Kinh Đời
Cao Huy Huân - Quan khách nào mà to đến thế?
Trong khi Luật Giáo dục có quy định hẳn trong một chương nói về giáo viên trên cở sở tất cả mọi người đều phải chấp hành về phẩm chất nhà giáo; thì phía lãnh đạo địa phương lại ra chỉ thị trái lại
Mời xem Video: Sốc: Thầy giáo bất bình đốt bằng ĐH đòi BT Giáo dục Phùng Xuân Nhạ từ chức
Giáo viên không chỉ là một thành phần viên chức đặc biệt vì đặc thù
nghề nghiệp, mà còn là những hình ảnh được phụ huynh và nhiều học sinh
theo dõi, quan sát và thậm chí là học tập. Trong khi Luật Giáo dục có
quy định hẳn trong một chương nói về giáo viên trên cở sở tất cả mọi
người đều phải chấp hành về phẩm chất nhà giáo; thì phía lãnh đạo địa
phương lại ra chỉ thị trái lại với những quy định, nguyên tắc trong luật
Giáo dục ấy.
Dân chúng Việt Nam lại được một phen tranh cãi khi đầu tháng 11, một số
nữ giáo viên tham gia phục vụ lễ tân cho Liên hoan Dân ca, ví dặm Nghệ
Tĩnh, tiết lộ là sau liên hoan họ còn phải đi cùng quan khách tới một
nhà hàng ở thị xã Hồng Lĩnh ăn uống, tiếp bia rượu và hát hò.
Một tờ báo điện tử trong nước dẫn lời các giáo viên cho biết để chuẩn bị
cho Liên hoan vừa nêu được tổ chức trong tháng 8, Ủy ban nhân dân thị
xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) có văn bản thông báo việc điều động cán bộ, giáo
viên các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham
gia phục vụ lễ tân. 21 nữ giáo viên được phân công làm lễ tân phục vụ
khai mạc liên hoan, đón đoàn đại biểu các huyện, hoặc trao quà lưu niệm
lúc bế mạc.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Hổ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Hồng
Lĩnh, cho biết việc điều động các nữ giáo viên được "công khai, có chủ
trương đàng hoàng". Việc giáo viên kêu ca là "không có vấn đề gì, sợ
nhất là đến phục vụ đại biểu ăn mà lại không được ăn". Cách trả lời này
là vô trách nhiệm, mượn việc chung để thực hiện việc riêng gây phiền
toái cho giáo viên. Chính Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định
với báo chí rằng "Theo quy định của Luật Công chức, viên chức thì không
được uống rượu trong giờ hành chính. Giáo viên cũng là con người, có thể
còn có quan hệ với bạn bè, người thân, gia đình nhưng uống trong giờ
hành chính là không được. Giáo viên càng tuyệt đối không được."
Trong khi dư luận hướng búa rìu vào ban tổ chức, thì tôi lại suy ngẫm về
những quan chức tham dự chương trình. Tôi tự hỏi tại sao không thấy
nhắc gì đến các quan chức ngày hôm đó? Họ là ai và quyền lực đến mức nào
mà phải có giáo viên đi tiếp bia rượu cho họ? Và thử hỏi nếu các giáo
viên này từ chối thì sẽ ra sao? Chưa kể một năm các quan chức này đi bao
nhiêu tiệc như vậy và gây phiền toái cho bao nhiêu người khác nữa? Hàng
chục thứ xoay quanh cái văn hóa "người trên kẻ dưới".
Chuyện ở Hà Tĩnh khiến tôi nhớ đến các bộ phim Tàu về thời phong kiến
mình thường xem. Các quan đến đâu thì trống kèn đến đó, dân chúng nghỉ
lao động để tập trung chuẩn bị tiếp đón các quan. Kẻ nào làm phật lòng
các quan, thì liệu về đường sống. Phong kiến Việt Nam một thời cũng từng
trải qua như vậy. Đến nay, những tàn tích ấy dường như vẫn còn, và rất
nhiều quan chức vẫn mang dáng vấp của những kẻ cầm trong tay quyền lực
tối thượng, thứ khiến người ta phải tự o ép mình vào một khung khổ chật
hẹp, bất tiện và thiếu lành mạnh.
Phía sau những chén rượu, ly bia sẽ còn nhiều vấn đề không tránh khỏi
kích thích trí tưởng tượng của nhiều người. Nói một cách thẳng thắn,
rượu bia là con đường ngắn dẫn đến những cái bắt tay không lành mạnh,
không minh bạch; những vụ bê bối trai gái; và những xung đột tiềm ẩn có
khi dễ dàng bộc phát. Việt Nam đang tìm cách tuyên truyền giảm lượng
rượu bia tiêu thụ và xóa bỏ nạn nhậu nhẹt hành chính. Nhưng không biết
nhóm quan chức nào đã tham gia tiệc tùng chè chén sau chương trình lễ
hội sau chương trình lễ hội? Thiết nghĩ phải tìm cho ra những vị lãnh
đạo này để còn biết ngọn ngành của "chuyện lạ có thật" này. Việc dư luận
bức xúc vì chỉ đạo của xã đối với các giáo viên không giúp những quan
chức lớn tham dự chương trình thoát khỏi sự vô can.
Giáo viên không chỉ là một thành phần viên chức đặc biệt vì đặc thù nghề
nghiệp, mà còn là những hình ảnh được phụ huynh và nhiều học sinh theo
dõi, quan sát và thậm chí là học tập. Thế nhưng, trong khi Luật Giáo dục
có quy định hẳn trong một chương nói về giáo viên trên cở sở tất cả mọi
người đều phải chấp hành về phẩm chất nhà giáo; thì phía lãnh đạo địa
phương lại ra chỉ thị trái lại với những quy định, nguyên tắc trong luật
Giáo dục ấy. Trên thực tế, nếu giáo viên chấp nhận thì gặp phiền toái,
không chấp nhận thì dù về luật Giáo dục không sai nhưng lại va chạm với
chỉ lệnh của chính quyền địa phương, và qua thái độ "chuyện này là bình
thường, là vinh dự cho giáo viên" của ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thị
xã Hồng Lĩnh có thể đoán nếu không thực hiện lệnh điều động có thể gặp
nhiều rắc rối, phiền phức.
Thế nên thay vì trách móc giáo viên thiếu bản lĩnh (vì đã quá nhiều bài
học đau thương với những giáo viên cãi lệnh dù đúng luật được báo chí
phản ánh), tôi muốn nhắc lại quan điểm của mình là phải truy cho ra quan
chức nào mà to đến mức thị xã phải ra lệnh cho giáo viên đi tiếp bia
rượu; chất vấn xem các quan chức ấy sẽ nói gì và tìm các giải pháp xóa
bỏ tư tưởng quan chức phải được đón tiếp "khác thường" thì mới mong
không tái diễn tình trạng quan chức cười tươi cụng ly còn cấp dưới thì
méo mặt vì bị ức chế.
Cao Huy Huân
(Blog VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Cao Huy Huân - Quan khách nào mà to đến thế?
Trong khi Luật Giáo dục có quy định hẳn trong một chương nói về giáo viên trên cở sở tất cả mọi người đều phải chấp hành về phẩm chất nhà giáo; thì phía lãnh đạo địa phương lại ra chỉ thị trái lại
Giáo viên không chỉ là một thành phần viên chức đặc biệt vì đặc thù
nghề nghiệp, mà còn là những hình ảnh được phụ huynh và nhiều học sinh
theo dõi, quan sát và thậm chí là học tập. Trong khi Luật Giáo dục có
quy định hẳn trong một chương nói về giáo viên trên cở sở tất cả mọi
người đều phải chấp hành về phẩm chất nhà giáo; thì phía lãnh đạo địa
phương lại ra chỉ thị trái lại với những quy định, nguyên tắc trong luật
Giáo dục ấy.
Dân chúng Việt Nam lại được một phen tranh cãi khi đầu tháng 11, một số
nữ giáo viên tham gia phục vụ lễ tân cho Liên hoan Dân ca, ví dặm Nghệ
Tĩnh, tiết lộ là sau liên hoan họ còn phải đi cùng quan khách tới một
nhà hàng ở thị xã Hồng Lĩnh ăn uống, tiếp bia rượu và hát hò.
Một tờ báo điện tử trong nước dẫn lời các giáo viên cho biết để chuẩn bị
cho Liên hoan vừa nêu được tổ chức trong tháng 8, Ủy ban nhân dân thị
xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) có văn bản thông báo việc điều động cán bộ, giáo
viên các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham
gia phục vụ lễ tân. 21 nữ giáo viên được phân công làm lễ tân phục vụ
khai mạc liên hoan, đón đoàn đại biểu các huyện, hoặc trao quà lưu niệm
lúc bế mạc.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Hổ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Hồng
Lĩnh, cho biết việc điều động các nữ giáo viên được "công khai, có chủ
trương đàng hoàng". Việc giáo viên kêu ca là "không có vấn đề gì, sợ
nhất là đến phục vụ đại biểu ăn mà lại không được ăn". Cách trả lời này
là vô trách nhiệm, mượn việc chung để thực hiện việc riêng gây phiền
toái cho giáo viên. Chính Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định
với báo chí rằng "Theo quy định của Luật Công chức, viên chức thì không
được uống rượu trong giờ hành chính. Giáo viên cũng là con người, có thể
còn có quan hệ với bạn bè, người thân, gia đình nhưng uống trong giờ
hành chính là không được. Giáo viên càng tuyệt đối không được."
Trong khi dư luận hướng búa rìu vào ban tổ chức, thì tôi lại suy ngẫm về
những quan chức tham dự chương trình. Tôi tự hỏi tại sao không thấy
nhắc gì đến các quan chức ngày hôm đó? Họ là ai và quyền lực đến mức nào
mà phải có giáo viên đi tiếp bia rượu cho họ? Và thử hỏi nếu các giáo
viên này từ chối thì sẽ ra sao? Chưa kể một năm các quan chức này đi bao
nhiêu tiệc như vậy và gây phiền toái cho bao nhiêu người khác nữa? Hàng
chục thứ xoay quanh cái văn hóa "người trên kẻ dưới".
Chuyện ở Hà Tĩnh khiến tôi nhớ đến các bộ phim Tàu về thời phong kiến
mình thường xem. Các quan đến đâu thì trống kèn đến đó, dân chúng nghỉ
lao động để tập trung chuẩn bị tiếp đón các quan. Kẻ nào làm phật lòng
các quan, thì liệu về đường sống. Phong kiến Việt Nam một thời cũng từng
trải qua như vậy. Đến nay, những tàn tích ấy dường như vẫn còn, và rất
nhiều quan chức vẫn mang dáng vấp của những kẻ cầm trong tay quyền lực
tối thượng, thứ khiến người ta phải tự o ép mình vào một khung khổ chật
hẹp, bất tiện và thiếu lành mạnh.
Phía sau những chén rượu, ly bia sẽ còn nhiều vấn đề không tránh khỏi
kích thích trí tưởng tượng của nhiều người. Nói một cách thẳng thắn,
rượu bia là con đường ngắn dẫn đến những cái bắt tay không lành mạnh,
không minh bạch; những vụ bê bối trai gái; và những xung đột tiềm ẩn có
khi dễ dàng bộc phát. Việt Nam đang tìm cách tuyên truyền giảm lượng
rượu bia tiêu thụ và xóa bỏ nạn nhậu nhẹt hành chính. Nhưng không biết
nhóm quan chức nào đã tham gia tiệc tùng chè chén sau chương trình lễ
hội sau chương trình lễ hội? Thiết nghĩ phải tìm cho ra những vị lãnh
đạo này để còn biết ngọn ngành của "chuyện lạ có thật" này. Việc dư luận
bức xúc vì chỉ đạo của xã đối với các giáo viên không giúp những quan
chức lớn tham dự chương trình thoát khỏi sự vô can.
Giáo viên không chỉ là một thành phần viên chức đặc biệt vì đặc thù nghề
nghiệp, mà còn là những hình ảnh được phụ huynh và nhiều học sinh theo
dõi, quan sát và thậm chí là học tập. Thế nhưng, trong khi Luật Giáo dục
có quy định hẳn trong một chương nói về giáo viên trên cở sở tất cả mọi
người đều phải chấp hành về phẩm chất nhà giáo; thì phía lãnh đạo địa
phương lại ra chỉ thị trái lại với những quy định, nguyên tắc trong luật
Giáo dục ấy. Trên thực tế, nếu giáo viên chấp nhận thì gặp phiền toái,
không chấp nhận thì dù về luật Giáo dục không sai nhưng lại va chạm với
chỉ lệnh của chính quyền địa phương, và qua thái độ "chuyện này là bình
thường, là vinh dự cho giáo viên" của ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thị
xã Hồng Lĩnh có thể đoán nếu không thực hiện lệnh điều động có thể gặp
nhiều rắc rối, phiền phức.
Thế nên thay vì trách móc giáo viên thiếu bản lĩnh (vì đã quá nhiều bài
học đau thương với những giáo viên cãi lệnh dù đúng luật được báo chí
phản ánh), tôi muốn nhắc lại quan điểm của mình là phải truy cho ra quan
chức nào mà to đến mức thị xã phải ra lệnh cho giáo viên đi tiếp bia
rượu; chất vấn xem các quan chức ấy sẽ nói gì và tìm các giải pháp xóa
bỏ tư tưởng quan chức phải được đón tiếp "khác thường" thì mới mong
không tái diễn tình trạng quan chức cười tươi cụng ly còn cấp dưới thì
méo mặt vì bị ức chế.
Cao Huy Huân
(Blog VOA)