Kinh Đời
Canada: Xứ sở của sự tử tế
Cứ mỗi tháng Tám gia đình tôi lại bắt đầu lên đường. Và chúng tôi luôn đi về hướng bắc. Canada có lẽ không phải điểm đến lạ lẫm nhất nhưng đôi khi lạ lẫm là nói quá mức.
Cứ mỗi tháng Tám gia đình tôi lại bắt đầu lên đường. Và chúng tôi
luôn đi về hướng bắc. Canada có lẽ không phải điểm đến lạ lẫm nhất nhưng
đôi khi lạ lẫm là nói quá mức.
Canada hấp dẫn chúng tôi với sự thân thiện, thời tiết mát mẻ dễ chịu và trên hết là tràn đầy sự tử tế.
Ai cũng tử tế
Chúng tôi trải nghiệm sự tử tế của người Canada ngay khi chúng tôi đến hải quan.
Lực lượng biên phòng của Mỹ thì cộc cằn và lúc nào cũng chỉ có công
việc. Người Canada, ngược lại, không bao giờ tỏ ra là không lịch sự,
ngay cả khi họ tra hỏi chúng tôi về số chai rượu mà tôi đem vào đất nước
của họ.
Một lần, chúng tôi đã không thông báo rằng hộ chiếu của con gái chín
tuổi của tôi đã hết hạn nhưng họ vẫn cho chúng tôi qua một cách rất
lịch thiệp.
Sự tử tế của họ theo chúng tôi trên suốt hành trình: chúng tôi đã gặp
những người phục vụ, những nhân viên khách sạn và thậm chí người lạ
cũng đều tử tế.
Sự tử tế của người Canada giống như là dầu hỏa đối với Ả Rập Saudi và có khi phần còn lại của thế giới nên học hỏi phần nào.
Các nhà khoa học vẫn chưa phân tích về sự tử tế của người Canada một
cách thực tế nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng người Canada, có lẽ vì họ
không muốn làm tổn thương người khác, dùng rất nhiều những từ ngữ khách
sáo như ‘có thể’ hay ‘không tệ’. Và đây là từ ngữ mà người Canada dùng
thường xuyên nhất: ‘sorry’. Người Canada xin lỗi vì bất cứ lý do gì.
“Tôi
xin lỗi cái cây mà tôi đâm vào,” Michael Valpy, một nhà báo và là một
cây bút, thừa nhận và nói rằng những người đồng bào của ông cũng xin
lỗi vì điều tương tự.
Giao thông ở Toronto và Montreal có lẽ rất tệ nhưng ‘hầu như bạn sẽ
không bao giờ nghe một tiếng còi xe thậm chí trong những tình huống bị
kẹt xe mệt mỏi nhất”, ông Jeffrey Dvorkin, một giáo sư dạy báo chí
Canada tại Đại học Toronto, cho biết. Bóp còi xe ở Canada được xem là
hung hăng một cách không cần thiết.
Trên báo chí
Báo chí Canada đầy những câu chuyện về sự tử tế của người dân.
Chẳng hạn như tờ National Post tường thuật rằng ở Edmonton, một sinh
viên luật có tên là Derek Murray đã bật đèn pha xe hơi suốt ngày. Khi
anh ta trở lại, anh ta thấy pin xe cạn và một lời nhắn để lại trên kính
chắn gió: “Tôi thấy anh để đèn xe suốt. Có lẽ xe không đủ pin để khởi
động máy. Tôi để lại ở đây một cái sạc pin bên trong hộp cạc tông bên
cạnh hàng rào.”
Ở Ontario, một tên trộm gửi trả lại món đồ mà hắn đã trộm kèm với 50
đô la đính kèm với một bức thư xin lỗi: “Tôi không thể nói thành lời
tôi hối lỗi đến mức nào. Hãy mở rộng tấm lòng tha thứ cho kẻ lạ mặt đã
gây hại cho quý vị.”
Người Canada không phải chỉ lịch thiệp không, họ còn khiêm nhường đến
mức khó tin và không muốn được khen ngợi thậm chí cho những hành động
anh hùng.
Khi
một tay súng tấn công tòa nhà Quốc hội Canada hồi tháng 10 năm 2014,
ông Kevin Vickers, người giữ trật tự ở Quốc hội, đã phản ứng mau lẹ và
bình tĩnh bằng cách bắn kẻ tấn công bằng khẩu súng mà ông ta để ở văn
phòng làm việc của mình. Và khi Vickers được báo chí Canada tuyên
dương, họ đã ca ngợi sự khiêm nhường chứ không phải sự dũng cảm hay tài
bắn súng của ông ấy.
Điều gì đã làm cho người Canada luôn khiêm nhường và lịch thiệp như vậy?
Ông Taras Grescoe, một nhà văn ở Montreal, tin rằng nó là nhu cầu của
người Canada. “Chúng tôi có dân số ít trải rộng trên một lãnh thổ quốc
gia lớn thứ hai trên thế giới,” ông nói.
“Chúng tôi luôn biết rằng để sinh tồn thì chúng tôi luôn phải để mắt
canh chừng cho nhau. Một bà lão bước trên đường, một thiếu niên tại
trạm chờ xe buýt quên đem theo khăn choàng khi tiết trời xuống dưới âm 5
độ. Đó là lý do tại sao chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ nhau thay vì hung
hăng đối với nhau.”
Không phải ai cũng xem sự tử tế này là điều tích cực. Valpy cho rằng đây
là một ‘cơ chế tự vệ xuất phát từ mặc cảm và nhận thức rằng trang
phục của chúng tôi không phù hợp, kiểu đầu tóc của chúng tôi luôn xấu và
chúng tôi không thật sự làm được điều gì to lớn’.
Và ở đất nước của sự tử tế các vấn đề lại có cơ hội nảy sinh bởi vì ai cũng ngại đụng chạm.
Manjushree Thapa, một nhà văn mới chuyển từ Nepal đến Canada, nhớ lại
lúc ông ấy ngồi trong rạp chiếu phim khi mà màn hình mỗi lúc một mờ dần
do bóng đèn chiếu tắt từ từ. Màn hình chuyển thành đen hẳn vậy mà
không ai lên tiếng. Bực mình, bà đã thúc người bạn trai của mình đi
thông báo cho quản lý rạp và ông ấy đã miễn cưỡng làm theo. “Sự tử tế
khiến người dân ở đây câm nín,” bà nói.
Sự tử tế của người Canada có thể lây lan cho người khác.
Mỗi lần tôi đến thăm Canada hàng năm, tôi cảm thấy mình như chậm lại và nói ‘cảm ơn’ hay ‘xin vui lòng’ nhiều hơn thường lệ.
Có lẽ tôi đã đi quá xa và vượt lằn ranh từ sự tử tế sang lời nói ngọt
nhạt. Nếu thật sự như thế thì tôi chỉ có thể nói rằng, tôi xin lỗi đúng
kiểu của người Canada.
Eric Weiner
(BBC)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Canada: Xứ sở của sự tử tế
Cứ mỗi tháng Tám gia đình tôi lại bắt đầu lên đường. Và chúng tôi luôn đi về hướng bắc. Canada có lẽ không phải điểm đến lạ lẫm nhất nhưng đôi khi lạ lẫm là nói quá mức.
Cứ mỗi tháng Tám gia đình tôi lại bắt đầu lên đường. Và chúng tôi
luôn đi về hướng bắc. Canada có lẽ không phải điểm đến lạ lẫm nhất nhưng
đôi khi lạ lẫm là nói quá mức.
Canada hấp dẫn chúng tôi với sự thân thiện, thời tiết mát mẻ dễ chịu và trên hết là tràn đầy sự tử tế.
Ai cũng tử tế
Chúng tôi trải nghiệm sự tử tế của người Canada ngay khi chúng tôi đến hải quan.
Lực lượng biên phòng của Mỹ thì cộc cằn và lúc nào cũng chỉ có công
việc. Người Canada, ngược lại, không bao giờ tỏ ra là không lịch sự,
ngay cả khi họ tra hỏi chúng tôi về số chai rượu mà tôi đem vào đất nước
của họ.
Một lần, chúng tôi đã không thông báo rằng hộ chiếu của con gái chín
tuổi của tôi đã hết hạn nhưng họ vẫn cho chúng tôi qua một cách rất
lịch thiệp.
Sự tử tế của họ theo chúng tôi trên suốt hành trình: chúng tôi đã gặp
những người phục vụ, những nhân viên khách sạn và thậm chí người lạ
cũng đều tử tế.
Sự tử tế của người Canada giống như là dầu hỏa đối với Ả Rập Saudi và có khi phần còn lại của thế giới nên học hỏi phần nào.
Các nhà khoa học vẫn chưa phân tích về sự tử tế của người Canada một
cách thực tế nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng người Canada, có lẽ vì họ
không muốn làm tổn thương người khác, dùng rất nhiều những từ ngữ khách
sáo như ‘có thể’ hay ‘không tệ’. Và đây là từ ngữ mà người Canada dùng
thường xuyên nhất: ‘sorry’. Người Canada xin lỗi vì bất cứ lý do gì.
“Tôi
xin lỗi cái cây mà tôi đâm vào,” Michael Valpy, một nhà báo và là một
cây bút, thừa nhận và nói rằng những người đồng bào của ông cũng xin
lỗi vì điều tương tự.
Giao thông ở Toronto và Montreal có lẽ rất tệ nhưng ‘hầu như bạn sẽ
không bao giờ nghe một tiếng còi xe thậm chí trong những tình huống bị
kẹt xe mệt mỏi nhất”, ông Jeffrey Dvorkin, một giáo sư dạy báo chí
Canada tại Đại học Toronto, cho biết. Bóp còi xe ở Canada được xem là
hung hăng một cách không cần thiết.
Trên báo chí
Báo chí Canada đầy những câu chuyện về sự tử tế của người dân.
Chẳng hạn như tờ National Post tường thuật rằng ở Edmonton, một sinh
viên luật có tên là Derek Murray đã bật đèn pha xe hơi suốt ngày. Khi
anh ta trở lại, anh ta thấy pin xe cạn và một lời nhắn để lại trên kính
chắn gió: “Tôi thấy anh để đèn xe suốt. Có lẽ xe không đủ pin để khởi
động máy. Tôi để lại ở đây một cái sạc pin bên trong hộp cạc tông bên
cạnh hàng rào.”
Ở Ontario, một tên trộm gửi trả lại món đồ mà hắn đã trộm kèm với 50
đô la đính kèm với một bức thư xin lỗi: “Tôi không thể nói thành lời
tôi hối lỗi đến mức nào. Hãy mở rộng tấm lòng tha thứ cho kẻ lạ mặt đã
gây hại cho quý vị.”
Người Canada không phải chỉ lịch thiệp không, họ còn khiêm nhường đến
mức khó tin và không muốn được khen ngợi thậm chí cho những hành động
anh hùng.
Khi
một tay súng tấn công tòa nhà Quốc hội Canada hồi tháng 10 năm 2014,
ông Kevin Vickers, người giữ trật tự ở Quốc hội, đã phản ứng mau lẹ và
bình tĩnh bằng cách bắn kẻ tấn công bằng khẩu súng mà ông ta để ở văn
phòng làm việc của mình. Và khi Vickers được báo chí Canada tuyên
dương, họ đã ca ngợi sự khiêm nhường chứ không phải sự dũng cảm hay tài
bắn súng của ông ấy.
Điều gì đã làm cho người Canada luôn khiêm nhường và lịch thiệp như vậy?
Ông Taras Grescoe, một nhà văn ở Montreal, tin rằng nó là nhu cầu của
người Canada. “Chúng tôi có dân số ít trải rộng trên một lãnh thổ quốc
gia lớn thứ hai trên thế giới,” ông nói.
“Chúng tôi luôn biết rằng để sinh tồn thì chúng tôi luôn phải để mắt
canh chừng cho nhau. Một bà lão bước trên đường, một thiếu niên tại
trạm chờ xe buýt quên đem theo khăn choàng khi tiết trời xuống dưới âm 5
độ. Đó là lý do tại sao chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ nhau thay vì hung
hăng đối với nhau.”
Không phải ai cũng xem sự tử tế này là điều tích cực. Valpy cho rằng đây
là một ‘cơ chế tự vệ xuất phát từ mặc cảm và nhận thức rằng trang
phục của chúng tôi không phù hợp, kiểu đầu tóc của chúng tôi luôn xấu và
chúng tôi không thật sự làm được điều gì to lớn’.
Và ở đất nước của sự tử tế các vấn đề lại có cơ hội nảy sinh bởi vì ai cũng ngại đụng chạm.
Manjushree Thapa, một nhà văn mới chuyển từ Nepal đến Canada, nhớ lại
lúc ông ấy ngồi trong rạp chiếu phim khi mà màn hình mỗi lúc một mờ dần
do bóng đèn chiếu tắt từ từ. Màn hình chuyển thành đen hẳn vậy mà
không ai lên tiếng. Bực mình, bà đã thúc người bạn trai của mình đi
thông báo cho quản lý rạp và ông ấy đã miễn cưỡng làm theo. “Sự tử tế
khiến người dân ở đây câm nín,” bà nói.
Sự tử tế của người Canada có thể lây lan cho người khác.
Mỗi lần tôi đến thăm Canada hàng năm, tôi cảm thấy mình như chậm lại và nói ‘cảm ơn’ hay ‘xin vui lòng’ nhiều hơn thường lệ.
Có lẽ tôi đã đi quá xa và vượt lằn ranh từ sự tử tế sang lời nói ngọt
nhạt. Nếu thật sự như thế thì tôi chỉ có thể nói rằng, tôi xin lỗi đúng
kiểu của người Canada.
Eric Weiner
(BBC)