Văn Học & Nghệ Thuật
Câu hỏi văn chương chưa có lời đáp !
Cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất (CCRD) quả là một cú điểm huyệt, một cú hích hi hữu làm dấy lên một làn sóng dư luận cao như sóng biển trong cơn bão số ba vừa qua.
Bất ngờ ít nhiều về thời điểm. Gần sáu mươi năm đã trôi qua kể từ thời cuộc cách mạng phản phong trời long đất lở có tên CCRD chấm dứt, người ta chưa hề thấy một sự kiện tuyên truyền nào đáng kể về một sai lầm khốc hại vô tiền khoáng hậu của cách mạng Việt Nam theo vết xe đổ “thổ địa cải cách” của nước bạn láng giềng . . . môi hở răng gẫy.
Đấu tố trong CCRĐ. Nguồn: Trên mạng
Có ai nghĩ dịp quốc khánh năm nay được xem triển lãm CCRD với
nhiều tư liệu hiện vật ,hình ảnh được trịnh trọng phô bầy ở Bảo tàng
Lịch sử giữa thủ đô Hà Nội! Có phần bất ngờ về thời điểm diễn ra triển
lãm; nhưng không ai bất ngờ trước hiện tượng cuộc triển lãm đó lại dấy
lên một trận cuồng phong dư luận như thế!. Bởi lẽ sự bưng bít mặt trái
cách mạng phản phong gần sáu mươi năm khiến “lò so tinh thần ” dân tộc
bị dồn nén quá sức tưởng tượng, nay tự nhiên có cớ, có cơ hội công khai
bật tung lên !
Tôi không muốn lạm bàn gì thêm về ý nghĩa và kết cục của cuộc
triển lãm này. Tôi cũng không thuộc hàng nạn nhân của CCRD như con em
địa chủ cường hào bị quy sai cùng trang lứa với tôi mười hai mười ba
tuổi còn trứng nước thời bấy giờ. Bố mẹ ,ông bà họ hàm oan. Họ thiệt
thân thiệt phận nhiều bề trong suốt mấy mươi năm. Mặc dù đã sửa sai
nhưng chính quyền nhân dân vẫn “nhìn người qua lý lịch ba đời”.
Ngày ấy gia đình tôi thuộc diện “trung nông thường”, có mấy sào ruộng hương hỏa với nửa con trâu (hai nhà chung một). Tôi đang ở cái tuổi chiều chiều rồng rắn trên đường làng theo hàng thiếu niên nhi đồng quần xanh áo trắng đội mũ chào mào gõ trống thì thùng và hô “đả đảo địa chủ XYZ” một cách vô thức. Nghĩ về thời đó, tôi chỉ có điều muốn trao đổi với bạn đọc là món nợ CCRD của văn học Việt hiện đại, của những người cầm bút.
Người ta dùng nhiều từ để định danh, nhiều cách diễn đạt để định nghĩa CCRD khởi sự năm 1953 chấm dứt năm 1956, coi đó là “vết thương lớn” của dân tộc , “thời kỳ tàn khốc” “những năm tháng kinh hoàng” “những ngày bi thảm” vân vân và vân vân . Đáng buồn ,đáng tiếc quá, hiện thực điển hình dữ dội là vậy, số phận con người ,số phận dân tộc bất hạnh là vậy mà nhìn đi ngoái lại văn học Việt hiện đại chỉ có cuốn ” Sắp Cưới” của ông Vũ Bão thời bấy giờ bị phê bình tơi tả là “danh nổi như phao” ! .
Mà cuốn sách nào có dầy dặn đồ sộ gì cho cam; cầm trên tay nhẹ hẫng như sách truyện ,tranh truyện Kim Đồng ở cùng thời hàn gắn vết thương chiến tranh lại phải gồng mình ” đấu tranh tư tưởng chống Nhân Văn Giai Phẩm”.Tự nhiên nhớ câu thơ họa chân dung tác giả “Sắp Cưới” của cụ Xuân Sách :” Sắp cưới lại có thằng phá đám-Nên ông chửi bố chúng mày lên !” Hóm quá ,dân dã quá, đọc lên sướng cả cái miệng đời !
Điều đáng nói hơn, là thời thế đổi thay đã lâu, “đổi mới toàn diện” đã mấy chục năm trời rồi; đề tài CCRD tưởng như không còn cấm kị ,khó nuốt ,khó viết như thời xưa cũ “sợ vạch áo cho người xem lưng” nữa. Vậy mà xem ra vài ba cuốn tiểu thuyết xuất hiện gần đây cũng chỉ “gây bão táp trong chén trà”. Tiểu thuyết có ý lật án lật mũ “Thời của thánh thần” tưởng “phong ba bão táp” thế nào; kết cục quảng cáo thế nữa cũng không sao gây được tiếng vang ,tiếng vọng, tương ứng tương xứng với . . . lịch sử ,với dân Việt.
Câu hỏi tại sao chưa có một tác phẩm văn học nào “xứng tầm” đáng kể về thời kỳ CCRD nói riêng, về “ba dòng thác cách mạng Việt Nam ” phản đế ,phản phong, xây dụng xã hội chủ nghĩa nói chung ,vẫn treo lơ lửng trong tâm thức ,tâm cảm giới cầm bút làng văn Việt, vẫn là món nợ đời ! Tự nhiên nhớ tới lời nhà văn Nguyễn Khải ” tự bạch” trong bức thư gửi nhà báo lão thành Trần Đĩnh, tác giả cuốn Đèn Cù “xôn xao bến nước” dư luận mới đây vào thời điểm mấy năm trước khi ông qua đời :
“Người làm sao văn làm vậy. Tôi quen sống nhân nhượng ,trọng
dàn hòa, bằng lòng với chút hạnh phúc bé nhỏ, bằng lòng với cái hữu hạn
của một kiếp người nên văn cũng thế, thiếu triệt để ,thiếu quyết liệt,
không dám đi tới cái tận cùng. Bởi thế nên không thể “lớn” được !. . .
.Sống không khác, thơ văn làm sao mà khác !”.
Phản tỉnh muộn của ông được dồn nén vào Tùy Bút Chính Trị, những
trang viết cuối cùng ông tự bạch ,ông tự tổng kết một đời văn chương
trước khi sang thế giới bên kia, đem theo rất nhiều nỗi niềm. .
Vu vơ nghĩ. Đến “cụ” Nguyễn Khải, nhà văn quân đội, cây bút văn xuôi nổi tiếng một thời về kinh lịch từng trải, chứng nhân ba cuộc chiến tranh ,về ” cái nhìn hiện thực sắc sảo” , lại có hẳn “một thời lãng mạn” mà nửa thế kỷ “trường văn trận bút” còn không có , cuối đời cũng không dám mong có tác phẩm văn học lớn để đời, huống chi. . . .
Có lẽ nào câu hỏi đến bao giờ văn học Việt Nam mới xuất hiện tác phẩm hàm chứa ý nghĩa nhân văn nhân bản sâu sắc và lớn lao về CCRD nói riêng ,về lịch sử hiện đại Việt Nam nói chung tương xứng với dân tộc Việt, mãi mãi treo lơ lửng như trăng. . . thượng huyền ? Đấy cũng là một câu hỏi văn chương chưa có lời đáp ./.
http://kimdunghn.wordpress.com/2014/09/19/cau-hoi-van-chuong-chua-co-loi-dap/Bàn ra tán vào (0)
Câu hỏi văn chương chưa có lời đáp !
Bất ngờ ít nhiều về thời điểm. Gần sáu mươi năm đã trôi qua kể từ thời cuộc cách mạng phản phong trời long đất lở có tên CCRD chấm dứt, người ta chưa hề thấy một sự kiện tuyên truyền nào đáng kể về một sai lầm khốc hại vô tiền khoáng hậu của cách mạng Việt Nam theo vết xe đổ “thổ địa cải cách” của nước bạn láng giềng . . . môi hở răng gẫy.
Đấu tố trong CCRĐ. Nguồn: Trên mạng
Có ai nghĩ dịp quốc khánh năm nay được xem triển lãm CCRD với
nhiều tư liệu hiện vật ,hình ảnh được trịnh trọng phô bầy ở Bảo tàng
Lịch sử giữa thủ đô Hà Nội! Có phần bất ngờ về thời điểm diễn ra triển
lãm; nhưng không ai bất ngờ trước hiện tượng cuộc triển lãm đó lại dấy
lên một trận cuồng phong dư luận như thế!. Bởi lẽ sự bưng bít mặt trái
cách mạng phản phong gần sáu mươi năm khiến “lò so tinh thần ” dân tộc
bị dồn nén quá sức tưởng tượng, nay tự nhiên có cớ, có cơ hội công khai
bật tung lên !
Tôi không muốn lạm bàn gì thêm về ý nghĩa và kết cục của cuộc
triển lãm này. Tôi cũng không thuộc hàng nạn nhân của CCRD như con em
địa chủ cường hào bị quy sai cùng trang lứa với tôi mười hai mười ba
tuổi còn trứng nước thời bấy giờ. Bố mẹ ,ông bà họ hàm oan. Họ thiệt
thân thiệt phận nhiều bề trong suốt mấy mươi năm. Mặc dù đã sửa sai
nhưng chính quyền nhân dân vẫn “nhìn người qua lý lịch ba đời”.
Ngày ấy gia đình tôi thuộc diện “trung nông thường”, có mấy sào ruộng hương hỏa với nửa con trâu (hai nhà chung một). Tôi đang ở cái tuổi chiều chiều rồng rắn trên đường làng theo hàng thiếu niên nhi đồng quần xanh áo trắng đội mũ chào mào gõ trống thì thùng và hô “đả đảo địa chủ XYZ” một cách vô thức. Nghĩ về thời đó, tôi chỉ có điều muốn trao đổi với bạn đọc là món nợ CCRD của văn học Việt hiện đại, của những người cầm bút.
Người ta dùng nhiều từ để định danh, nhiều cách diễn đạt để định nghĩa CCRD khởi sự năm 1953 chấm dứt năm 1956, coi đó là “vết thương lớn” của dân tộc , “thời kỳ tàn khốc” “những năm tháng kinh hoàng” “những ngày bi thảm” vân vân và vân vân . Đáng buồn ,đáng tiếc quá, hiện thực điển hình dữ dội là vậy, số phận con người ,số phận dân tộc bất hạnh là vậy mà nhìn đi ngoái lại văn học Việt hiện đại chỉ có cuốn ” Sắp Cưới” của ông Vũ Bão thời bấy giờ bị phê bình tơi tả là “danh nổi như phao” ! .
Mà cuốn sách nào có dầy dặn đồ sộ gì cho cam; cầm trên tay nhẹ hẫng như sách truyện ,tranh truyện Kim Đồng ở cùng thời hàn gắn vết thương chiến tranh lại phải gồng mình ” đấu tranh tư tưởng chống Nhân Văn Giai Phẩm”.Tự nhiên nhớ câu thơ họa chân dung tác giả “Sắp Cưới” của cụ Xuân Sách :” Sắp cưới lại có thằng phá đám-Nên ông chửi bố chúng mày lên !” Hóm quá ,dân dã quá, đọc lên sướng cả cái miệng đời !
Điều đáng nói hơn, là thời thế đổi thay đã lâu, “đổi mới toàn diện” đã mấy chục năm trời rồi; đề tài CCRD tưởng như không còn cấm kị ,khó nuốt ,khó viết như thời xưa cũ “sợ vạch áo cho người xem lưng” nữa. Vậy mà xem ra vài ba cuốn tiểu thuyết xuất hiện gần đây cũng chỉ “gây bão táp trong chén trà”. Tiểu thuyết có ý lật án lật mũ “Thời của thánh thần” tưởng “phong ba bão táp” thế nào; kết cục quảng cáo thế nữa cũng không sao gây được tiếng vang ,tiếng vọng, tương ứng tương xứng với . . . lịch sử ,với dân Việt.
Câu hỏi tại sao chưa có một tác phẩm văn học nào “xứng tầm” đáng kể về thời kỳ CCRD nói riêng, về “ba dòng thác cách mạng Việt Nam ” phản đế ,phản phong, xây dụng xã hội chủ nghĩa nói chung ,vẫn treo lơ lửng trong tâm thức ,tâm cảm giới cầm bút làng văn Việt, vẫn là món nợ đời ! Tự nhiên nhớ tới lời nhà văn Nguyễn Khải ” tự bạch” trong bức thư gửi nhà báo lão thành Trần Đĩnh, tác giả cuốn Đèn Cù “xôn xao bến nước” dư luận mới đây vào thời điểm mấy năm trước khi ông qua đời :
“Người làm sao văn làm vậy. Tôi quen sống nhân nhượng ,trọng
dàn hòa, bằng lòng với chút hạnh phúc bé nhỏ, bằng lòng với cái hữu hạn
của một kiếp người nên văn cũng thế, thiếu triệt để ,thiếu quyết liệt,
không dám đi tới cái tận cùng. Bởi thế nên không thể “lớn” được !. . .
.Sống không khác, thơ văn làm sao mà khác !”.
Phản tỉnh muộn của ông được dồn nén vào Tùy Bút Chính Trị, những
trang viết cuối cùng ông tự bạch ,ông tự tổng kết một đời văn chương
trước khi sang thế giới bên kia, đem theo rất nhiều nỗi niềm. .
Vu vơ nghĩ. Đến “cụ” Nguyễn Khải, nhà văn quân đội, cây bút văn xuôi nổi tiếng một thời về kinh lịch từng trải, chứng nhân ba cuộc chiến tranh ,về ” cái nhìn hiện thực sắc sảo” , lại có hẳn “một thời lãng mạn” mà nửa thế kỷ “trường văn trận bút” còn không có , cuối đời cũng không dám mong có tác phẩm văn học lớn để đời, huống chi. . . .
Có lẽ nào câu hỏi đến bao giờ văn học Việt Nam mới xuất hiện tác phẩm hàm chứa ý nghĩa nhân văn nhân bản sâu sắc và lớn lao về CCRD nói riêng ,về lịch sử hiện đại Việt Nam nói chung tương xứng với dân tộc Việt, mãi mãi treo lơ lửng như trăng. . . thượng huyền ? Đấy cũng là một câu hỏi văn chương chưa có lời đáp ./.
http://kimdunghn.wordpress.com/2014/09/19/cau-hoi-van-chuong-chua-co-loi-dap/