Tham Khảo

Cha Nay Bình Loạn, Một Nửa Trật Lất: Giáo sư Thayer : Biển Đông là vùng nước đang cần quy tắc

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông thuộc Học viên Quốc phòng Úc là một trong những diễn giả có tham luận rất đáng chú ý tại Diễn đàn lần này.
Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng lần thứ ba (EAMF-3) ngày 28/08/2014 tại Đà Nẵng.
Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng lần thứ ba (EAMF-3) ngày 28/08/2014 tại Đà Nẵng.
DR
Ngày 28/08/2014, Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng lần thứ ba (EAMF-3) đã mở ra tại Đà Nẵng, với sự tham gia của 10 nước Asean và 8 đối tác trong khối Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Nga và Mỹ). Trong bối cảnh khu vực đang bị tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với tất cả các láng giềng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông khuấy động, Diễn đàn EAMF lần này đã đặt trọng tâm vào việc thảo luận các biện pháp bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải.

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông thuộc Học viên Quốc phòng Úc là một trong những diễn giả có tham luận rất đáng chú ý tại Diễn đàn lần này.

Dưới tựa đề rất hình tượng « Du hành qua vùng biển chưa có quy tắc : Các biện pháp xây dựng lòng tin và Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng - Navigating Uncharted Waters : Maritime Confidence Building Measures and the Expanded ASEAN Maritime Forum », Giáo sư Thayer đã nêu bật thành trường hợp điển hình hai sự cố trên Biển Đông đều liên quan đến Trung Quốc, để nhấn mạnh đến tình trạng còn thiếu vắng quy tắc tại Biển Đông, với những hệ quả đáng ngại.

Hai « Case Study » : Bãi Cỏ Mây và HD-981

Sau khi cho rằng xây dựng lòng tin là một trong những biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ xung đột vì « hiểu lầm, toan tính nhầm hoặc hành động phiêu lưu », giáo sư Thayer đã nêu bật hai trường hợp điển hình (case study) cần nghiên cứu để rút ra kinh nghiệm.

Trước hết là trường hợp sự cố Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) giữa Trung Quốc và Philippines.

"Trung Quốc và Philippines đang lâm vào một cuộc đối đầu tại vùng Second Thomas Shoal. Philippines duy trì một đội thủy quân lục chiến nhỏ của trên chiếc tàu BRP Sierra Madre (LT-57) và đơn vị này phải được thường xuyên cung cấp thực phẩm và nước uống. Chiếc Sierra Madre đã mắc cạn trên bãi cát ngầm một thập kỷ rưỡi trước đây nhưng vẫn thuộc Hải quân Philippines.
Năm nay, tàu Hải cảnh Trung Quốc đã can thiệp cụ thể vào công cuộc tiếp tế của Philippines. Họ đã thành công trong cố gắng đầu tiên nhưng thất bại trong lần thứ hai. Trung Quốc biện minh cho hành động của họ bằng cách cáo buộc Philippines cung cấp vật liệu xây dựng và do đó đã vi phạm một điều khoản trong Tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông về tự kiềm chế. Trung Quốc cũng cáo buộc Philippines là không giữ lời hứa loại bỏ chiếc Sierra Madre.

Trong nỗ lực tiếp tế thứ hai, một máy bay trinh sát của Hải quân Mỹ đã xuất hiện và cố tình cho thấy rõ sự có mặt của mình."

Trường hợp điển hình thứ hai dĩ nhiên là vụ giàn khoan HD-981 đối lập Trung Quốc với Việt Nam :

"Vào đầu tháng Năm, Trung Quốc đơn phương triển khai một giàn khoan dầu khổng lồ - HD-981 - trong vùng biển mà họ cho là vùng tiếp giáp lãnh hải của đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam tuyên bố vùng biển này là một bộ phận của khu đặc quyền kinh tế của mình.

Khi đưa giàn khoan xuống Biển Đông, Trung Quốc cho một hạm đội đi theo hộ tống, bao gồm tàu cá dân sự, tàu chấp pháp và tàu chiến của hải quân. Hạm đội này được máy bay dân sự và quân sự hỗ trợ. Quy mô của hạm đội này lúc cao điểm được cho là lên đến hơn một trăm chiếc.

Việt Nam đối phó bằng cách cho lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư đến nơi phát loa bằng ba ngôn ngữ, yêu cầu giàn khoan và hạm đội Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam.

Trung Quốc cáo buộc tàu Việt Nam tìm cách cản trở hoạt động của giàn khoan.

Cuộc đối đầu xung quanh giàn khoan là điều chưa từng thấy không những về số lượng tàu thuyền tham gia mà còn về các chiến thuật được sử dụng.

Trung Quốc mở rộng khu vực an toàn hoặc cấm tàu xung quanh giàn khoan theo một khoảng cách vượt quá tiêu chuẩn quốc tế rất nhiều và đã có những bước quyết đoán để ngăn chặn không cho tàu thuyền Việt Nam xâm nhập vào khu vực này.

Tàu Trung Quốc và tàu kéo cố tình đâm vào tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Những sự cố đó làm hư hại tàu Việt Nam, và gây thương tích cho thành viên thủy thủ đoàn Việt Nam. Trung Quốc cáo buộc là rằng tàu Việt Nam cũng can dự vào những vụ va chạm.

Tàu Hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng cực mạnh bắn vào tàu Việt Nam nhằm phá hủy hệ thống thông tin liên lạc và anten định hướng.

Tàu Hải cảnh sát Trung Quốc còn tháo bỏ bạt che súng trên boong, và thủy thủ Trung Quốc cố tình chĩa súng vào tàu thuyền Việt Nam. Phía Việt Nam thì vẫn giữ vũ khí trên boong của họ dưới bạt che phủ.

Trong một sự cố, một chiếc tàu đánh cá Trung Quốc đã cố tình đâm vào và lật úp một chiếc tàu cá Việt Nam làm một số thủy thủ Việt Nam bị kẹt bên trong.

Có những sự cố rải rác khác, trong đó ngư dân Trung Quốc đã ném vật cứng lên tàu đánh cá nhỏ hơn của Việt Nam."

Sự cố trên biển và tác hại trên bờ

Theo Giáo sư Thayer, từ hai vụ việc nói trên, đặc biệt là vụ giàn khoan HD-981, người ta có thể thấy rằng các sự cố trên biển có thể gây ra nhiều hậu quả lớn không chỉ trên biển

"Hai trường hợp điển hình nói trên nêu lên các vấn đề lớn hơn. Ví dụ, Việt Nam đã trải qua một sự bùng nổ bạo lực của người lao động trực tiếp tại các nhà máy và doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trong khu công nghiệp. Các cuộc bạo loạn nhanh chóng lan sang các doanh nghiệp nước ngoài khác. Nhiều nhà máy bị hư hỏng nặng hoặc bị thiêu rụi, đã có trường hợp tử vong và một số lượng lớn người bị thương. Trung Quốc đã cho sơ tán nhân viên và người lao động.

Tóm lại, cuộc đối đầu trên biển có thể lan qua nơi khác và có tác động lớn hơn. Trong trường hợp cuộc đối đầu Trung-Việt này, ảnh hưởng không chỉ liên quan đến các nhà máy đã bị đốt phá hoặc cướp bóc, mà cả quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Cuộc đối đầu Trung-Việt cũng đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nói chung. Các công ty dầu khí hoạt động tại Biển Đông hiện đang rốt ráo phân tích rủi ro cho các hoạt động hiện tại và công việc đầu tư trong tương lai. Họ cũng đang tìm kiếm sự đảm bảo rằng tài sản của họ sẽ được bảo vệ chống lại các sự cố trong tương lai.

Ngày 15-16 tháng 7 cuộc đối đầu giảm bớt khi Trung Quốc rút giàn khoan đi và cả hai bên thận trọng rút tàu thuyền của họ khi một cơn bão đang tới."

Lòng tin cần nhiều năm để xây dựng nhưng chỉ cần chốc lát để phá bỏ

Đối với Giáo sư Thayer, một tác hại lớn nhất của vụ giàn khoan HD-981 là sự bào mòn của lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc.

"Một hậu quả chủ yếu của cuộc đối đầu xung quanh vụ triển khai giàn khoan là sự xói mòn lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc. Lòng tin tưởng chiến lược chỉ có thể được xây dựng trong một thời gian dài nhưng có thể bị bào mòn khá dễ dàng như trường hợp điển hình này minh họa. Giả sử mà Trung Quốc và Việt Nam đã hợp tác với nhau theo các điều khoản của UNCLOS, thì cuộc đối đầu này đã có thể được ngăn chặn.

Điều không rõ là liệu năm tới các sự cố (nói trên) sẽ lặp lại hay không. Ví dụ, liệu Trung Quốc vẫn sẽ cố gắng để ngăn chặn những nỗ lực của Philippines nhằm tiếp viện cho đơn vị thủy quân lục chiến của họ tại Second Thomas Shoal hay không ? Trung Quốc và Philippines sẽ áp dụng những chiến thuật mới nào ? Liệu hành động của họ sẽ thu hút các bên thứ ba hay không ?

Cũng không rõ là liệu Trung Quốc có mang giàn khoan trở lại cùng một khu vực nơi nó hoạt động trong năm nay, hoặc là cho triển khai ở những nơi khác trong vùng Biển Đông, chẳng hạn như tại vùng Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) mà cả Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền ?"

Xuất phát từ hai trường hợp điển hình nói trên Giáo sư Thayer đề xuất ra bảy đề nghị để thúc đẩy vấn đề xây dựng lòng tin, mà nền tảng phải là sự tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Bởi vì như ông từng giả định : « Giá mà Việt Nam và Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong khuôn khổ UNCLOS thì đối đầu đã không xảy ra. »

Trọng Nghĩa - Mai Vân

(RFI)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cha Nay Bình Loạn, Một Nửa Trật Lất: Giáo sư Thayer : Biển Đông là vùng nước đang cần quy tắc

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông thuộc Học viên Quốc phòng Úc là một trong những diễn giả có tham luận rất đáng chú ý tại Diễn đàn lần này.
Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng lần thứ ba (EAMF-3) ngày 28/08/2014 tại Đà Nẵng.
Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng lần thứ ba (EAMF-3) ngày 28/08/2014 tại Đà Nẵng.
DR
Ngày 28/08/2014, Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng lần thứ ba (EAMF-3) đã mở ra tại Đà Nẵng, với sự tham gia của 10 nước Asean và 8 đối tác trong khối Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Nga và Mỹ). Trong bối cảnh khu vực đang bị tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với tất cả các láng giềng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông khuấy động, Diễn đàn EAMF lần này đã đặt trọng tâm vào việc thảo luận các biện pháp bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải.

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông thuộc Học viên Quốc phòng Úc là một trong những diễn giả có tham luận rất đáng chú ý tại Diễn đàn lần này.

Dưới tựa đề rất hình tượng « Du hành qua vùng biển chưa có quy tắc : Các biện pháp xây dựng lòng tin và Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng - Navigating Uncharted Waters : Maritime Confidence Building Measures and the Expanded ASEAN Maritime Forum », Giáo sư Thayer đã nêu bật thành trường hợp điển hình hai sự cố trên Biển Đông đều liên quan đến Trung Quốc, để nhấn mạnh đến tình trạng còn thiếu vắng quy tắc tại Biển Đông, với những hệ quả đáng ngại.

Hai « Case Study » : Bãi Cỏ Mây và HD-981

Sau khi cho rằng xây dựng lòng tin là một trong những biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ xung đột vì « hiểu lầm, toan tính nhầm hoặc hành động phiêu lưu », giáo sư Thayer đã nêu bật hai trường hợp điển hình (case study) cần nghiên cứu để rút ra kinh nghiệm.

Trước hết là trường hợp sự cố Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) giữa Trung Quốc và Philippines.

"Trung Quốc và Philippines đang lâm vào một cuộc đối đầu tại vùng Second Thomas Shoal. Philippines duy trì một đội thủy quân lục chiến nhỏ của trên chiếc tàu BRP Sierra Madre (LT-57) và đơn vị này phải được thường xuyên cung cấp thực phẩm và nước uống. Chiếc Sierra Madre đã mắc cạn trên bãi cát ngầm một thập kỷ rưỡi trước đây nhưng vẫn thuộc Hải quân Philippines.
Năm nay, tàu Hải cảnh Trung Quốc đã can thiệp cụ thể vào công cuộc tiếp tế của Philippines. Họ đã thành công trong cố gắng đầu tiên nhưng thất bại trong lần thứ hai. Trung Quốc biện minh cho hành động của họ bằng cách cáo buộc Philippines cung cấp vật liệu xây dựng và do đó đã vi phạm một điều khoản trong Tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông về tự kiềm chế. Trung Quốc cũng cáo buộc Philippines là không giữ lời hứa loại bỏ chiếc Sierra Madre.

Trong nỗ lực tiếp tế thứ hai, một máy bay trinh sát của Hải quân Mỹ đã xuất hiện và cố tình cho thấy rõ sự có mặt của mình."

Trường hợp điển hình thứ hai dĩ nhiên là vụ giàn khoan HD-981 đối lập Trung Quốc với Việt Nam :

"Vào đầu tháng Năm, Trung Quốc đơn phương triển khai một giàn khoan dầu khổng lồ - HD-981 - trong vùng biển mà họ cho là vùng tiếp giáp lãnh hải của đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam tuyên bố vùng biển này là một bộ phận của khu đặc quyền kinh tế của mình.

Khi đưa giàn khoan xuống Biển Đông, Trung Quốc cho một hạm đội đi theo hộ tống, bao gồm tàu cá dân sự, tàu chấp pháp và tàu chiến của hải quân. Hạm đội này được máy bay dân sự và quân sự hỗ trợ. Quy mô của hạm đội này lúc cao điểm được cho là lên đến hơn một trăm chiếc.

Việt Nam đối phó bằng cách cho lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư đến nơi phát loa bằng ba ngôn ngữ, yêu cầu giàn khoan và hạm đội Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam.

Trung Quốc cáo buộc tàu Việt Nam tìm cách cản trở hoạt động của giàn khoan.

Cuộc đối đầu xung quanh giàn khoan là điều chưa từng thấy không những về số lượng tàu thuyền tham gia mà còn về các chiến thuật được sử dụng.

Trung Quốc mở rộng khu vực an toàn hoặc cấm tàu xung quanh giàn khoan theo một khoảng cách vượt quá tiêu chuẩn quốc tế rất nhiều và đã có những bước quyết đoán để ngăn chặn không cho tàu thuyền Việt Nam xâm nhập vào khu vực này.

Tàu Trung Quốc và tàu kéo cố tình đâm vào tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Những sự cố đó làm hư hại tàu Việt Nam, và gây thương tích cho thành viên thủy thủ đoàn Việt Nam. Trung Quốc cáo buộc là rằng tàu Việt Nam cũng can dự vào những vụ va chạm.

Tàu Hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng cực mạnh bắn vào tàu Việt Nam nhằm phá hủy hệ thống thông tin liên lạc và anten định hướng.

Tàu Hải cảnh sát Trung Quốc còn tháo bỏ bạt che súng trên boong, và thủy thủ Trung Quốc cố tình chĩa súng vào tàu thuyền Việt Nam. Phía Việt Nam thì vẫn giữ vũ khí trên boong của họ dưới bạt che phủ.

Trong một sự cố, một chiếc tàu đánh cá Trung Quốc đã cố tình đâm vào và lật úp một chiếc tàu cá Việt Nam làm một số thủy thủ Việt Nam bị kẹt bên trong.

Có những sự cố rải rác khác, trong đó ngư dân Trung Quốc đã ném vật cứng lên tàu đánh cá nhỏ hơn của Việt Nam."

Sự cố trên biển và tác hại trên bờ

Theo Giáo sư Thayer, từ hai vụ việc nói trên, đặc biệt là vụ giàn khoan HD-981, người ta có thể thấy rằng các sự cố trên biển có thể gây ra nhiều hậu quả lớn không chỉ trên biển

"Hai trường hợp điển hình nói trên nêu lên các vấn đề lớn hơn. Ví dụ, Việt Nam đã trải qua một sự bùng nổ bạo lực của người lao động trực tiếp tại các nhà máy và doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trong khu công nghiệp. Các cuộc bạo loạn nhanh chóng lan sang các doanh nghiệp nước ngoài khác. Nhiều nhà máy bị hư hỏng nặng hoặc bị thiêu rụi, đã có trường hợp tử vong và một số lượng lớn người bị thương. Trung Quốc đã cho sơ tán nhân viên và người lao động.

Tóm lại, cuộc đối đầu trên biển có thể lan qua nơi khác và có tác động lớn hơn. Trong trường hợp cuộc đối đầu Trung-Việt này, ảnh hưởng không chỉ liên quan đến các nhà máy đã bị đốt phá hoặc cướp bóc, mà cả quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Cuộc đối đầu Trung-Việt cũng đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nói chung. Các công ty dầu khí hoạt động tại Biển Đông hiện đang rốt ráo phân tích rủi ro cho các hoạt động hiện tại và công việc đầu tư trong tương lai. Họ cũng đang tìm kiếm sự đảm bảo rằng tài sản của họ sẽ được bảo vệ chống lại các sự cố trong tương lai.

Ngày 15-16 tháng 7 cuộc đối đầu giảm bớt khi Trung Quốc rút giàn khoan đi và cả hai bên thận trọng rút tàu thuyền của họ khi một cơn bão đang tới."

Lòng tin cần nhiều năm để xây dựng nhưng chỉ cần chốc lát để phá bỏ

Đối với Giáo sư Thayer, một tác hại lớn nhất của vụ giàn khoan HD-981 là sự bào mòn của lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc.

"Một hậu quả chủ yếu của cuộc đối đầu xung quanh vụ triển khai giàn khoan là sự xói mòn lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc. Lòng tin tưởng chiến lược chỉ có thể được xây dựng trong một thời gian dài nhưng có thể bị bào mòn khá dễ dàng như trường hợp điển hình này minh họa. Giả sử mà Trung Quốc và Việt Nam đã hợp tác với nhau theo các điều khoản của UNCLOS, thì cuộc đối đầu này đã có thể được ngăn chặn.

Điều không rõ là liệu năm tới các sự cố (nói trên) sẽ lặp lại hay không. Ví dụ, liệu Trung Quốc vẫn sẽ cố gắng để ngăn chặn những nỗ lực của Philippines nhằm tiếp viện cho đơn vị thủy quân lục chiến của họ tại Second Thomas Shoal hay không ? Trung Quốc và Philippines sẽ áp dụng những chiến thuật mới nào ? Liệu hành động của họ sẽ thu hút các bên thứ ba hay không ?

Cũng không rõ là liệu Trung Quốc có mang giàn khoan trở lại cùng một khu vực nơi nó hoạt động trong năm nay, hoặc là cho triển khai ở những nơi khác trong vùng Biển Đông, chẳng hạn như tại vùng Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) mà cả Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền ?"

Xuất phát từ hai trường hợp điển hình nói trên Giáo sư Thayer đề xuất ra bảy đề nghị để thúc đẩy vấn đề xây dựng lòng tin, mà nền tảng phải là sự tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Bởi vì như ông từng giả định : « Giá mà Việt Nam và Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong khuôn khổ UNCLOS thì đối đầu đã không xảy ra. »

Trọng Nghĩa - Mai Vân

(RFI)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm