Kinh Đời

Câu chuyện nước Mỹ: Một giờ nghe Madeleine Albright

Từng là đại sứ Mỹ tại UN, bà đọc thông viết thạo tiếng Anh, Pháp, Nga, và Tiệp, đọc và nói rất khá tiếng Ba Lan và Nam Tư (Serbia và Croatia). Bà tới WB nói chuyện về chủ đề Statecraft – nghệ thuật dẫn dắt quốc gia.


Madeleine Albright. Ảnh: HM (từ màn hình xem web)

Madeleine Albright. Ảnh: HM

Trên thế giới có vài bà đầm thép, Thatcher, cựu thủ tướng Anh,  Albright, cựu ngoại trưởng Mỹ và Merkel, hiện là thủ tướng Đức.

Hôm 19-2-2014, bà Madeleine Albright, gốc Tiệp, ngoại trưởng (1997-2001) nữ đầu tiên của Hoa Kỳ thời Clinton, đến nói chuyện tại WB. Hiện nay, bà là giáo sư Đại học Georgetown, giảng dạy về quan hệ quốc tế.

Từng là đại sứ Mỹ tại UN, bà đọc thông viết thạo tiếng Anh, Pháp, Nga, và Tiệp, đọc và nói rất khá tiếng Ba Lan và Nam Tư (Serbia và Croatia). Bà tới WB nói chuyện về chủ đề Statecraft – nghệ thuật dẫn dắt quốc gia.

Có lẽ không gì hay bằng nghe những câu chuyện liên quan đến thời làm Ngoại trưởng, tham gia giải quyết chiến tranh Balkan (Bosnia và Herzegovina, Kosovo và Bosnia), xung đột Trung Đông và cả Châu Phi với nạn diệt chủng Ruanda.

Bà thừa nhận, cuộc chiến Nam Tư được ghép cho tên “Albright War – cuộc chiến Albright”, vì đã tham gia đàm phán nhiều bên để bắt đầu và kết thúc chiến tranh. Xem những hình ảnh diệt chủng tại Nam Tư, bà bảo, không thể không hành động, Hoa Kỳ tham chiến cùng NATO để giải quyết rốt ráo vấn đề Balkan.

Giải quyết một vấn đề khu vực nóng như Balkan, nhà ngoại giao phải biết đặt mình vào địa vị của Nam Tư, của Balkan, của NATO, và cả của Mỹ để tìm ra giải pháp. Bà coi đó là một trong những nghệ thuật dẫn dắt quốc gia trên trường quốc tế.

Nhớ một buổi sáng đến VP ở Bộ Ngoại giao, mấy trợ lý đã đợi sẵn trước cửa, biết chuyện chẳng lành,bà  hỏi sao thế. Thưa bà, chuyện đã xảy ra với sứ quán Trung Quốc ở Belgrade. Bốn quả tên lửa đã bắn đúng bốn góc của tòa nhà này, một quả không nổ, có thương vong.

Albright không thể hiểu chuyện gì đã xay ra. Đó là việc hết sức nguy hiểm, vì Nga đã tức giận, Trung Quốc nổi xung thì chả hiểu ra sao nữa.

Bên Lầu Năm Góc thông báo, họ nhầm lẫn do dùng bản đồ cũ. Dù đã giải thích với phía Trung Quốc, nhưng họ vẫn cho rằng, vụ này Hoa Kỳ cố ý tấn công. Cho đến nay họ vẫn nghĩ như thế.

Cuộc chiến Nam Tư đã giải quyết xong kể cả di chứng. Sau này thăm Kosovo, người dân đón bà như một anh hùng. Hàng ngàn bé gái được đặt tên Madeleine để nhớ về ân nhân đã cứu họ khỏi nạn diệt chủng.

Ngay trong phòng họp, một đồng nghiệp đến từ Sarajevo đã nói “Khi chiến tranh bắt đầu, tôi 12 tuổi, sống cả thời niên thiếu dưới hầm và ngày nào cũng cầu nguyện khi nào thì hết bom đạn. Chúng tôi đợi ai đó đến và giúp cho bớt đổ máu. Từ đáy lòng, tôi cảm ơn bà”. Nghe na ná như bao bạn đọc trong blog này từng trải qua chiến tranh Mỹ – Việt.

Bà kể chuyện vui khi gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-Il, (Kim Nhất Chính), đi giầy cao gót nên bà nhỉnh hơn chủ nhà cái đầu, dù Chủ tịch Triều Tiên cũng mang giầy đế cao không kém. Albirght thừa nhận, dù tóc ông ấy có vẻ thưa hơn cả tóc bà, hội trường cười rộ. Bạn đọc xem ảnh thấy bà tóc rất thưa. Người thông minh biết cười giễu cả những nhược điểm của mình.

Tuy thế, bà nhận xét, đây là một nhà lãnh đạo thông minh, biết rất nhiều. Ai nói lãnh đạo Bắc Triều tiên là ngu dốt, chứng tỏ chẳng hiểu gì về đất nước ấy. Không hiểu người Triều Tiên thì khó mà giải quyết được vấn đề của bán đảo nóng như vạc dầu.

Sinh ra ở khu Smichov – Prague của Tiệp Khắc, bố mẹ cũng là nhà ngoại giao ở Belgrade trước thế chiến 2, bà phải chạy sang Anh cùng gia đình. Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, gia đình quay về Prague, nhưng bố lại thành đại sứ Tiệp Khắc tại Nam Tư.

Gửi Madeleine đến trường ở đó, ông bố sợ con nhiễm tư tưởng cộng sản, nên đã gửi con sang Thụy Sỹ. Vì thế bà rất giỏi tiếng Pháp.

Khi Tiệp Khắc trở thành nước cộng sản sau 1948 với sự can thiệp của Liên Xô, dù được làm đại diện UN tại New York, gia đình Albright đã tìm cách ở lại Mỹ.

Albright lớn lên và trưởng thành tại nước Mỹ nên bà coi đây là tổ quốc của mình. Sau khi Tiệp Khắc lật đổ cộng sản, rất nhiều người muốn Albright về làm tổng thống Tiệp Khắc.

Madalene Albright at the Bank 19-2-2014. Ảnh: HM

Madalene Albright at the Bank 19-2-2014. Ảnh: HM

Tại hội trường có người hỏi, bà đã nói “No way, I love being an American, and I am an American – Không thể được. Tôi tự hào vì là người Mỹ và tôi là người Mỹ”.

Bà giải thích, để làm tổng thống phải sinh ra và lớn lên ở đó. Sinh trưởng ở Mỹ không thể thay cho Havel. Muốn ở vị trí cao cấp đó, bạn phải ở trong cái giầy của người Tiệp, mới có thể dẫn dắt được quốc gia. Không hiểu dân thì đừng nói chuyện lãnh đạo họ, trừ phi đó là  bạo chúa độc đoán.

Chả hiểu sao Albright lại rất mê IT nên nói khá hay. Bà cho rằng trên thế giới hiện có hai xu hướng khủng: công nghệ và toàn cầu hóa. Cả hai tưởng rằng hỗ trợ lẫn nhau nhưng trong thực tế đôi lúc lại phá nhau.

Toàn cầu hóa giúp nhân loại gần gũi nhau hơn, không còn biên giới, không còn quốc gia rõ rệt, nhưng người trong cuộc cảm thấy bị mất mình. Trong khi đó, công nghệ lại đẩy con người xa nhau. Nói chuyện với nhau từ hai phía của bán cầu qua iPhone, tưởng là đang rất gần nhau, nhưng trong thực tế, đó là sự xa cách vật lý mà con người không cảm nhận hết.

Công nghệ cũng giúp cho nhân loại “nhìn ra” người lãnh đạo của họ, bởi internet, google, facebook, blog đã bạch hóa mọi việc trên đời, từ cái chết bí ẩn, đến ngôi biệt thự xa hoa hay nhà thờ hàng trăm tỷ của bất kỳ ai.

Bà giải thích tại sao người biểu tình trên quảng trường Tahrir (Cairo) lại phản đối chính phủ “People are talking to their governments on 21st century technology, governments are listening on 20th century technology, and responding with 19th century ideas. – Dân chúng đang bàn về chính quyền bằng công nghệ thế kỷ 21, chính quyền nghe họ bằng công nghệ thế kỷ 20 và trả lời dân chúng bằng ý tưởng của thế kỷ 19”. Người nghe tán thưởng và vỗ tay ầm ầm.

Để quá khứ, dù có vinh quanh thế nào chăng nữa, gậm nhấm trong tâm và tầm của người lãnh đạo, không biết vượt lên chính mình, không chịu đi theo tiếng gọi của thời cuộc với công nghệ thay đổi chóng mặt, thì sớm hay muộn, những kẻ đó sẽ bị đào thải. Dẫn dắt quốc gia theo kiểu như thế, cách mạng mầu sẽ không tránh khỏi.

Ông Jim Young Kim, chủ tịch WB, nói vui khi giới thiệu bà lên nói chuyện. Nhận quyết định về tổ chức tài chính này, Madeleine gọi điện chúc mừng đầu tiên, hẹn ăn trưa và hứa giúp cho ông làm thế nào “tồn tại” ở Washington DC cho tới hết nhiệm kỳ.

Chả biết ông Jim Kim trụ được mấy năm. Nhưng nghe nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã 77 tuổi (Albright sinh năm 1937) nói chuyện, chẳng cần giấy tờ, các sự kiện nhớ vanh vách, giọng hóm hỉnh và lôi cuốn, hội trường chật ních hàng ngàn người “trụ” hơn một tiếng, biết được bao nhiêu điều về nghệ thuật dẫn dắt quốc gia.

HM. 27-02-2014

Cụ nào không thích đọc thì xem ảnh do lão Cua  chụp Capitol Hill về đêm

Tượng Ulysses S. Grant và hồ trước Capitol. Ảnh: HM

Tượng Ulysses S. Grant và hồ trước Capitol. Ảnh: HM

Nhà Quốc hội có sư tử canh. Ảnh: HM

Nhà Quốc hội có sư tử canh. Ảnh: HM

By Night. Ảnh: HM

By Night. Ảnh: HM

Icy Capitol Hill. Ảnh: HM

Icy Capitol Hill – phần bị mờ dưới nước là do tảng băng. Ảnh: HM

http://hieuminh.org/2014/03/02/cau-chuyen-nuoc-my-mot-gio-nghe-madeleine-albright/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Câu chuyện nước Mỹ: Một giờ nghe Madeleine Albright

Từng là đại sứ Mỹ tại UN, bà đọc thông viết thạo tiếng Anh, Pháp, Nga, và Tiệp, đọc và nói rất khá tiếng Ba Lan và Nam Tư (Serbia và Croatia). Bà tới WB nói chuyện về chủ đề Statecraft – nghệ thuật dẫn dắt quốc gia.


Madeleine Albright. Ảnh: HM (từ màn hình xem web)

Madeleine Albright. Ảnh: HM

Trên thế giới có vài bà đầm thép, Thatcher, cựu thủ tướng Anh,  Albright, cựu ngoại trưởng Mỹ và Merkel, hiện là thủ tướng Đức.

Hôm 19-2-2014, bà Madeleine Albright, gốc Tiệp, ngoại trưởng (1997-2001) nữ đầu tiên của Hoa Kỳ thời Clinton, đến nói chuyện tại WB. Hiện nay, bà là giáo sư Đại học Georgetown, giảng dạy về quan hệ quốc tế.

Từng là đại sứ Mỹ tại UN, bà đọc thông viết thạo tiếng Anh, Pháp, Nga, và Tiệp, đọc và nói rất khá tiếng Ba Lan và Nam Tư (Serbia và Croatia). Bà tới WB nói chuyện về chủ đề Statecraft – nghệ thuật dẫn dắt quốc gia.

Có lẽ không gì hay bằng nghe những câu chuyện liên quan đến thời làm Ngoại trưởng, tham gia giải quyết chiến tranh Balkan (Bosnia và Herzegovina, Kosovo và Bosnia), xung đột Trung Đông và cả Châu Phi với nạn diệt chủng Ruanda.

Bà thừa nhận, cuộc chiến Nam Tư được ghép cho tên “Albright War – cuộc chiến Albright”, vì đã tham gia đàm phán nhiều bên để bắt đầu và kết thúc chiến tranh. Xem những hình ảnh diệt chủng tại Nam Tư, bà bảo, không thể không hành động, Hoa Kỳ tham chiến cùng NATO để giải quyết rốt ráo vấn đề Balkan.

Giải quyết một vấn đề khu vực nóng như Balkan, nhà ngoại giao phải biết đặt mình vào địa vị của Nam Tư, của Balkan, của NATO, và cả của Mỹ để tìm ra giải pháp. Bà coi đó là một trong những nghệ thuật dẫn dắt quốc gia trên trường quốc tế.

Nhớ một buổi sáng đến VP ở Bộ Ngoại giao, mấy trợ lý đã đợi sẵn trước cửa, biết chuyện chẳng lành,bà  hỏi sao thế. Thưa bà, chuyện đã xảy ra với sứ quán Trung Quốc ở Belgrade. Bốn quả tên lửa đã bắn đúng bốn góc của tòa nhà này, một quả không nổ, có thương vong.

Albright không thể hiểu chuyện gì đã xay ra. Đó là việc hết sức nguy hiểm, vì Nga đã tức giận, Trung Quốc nổi xung thì chả hiểu ra sao nữa.

Bên Lầu Năm Góc thông báo, họ nhầm lẫn do dùng bản đồ cũ. Dù đã giải thích với phía Trung Quốc, nhưng họ vẫn cho rằng, vụ này Hoa Kỳ cố ý tấn công. Cho đến nay họ vẫn nghĩ như thế.

Cuộc chiến Nam Tư đã giải quyết xong kể cả di chứng. Sau này thăm Kosovo, người dân đón bà như một anh hùng. Hàng ngàn bé gái được đặt tên Madeleine để nhớ về ân nhân đã cứu họ khỏi nạn diệt chủng.

Ngay trong phòng họp, một đồng nghiệp đến từ Sarajevo đã nói “Khi chiến tranh bắt đầu, tôi 12 tuổi, sống cả thời niên thiếu dưới hầm và ngày nào cũng cầu nguyện khi nào thì hết bom đạn. Chúng tôi đợi ai đó đến và giúp cho bớt đổ máu. Từ đáy lòng, tôi cảm ơn bà”. Nghe na ná như bao bạn đọc trong blog này từng trải qua chiến tranh Mỹ – Việt.

Bà kể chuyện vui khi gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-Il, (Kim Nhất Chính), đi giầy cao gót nên bà nhỉnh hơn chủ nhà cái đầu, dù Chủ tịch Triều Tiên cũng mang giầy đế cao không kém. Albirght thừa nhận, dù tóc ông ấy có vẻ thưa hơn cả tóc bà, hội trường cười rộ. Bạn đọc xem ảnh thấy bà tóc rất thưa. Người thông minh biết cười giễu cả những nhược điểm của mình.

Tuy thế, bà nhận xét, đây là một nhà lãnh đạo thông minh, biết rất nhiều. Ai nói lãnh đạo Bắc Triều tiên là ngu dốt, chứng tỏ chẳng hiểu gì về đất nước ấy. Không hiểu người Triều Tiên thì khó mà giải quyết được vấn đề của bán đảo nóng như vạc dầu.

Sinh ra ở khu Smichov – Prague của Tiệp Khắc, bố mẹ cũng là nhà ngoại giao ở Belgrade trước thế chiến 2, bà phải chạy sang Anh cùng gia đình. Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, gia đình quay về Prague, nhưng bố lại thành đại sứ Tiệp Khắc tại Nam Tư.

Gửi Madeleine đến trường ở đó, ông bố sợ con nhiễm tư tưởng cộng sản, nên đã gửi con sang Thụy Sỹ. Vì thế bà rất giỏi tiếng Pháp.

Khi Tiệp Khắc trở thành nước cộng sản sau 1948 với sự can thiệp của Liên Xô, dù được làm đại diện UN tại New York, gia đình Albright đã tìm cách ở lại Mỹ.

Albright lớn lên và trưởng thành tại nước Mỹ nên bà coi đây là tổ quốc của mình. Sau khi Tiệp Khắc lật đổ cộng sản, rất nhiều người muốn Albright về làm tổng thống Tiệp Khắc.

Madalene Albright at the Bank 19-2-2014. Ảnh: HM

Madalene Albright at the Bank 19-2-2014. Ảnh: HM

Tại hội trường có người hỏi, bà đã nói “No way, I love being an American, and I am an American – Không thể được. Tôi tự hào vì là người Mỹ và tôi là người Mỹ”.

Bà giải thích, để làm tổng thống phải sinh ra và lớn lên ở đó. Sinh trưởng ở Mỹ không thể thay cho Havel. Muốn ở vị trí cao cấp đó, bạn phải ở trong cái giầy của người Tiệp, mới có thể dẫn dắt được quốc gia. Không hiểu dân thì đừng nói chuyện lãnh đạo họ, trừ phi đó là  bạo chúa độc đoán.

Chả hiểu sao Albright lại rất mê IT nên nói khá hay. Bà cho rằng trên thế giới hiện có hai xu hướng khủng: công nghệ và toàn cầu hóa. Cả hai tưởng rằng hỗ trợ lẫn nhau nhưng trong thực tế đôi lúc lại phá nhau.

Toàn cầu hóa giúp nhân loại gần gũi nhau hơn, không còn biên giới, không còn quốc gia rõ rệt, nhưng người trong cuộc cảm thấy bị mất mình. Trong khi đó, công nghệ lại đẩy con người xa nhau. Nói chuyện với nhau từ hai phía của bán cầu qua iPhone, tưởng là đang rất gần nhau, nhưng trong thực tế, đó là sự xa cách vật lý mà con người không cảm nhận hết.

Công nghệ cũng giúp cho nhân loại “nhìn ra” người lãnh đạo của họ, bởi internet, google, facebook, blog đã bạch hóa mọi việc trên đời, từ cái chết bí ẩn, đến ngôi biệt thự xa hoa hay nhà thờ hàng trăm tỷ của bất kỳ ai.

Bà giải thích tại sao người biểu tình trên quảng trường Tahrir (Cairo) lại phản đối chính phủ “People are talking to their governments on 21st century technology, governments are listening on 20th century technology, and responding with 19th century ideas. – Dân chúng đang bàn về chính quyền bằng công nghệ thế kỷ 21, chính quyền nghe họ bằng công nghệ thế kỷ 20 và trả lời dân chúng bằng ý tưởng của thế kỷ 19”. Người nghe tán thưởng và vỗ tay ầm ầm.

Để quá khứ, dù có vinh quanh thế nào chăng nữa, gậm nhấm trong tâm và tầm của người lãnh đạo, không biết vượt lên chính mình, không chịu đi theo tiếng gọi của thời cuộc với công nghệ thay đổi chóng mặt, thì sớm hay muộn, những kẻ đó sẽ bị đào thải. Dẫn dắt quốc gia theo kiểu như thế, cách mạng mầu sẽ không tránh khỏi.

Ông Jim Young Kim, chủ tịch WB, nói vui khi giới thiệu bà lên nói chuyện. Nhận quyết định về tổ chức tài chính này, Madeleine gọi điện chúc mừng đầu tiên, hẹn ăn trưa và hứa giúp cho ông làm thế nào “tồn tại” ở Washington DC cho tới hết nhiệm kỳ.

Chả biết ông Jim Kim trụ được mấy năm. Nhưng nghe nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã 77 tuổi (Albright sinh năm 1937) nói chuyện, chẳng cần giấy tờ, các sự kiện nhớ vanh vách, giọng hóm hỉnh và lôi cuốn, hội trường chật ních hàng ngàn người “trụ” hơn một tiếng, biết được bao nhiêu điều về nghệ thuật dẫn dắt quốc gia.

HM. 27-02-2014

Cụ nào không thích đọc thì xem ảnh do lão Cua  chụp Capitol Hill về đêm

Tượng Ulysses S. Grant và hồ trước Capitol. Ảnh: HM

Tượng Ulysses S. Grant và hồ trước Capitol. Ảnh: HM

Nhà Quốc hội có sư tử canh. Ảnh: HM

Nhà Quốc hội có sư tử canh. Ảnh: HM

By Night. Ảnh: HM

By Night. Ảnh: HM

Icy Capitol Hill. Ảnh: HM

Icy Capitol Hill – phần bị mờ dưới nước là do tảng băng. Ảnh: HM

http://hieuminh.org/2014/03/02/cau-chuyen-nuoc-my-mot-gio-nghe-madeleine-albright/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm