Kinh Đời
Câu chuyện nhà vệ sinh
Mỗi buổi đi học về, con bé thường chạy như tên bắn vào toilet. Ði học hơn tháng nay nhưng con bé vẫn chưa thể thích nghi với cái nhà vệ sinh trường. Thói quen “nhẫn nhịn” bắt đầu được hình thành, rồi dần dà không dám uống nước, không ăn đồ lạ. Tui hay trêu bé: “Cứ uống đủ nước đi con, rồi mình thủ sẵn trong cặp vài cái bỉm siêu thấm”.
Cái nhà vệ sinh trường – theo lời con bé thì dẫu bịt 2 lớp khẩu trang chui vào đó vẫn có mùi xộc thẳng vào mũi, lớp nào gần khu vệ sinh thì “thôi rồi”. Toilet bị tắc nghẽn thường xuyên, thùng nước to tướng bên cạnh đã mọc rêu. Phía trên tường là lời thỉnh cầu của nhà trường, nét chữ xiêu vẹo “không vứt giấy vào bồn cầu, vui lòng vứt vào sọt rác”. Chắc nhà trường sợ bị tắc đây mà?
Với cái nhà vệ sinh như vậy, thử hỏi mỗi cơn “buồn” do nhu cầu của các bé tính sao đây? Có khi nào vì những cơn “nhẫn nhịn” mà chữ nghĩa các bé không thể tròn trịa. Có khi nào bé bị lây nhiễm bệnh từ cái nhà vệ sinh? Có thể lắm chứ. Ắt hẳn cái nhà vệ sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Tui ngày xưa cũng không dám đến gần khu vệ sinh trường. Thời của tui chỉ có cái toilet 2 ngăn nhưng ngổn ngang giấy vệ sinh và những thứ rất rõ hình thù… Nhưng tui có cách khác, thường thì sẽ tìm gốc tre, bụi chuối, khu vực nào kín kín một tí và tha hồ “bay bổng”. Trong thế giới riêng của mình, thấy có tiếng gió vi vu thổi, tiếng chim hót líu lo, tiếng trống trường rộn rã… và một cảm giác thật tuyệt khi xong việc và bước vào lớp.
Ngẫm nghĩ lại, thời đi học của tui và con cách nhau đã hơn 30 năm nhưng vẫn có chung nỗi sợ nhà vệ sinh trường. Sao người ta cứ mải miết tăng giảm chương trình học, cải cách giáo dục mà quên mất cải cách cái nhà vệ sinh trường?
Theo Facebooker Nguyễn Thị Thái Lai
Chơi với em và
trông em giúp mẹ…
Theo Facebooker Bùi Thị Nhung
Đã ăn được và Đ. ăn được
Hơn 4 tháng, sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Hôm qua, 20 tháng 9, Bộ Tài Môi, Y tế và Nông nghiệp thông báo:
- Cá tầng trên: Ăn được!
Bao gồm các loài đang sống, chiến đấu, lao động, học tập và rất vui tung tăng hớn hở ở tầng trên như: cá ngừ, cá thu, cá nục, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm…
- Cá tầng dưới: Ð. ăn được!
Bao gồm các loại sống chui rúc, ẩn nấp nơi tăm tối, thiếu ánh sáng nghị quyết soi rọi như: Ghẹ, tôm, tôm tích, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá…
Cảm ơn bộ Tài Môi, bộ Y tế và các bộ đã ngâm kíu vất vả và thông báo nhanh chóng, kịp thời đến mọi tầng lớp nhân dân (vì với lãnh đạo các cấp, do nhìn mặt nhau thấy ghét nên các nhà thông báo “đéo thông báo cho chúng mày biết đâu” nên mấy tháng nay, tại các bãi biển miền Trung đang ô nhiễm, người ta thấy các quan chức vài bộ ngành vẫn tắm táp, ăn cá cả 2 tầng rất chi là hồn nhiên, đéo sợ ung thơ ung thiếc chi cả.
Chào cả nhà, Trung Dũng Kqđ đi miền Trung xơi cá tầng trên đây.
Tiếng nhơ còn mãi
Ðó là câu “Bác Mao bác ở đâu xa/ bác Hồ ta đó chính là bác Mao” (sai một chút so với nguyên văn “Bác Mao nào ở đâu xa. Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”). Người cầm biểu ngữ là ông Trương Dũng, một nhà hoạt động xã hội tích cực ở Hà Nội. Sáng 13/9, một mình ông đã thực hiện một cuộc biểu tình “ủng hộ” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc qua thăm Bắc Kinh và một cuộc biểu tình phản đối chính phủ cứu trợ nạn nhân Formosa ở các tỉnh miền Trung bằng gạo mốc.
Chế Lan Viên khi viết mấy câu này, chắc ông không tưởng tượng nổi có ngày người Việt dùng thơ ông để giễu nhại, để bày tỏ lòng khinh ghét lãnh đạo đất nước Trung Hoa cộng sản, nhân việc ông Thủ tướng Việt Nam sang thăm “bên kia biên giới” (Tố Hữu: Bên ni biên giới là mình/ Bên kia biên giới cũng tình quê hương).
Vậy mới thấy làm văn chương mà đem tài năng ra giũa gọt để ca tụng cái sức mạnh nhất thời hòng kiếm chút vinh hoa, mai sau khi thời cuộc đổi thay, tiếng nhơ còn mãi.
Theo Facebooker Nguyễn Ðình Bổn
Bác Hồ được tạp chí TIME phong tặng là người cộng sản hôn nhiều nhất.
Theo Facebooker Ann Do
Hay là các nhà quản lý có ý đồ sâu xa là muốn biến các đô thị của Việt Nam trở thành 63 thành phố Venice để thu hút du khách quốc tế?
Theo Facebooker Nguyễn Thiện
( Báo Trẻ )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Câu chuyện nhà vệ sinh
Mỗi buổi đi học về, con bé thường chạy như tên bắn vào toilet. Ði học hơn tháng nay nhưng con bé vẫn chưa thể thích nghi với cái nhà vệ sinh trường. Thói quen “nhẫn nhịn” bắt đầu được hình thành, rồi dần dà không dám uống nước, không ăn đồ lạ. Tui hay trêu bé: “Cứ uống đủ nước đi con, rồi mình thủ sẵn trong cặp vài cái bỉm siêu thấm”.
Cái nhà vệ sinh trường – theo lời con bé thì dẫu bịt 2 lớp khẩu trang chui vào đó vẫn có mùi xộc thẳng vào mũi, lớp nào gần khu vệ sinh thì “thôi rồi”. Toilet bị tắc nghẽn thường xuyên, thùng nước to tướng bên cạnh đã mọc rêu. Phía trên tường là lời thỉnh cầu của nhà trường, nét chữ xiêu vẹo “không vứt giấy vào bồn cầu, vui lòng vứt vào sọt rác”. Chắc nhà trường sợ bị tắc đây mà?
Với cái nhà vệ sinh như vậy, thử hỏi mỗi cơn “buồn” do nhu cầu của các bé tính sao đây? Có khi nào vì những cơn “nhẫn nhịn” mà chữ nghĩa các bé không thể tròn trịa. Có khi nào bé bị lây nhiễm bệnh từ cái nhà vệ sinh? Có thể lắm chứ. Ắt hẳn cái nhà vệ sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Tui ngày xưa cũng không dám đến gần khu vệ sinh trường. Thời của tui chỉ có cái toilet 2 ngăn nhưng ngổn ngang giấy vệ sinh và những thứ rất rõ hình thù… Nhưng tui có cách khác, thường thì sẽ tìm gốc tre, bụi chuối, khu vực nào kín kín một tí và tha hồ “bay bổng”. Trong thế giới riêng của mình, thấy có tiếng gió vi vu thổi, tiếng chim hót líu lo, tiếng trống trường rộn rã… và một cảm giác thật tuyệt khi xong việc và bước vào lớp.
Ngẫm nghĩ lại, thời đi học của tui và con cách nhau đã hơn 30 năm nhưng vẫn có chung nỗi sợ nhà vệ sinh trường. Sao người ta cứ mải miết tăng giảm chương trình học, cải cách giáo dục mà quên mất cải cách cái nhà vệ sinh trường?
Theo Facebooker Nguyễn Thị Thái Lai
Chơi với em và
trông em giúp mẹ…
Theo Facebooker Bùi Thị Nhung
Đã ăn được và Đ. ăn được
Hơn 4 tháng, sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Hôm qua, 20 tháng 9, Bộ Tài Môi, Y tế và Nông nghiệp thông báo:
- Cá tầng trên: Ăn được!
Bao gồm các loài đang sống, chiến đấu, lao động, học tập và rất vui tung tăng hớn hở ở tầng trên như: cá ngừ, cá thu, cá nục, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm…
- Cá tầng dưới: Ð. ăn được!
Bao gồm các loại sống chui rúc, ẩn nấp nơi tăm tối, thiếu ánh sáng nghị quyết soi rọi như: Ghẹ, tôm, tôm tích, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá…
Cảm ơn bộ Tài Môi, bộ Y tế và các bộ đã ngâm kíu vất vả và thông báo nhanh chóng, kịp thời đến mọi tầng lớp nhân dân (vì với lãnh đạo các cấp, do nhìn mặt nhau thấy ghét nên các nhà thông báo “đéo thông báo cho chúng mày biết đâu” nên mấy tháng nay, tại các bãi biển miền Trung đang ô nhiễm, người ta thấy các quan chức vài bộ ngành vẫn tắm táp, ăn cá cả 2 tầng rất chi là hồn nhiên, đéo sợ ung thơ ung thiếc chi cả.
Chào cả nhà, Trung Dũng Kqđ đi miền Trung xơi cá tầng trên đây.
Tiếng nhơ còn mãi
Ðó là câu “Bác Mao bác ở đâu xa/ bác Hồ ta đó chính là bác Mao” (sai một chút so với nguyên văn “Bác Mao nào ở đâu xa. Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”). Người cầm biểu ngữ là ông Trương Dũng, một nhà hoạt động xã hội tích cực ở Hà Nội. Sáng 13/9, một mình ông đã thực hiện một cuộc biểu tình “ủng hộ” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc qua thăm Bắc Kinh và một cuộc biểu tình phản đối chính phủ cứu trợ nạn nhân Formosa ở các tỉnh miền Trung bằng gạo mốc.
Chế Lan Viên khi viết mấy câu này, chắc ông không tưởng tượng nổi có ngày người Việt dùng thơ ông để giễu nhại, để bày tỏ lòng khinh ghét lãnh đạo đất nước Trung Hoa cộng sản, nhân việc ông Thủ tướng Việt Nam sang thăm “bên kia biên giới” (Tố Hữu: Bên ni biên giới là mình/ Bên kia biên giới cũng tình quê hương).
Vậy mới thấy làm văn chương mà đem tài năng ra giũa gọt để ca tụng cái sức mạnh nhất thời hòng kiếm chút vinh hoa, mai sau khi thời cuộc đổi thay, tiếng nhơ còn mãi.
Theo Facebooker Nguyễn Ðình Bổn
Bác Hồ được tạp chí TIME phong tặng là người cộng sản hôn nhiều nhất.
Theo Facebooker Ann Do
Hay là các nhà quản lý có ý đồ sâu xa là muốn biến các đô thị của Việt Nam trở thành 63 thành phố Venice để thu hút du khách quốc tế?
Theo Facebooker Nguyễn Thiện
( Báo Trẻ )