Kinh Đời

Cầu Long Biên sống mãi với Hà Nội thân yêu! - Gocomay

Nhiều ý kiến phân tích khá thuyết phục, cho rằng: ‘Cứu’ cầu Long Biên: Giữ không được, dịch không xong. Như cách làm ăn cẩu thả vô trách nhiệm, gây thất thoát như hiện

20140219102822-20140215-trinh3phuongan1

Mấy hôm nay dư luận trong nước bàn tán nhiều xung quanh các phương án tu bổ sửa chữa, làm mới cầu Long Biên ở Hà Nội. Không chỉ giới kiến trúc sư, các chuyên gia cầu đường, nhà khoa học. Mà báo lên giới cũng nhảy lên “chém gió” ào ào. Nào là Cầu Long Biên: Bảo tồn sống hay chết? Cầu Long Biên có “đáng” để bảo tồn? Bởi muốn bảo tồn sẽ tiêu tốn tới 9.000 tỷ và 3 phương án ‘cứu’ cầu Long Biên. Mà chắc gì đã ổn. Vì cả “3 phương án của Bộ GTVT đều làm mất giá trị cầu Long biên”.

Nhiều ý kiến phân tích khá thuyết phục, cho rằng: ‘Cứu’ cầu Long Biên: Giữ không được, dịch không xong. Như cách làm ăn cẩu thả vô trách nhiệm, gây thất thoát như hiện tại thì chỉ tổ làm cho 36 phố phường ‘băng bó’ đến biến dạng thôi. Muốn ‘nâng cấp’ cầu Long Biên, phải tôn trọng lịch sử!

8-dia-diem-chup-anh-dep-o-Ha-Noi_18Khốn thay, dù Tuyệt đẹp cây cầu bắc qua 3 thế kỷ, dù Long Biên – cây cầu của tình yêu và trăn trở, văn hóa thời cận hiện đại của thủ đô ngàn năm văn hiến sẽ đi về đâu? Nếu Hà Nội không còn cầu Long Biên…. Khi một sáng nào đó, người Hà Nội thức dậy không thấy cầu Long Biên?… như người Paris không thấy tháp Eiffel in bóng trên bầu trời hay người Bắc Kinh không còn thấy Thiên An Môn trên quảng trường. Nhà Kiến trúc sư giàu tâm huyết với Hà Nội – Trần Huy Ánh đã bày tỏ như thế.

Theo ông, nếu chỉ là một công trình giao thông bình thường thì việc xây dựng lại cũng cần xem xét trong tổng thể phát triển đường sắt, đường thủy không chỉ nội đô mà phải xét cả yêu cầu liên kết với các tỉnh. Còn cầu Long Biên, khi đã là một là di tích lịch sử văn hóa cần được bảo vệ thì cả 3 phương án Bộ GTVT đưa ra mới đây xem chừng đều chưa thỏa đáng.

Bởi không thể bứng cây cầu ra khỏi địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học để “làm đồ giả cổ”, như phương án 1. Hay “làm cầu mới theo mẫu cũ”, như phương án 2. Hoặc đem “cấy phép cầu mới vào cầu cũ, đặt  tại vị trí cũ” theo phương án 3! Nó sẽ làm thay đổi cả về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí… so với nguyên bản.

14-e73e8Theo ông Ánh, muốn ký ức không gian không bị xóa trắng, hiện tại và qúa khứ không bị đứt toang… Cầu Long Biên mới phải có kết cấu hiện đại, là một hiện vật khổng lồ trong bộ sưu tập lịch sử mà vẫn đáp ứng các kịch bản phát triển giao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy.trở thành cây cầu kết nối quá khứ và tương lai.

Là con dân của Hà Nội, tôi cũng có chút kỷ niệm đẹp về cây cầu. Dù không phải kiến trúc sư, không phải nhà nghiên cứu lịch sử hay kỹ sư cầu đường…

Nay xin chép lại đây một bài viết cũ của tôi. Song tinh thần vẫn mới!  Kể về nghề mọn của tôi và vài hồi ức đáng nhớ bên cây cầu lịch sử. Chẳng có ý gì ngoài sự chia xẻ với con dân đất Việt yêu thủ đô ngàn năm văn hiến. Mong sao giữ cho được Cầu Long Biên sống mãi với Hà Nội thân yêu!

Gocomay

__ 

Dòng sông không chảy

Posted on 06/05/2009 05:24 pm by gocomay

Thân tng anh ch em nhóm làm phim tài liu:

“Hà Ni có cu Long Biên

Cùng các bn tr yêu đin nh c nước !

*   *   *

Sông không chảy là ao tù nước đọng. Nghệ thuật không sáng tạo và xa rời cuộc sống thì cũng nước đọng ao tù !

“ Tôi khóc những chân trời không có người bay

  Lại khóc những người bay không có chân trời

  Trần Dần.

w88MM19sVOuXdb5Wvh_pZg

Câu chuyện đã 15 năm trôi qua, nhưng tinh thần của nó vẫn còn mới, như dòng sông Hồng, mùa lũ về, còn đỏ nặng phù sa, vun bồi cho những “rặng tre, bãi mía mát xanh bờ đê ”…

Đó là cái năm chúng tôi lặn lội cả tháng trời trên bến sông Hồng quanh cây cầu bắc qua dòng sông Cái cũ kỹ ấy để làm nên bộ phim “Hà Nội có cầu Long Biên”.

Nhóm chúng tôi có sáu thành viên, được cơ quan chỉ định để tham gia một khoá tu nghiệp ngắn hạn do các nhà điện ảnh Pháp hướng dẫn từ giữa tháng 5 tới cuối tháng 6 năm 1992. Sau một tuần trau dồi lý thuyết, phần thực hành chúng tôi được giao nhiệm vụ phải đi thực tế và trình đề cương cho các thầy (chuyên gia Pháp) trong vòng một tuần. Tôi với anh Vũ Trụ bàn nhau, mỗi người độc lập xây dựng một đề cương, nếu khi xét duyệt đề cương của ai được chọn thì người đó sẽ là tác giả (đạo diễn) chính của phim. Sau đó, mặc dù dự thảo đề cương phim “Chiếc cầu Biên giới” (cầu Cốc Lếu – Lao Cai) của anh Trụ được thầy phụ trách Robert Kramer rất tâm đắc và ủng hộ (kể cả phải chi phí thêm tiền túi cá nhân như thầy từng nói), nhưng vì không khả thi nên đề cương số hai của tôi mới được triển khai. Không được các thầy mặn mà ngay từ lúc khởi đầu, bản thân tôi cũng kém vui. Nhưng nếu không hoàn thiện được đề cương để đưa vào sản xuất thì nhóm chúng tôi bị cúp tiêu chuẩn phim và máy quay. Và đương nhiên nhóm sẽ bị giải tán, sung công đi theo điếu đóm cho các nhóm khác. Nên vì màu cờ sắc áo của cả một hãng phim danh tiếng mà chúng tôi đã gắn bó với nhau để hoàn thành cho kỳ đuợc một tác phẩm riêng của nhóm mình.

Để thuyết phục đuợc ông thầy phụ trách người Pháp gốc Mỹ rất nhạy cảm và đầy bản lĩnh này, quả thật không dễ. Vì là phim do mình chủ trì, tôi đã phải phục quanh cầu hàng tuần để chọn cảnh, chụp ảnh những pha tắc cầu, lân la tới những xóm chài, những cánh đồng bãi nổi, những phiên chợ chớp nhoáng đầu cầu và cả cơ man những mảnh đời lao động cực nhọc gắn bó một cách tự nhiên với cây cầu qua nhiều thăng trầm của thời gian. Quả thật công sức của tôi đã không uổng. Nhóm chuyên gia Pháp đã chấp nhận thông qua đề cương của tôi, sau khi nhìn thấy những bức ảnh vô cùng sinh động trong bao còn nóng ấm mà tôi vừa mang từ tiệm ảnh về. Mỗi nguời một việc, chúng tôi bắt tay ngay vào giai đoạn quay. Tôi với anh Trụ thay phiên nhau phỏng vấn các nhân vật. Chị Liên thu âm, khớp tiếng. Anh Thước và anh Khanh quay phim.

Với chiếc máy quay đồng bộ nặng như vậy mà nhiều khi anh Khanh lại phải đảm trách vai trò của một chủ nhiệm phim, thường phải đi giao dịch và chuẩn bị, nên cô Mai dựng phim còn phải kiêm thêm nhiệm vụ phụ quay nữa. Nhìn nhà quay phim Nguyễn Thước vóc dáng mảnh dẻ ôm ghì chiếc máy quay phim nhựa 35 mm nặng trong những pha di chuyển trên cầu cao bạt gió, trên tàu hoả hay trên những chiếc thuyền nan ngay bên dòng nước xiết, nhiều lúc tôi cũng cảm thấy thót tim.

Cho đến khi mọi việc trôi chảy với những mẻ phim nháp ban đầu ra lò với chất luợng hình ảnh khá tốt, cả nhóm mới thở phào nhẹ nhõm.

Kinh phí để làm một bộ phim nhựa hai cuốn đó là do Bộ Ngoại Giao Pháp tài trợ nhưng chủ yếu là việc chi trả thù lao cho bốn thành viên của hãng phim “Les d`ICI filmes” của Pháp cùng các chi phí về phim nhựa, máy quay, máy thu thanh đồng bộ … Còn lại chỉ một khoản rất khiêm tốn cho việc di chuyển cũng như làm hậu kỳ.

Để tiết kiệm kinh phí, chúng tôi không dám sử dụng ô tô mà hàng ngày thuê hai chiếc xích lô, dùng chuyên chở máy móc phương tiện di chuyển tại hiện trường. Được cái các nhà làm phim danh tiếng của Pháp nhưng cũng rất “Tây ba lô” nên cứ “cơm đuờng cháo chợ ” cùng chúng tôi như người trong một nhà.

Cái qúi nhất mà chúng tôi học tập được ở các ông thầy Pháp chính là sự chỉnh chu, nghiêm túc trong công việc nhưng trong sinh hoạt đời thường lại rất dung dị, khoan hoà. Chính nhờ những đức tính qúi báu ấy mà mỗi tác phẩm của họ đều có sức thuyết phục bởi tính chuyên nghiệp và tính nhân văn rất cao.

Khác xa với lối làm phim mang nặng tính giáo huấn, mô phỏng sáo rỗng với chuỗi hình ảnh khô cứng để minh hoạ cho một chủ đề định sẵn với lời thuyết minh ra rả nhằm ép nguời xem phim phải chấp nhận mọi chủ ý của tác giả. Chúng tôi đã đuợc tiếp cận một cách làm mới. Người làm phim không tư duy hộ, không áp đặt chủ quan. Mà để người xem phim mọi tầng lớp đều động não, đều có thể và có quyền được tham gia vào quá trình nhận thức cuộc sống tuỳ theo kinh nghiệm và khả năng của mỗi cá nhân. Phần sáng tạo của nguời nghệ sỹ chính là việc phát hiện được vấn đề mới lạ. Rồi sử dụng thành thạo ngôn ngữ điện ảnh để tái tạo hiện thực trên phim ra sao nhằm hấp dẫn được công chúng.

Trở lại với bộ phim của chúng tôi “Hà Nội có cầu Long Biên” ! Chả có lời bình, chả có nhạc. Nhân vật là nhóm làm phim chúng tôi cứ lân la trò chuyện thân mật cởi mở với những con người hàng ngày sinh sống hay hiện diện bên cầu. Như ông già đánh cá có độ tuổi ngang ngửa với cây cầu, 92 tuổi, mà mắt còn tinh, tai còn thính, tay chân còn khá hoạt bát để tự nuôi thân mà không cần sống nhờ vả trợ cấp xã hội hay của bất cứ ai. Vợ chồng ông thật như nhân chứng sống chứng kiến biết bao thăng trầm biến loạn của cây cầu. Như hai cụ về hưu đã mấy chục năm sáng sớm vẫn leo lên cầu tập thể dục dưỡng sinh. Cả anh lái tàu hoả, đã 20 năm, ngày nào chả qua lại làm bạn với cây cầu già. Tới các tổ bảo dưỡng thuộc Liên Hiệp Đường Sắt số 1, đã thường xuyên chăm nom tu bổ và sửa chữa trên cầu. Những toán nam nữ học sinh cấp 3 luôn lấy bãi cát giữa sông ngay sát chân cầu làm nơi tụ hội vui chơi sau những tiết học căng thẳng hay sau những mùa thi cử lu bù. Ngoài ra còn rất nhiều bà con nông dân xã Ngọc Thụy, Gia Lâm, cả cuộc đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” trên những cánh đồng màu thênh thang ngoài bãi giữa sông. Những người dân nông nhàn đào phù sa bồi lắng lòng sông kiếm sắt vụn bán phế liệu làm kế sinh nhai. Lại còn những cháu gái bán nước trà đầu cầu …

Dù đậm nét như ông già đánh cá, như hai chị em sinh đôi bán quán nước. Hay thoáng qua như đám trẻ nhỏ sinh ra từ xóm chài, lênh đênh nay đây mai đó trên thuyền chài. Những bà bán gia cầm, bán rau quả phiên chợ sớm đầu cầu. Những bà buôn thúng bán mẹt “liều mình như chẳng có” vẫn quen chạy ngược đuờng ray lo bám, nhảy cho kịp chuyến tàu chợ. Những người đóng than, thồ than tổ ong sang Hà Nội bán rong. Như các em chưa đến tuổi vị thành niên, chầu chực bên dốc cầu để phụ đủn những xe thồ nặng leo lên chặng dốc, kiếm vài ngàn tiền thù lao giúp thêm bố mẹ nghèo lo bữa ăn hàng ngày. Tất cả chẳng cần ai sắp đặt, đã tự nhiên sống gắn bó thân quen hoà thuận với cây cầu và luôn mong cầu Long Biên sớm được tu sửa cho đẹp và trường tồn mãi với thời gian…

Hà Nội có cầu Long Biên

Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng

Tàu xe đi lại thong dong

Bộ hành tấp nập gánh gồng ngược xuôi

… … …

C_xSi6v18JP5hcS_ctOfGA

Những câu thơ, ca hay đồng dao thân thương ấy đã bay vào những trang sách tuổi thơ của thế hệ chúng tôi không biết tự bao giờ. Khi lớn lên, ra Thủ Đô sinh sống, chúng tôi mới có dịp được nhìn tận mắt. Được sờ tận tay. Được đạp bàn chân quê mùa lên những tấm sàn ván phẳng phiu hay nham nhở lát trên mặt cầu … mới thấy cái cây cầu Long Biên trong mộng, trong sách vở của tuổi thơ tôi là không hoàn toàn như ý.

* * *

Năm ngoái, sau mười bốn năm xa quê, tôi có dịp được hít thở trở lại cái bầu không khí thân thương quen thuộc, khi có dịp đi lại qua cầu. Long Biên vẫn cũ kỹ, cho dù nay đã cấm hẳn ô tô nhưng thi thoảng vẫn ách tắc. Người em họ, cũng là đồng nghiệp cũ của tôi an ủi tôi rằng Pháp đã đề suất một dự án khả thi để xây mới một cầu Long Biên hiện đại ngay bên cạnh cây cầu cũ nhưng khâu qui hoạch tổng thể và giải toả mặt bằng xem ra còn nhiều vướng mắc nên không biết khi nào cây cầu mơ ước, đẹp tựa dải đăng ten sang trọng này của Thủ Đô ngàn năm văn hiến mới trở thành hiện thực?

Gặp lại vài anh chị em trong nhóm làm phim cũ cũng quá mừng. Nhắc lại những kỷ niệm hồi đó ai mà không nhớ. Trong lúc trà dư tửu hậu anh em hứa là sẽ sao lại cho tôi một đĩa DVD, mang sang bên đó mà làm kỷ niệm. Tưởng đó chỉ là lời của ruợu bia. Không ngờ trước thềm năm mới 2007 vừa rồi tôi nhận được món qùa mà bạn bè đã gửi tặng. Bật máy xem lại, thật xúc động vì không phải chỉ có cây cầu Long Biên mà cả một thời xa vắng đã trở lại. Như thấy mình có lỗi. Đã sớm hạ vũ khí. Đã đầu hàng … trong khi đất nước đang cần rất nhiều những “…. Cầu Long Biên” như thế để đi lên.

uic_jFLTh_X8u1UVZbKTCA

Đắn đo mãi, hôm nay, sau gần 15 năm bộ phim “Hà Nội có cầu Long Biên” chào đời tôi mới quyết định làm lại vài cái bảng chữ tên phim trên đĩa DVD mà bạn tôi đã gửi tặng. Nhớ lại, hồi đó, sao mấy cái bảng chữ tít của phim lại nhem nhuốc thế ? Chả là chúng tôi đã không còn một xu để thuê hoạ sỹ cũng như bộ phận quay kỹ sảo nữa. Nên đành tự viết lấy lên bìa Các-tôn những dòng chữ như thế. Rồi dùng máy quay bình thường đặt lên chân bình thường để cho người xem biết phim của mình cũng có một cái tên.

Tên của nó là: “Hà Nội có cầu Long Biên”!

Tất cả mọi người trong cuộc đều biết chuyện này nhưng vẫn “mần thinh”. Nay tôi mạnh dạn phi lộ như thế. Và với tấm lòng thành xin được “đơm lại cúc” cái áo mà chúng tôi đã kỳ công làm ra nó mà chưa sắm được vài cái nút cài như ý. Hơn thế, trước khi những bảng chữ cuối phim kết thúc, tôi đúp thêm một chút tiếng động của dòng sông người đang ì ạch trườn, bò… qua cầu và lặp lại cái câu hỏi hồn nhiên của cháu gái bán quán nước:

Chú ơi ! … bao giờ thì sửa cầu ?

Công việc vừa hoàn tất thì sực nhớ ra, đây chỉ là chiếc đĩa sao, rẻ tiền. Nên chả có một thay đổi tích cực nào nào tới nguyên bản hiện đang còn nằm ở kho lưu trữ phim của quốc gia! Thôi cũng đành coi đó như một kỷ niệm vậy.

Ngày 2 tháng 3 năm 2007

Gocomay

http://gocomay.wordpress.com/2014/02/21/819-cau-long-bien-song-mai-voi-ha-noi-than-yeu/


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cầu Long Biên sống mãi với Hà Nội thân yêu! - Gocomay

Nhiều ý kiến phân tích khá thuyết phục, cho rằng: ‘Cứu’ cầu Long Biên: Giữ không được, dịch không xong. Như cách làm ăn cẩu thả vô trách nhiệm, gây thất thoát như hiện

20140219102822-20140215-trinh3phuongan1

Mấy hôm nay dư luận trong nước bàn tán nhiều xung quanh các phương án tu bổ sửa chữa, làm mới cầu Long Biên ở Hà Nội. Không chỉ giới kiến trúc sư, các chuyên gia cầu đường, nhà khoa học. Mà báo lên giới cũng nhảy lên “chém gió” ào ào. Nào là Cầu Long Biên: Bảo tồn sống hay chết? Cầu Long Biên có “đáng” để bảo tồn? Bởi muốn bảo tồn sẽ tiêu tốn tới 9.000 tỷ và 3 phương án ‘cứu’ cầu Long Biên. Mà chắc gì đã ổn. Vì cả “3 phương án của Bộ GTVT đều làm mất giá trị cầu Long biên”.

Nhiều ý kiến phân tích khá thuyết phục, cho rằng: ‘Cứu’ cầu Long Biên: Giữ không được, dịch không xong. Như cách làm ăn cẩu thả vô trách nhiệm, gây thất thoát như hiện tại thì chỉ tổ làm cho 36 phố phường ‘băng bó’ đến biến dạng thôi. Muốn ‘nâng cấp’ cầu Long Biên, phải tôn trọng lịch sử!

8-dia-diem-chup-anh-dep-o-Ha-Noi_18Khốn thay, dù Tuyệt đẹp cây cầu bắc qua 3 thế kỷ, dù Long Biên – cây cầu của tình yêu và trăn trở, văn hóa thời cận hiện đại của thủ đô ngàn năm văn hiến sẽ đi về đâu? Nếu Hà Nội không còn cầu Long Biên…. Khi một sáng nào đó, người Hà Nội thức dậy không thấy cầu Long Biên?… như người Paris không thấy tháp Eiffel in bóng trên bầu trời hay người Bắc Kinh không còn thấy Thiên An Môn trên quảng trường. Nhà Kiến trúc sư giàu tâm huyết với Hà Nội – Trần Huy Ánh đã bày tỏ như thế.

Theo ông, nếu chỉ là một công trình giao thông bình thường thì việc xây dựng lại cũng cần xem xét trong tổng thể phát triển đường sắt, đường thủy không chỉ nội đô mà phải xét cả yêu cầu liên kết với các tỉnh. Còn cầu Long Biên, khi đã là một là di tích lịch sử văn hóa cần được bảo vệ thì cả 3 phương án Bộ GTVT đưa ra mới đây xem chừng đều chưa thỏa đáng.

Bởi không thể bứng cây cầu ra khỏi địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học để “làm đồ giả cổ”, như phương án 1. Hay “làm cầu mới theo mẫu cũ”, như phương án 2. Hoặc đem “cấy phép cầu mới vào cầu cũ, đặt  tại vị trí cũ” theo phương án 3! Nó sẽ làm thay đổi cả về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí… so với nguyên bản.

14-e73e8Theo ông Ánh, muốn ký ức không gian không bị xóa trắng, hiện tại và qúa khứ không bị đứt toang… Cầu Long Biên mới phải có kết cấu hiện đại, là một hiện vật khổng lồ trong bộ sưu tập lịch sử mà vẫn đáp ứng các kịch bản phát triển giao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy.trở thành cây cầu kết nối quá khứ và tương lai.

Là con dân của Hà Nội, tôi cũng có chút kỷ niệm đẹp về cây cầu. Dù không phải kiến trúc sư, không phải nhà nghiên cứu lịch sử hay kỹ sư cầu đường…

Nay xin chép lại đây một bài viết cũ của tôi. Song tinh thần vẫn mới!  Kể về nghề mọn của tôi và vài hồi ức đáng nhớ bên cây cầu lịch sử. Chẳng có ý gì ngoài sự chia xẻ với con dân đất Việt yêu thủ đô ngàn năm văn hiến. Mong sao giữ cho được Cầu Long Biên sống mãi với Hà Nội thân yêu!

Gocomay

__ 

Dòng sông không chảy

Posted on 06/05/2009 05:24 pm by gocomay

Thân tng anh ch em nhóm làm phim tài liu:

“Hà Ni có cu Long Biên

Cùng các bn tr yêu đin nh c nước !

*   *   *

Sông không chảy là ao tù nước đọng. Nghệ thuật không sáng tạo và xa rời cuộc sống thì cũng nước đọng ao tù !

“ Tôi khóc những chân trời không có người bay

  Lại khóc những người bay không có chân trời

  Trần Dần.

w88MM19sVOuXdb5Wvh_pZg

Câu chuyện đã 15 năm trôi qua, nhưng tinh thần của nó vẫn còn mới, như dòng sông Hồng, mùa lũ về, còn đỏ nặng phù sa, vun bồi cho những “rặng tre, bãi mía mát xanh bờ đê ”…

Đó là cái năm chúng tôi lặn lội cả tháng trời trên bến sông Hồng quanh cây cầu bắc qua dòng sông Cái cũ kỹ ấy để làm nên bộ phim “Hà Nội có cầu Long Biên”.

Nhóm chúng tôi có sáu thành viên, được cơ quan chỉ định để tham gia một khoá tu nghiệp ngắn hạn do các nhà điện ảnh Pháp hướng dẫn từ giữa tháng 5 tới cuối tháng 6 năm 1992. Sau một tuần trau dồi lý thuyết, phần thực hành chúng tôi được giao nhiệm vụ phải đi thực tế và trình đề cương cho các thầy (chuyên gia Pháp) trong vòng một tuần. Tôi với anh Vũ Trụ bàn nhau, mỗi người độc lập xây dựng một đề cương, nếu khi xét duyệt đề cương của ai được chọn thì người đó sẽ là tác giả (đạo diễn) chính của phim. Sau đó, mặc dù dự thảo đề cương phim “Chiếc cầu Biên giới” (cầu Cốc Lếu – Lao Cai) của anh Trụ được thầy phụ trách Robert Kramer rất tâm đắc và ủng hộ (kể cả phải chi phí thêm tiền túi cá nhân như thầy từng nói), nhưng vì không khả thi nên đề cương số hai của tôi mới được triển khai. Không được các thầy mặn mà ngay từ lúc khởi đầu, bản thân tôi cũng kém vui. Nhưng nếu không hoàn thiện được đề cương để đưa vào sản xuất thì nhóm chúng tôi bị cúp tiêu chuẩn phim và máy quay. Và đương nhiên nhóm sẽ bị giải tán, sung công đi theo điếu đóm cho các nhóm khác. Nên vì màu cờ sắc áo của cả một hãng phim danh tiếng mà chúng tôi đã gắn bó với nhau để hoàn thành cho kỳ đuợc một tác phẩm riêng của nhóm mình.

Để thuyết phục đuợc ông thầy phụ trách người Pháp gốc Mỹ rất nhạy cảm và đầy bản lĩnh này, quả thật không dễ. Vì là phim do mình chủ trì, tôi đã phải phục quanh cầu hàng tuần để chọn cảnh, chụp ảnh những pha tắc cầu, lân la tới những xóm chài, những cánh đồng bãi nổi, những phiên chợ chớp nhoáng đầu cầu và cả cơ man những mảnh đời lao động cực nhọc gắn bó một cách tự nhiên với cây cầu qua nhiều thăng trầm của thời gian. Quả thật công sức của tôi đã không uổng. Nhóm chuyên gia Pháp đã chấp nhận thông qua đề cương của tôi, sau khi nhìn thấy những bức ảnh vô cùng sinh động trong bao còn nóng ấm mà tôi vừa mang từ tiệm ảnh về. Mỗi nguời một việc, chúng tôi bắt tay ngay vào giai đoạn quay. Tôi với anh Trụ thay phiên nhau phỏng vấn các nhân vật. Chị Liên thu âm, khớp tiếng. Anh Thước và anh Khanh quay phim.

Với chiếc máy quay đồng bộ nặng như vậy mà nhiều khi anh Khanh lại phải đảm trách vai trò của một chủ nhiệm phim, thường phải đi giao dịch và chuẩn bị, nên cô Mai dựng phim còn phải kiêm thêm nhiệm vụ phụ quay nữa. Nhìn nhà quay phim Nguyễn Thước vóc dáng mảnh dẻ ôm ghì chiếc máy quay phim nhựa 35 mm nặng trong những pha di chuyển trên cầu cao bạt gió, trên tàu hoả hay trên những chiếc thuyền nan ngay bên dòng nước xiết, nhiều lúc tôi cũng cảm thấy thót tim.

Cho đến khi mọi việc trôi chảy với những mẻ phim nháp ban đầu ra lò với chất luợng hình ảnh khá tốt, cả nhóm mới thở phào nhẹ nhõm.

Kinh phí để làm một bộ phim nhựa hai cuốn đó là do Bộ Ngoại Giao Pháp tài trợ nhưng chủ yếu là việc chi trả thù lao cho bốn thành viên của hãng phim “Les d`ICI filmes” của Pháp cùng các chi phí về phim nhựa, máy quay, máy thu thanh đồng bộ … Còn lại chỉ một khoản rất khiêm tốn cho việc di chuyển cũng như làm hậu kỳ.

Để tiết kiệm kinh phí, chúng tôi không dám sử dụng ô tô mà hàng ngày thuê hai chiếc xích lô, dùng chuyên chở máy móc phương tiện di chuyển tại hiện trường. Được cái các nhà làm phim danh tiếng của Pháp nhưng cũng rất “Tây ba lô” nên cứ “cơm đuờng cháo chợ ” cùng chúng tôi như người trong một nhà.

Cái qúi nhất mà chúng tôi học tập được ở các ông thầy Pháp chính là sự chỉnh chu, nghiêm túc trong công việc nhưng trong sinh hoạt đời thường lại rất dung dị, khoan hoà. Chính nhờ những đức tính qúi báu ấy mà mỗi tác phẩm của họ đều có sức thuyết phục bởi tính chuyên nghiệp và tính nhân văn rất cao.

Khác xa với lối làm phim mang nặng tính giáo huấn, mô phỏng sáo rỗng với chuỗi hình ảnh khô cứng để minh hoạ cho một chủ đề định sẵn với lời thuyết minh ra rả nhằm ép nguời xem phim phải chấp nhận mọi chủ ý của tác giả. Chúng tôi đã đuợc tiếp cận một cách làm mới. Người làm phim không tư duy hộ, không áp đặt chủ quan. Mà để người xem phim mọi tầng lớp đều động não, đều có thể và có quyền được tham gia vào quá trình nhận thức cuộc sống tuỳ theo kinh nghiệm và khả năng của mỗi cá nhân. Phần sáng tạo của nguời nghệ sỹ chính là việc phát hiện được vấn đề mới lạ. Rồi sử dụng thành thạo ngôn ngữ điện ảnh để tái tạo hiện thực trên phim ra sao nhằm hấp dẫn được công chúng.

Trở lại với bộ phim của chúng tôi “Hà Nội có cầu Long Biên” ! Chả có lời bình, chả có nhạc. Nhân vật là nhóm làm phim chúng tôi cứ lân la trò chuyện thân mật cởi mở với những con người hàng ngày sinh sống hay hiện diện bên cầu. Như ông già đánh cá có độ tuổi ngang ngửa với cây cầu, 92 tuổi, mà mắt còn tinh, tai còn thính, tay chân còn khá hoạt bát để tự nuôi thân mà không cần sống nhờ vả trợ cấp xã hội hay của bất cứ ai. Vợ chồng ông thật như nhân chứng sống chứng kiến biết bao thăng trầm biến loạn của cây cầu. Như hai cụ về hưu đã mấy chục năm sáng sớm vẫn leo lên cầu tập thể dục dưỡng sinh. Cả anh lái tàu hoả, đã 20 năm, ngày nào chả qua lại làm bạn với cây cầu già. Tới các tổ bảo dưỡng thuộc Liên Hiệp Đường Sắt số 1, đã thường xuyên chăm nom tu bổ và sửa chữa trên cầu. Những toán nam nữ học sinh cấp 3 luôn lấy bãi cát giữa sông ngay sát chân cầu làm nơi tụ hội vui chơi sau những tiết học căng thẳng hay sau những mùa thi cử lu bù. Ngoài ra còn rất nhiều bà con nông dân xã Ngọc Thụy, Gia Lâm, cả cuộc đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” trên những cánh đồng màu thênh thang ngoài bãi giữa sông. Những người dân nông nhàn đào phù sa bồi lắng lòng sông kiếm sắt vụn bán phế liệu làm kế sinh nhai. Lại còn những cháu gái bán nước trà đầu cầu …

Dù đậm nét như ông già đánh cá, như hai chị em sinh đôi bán quán nước. Hay thoáng qua như đám trẻ nhỏ sinh ra từ xóm chài, lênh đênh nay đây mai đó trên thuyền chài. Những bà bán gia cầm, bán rau quả phiên chợ sớm đầu cầu. Những bà buôn thúng bán mẹt “liều mình như chẳng có” vẫn quen chạy ngược đuờng ray lo bám, nhảy cho kịp chuyến tàu chợ. Những người đóng than, thồ than tổ ong sang Hà Nội bán rong. Như các em chưa đến tuổi vị thành niên, chầu chực bên dốc cầu để phụ đủn những xe thồ nặng leo lên chặng dốc, kiếm vài ngàn tiền thù lao giúp thêm bố mẹ nghèo lo bữa ăn hàng ngày. Tất cả chẳng cần ai sắp đặt, đã tự nhiên sống gắn bó thân quen hoà thuận với cây cầu và luôn mong cầu Long Biên sớm được tu sửa cho đẹp và trường tồn mãi với thời gian…

Hà Nội có cầu Long Biên

Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng

Tàu xe đi lại thong dong

Bộ hành tấp nập gánh gồng ngược xuôi

… … …

C_xSi6v18JP5hcS_ctOfGA

Những câu thơ, ca hay đồng dao thân thương ấy đã bay vào những trang sách tuổi thơ của thế hệ chúng tôi không biết tự bao giờ. Khi lớn lên, ra Thủ Đô sinh sống, chúng tôi mới có dịp được nhìn tận mắt. Được sờ tận tay. Được đạp bàn chân quê mùa lên những tấm sàn ván phẳng phiu hay nham nhở lát trên mặt cầu … mới thấy cái cây cầu Long Biên trong mộng, trong sách vở của tuổi thơ tôi là không hoàn toàn như ý.

* * *

Năm ngoái, sau mười bốn năm xa quê, tôi có dịp được hít thở trở lại cái bầu không khí thân thương quen thuộc, khi có dịp đi lại qua cầu. Long Biên vẫn cũ kỹ, cho dù nay đã cấm hẳn ô tô nhưng thi thoảng vẫn ách tắc. Người em họ, cũng là đồng nghiệp cũ của tôi an ủi tôi rằng Pháp đã đề suất một dự án khả thi để xây mới một cầu Long Biên hiện đại ngay bên cạnh cây cầu cũ nhưng khâu qui hoạch tổng thể và giải toả mặt bằng xem ra còn nhiều vướng mắc nên không biết khi nào cây cầu mơ ước, đẹp tựa dải đăng ten sang trọng này của Thủ Đô ngàn năm văn hiến mới trở thành hiện thực?

Gặp lại vài anh chị em trong nhóm làm phim cũ cũng quá mừng. Nhắc lại những kỷ niệm hồi đó ai mà không nhớ. Trong lúc trà dư tửu hậu anh em hứa là sẽ sao lại cho tôi một đĩa DVD, mang sang bên đó mà làm kỷ niệm. Tưởng đó chỉ là lời của ruợu bia. Không ngờ trước thềm năm mới 2007 vừa rồi tôi nhận được món qùa mà bạn bè đã gửi tặng. Bật máy xem lại, thật xúc động vì không phải chỉ có cây cầu Long Biên mà cả một thời xa vắng đã trở lại. Như thấy mình có lỗi. Đã sớm hạ vũ khí. Đã đầu hàng … trong khi đất nước đang cần rất nhiều những “…. Cầu Long Biên” như thế để đi lên.

uic_jFLTh_X8u1UVZbKTCA

Đắn đo mãi, hôm nay, sau gần 15 năm bộ phim “Hà Nội có cầu Long Biên” chào đời tôi mới quyết định làm lại vài cái bảng chữ tên phim trên đĩa DVD mà bạn tôi đã gửi tặng. Nhớ lại, hồi đó, sao mấy cái bảng chữ tít của phim lại nhem nhuốc thế ? Chả là chúng tôi đã không còn một xu để thuê hoạ sỹ cũng như bộ phận quay kỹ sảo nữa. Nên đành tự viết lấy lên bìa Các-tôn những dòng chữ như thế. Rồi dùng máy quay bình thường đặt lên chân bình thường để cho người xem biết phim của mình cũng có một cái tên.

Tên của nó là: “Hà Nội có cầu Long Biên”!

Tất cả mọi người trong cuộc đều biết chuyện này nhưng vẫn “mần thinh”. Nay tôi mạnh dạn phi lộ như thế. Và với tấm lòng thành xin được “đơm lại cúc” cái áo mà chúng tôi đã kỳ công làm ra nó mà chưa sắm được vài cái nút cài như ý. Hơn thế, trước khi những bảng chữ cuối phim kết thúc, tôi đúp thêm một chút tiếng động của dòng sông người đang ì ạch trườn, bò… qua cầu và lặp lại cái câu hỏi hồn nhiên của cháu gái bán quán nước:

Chú ơi ! … bao giờ thì sửa cầu ?

Công việc vừa hoàn tất thì sực nhớ ra, đây chỉ là chiếc đĩa sao, rẻ tiền. Nên chả có một thay đổi tích cực nào nào tới nguyên bản hiện đang còn nằm ở kho lưu trữ phim của quốc gia! Thôi cũng đành coi đó như một kỷ niệm vậy.

Ngày 2 tháng 3 năm 2007

Gocomay

http://gocomay.wordpress.com/2014/02/21/819-cau-long-bien-song-mai-voi-ha-noi-than-yeu/


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm