Thân Hữu Tiếp Tay...
Cái chết, nghĩ cho cùng! _Huy Phương
Người đang đi du lịch xa thành phố năm bảy ngày, buông thả tất cả những công việc bận rộn trong cuộc sống hàng ngày, họ không còn ngồi trước máy computer
“...là gió xin về cùng gió
là mây xin trở lại cùng mây...”
Người đang đi du lịch xa thành phố năm bảy ngày, buông thả tất cả những công việc bận rộn trong cuộc sống hàng ngày, họ không còn ngồi trước máy computer, không còn để ý đến tiếng điện thoại reo hay chờ người mang đến một đống thư từ cần giải quyết.
Nhưng người đang đi du lịch chắc chắn mình sẽ trở lại những thói quen này trong vài ngày nữa, như cuộc sống này đã ràng buộc khó có thể trốn chạy. Nhưng đối với một người, giữa đêm khuya, được đưa lên một chiếc xe cấp cứu đến bệnh viện, thân thể chằng chịt bởi những dụng cụ y tế, giữa tình trạng nửa mê nửa tỉnh, có còn hăm hở với những công việc ngày mai tới, những dự tính trong tương lai... hay trong một phút nào đó, như mọi thứ đều phải ngừng lại, tất cả đều ngoài tầm tay, không còn tính toán, mơ ước. Nói một cách lãng mạn thì: “Những hẹn hò từ nay khép lại, thân nhẹ nhàng như mây... (TC)” nhưng thực tế là họ đang trên những giờ phút cuối cùng của cuộc sống. Không thất vọng, không luyến tiếc, tuổi tác và bệnh tật, cái chết, nghĩ cho cùng rồi cũng đến!
Nhiều người đã từ nursing home không còn có hy vọng trở lại nhà, trong bệnh viện đã có người ra đi đêm nay, đi một mình, tay không, nghĩa là cô đơn và không có gì “mang theo,” nếu có chăng, đó là những điều “để lại”. Cũng có thể là họ để lại rất nhiều điều hữu ích cho đời, nhiều hào quang danh vọng, tiền của, hay không có gì ngoài một ngôi nhà và những đứa con, mà họ đã gầy dựng và sinh ra theo quy luật của đời sống, hay tệ hơn nữa với mấy đồng tiền lẻ, cái lon bia không đã bị bóp méo và đống chiếu chăn ố bẩn như một người vô gia cư chết trong cái giá lạnh của Mùa Ðông mỗi năm.
Nói về cái chết và sống trong cuộc đời này người ta thường dùng chữ vô thường, đó gọi là sự vô thường của một thực thể sanh diệt trong Phật Giáo. Chẳng có thứ gì trên đời gọi là vĩnh cửu. Từ Công Phụng đã hy vọng rằng: “Nếu có điều gì vĩnh cửu được thì em ơi đó là tình yêu chúng ta,” nhưng đó chỉ là lời thơ hoa mỹ dành cho tình yêu mà có lẽ trên đời này không có thật!
Chúng ta từ đâu đến và khi chết sẽ đi về đâu, có lẽ là một câu hỏi khó trả lời, nếu có, cũng khó có thể cho nhân loại ai cũng đồng ý. Con người trong cái vô cùng của đất trời cũng chỉ là hạt bụi, dễ so sánh hơn là một hạt cát trong sa mạc mịt mùng, hay cụ thể hơn là một hạt cát của con sông Ganges dài 2,500 cây số của Ấn Ðộ (Hằng hà sa số), cho nên những ai tự cho mình là cái rốn của vũ trụ đều có tâm bệnh hoang tưởng. Trên địa cầu này chỉ tính phút thôi, đã có 173 đứa trẻ ra đời khóc oe oe nhưng cũng có 151 người từ giã cuộc sống này. Chúng ta đã đến và đi như những con người đó thôi!
Trong số gần 150,000 người chết mỗi ngày trên toàn cầu, khoảng 66% chết vì các nguyên nhân liên quan đến tuổi già, ở các nước công nghiệp, tỷ lệ này là cao lên đến 90%. Nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển là bệnh tật, tại các quốc gia này, điều kiện vệ sinh kém và vì thiếu thuốc men, dụng vụ y tế nên các bệnh truyền nhiễm tác hại hơn. Bệnh lao phổi, một bệnh do vi khuẩn giết chết 1.7 triệu người vào năm 2004, bệnh sốt rét gây ra từ 1 đến 3 triệu tử vong mỗi năm. Số người chết vì bệnh AIDS ở Châu Phi có thể đạt 100 triệu vào năm 2025. Theo các chuyên viên lương thực của Liên Hiệp Quốc nghiên cứu từ năm 2000 đến tháng 3 năm 2008, tỷ lệ tử vong do suy dinh dưỡng chiếm 58% tổng tỷ lệ tử vong của thế giới trong năm 2006. Thuốc lá đã giết chết 100 triệu người trên thế giới trong thế kỷ 20 và có thể giết chết 1 tỷ người trên thế giới trong thế kỷ 21, theo một cảnh báo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.
Rất nhiều người từ bỏ cuộc sống đột ngột bất kể tuổi tác, giàu nghèo khắp mọi nơi trên thế giới vì chiến tranh, tù đày, diệt chủng, thiên tai, thân xác tan biến không hề được một nấm mồ, vậy thì một người nào đó được chết trên giường trong ngôi nhà của họ đêm nay, hẳn phải là hạnh phúc hơn những người xấu số khác. Không ai sống được “bất tận” thì sự chết là lẽ đương nhiên, trẻ hay già, bằng cách này hay cách khác.
Dù cuộc đời của bạn đã làm thay đổi cả thế giới này thì ra đi của bạn cũng chẳng có gì là quan trọng. Cũng không ai nên cho mình là người quan trọng, vì thật sự chẳng có ai quan trọng hay có việc gì quan trọng cả. Trên thế giới này có ai danh vọng và quyền lực bằng vị tổng thống của nước Mỹ, trước một nhiệm kỳ, ông có nhiều kế hoạch, dự tính, lo toan, tưởng như không ai có thể thay thế một con người quan trọng như thế, nhưng nếu định mệnh bắt ông phải ra đi, thì mọi việc rồi cũng sẽ an bài, vậy thì bạn cũng đừng sợ một ngày nào đó bạn phải giã từ cõi đời này, mà trái đất sẽ trống vắng hơn.
Tổng thống thứ 9 của Hiệp Chủng Quốc, William Henry Harrison chỉ làm tổng thống trong 30 ngày, 12 giờ và 32 giây. Ông đắc cử tổng thống Mỹ năm 1840 khi đã 68 tuổi. Trong buổi lễ nhậm chức trước tiền đình Quốc Hội vào một ngày mưa lạnh, không mang áo khoác cũng như đội nón, William Henry Harrison đã đọc một bài diễn văn nhậm chức dài 8,444 chữ, trong hai tiếng đồng hồ, chiếm kỷ lục dài nhất trong các bài diễn văn nhậm chức của các vị tổng thống Hoa Kỳ. Cơn lạnh của Washington D.C. trong ngày hôm đó đã đốn ngã vị tổng thống này và ông đã qua đời sau đó đúng một tháng vì bệnh viêm phổi. Ông mất đi thì đã có vị phó tổng thống John Tyler thay thế, rồi nước Mỹ vẫn tồn tại cho đến hôm nay.
Trong chúng ta rất ít người chọn được cái chết cho mình.
Có nhiều vị tướng lãnh chết lẫm liệt giữa trận tiền nhưng cũng có nhiều người chết trong sự quên lãng của mọi người, mòn mỏi, phai nhạt trong một căn nhà già nào đó ở trên đất khách. Nhiều người chết trẻ trong khi còn muốn cống hiến nhiều lợi ích cho đời, nhưng cũng có những cái chết già tẻ nhạt. Chúng ta không ai mang theo được gì những có nhiều người để lại thương tiếc cho mọi người, vì sự vắng mặt của họ.
Lúc từ giã cuộc đời, xin đừng tiếc nuối là đã không mang theo được gì nhưng hãy tiếc là không có gì để lại. Tuần lễ này chúng ta mất đi hai người, một nhà văn và và một nghệ sĩ. Họ ra đi không mang gì theo nhưng những điều để lại thì nhiều.
Xin thương yêu, sống hết mình, tận tụy với đời, rồi ra, một lúc nào đó thì: “...là gió xin về cùng gió, là mây xin trở lại cùng mây...!”
http://ngominh.vnweblogs.com/post/2246/390738
Cái chết, nghĩ cho cùng! _Huy Phương
Người đang đi du lịch xa thành phố năm bảy ngày, buông thả tất cả những công việc bận rộn trong cuộc sống hàng ngày, họ không còn ngồi trước máy computer
“...là gió xin về cùng gió
là mây xin trở lại cùng mây...”
Người đang đi du lịch xa thành phố năm bảy ngày, buông thả tất cả những công việc bận rộn trong cuộc sống hàng ngày, họ không còn ngồi trước máy computer, không còn để ý đến tiếng điện thoại reo hay chờ người mang đến một đống thư từ cần giải quyết.
Nhưng người đang đi du lịch chắc chắn mình sẽ trở lại những thói quen này trong vài ngày nữa, như cuộc sống này đã ràng buộc khó có thể trốn chạy. Nhưng đối với một người, giữa đêm khuya, được đưa lên một chiếc xe cấp cứu đến bệnh viện, thân thể chằng chịt bởi những dụng cụ y tế, giữa tình trạng nửa mê nửa tỉnh, có còn hăm hở với những công việc ngày mai tới, những dự tính trong tương lai... hay trong một phút nào đó, như mọi thứ đều phải ngừng lại, tất cả đều ngoài tầm tay, không còn tính toán, mơ ước. Nói một cách lãng mạn thì: “Những hẹn hò từ nay khép lại, thân nhẹ nhàng như mây... (TC)” nhưng thực tế là họ đang trên những giờ phút cuối cùng của cuộc sống. Không thất vọng, không luyến tiếc, tuổi tác và bệnh tật, cái chết, nghĩ cho cùng rồi cũng đến!
Nhiều người đã từ nursing home không còn có hy vọng trở lại nhà, trong bệnh viện đã có người ra đi đêm nay, đi một mình, tay không, nghĩa là cô đơn và không có gì “mang theo,” nếu có chăng, đó là những điều “để lại”. Cũng có thể là họ để lại rất nhiều điều hữu ích cho đời, nhiều hào quang danh vọng, tiền của, hay không có gì ngoài một ngôi nhà và những đứa con, mà họ đã gầy dựng và sinh ra theo quy luật của đời sống, hay tệ hơn nữa với mấy đồng tiền lẻ, cái lon bia không đã bị bóp méo và đống chiếu chăn ố bẩn như một người vô gia cư chết trong cái giá lạnh của Mùa Ðông mỗi năm.
Nói về cái chết và sống trong cuộc đời này người ta thường dùng chữ vô thường, đó gọi là sự vô thường của một thực thể sanh diệt trong Phật Giáo. Chẳng có thứ gì trên đời gọi là vĩnh cửu. Từ Công Phụng đã hy vọng rằng: “Nếu có điều gì vĩnh cửu được thì em ơi đó là tình yêu chúng ta,” nhưng đó chỉ là lời thơ hoa mỹ dành cho tình yêu mà có lẽ trên đời này không có thật!
Chúng ta từ đâu đến và khi chết sẽ đi về đâu, có lẽ là một câu hỏi khó trả lời, nếu có, cũng khó có thể cho nhân loại ai cũng đồng ý. Con người trong cái vô cùng của đất trời cũng chỉ là hạt bụi, dễ so sánh hơn là một hạt cát trong sa mạc mịt mùng, hay cụ thể hơn là một hạt cát của con sông Ganges dài 2,500 cây số của Ấn Ðộ (Hằng hà sa số), cho nên những ai tự cho mình là cái rốn của vũ trụ đều có tâm bệnh hoang tưởng. Trên địa cầu này chỉ tính phút thôi, đã có 173 đứa trẻ ra đời khóc oe oe nhưng cũng có 151 người từ giã cuộc sống này. Chúng ta đã đến và đi như những con người đó thôi!
Trong số gần 150,000 người chết mỗi ngày trên toàn cầu, khoảng 66% chết vì các nguyên nhân liên quan đến tuổi già, ở các nước công nghiệp, tỷ lệ này là cao lên đến 90%. Nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển là bệnh tật, tại các quốc gia này, điều kiện vệ sinh kém và vì thiếu thuốc men, dụng vụ y tế nên các bệnh truyền nhiễm tác hại hơn. Bệnh lao phổi, một bệnh do vi khuẩn giết chết 1.7 triệu người vào năm 2004, bệnh sốt rét gây ra từ 1 đến 3 triệu tử vong mỗi năm. Số người chết vì bệnh AIDS ở Châu Phi có thể đạt 100 triệu vào năm 2025. Theo các chuyên viên lương thực của Liên Hiệp Quốc nghiên cứu từ năm 2000 đến tháng 3 năm 2008, tỷ lệ tử vong do suy dinh dưỡng chiếm 58% tổng tỷ lệ tử vong của thế giới trong năm 2006. Thuốc lá đã giết chết 100 triệu người trên thế giới trong thế kỷ 20 và có thể giết chết 1 tỷ người trên thế giới trong thế kỷ 21, theo một cảnh báo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.
Rất nhiều người từ bỏ cuộc sống đột ngột bất kể tuổi tác, giàu nghèo khắp mọi nơi trên thế giới vì chiến tranh, tù đày, diệt chủng, thiên tai, thân xác tan biến không hề được một nấm mồ, vậy thì một người nào đó được chết trên giường trong ngôi nhà của họ đêm nay, hẳn phải là hạnh phúc hơn những người xấu số khác. Không ai sống được “bất tận” thì sự chết là lẽ đương nhiên, trẻ hay già, bằng cách này hay cách khác.
Dù cuộc đời của bạn đã làm thay đổi cả thế giới này thì ra đi của bạn cũng chẳng có gì là quan trọng. Cũng không ai nên cho mình là người quan trọng, vì thật sự chẳng có ai quan trọng hay có việc gì quan trọng cả. Trên thế giới này có ai danh vọng và quyền lực bằng vị tổng thống của nước Mỹ, trước một nhiệm kỳ, ông có nhiều kế hoạch, dự tính, lo toan, tưởng như không ai có thể thay thế một con người quan trọng như thế, nhưng nếu định mệnh bắt ông phải ra đi, thì mọi việc rồi cũng sẽ an bài, vậy thì bạn cũng đừng sợ một ngày nào đó bạn phải giã từ cõi đời này, mà trái đất sẽ trống vắng hơn.
Tổng thống thứ 9 của Hiệp Chủng Quốc, William Henry Harrison chỉ làm tổng thống trong 30 ngày, 12 giờ và 32 giây. Ông đắc cử tổng thống Mỹ năm 1840 khi đã 68 tuổi. Trong buổi lễ nhậm chức trước tiền đình Quốc Hội vào một ngày mưa lạnh, không mang áo khoác cũng như đội nón, William Henry Harrison đã đọc một bài diễn văn nhậm chức dài 8,444 chữ, trong hai tiếng đồng hồ, chiếm kỷ lục dài nhất trong các bài diễn văn nhậm chức của các vị tổng thống Hoa Kỳ. Cơn lạnh của Washington D.C. trong ngày hôm đó đã đốn ngã vị tổng thống này và ông đã qua đời sau đó đúng một tháng vì bệnh viêm phổi. Ông mất đi thì đã có vị phó tổng thống John Tyler thay thế, rồi nước Mỹ vẫn tồn tại cho đến hôm nay.
Trong chúng ta rất ít người chọn được cái chết cho mình.
Có nhiều vị tướng lãnh chết lẫm liệt giữa trận tiền nhưng cũng có nhiều người chết trong sự quên lãng của mọi người, mòn mỏi, phai nhạt trong một căn nhà già nào đó ở trên đất khách. Nhiều người chết trẻ trong khi còn muốn cống hiến nhiều lợi ích cho đời, nhưng cũng có những cái chết già tẻ nhạt. Chúng ta không ai mang theo được gì những có nhiều người để lại thương tiếc cho mọi người, vì sự vắng mặt của họ.
Lúc từ giã cuộc đời, xin đừng tiếc nuối là đã không mang theo được gì nhưng hãy tiếc là không có gì để lại. Tuần lễ này chúng ta mất đi hai người, một nhà văn và và một nghệ sĩ. Họ ra đi không mang gì theo nhưng những điều để lại thì nhiều.
Xin thương yêu, sống hết mình, tận tụy với đời, rồi ra, một lúc nào đó thì: “...là gió xin về cùng gió, là mây xin trở lại cùng mây...!”
http://ngominh.vnweblogs.com/post/2246/390738