Văn Học & Nghệ Thuật

Câu chuyện phía sau ca khúc 'Bến xuân' của nhạc sĩ Văn Cao-Khuê Tú

Bến xuân là một trong những sáng tác nổi tiếng của cố nhạc sĩ Văn Cao, đồng thời cũng là ca khúc về mùa xuân được nhiều người yêu thích.

 "Bến xuân" là ca khúc được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác để dành tặng một thiếu nữ Hải Phòng mà ông từng thầm yêu trộm nhớ nhưng không thể tiến tới hôn nhân.

 

Bến xuân là một trong những sáng tác nổi tiếng của cố nhạc sĩ Văn Cao, đồng thời cũng là ca khúc về mùa xuân được nhiều người yêu thích.

Giai điệu nhẹ nhành, tình tự cùng ca từ lãng mạn, giàu chất tự sự, khiến bài hát dù đã ra đời được tròn 75 năm vẫn được nhiều ca sĩ lựa chọn để thể hiện.

Văn Cao viết Bến xuân trước khi gặp Phạm Duy

Trước đây, nhiều người nghĩ rằng Bến xuân là ca khúc do nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Phạm Duy đồng sáng tác. Trong bài viết giới thiệu ở từ điển mở Wikipedia cũng có nội dung: "Bến xuân là tên một ca khúc hợp soạn của nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Phạm Duy vào năm 1942”.

Tuy nhiên, họa sĩ Văn Thao, con trai cả của nhạc sĩ Văn Cao, đồng thời cũng là người nắm giữ nhiều tư liệu nhất về tác giả Tiến quân ca khẳng định cha ông sáng tác ca khúc này trước khi gặp người bạn Phạm Duy.

“Năm 1944, Phạm Duy theo gánh hát Đức Huy, một gánh hát cải lương đi từ trong Nam ra Bắc. Ông gây ấn tượng trên sân khấu bởi phong cách thư sinh với áo sơ mi trắng, vừa ngồi gảy đàn vừa hát" – họa sĩ Văn Thao mở đầu cuộc trò chuyện.

Cau chuyen phia sau ca khuc 'Ben xuan' cua nhac si Van Cao hinh anh 1
Họa sĩ Văn Thao thắp hương trên bàn thờ cố nhạc sĩ Văn Cao.Ảnh: Đào Tuấn

Một lần gánh hát Đức Huy đến Hải Phòng biểu diễn và Phạm Duy gây ấn tượng khi vừa chơi guitar, vừa hát bài Buồn tàn thu của Văn Cao. Phạm Duy không hề biết rằng, lúc đó Văn Cao cũng đang sống ở Hải Phòng.

Bạn bè của Văn Cao là Trần Liễn, Doãn Tòng đi xem hát về kể lại ngay với tác giả Suối mơ: “Có một tay ca sĩ trẻ hát bài Buồn tàn thu của mày rất hay”. Văn Cao khá nhạc nhiên và quyết định đi nghe Phạm Duy hát.

Sau đêm hôm đó, một người bạn đã dẫn Phạm Duy đến nhà Văn Cao ở góc bến Bính, Hải Phòng. Và tình bạn của hai người bắt đầu từ đó. Phạm Duy lưu lại xứ hoa phượng đỏ một thời gian và có nhiều dịp trao đổi về âm nhạc với tác giảBuồn tàn thu.

Văn Cao khuyên Phạm Duy nên đi vào nghiệp sáng tác, chứ không chỉ là một ca sĩ du ca. Phạm Duy đồng ý và quyết tâm trở thành một nhạc sĩ. Những nốt nhạc đầu tiên do Phạm Duy có sự góp ý, trao đổi của người bạn Văn Cao.

Từ khi bắt đầu tình bạn, rất nhiều bài hát do mình sáng tác, Văn Cao đã đưa cho Phạm Duy thể hiện như Suối mơ, Trương Chi, Thiên thai và đặc biệt là Bến xuân. 

“Hai người rất thân nhau. Sau này, khi sáng tác, Phạm Duy có nhiều bài ảnh hưởng bởi phong cách viết của Văn Cao. Điều này chính Phạm Duy cũng công nhận. Do vậy, nhiều người nhầm tưởng Bến xuân sáng tác của cả hai người nhưng kỳ thực không phải”, họa sĩ Văn Thao giải thích.

Bóng hồng là một người đẹp Hải Phòng

Vậy Bến xuân ra đời như thế nào?

Đây là ca khúc được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác để dành tặng một thiếu nữ mà ông từng thầm yêu trộm nhớ. Đó là một người đẹp Hải Phòng, con của một nhà thầu giàu có, rất yêu âm nhạc và có giọng hát hay. Nàng cảm mến những sáng tác của Văn Cao, đồng thời cũng dành cho tác giả một tình cảm đặc biệt.

Họa sĩ Văn Thao cho biết nhưng trớ trêu thay, hai người bạn thân của Văn Cao thời điểm đó là ca sĩ Kim Tiêu và nhạc sĩ Vũ Quý đều đem lòng yêu cô gái này. Vì Văn Cao có tính cách nhút nhát nên hai người bạn kia không hay biết chuyện của Văn Cao và cô gái. Họ thậm chí còn nhờ Văn Cao sáng tác để dành tặng cô gái đẹp nhiều bài thơ.

Không lâu sau, một trong hai người bạn của nhạc sĩ Văn Cao ngỏ ý muốn tiến tới quan hệ hôn nhân với người con gái đẹp xứ Hải Phòng. Người con gái, vì muốn biết tình cảm thực sự của Văn Cao đã trốn gia đình tìm đến nhà tác giả để tìm câu trả lời.

Nhưng lúc cô gái đến, Văn Cao vẫn còn đang mặc quần đùi, áo may ô, ngồi bơm nước. Thấy người đẹp thì lúng túng, xấu hổ, vội vàng đi lấy quần áo dài mặc. Nhưng cuộc gặp gỡ hôm đó cũng chỉ diễn ra trong im lặng. Cô gái chờ đợi một lời hẹn từ nam nhạc sĩ nhưng đáp lại chỉ là ánh mắt rụt rè.

“Bên cạnh sự nhút nhát. Lúc đó gia đình ông bà nội đang nghèo, bố tôi lại chưa có điều kiện kinh tế để lấy vợ, lại là đến với con gái một nhà giàu có nên có thể ông sợ” – con trai trưởng nhạc sĩ Văn Cao tiết lộ.

Cau chuyen phia sau ca khuc 'Ben xuan' cua nhac si Van Cao hinh anh 2
Họa sĩ Văn Thao là người nắm giữ nhiều tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao.

Cuộc tình không có kết quả, bao nhiêu cảm xúc dồn nén trong lòng, Văn Cao đã viết Bến xuânvới câu hát nổi tiếng “Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước, em đến thăm một lần”. Bến xuân được hiểu là bến Bính (Hải Phòng) vào mùa xuân. Sau này câu hát “em đến tôi một lần” được anh em tếu táo thay đổi là “Oanh đến thăm một lần”, Oanh là tên của người con gái đó.

Như vậy, bài Bến xuân được Văn Cao sáng tác cho riêng một cuộc tình không thành của mình. Sau này, ca khúc được đổi tên thành Đàn chim Việt vì những lý do khác nhau.

Nhạc sĩ Phạm Duy, người bạn tri âm tri kỷ của Văn Cao rất thích ca khúc này. Ông đã mang nó đi biểu diễn trên sân khấu khắp cả nước. Điều đặc biệt là Phạm Duy cũng biết mối tình đó và ông đã thêm một số lời vào đoạn 2 trong ca khúc của bạn.

Bến xuân được nhiều ca sĩ nổi tiếng thể hiện như Thái Thanh, Khánh Ly, Cao Minh, Ánh Tuyết và gần đây là Quang Dũng.



Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Câu chuyện phía sau ca khúc 'Bến xuân' của nhạc sĩ Văn Cao-Khuê Tú

Bến xuân là một trong những sáng tác nổi tiếng của cố nhạc sĩ Văn Cao, đồng thời cũng là ca khúc về mùa xuân được nhiều người yêu thích.

 "Bến xuân" là ca khúc được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác để dành tặng một thiếu nữ Hải Phòng mà ông từng thầm yêu trộm nhớ nhưng không thể tiến tới hôn nhân.

 

Bến xuân là một trong những sáng tác nổi tiếng của cố nhạc sĩ Văn Cao, đồng thời cũng là ca khúc về mùa xuân được nhiều người yêu thích.

Giai điệu nhẹ nhành, tình tự cùng ca từ lãng mạn, giàu chất tự sự, khiến bài hát dù đã ra đời được tròn 75 năm vẫn được nhiều ca sĩ lựa chọn để thể hiện.

Văn Cao viết Bến xuân trước khi gặp Phạm Duy

Trước đây, nhiều người nghĩ rằng Bến xuân là ca khúc do nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Phạm Duy đồng sáng tác. Trong bài viết giới thiệu ở từ điển mở Wikipedia cũng có nội dung: "Bến xuân là tên một ca khúc hợp soạn của nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Phạm Duy vào năm 1942”.

Tuy nhiên, họa sĩ Văn Thao, con trai cả của nhạc sĩ Văn Cao, đồng thời cũng là người nắm giữ nhiều tư liệu nhất về tác giả Tiến quân ca khẳng định cha ông sáng tác ca khúc này trước khi gặp người bạn Phạm Duy.

“Năm 1944, Phạm Duy theo gánh hát Đức Huy, một gánh hát cải lương đi từ trong Nam ra Bắc. Ông gây ấn tượng trên sân khấu bởi phong cách thư sinh với áo sơ mi trắng, vừa ngồi gảy đàn vừa hát" – họa sĩ Văn Thao mở đầu cuộc trò chuyện.

Cau chuyen phia sau ca khuc 'Ben xuan' cua nhac si Van Cao hinh anh 1
Họa sĩ Văn Thao thắp hương trên bàn thờ cố nhạc sĩ Văn Cao.Ảnh: Đào Tuấn

Một lần gánh hát Đức Huy đến Hải Phòng biểu diễn và Phạm Duy gây ấn tượng khi vừa chơi guitar, vừa hát bài Buồn tàn thu của Văn Cao. Phạm Duy không hề biết rằng, lúc đó Văn Cao cũng đang sống ở Hải Phòng.

Bạn bè của Văn Cao là Trần Liễn, Doãn Tòng đi xem hát về kể lại ngay với tác giả Suối mơ: “Có một tay ca sĩ trẻ hát bài Buồn tàn thu của mày rất hay”. Văn Cao khá nhạc nhiên và quyết định đi nghe Phạm Duy hát.

Sau đêm hôm đó, một người bạn đã dẫn Phạm Duy đến nhà Văn Cao ở góc bến Bính, Hải Phòng. Và tình bạn của hai người bắt đầu từ đó. Phạm Duy lưu lại xứ hoa phượng đỏ một thời gian và có nhiều dịp trao đổi về âm nhạc với tác giảBuồn tàn thu.

Văn Cao khuyên Phạm Duy nên đi vào nghiệp sáng tác, chứ không chỉ là một ca sĩ du ca. Phạm Duy đồng ý và quyết tâm trở thành một nhạc sĩ. Những nốt nhạc đầu tiên do Phạm Duy có sự góp ý, trao đổi của người bạn Văn Cao.

Từ khi bắt đầu tình bạn, rất nhiều bài hát do mình sáng tác, Văn Cao đã đưa cho Phạm Duy thể hiện như Suối mơ, Trương Chi, Thiên thai và đặc biệt là Bến xuân. 

“Hai người rất thân nhau. Sau này, khi sáng tác, Phạm Duy có nhiều bài ảnh hưởng bởi phong cách viết của Văn Cao. Điều này chính Phạm Duy cũng công nhận. Do vậy, nhiều người nhầm tưởng Bến xuân sáng tác của cả hai người nhưng kỳ thực không phải”, họa sĩ Văn Thao giải thích.

Bóng hồng là một người đẹp Hải Phòng

Vậy Bến xuân ra đời như thế nào?

Đây là ca khúc được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác để dành tặng một thiếu nữ mà ông từng thầm yêu trộm nhớ. Đó là một người đẹp Hải Phòng, con của một nhà thầu giàu có, rất yêu âm nhạc và có giọng hát hay. Nàng cảm mến những sáng tác của Văn Cao, đồng thời cũng dành cho tác giả một tình cảm đặc biệt.

Họa sĩ Văn Thao cho biết nhưng trớ trêu thay, hai người bạn thân của Văn Cao thời điểm đó là ca sĩ Kim Tiêu và nhạc sĩ Vũ Quý đều đem lòng yêu cô gái này. Vì Văn Cao có tính cách nhút nhát nên hai người bạn kia không hay biết chuyện của Văn Cao và cô gái. Họ thậm chí còn nhờ Văn Cao sáng tác để dành tặng cô gái đẹp nhiều bài thơ.

Không lâu sau, một trong hai người bạn của nhạc sĩ Văn Cao ngỏ ý muốn tiến tới quan hệ hôn nhân với người con gái đẹp xứ Hải Phòng. Người con gái, vì muốn biết tình cảm thực sự của Văn Cao đã trốn gia đình tìm đến nhà tác giả để tìm câu trả lời.

Nhưng lúc cô gái đến, Văn Cao vẫn còn đang mặc quần đùi, áo may ô, ngồi bơm nước. Thấy người đẹp thì lúng túng, xấu hổ, vội vàng đi lấy quần áo dài mặc. Nhưng cuộc gặp gỡ hôm đó cũng chỉ diễn ra trong im lặng. Cô gái chờ đợi một lời hẹn từ nam nhạc sĩ nhưng đáp lại chỉ là ánh mắt rụt rè.

“Bên cạnh sự nhút nhát. Lúc đó gia đình ông bà nội đang nghèo, bố tôi lại chưa có điều kiện kinh tế để lấy vợ, lại là đến với con gái một nhà giàu có nên có thể ông sợ” – con trai trưởng nhạc sĩ Văn Cao tiết lộ.

Cau chuyen phia sau ca khuc 'Ben xuan' cua nhac si Van Cao hinh anh 2
Họa sĩ Văn Thao là người nắm giữ nhiều tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao.

Cuộc tình không có kết quả, bao nhiêu cảm xúc dồn nén trong lòng, Văn Cao đã viết Bến xuânvới câu hát nổi tiếng “Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước, em đến thăm một lần”. Bến xuân được hiểu là bến Bính (Hải Phòng) vào mùa xuân. Sau này câu hát “em đến tôi một lần” được anh em tếu táo thay đổi là “Oanh đến thăm một lần”, Oanh là tên của người con gái đó.

Như vậy, bài Bến xuân được Văn Cao sáng tác cho riêng một cuộc tình không thành của mình. Sau này, ca khúc được đổi tên thành Đàn chim Việt vì những lý do khác nhau.

Nhạc sĩ Phạm Duy, người bạn tri âm tri kỷ của Văn Cao rất thích ca khúc này. Ông đã mang nó đi biểu diễn trên sân khấu khắp cả nước. Điều đặc biệt là Phạm Duy cũng biết mối tình đó và ông đã thêm một số lời vào đoạn 2 trong ca khúc của bạn.

Bến xuân được nhiều ca sĩ nổi tiếng thể hiện như Thái Thanh, Khánh Ly, Cao Minh, Ánh Tuyết và gần đây là Quang Dũng.



BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm