nấm dại mọc sau cơn mưa. Ngày nay không thể biết có bao nhiêu công ty làm zipper trên thế giới

YKK?

Nhìn mỗi cái khóa của zipper là thấy ngay 3 mẫu tự “YKK.”  YKK là cái quái gì vậy?

Năm 1934, một ông Nhật lùn tên là Tadao Yashida mở hãng làm zippers ở Nhật.  Cơ xưởng của ông ta bị máy bay đồng minh phá hủy trong các cuộc oanh kích năm 1945.  Năm 1948, ông Yashida dựng lại cơ xưởng làm zipper từ đống tro tàn.  Ông gọi sản phẩm của ông ta là “Zippers YKK,” chữ viết ngắn của “Yoshida Kygyo Kabushiki Kaisha” (dịch sang Anh Ngữ là Yoshida Company Limited).   Ông ta chỉ có đủ chỗ  cho 3 chữ tắt “YKK” in khắc trên cái khoá zipper nhỏ xíu.  YKK là công ty làm zipper lớn nhất trên thế giới.

Kẹt zipper!

Chuyện đời thật.  Người viết không hề dám giỡn mặt quý vị, bà con cao niên, phịa chuyên nhảm nhí nói láo.  Vả lại ngay chính người viết bài này cũng bị kẹt zippers vài lần; tuy có kêu trời, nhưng không có gì nghiêm trọng quá đáng… (Thành thật mà nói, ngay chính quý vị có lẽ cũng đã có vài lần kẹt / dập chim vì zippers rồi không chừng!)

Theo Báo cáo Y tế xuất bản trong “British Journal of Urology International” từ University Of California San Francisco (UCSF) Urology ký tên Herman Singh Bagga tháng 3/2013 đã có khoảng 17,616 người ở Hoa kỳ phải vào ER (Emergency Rooms) trong vòng 10 năm (2002 cho đến 2012) vì bị “dập chim” gây ra bởi Zippers (!)  Tức là tính trung bình có 1700 người kẹt zipper trầm trọng mỗi năm – một con số đáng kể!  Mr. Bagga nhấn mạnh là “dập chim” (Chim xanh / blue birds) là trường hợp tiêu biểu nhất cho người lớn thuộc nam giới phải đến phòng cấp cứu vì “kẹt zippers” (nguyên văn: single most common cause of penile injury in adult men reporting to emergency rooms).  Mr. Bagga khuyên là nếu có lỡ bị kẹt chim giữa hai hàng khóa của zipper thì hãy bình tĩnh từ từ mà gỡ ra, không nên vội vàng làm gì… Nếu thấy tình thế không ổn thì nhờ vợ (hay gọi 911 / xe ambulance) chở thẳng vào ER của bệnh viện gần nhà nhất.  Đừng có dại cố gắng gỡ ra (vì sợ quê!) làm tình huống sẽ thê thảm hơn.  Riêng trẻ con dập chim phần lớn vì ngã xe đạp và đi tiểu không đúng cách – Thiệt tình!  Mấy đấng nhi đồng lười biếng, tiện tay cứ kê súng nước ngay trên miệng / riềm của cái “toilet…”  Rồi chẳng may cái nắp toilet rơi xập xuống!  Ối giời đất thiên địa ơi!  Ouchie!

Lời cuối

Chúng ta đã lần lượt ôn qua lịch sử của Phẹc-mơ-tuya / Zipper.   Phẹc-mơ-tuya / Zipper quả là một phần căn bản không thể thiếu của quần áo / y phục thời trang hiện đai mà chúng ta mặc hàng ngày.  Chẳng những vậy, Phẹc-mơ-tuya / Zipper còn là một danh từ phồ thông được dùng trong nhiều hoàn cảnh của đời sống.

Thực vậy.  Bây giờ đã đến lúc “đóng (zipper) lại.”

Nội dung bài viết này có bàn chuyện nhảm hay không?  Câu trả lời xin để dành cho quý vị thẩm định.

Trần Văn Giang
Orange County
4/29/2013

( Bài của Tác giả gửi đến HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cái Phẹc-mơ-tuya (Fermeture / Zipper) _ Trần Văn Giang

Nội cái tựa đề cũng là nhiều quý vị phải nhăn mặt?! Chuyện nhảm? Bộ hết chuyện nói rồi sao mà cha này rớ vô cái vật tầm thường, vô duyên lảng xẹc này???


Nội cái tựa đề cũng là nhiều quý vị phải nhăn mặt?!  Chuyện nhảm?  Bộ hết chuyện nói rồi sao mà cha này rớ vô cái vật tầm thường, vô duyên lảng xẹc này???

Tôi lại không nghĩ như vậy.  Chúng ta thường có thói quen không để ý đến những cái tầm thường, những cái nhỏ bé mà chính chúng ta cần phải dùng mỗi ngày vài lần; chẳng hạn như: Đôi đũa, giấy vệ sinh, cái phẹc-mơ-tuya…  Cho đến khi chúng ta cần mà không có nó trong tầm tay.  Khi đó mới trắng mắt ra.

Trước tiên, xin nói vài dòng qua loa về giấy vệ sinh.  Sáng nay sau khi ăn một tô bún ốc với mắm tôm, bụng cứ kêu rào rào phát ra âm thanh rùng rợn như như quân Pháp bắn súng mút-cà-tông vào thành Hà nội… Quýnh quáng, chạy vội vào một cái phòng tắm của một tiệm ăn nhanh bên đường.  Sau khi thi hành phận sự công dân xong mới phát giác ra là cuộn giấy vệ sinh trong cái hộp gắn trên tường chỉ còn trơ cái lõi “carton” (Má ơi! No paper?)…  không cần nói dài dòng cũng biết là quân ta phải chịu trận (suffered) như thế nào.  Đó là vấn đề của ngày hôm nay, thế kỷ 21.  Nhìn lại lịch sử thì Giấy mặc dù được Trung hoa phát minh từ năm 105 thời Đông Hán; nhưng giấy chỉ được mấy chú Ba dùng chút ít đại khái trong cung đình.  Chưa có ai biết cách để sản xuất quy mô với số lượng lớn cho đại chúng cùng sử dụng.  Cho mãi đến thế kỷ thứ 7, giấy mới được Nhật bản biết đến và cũng chỉ dùng rất giới hạn cho kinh điển Phật giáo.  Vào thế kỷ thứ 8 thì giấy truyền đến Trung đông (Middle East).  Thế kỷ thứ 10, văn minh Tây phương mới biết là trên quả đất này có người đã phát minh một thứ khác rất to tát, quan trong cho nhân loại chỉ sau cái phát minh ra Bánh xe; Đó là giấy.  Phải đợi đến thế kỷ 13 giấy mới được dùng rộng rãi ở Âu châu (trên văn kiện, sách báo và giấy vệ sinh…)

Nóí dài dòng văn tự như vậy để thấy giấy vệ sinh không hề bao giờ, và không thể coi là chuyện nhỏ…  Chẳng hạn, các chiến sĩ anh hùng của “Huyện Giao chỉ” ta theo Hai bà Trưng đánh quân Mã viện, thì sau bữa ăn phải dùng lá cây khô (?) Chứ moi đâu ra giấy cuộn lúc bấy giờ?  Dân quân ta vẫn tiếp tục hàng ngày dùng lá cây dài dài cho đến khi Tây đến đánh thành Hà nội ở thế kỷ 19…

Trở lại cái phẹc-mơ-tuya (trước khi bị lạc đề!) Nó không có cái lịch sử huy hoàng tráng lệ xuất phát từ cung đình, hoàng gia như giấy; nhưng nó cũng có lịch sử đoàng hoàng.  Điểm đặc biệt là nó chỉ mới có mặt trên hành tinh này trong vòng 100 năm nay thôi ạ.  Có lẽ đã có nhiều nhà bác học đã nghĩ ra nó từ năm Ất Dậu nào đó; nhưng chỉ có Ông Whitcom Judson, một kỹ sư cơ khí ở Chicago, cầu chứng lấy bằng sáng chế (“Patent”) cái phẹc-mơ-tuya ngày 29 tháng 8 năm 1893. Lúc đầu, trong văn bản tài liệu nộp cho tòa sáng chế để lấy “Patent” ông gọi tên nó một cách rất tượng hình là “Fastener” (vật dùng để cột).   Phẹc-mơ-tuya gồm có hai hàng móc, dài ngắn tùy ý, khóa lại với nhau (và mở rời nhau ra) bằng một cái khóa trượt theo chiều dọc của hai hàng khóa này.  Mục đích sơ khởi của cái phẹc-mơ-tuya là dùng để cột, để đóng cái giầy “boot” lại, không cần dùng dây giầy…

Ông Judson đem cái sang chế phẹc-mơ-tuya ra trình diện ở Hội chợ Thế giới tại Chicago năm 1893.  Với số người tham dự hội chợ khá đông đảo, có đến hàng triệu… vậy mà chẳng có ma nào thèm để ý cái “sáng chế thần kỳ” này (Nên biết thêm ông Judson còn có khoảng trên 30 sáng chế khác tất cả đều được dùng trong kỹ nghệ xe hơi.  Sau này con cháu ông lãnh hàng triệu dollards tiền royalties).  Thử hỏi với số đông người đi thăm hội chợ như vậy, ông Judson đã bán được bao nhiêu cái phẹc-mơ-tuya? Có bao nhiêu người mua? Con số không biết nói dối.  Ông Judson bán được vỏn vẹn 20 cái phẹc-mơ-tuya cho duy nhất một khách hàng: Một sở Bưu Điện địa phương ở Chicago mua để là làm khóa / đóng các bao chứa thơ.  Sau đó không bao giờ thấy sở Bưu điện này mua thêm lần thứ hai! Rõ ràng sở Bưu điện này cũng không bằng lòng về 20 cái phẹc-mơ-tuya quá mới mẻ này…

Trong 5 năm kế tiếp, ông Judson nhận thấy rằng không thề trông cậy vào cái sáng chế phẹc-mơ-tuya này để hốt đủ tiền và xin về hưu non.  Ông Judson đành bỏ cái chuyện phẹc-mơ-tuya vào một xó; chú tâm vào các sáng chế khác cho kỹ nghệ Auto.  Năm 1905, ông Judson có sáng kiến đưa cái phát minh phẹc-mơ-tuya vào kỹ nghệ sản xuất quần áo.  Ông Judson mở một công ty sản xuất tên là “Universal Fastener” chuyên chế tạo loại phẹc-mơ-tuya dùng cho quần áo tên là “C-Curity Fastener.” Tên gọi là “security” mà phẩm chất chẳng có gì là “security” hết ráo trọi:  Phụ nữ mặc áo, quần có phẹc-mơ-tuya của hãng “Universal Fastener” mà cúi xuống một cái là nó bung ra cái “phẹc,” mở toang ra phơi trọn bộ hàng độc, đôi khi còn có thể làm hàng độc bị trúng gió nữa không chừng…  Đó là chưa kể phẹc-mơ-tuya bị rỉ sét khi sau vài lần đem giặt và mắc kẹt (“jammed”) vĩnh viễn?  Cũng nên biết, quần áo mới có dùng phẹc-mơ-tuya của Universal Fastener đem ra bán trên thị trường thời đó còn có kèm theo một cái “chỉ dẫn” (instruction) rất tượng hình là:

“Nhớ là nhét chim vào chỗ an toàn trước khi đóng phẹc-mơ-tuya” (nguyên văn: “Make sure your private parts are NOT hanging out before pulling up.”  Chời đất! Phẹc-mơ-tuya còn ảnh hưởng đến cả vấn đề truyền giống nữa a! Xin xem phần “Kẹt phẹc-mơ-tuya” ở phía dưới).

Điểm đáng chú ý là không hề thấy hãng Universal Fastener có kèm thêm chỉ dẫn nào về “sự cố’ kéo phẹc-mơ-tuya xuống (pulling down!)  Riêng cá nhân tôi, tôi thấy còn thiếu một cái “nhắc nhở” (reminder) quan trọng khác là: “Nhớ đừng quên đóng phẹc-mơ-tuya nghe cha nội” (“Remember to zip up;”) bởi vì người viết thường bị vợ con nhắc nhở hà rầm là: “Bố đóng cái ‘fly’ lại.”  Chẳng những vậy, tại sở làm, tôi thấy nhiều đồng nghiệp nam cũng như nữ cứ “vô tư” đi diễn hành vòng vòng trong sở mà vẫn để cửa sổ quần mở tang hoác, nhìn liếc thấy cả đủ các loại “cartoons” người lớn cũng như trẻ con.  Hãi thật!

Dường như chuyện ngắn Phẹc-mơ-tuya sắp “phẹc-mê” (đóng / fermer) ở đây rồi…  Nhưng chuyện không phải đơn giản như vậy… bởi vì thực tế hôm nay, thế kỷ 21, chỗ nào cũng có Phẹc-mơ-tuya mới chết người: Quần áo, ví xách, bao, bị, bịch, giầy dép….

Câu chuyện diễn biến như thế này…

Năm 1906, công ty “Universal Fastener” mướn anh chàng Kỹ sư tài hoa gốc Đức sinh ở Thụy sĩ tên là Gideon Sundback vừa mới di cư đến Hoa kỳ vài năm trời.  Vài Bác biết chuyện sẽ có théc méc là tại sao Gideon Sundback bỏ một cái “job” rất thơm tại một công ty lớn, vững vàng là Westinghouse để đến làm việc cho hãng Universial Fastener đang trên con đường xập tiệm?  Câu trả lời là Gideon chạy theo tiếng gọi của con tim (!) Anh chàng ta yêu mê mệt cô con gái của một kỹ sư thiết kế trưởng (Main Design Engineer) của hãng “Universial Fastener.”  Hèn gì!

“Project” sáng chế đầu tiên của Gideon Sundback tại Universal Fastener có tên là “Plako” ra đời năm 1908.  Gideon Sundback đã sửa chữa và làm cho hoàn hảo hơn (improved) cái mẫu “design model”cũ của Judson:   Giải quyết ngay tức thì là vấn đề rỉ sét mà Judson đã gặp phải.  Gideon Sundback đặt tên cho cái “design” mới là “Hookless #2 Fastener” (cái Phẹc-mơ-tuya nguyên thủy của Judson có “code name” tên là “Hookless Fatener!”)  Đây là cái Zipper (công ty B.F. Goodrich gọi cái “fastener” là Zipper; và cái tên Zipper giữ cho đến bây giờ.  Xin phép được gọi Phẹc-mơ-tuya là Zipper bắt đầu từ chỗ này trong bài viết) mà chúng ta thấy hôm nay, hay sáng hôm nay cho rõ hơn…  Câu chuyên Zipper xem như đã tạm ổn?

Lại thêm một lần nữa, không phải như vậy…

Vì sự bất tín nhiệm của khách hàng về cái zipper nguyên thủy (khách hàng vẫn còn nhớ những trở ngại mà họ đã gặp phải), và giá cả khá cao của cái zipper mới – Cho nên Zipper mới bán không chạy.  Công ty Universal Fastener phải đổi tên là “Hookless Fastener Company” để xem phong thủy có hên hơn không!

Đến Đệ nhất Thế chiến, một nhà vẽ kiểu quần áo thời trang (Fashion designer) ở New York City tên là Robert J. Ewig vẽ ra cái Áo da Phi công (Airmen Waistcoat) và đặt tên là “Zip.”  Áo có nhiều hàng zippers; từ đây số bán zippers mới bắt đầu khấm khá (có lẽ chữ Zipper bắt nguồn từ tên cái Áo da Phi công này mà ra!)…   Sau thế chiến số Áo da Phi công này bán chậm hẳn lại.

Năm 1919, hãng thuốc lá Locktite sản xuất cái túi (pouch) đựng thuốc lá rời (thuốc lá dùng cho ống vố và thuốc vấn) có một cái zipper để đóng miệng túi lại.  Không rõ vì lý do nào đó, cái túi đựng thuốc lá này bán chạy như tôm tươi. Bắt đầu vào giữa năm 1920, hãng Locktite sản xuất 200,000 túi đựng thuốc lá có zipper mỗi năm.  Sau đó zipper mở rộng thị trường sang nhiều lãnh vực khác nhau…  Nghĩa là sau 30 năm, zipper mới có được chỗ đứng mạnh mẽ trên thị trường như ngày hôm nay.

Năm 1921 có một thay đổi lớn. Một kỹ sư từ hãng cao su, vỏ xe hơi B.F. Goodrich tên là Frederick H. Martin sáng chế ra đôi giầy cao su tên là “Mystic Boot” có dùng cái “fastener” mà B.F. Goodrich goi là “Zipper” (Oái oăm!  Chữ “Zipper” được B.F. Goodrich cầu chứng tại tòa cho cái giầy “boot,” chứ không phải cho cái đồ để cột – fastener).  Loại giầy “boot” này bán rất chạy.  Đến năm 1930 thì nhu cầu cho lại “boot” này không còn nữa; nhưng chữ “Zipper” tồn tại cho đến hôm nay.

Con số sản xuất zipper gia tăng thật ngoạn mục.  Năm 1920 chỉ có độ 110,000 cái zipper được làm ra.  Đến năm 1929, con số sản xuất là 17 triệu cái mỗi năm (?)  Thế giới dù đang bị khủng hoảng kinh tế nặng nề (năm 1929) nhưng việc sản xuất zippers vẫn gia tăng vùn vụt như không có chuyện gì xẩy ra.

Một khi zippers ăn khách rồi, mọi người nhào vô làm hàng nhái, hàng cạnh tranh như nấm dại mọc sau cơn mưa. Ngày nay không thể biết có bao nhiêu công ty làm zipper trên thế giới

YKK?

Nhìn mỗi cái khóa của zipper là thấy ngay 3 mẫu tự “YKK.”  YKK là cái quái gì vậy?

Năm 1934, một ông Nhật lùn tên là Tadao Yashida mở hãng làm zippers ở Nhật.  Cơ xưởng của ông ta bị máy bay đồng minh phá hủy trong các cuộc oanh kích năm 1945.  Năm 1948, ông Yashida dựng lại cơ xưởng làm zipper từ đống tro tàn.  Ông gọi sản phẩm của ông ta là “Zippers YKK,” chữ viết ngắn của “Yoshida Kygyo Kabushiki Kaisha” (dịch sang Anh Ngữ là Yoshida Company Limited).   Ông ta chỉ có đủ chỗ  cho 3 chữ tắt “YKK” in khắc trên cái khoá zipper nhỏ xíu.  YKK là công ty làm zipper lớn nhất trên thế giới.

Kẹt zipper!

Chuyện đời thật.  Người viết không hề dám giỡn mặt quý vị, bà con cao niên, phịa chuyên nhảm nhí nói láo.  Vả lại ngay chính người viết bài này cũng bị kẹt zippers vài lần; tuy có kêu trời, nhưng không có gì nghiêm trọng quá đáng… (Thành thật mà nói, ngay chính quý vị có lẽ cũng đã có vài lần kẹt / dập chim vì zippers rồi không chừng!)

Theo Báo cáo Y tế xuất bản trong “British Journal of Urology International” từ University Of California San Francisco (UCSF) Urology ký tên Herman Singh Bagga tháng 3/2013 đã có khoảng 17,616 người ở Hoa kỳ phải vào ER (Emergency Rooms) trong vòng 10 năm (2002 cho đến 2012) vì bị “dập chim” gây ra bởi Zippers (!)  Tức là tính trung bình có 1700 người kẹt zipper trầm trọng mỗi năm – một con số đáng kể!  Mr. Bagga nhấn mạnh là “dập chim” (Chim xanh / blue birds) là trường hợp tiêu biểu nhất cho người lớn thuộc nam giới phải đến phòng cấp cứu vì “kẹt zippers” (nguyên văn: single most common cause of penile injury in adult men reporting to emergency rooms).  Mr. Bagga khuyên là nếu có lỡ bị kẹt chim giữa hai hàng khóa của zipper thì hãy bình tĩnh từ từ mà gỡ ra, không nên vội vàng làm gì… Nếu thấy tình thế không ổn thì nhờ vợ (hay gọi 911 / xe ambulance) chở thẳng vào ER của bệnh viện gần nhà nhất.  Đừng có dại cố gắng gỡ ra (vì sợ quê!) làm tình huống sẽ thê thảm hơn.  Riêng trẻ con dập chim phần lớn vì ngã xe đạp và đi tiểu không đúng cách – Thiệt tình!  Mấy đấng nhi đồng lười biếng, tiện tay cứ kê súng nước ngay trên miệng / riềm của cái “toilet…”  Rồi chẳng may cái nắp toilet rơi xập xuống!  Ối giời đất thiên địa ơi!  Ouchie!

Lời cuối

Chúng ta đã lần lượt ôn qua lịch sử của Phẹc-mơ-tuya / Zipper.   Phẹc-mơ-tuya / Zipper quả là một phần căn bản không thể thiếu của quần áo / y phục thời trang hiện đai mà chúng ta mặc hàng ngày.  Chẳng những vậy, Phẹc-mơ-tuya / Zipper còn là một danh từ phồ thông được dùng trong nhiều hoàn cảnh của đời sống.

Thực vậy.  Bây giờ đã đến lúc “đóng (zipper) lại.”

Nội dung bài viết này có bàn chuyện nhảm hay không?  Câu trả lời xin để dành cho quý vị thẩm định.

Trần Văn Giang
Orange County
4/29/2013

( Bài của Tác giả gửi đến HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm