Thân Hữu Tiếp Tay...
Cha mẹ già và con cái - Trần Văn Giang
Cha mẹ già và con cái - Trần Văn Giang
*
Lời rào trước
"Biết rồi ! Khổ lắm ! Nói mãi!"
(“Số Đỏ” - Vũ Trọng Phụng)
Mới đây không lâu tôi nhìn thấy bảng số xe sau một xe nhà đòn (Người Mỹ họ gọi xe chở quan tài là “Hearse”- A vehicle for conveying the coffin at a funeral - Ở Việt Nam người ta gọi đùa xe tang là "Xe Hoa có 8 thằng lơ!") đọc như sau:
"U2" (You too! – Có nghĩa là “Sắp tới phiên Bạn!”)
Thật
vậy, tính sổ ra thì các sư phụ, sư mẫu hay chính bản thân quý vị và tôi
cũng không là ngọai lệ ("no Exception to the Rule").
Để chuẩn bị tinh thần cho cái "Chapter 7" (*) và trong khi chờ đợi, xin mời đọc thêm bài này cho biết mà… nản...
* Nên biết: “Chapter 7” là giai đoạn cuối dẹp tiệm vĩnh viễn sau khi đã khai khánh tận (“Chapter 11”) và đáo hạn rồi mà vẫn không thể có cơ may nào phục hồi nổi!!!)
Thân mến,
Trần Văn Giang
*
Ông Chu Dung Cơ, Cựu Thủ tướng Trung Cộng từ năm 1998 đến năm 2003, nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái như sau:
“Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn. Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu thấy là đủ. Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào. Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là nhà của cha mẹ. Khi ốm đau cha mẹ già trông cậy vào ai? Nếu chẳng may ốm đau dai dẳng hiếm thấy có đứa con hiếu nào ở bên giường? (‘cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử?’”
Rồi ông gởi lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là:
“Khác nhau là như vậy! Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình. Mặc dù cũng có nhiều con cái có hiếu nuôi cha mẹ."
Theo sách “Luận Ngữ,” khi Tử Du hỏi về chữ Hiếu, Khổng Tử đáp:
“Chữ Hiếu bây giờ được hiểu là có thể nuôi dưỡng cha mẹ. Nhưng ngay cả chó và ngựa cũng đều phải nuôi dưỡng. Nếu thiếu đi sự kính trọng, thì sao có thể phân biệt hai việc đó đây.”
Khi đối với cha mẹ có thể cung kính mà vui vẻ, mới là tận Hiếu. Chữ “Kính” nhấn mạnh việc không để xảy ra sơ suất dù rất nhỏ, phụng dưỡng cha mẹ già xuất phát từ nội tâm, với khuôn mặt vui vẻ, mới có thể nói là “Hiếu.”
Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn. Con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.
Một người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông ta. Cả hai đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông? Tháng trước, ông bệnh nặng, nằm nhà một tuần lễ mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm. Ông nói thêm:
“Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc gì đó thì chúng nó ghé qua hay gọi điện thoại thôi…”
Ông buồn bã kết luận:
“Ở Mỹ này, có đến chín đứa con, nhưng cha mẹ già bệnh thì cũng phải vào ‘nursing home’ thôi!”
“Nursing home” ở Âu Mỹ, mang tiếng là văn minh, hiện đại nhưng liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi già không? Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh đập; để người già đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước; xâm phạm tình dục; tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân “Alzheimer.”
Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế tiểu bang Minnesota cho thấy chỉ trong vòng 5 tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào mặt, bị bóp ngực hay hạ bộ. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế!
Vậy thì con cái có hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu tiểu không kiểm soát được. Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh khỏe nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn.
Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi là họ có những đứa con Việt Nam; nhất là những đứa con của một gia đình nghèo, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt thòi bất hạnh của cha mẹ mình.
Lời đón sau
"Be nice to your children because they are the ones who will choose your nursing home(s)."
- Steven Wright
Trần Văn Giang
Cha mẹ già và con cái - Trần Văn Giang
Cha mẹ già và con cái - Trần Văn Giang
*
Lời rào trước
"Biết rồi ! Khổ lắm ! Nói mãi!"
(“Số Đỏ” - Vũ Trọng Phụng)
Mới đây không lâu tôi nhìn thấy bảng số xe sau một xe nhà đòn (Người Mỹ họ gọi xe chở quan tài là “Hearse”- A vehicle for conveying the coffin at a funeral - Ở Việt Nam người ta gọi đùa xe tang là "Xe Hoa có 8 thằng lơ!") đọc như sau:
"U2" (You too! – Có nghĩa là “Sắp tới phiên Bạn!”)
Thật
vậy, tính sổ ra thì các sư phụ, sư mẫu hay chính bản thân quý vị và tôi
cũng không là ngọai lệ ("no Exception to the Rule").
Để chuẩn bị tinh thần cho cái "Chapter 7" (*) và trong khi chờ đợi, xin mời đọc thêm bài này cho biết mà… nản...
* Nên biết: “Chapter 7” là giai đoạn cuối dẹp tiệm vĩnh viễn sau khi đã khai khánh tận (“Chapter 11”) và đáo hạn rồi mà vẫn không thể có cơ may nào phục hồi nổi!!!)
Thân mến,
Trần Văn Giang
*
Ông Chu Dung Cơ, Cựu Thủ tướng Trung Cộng từ năm 1998 đến năm 2003, nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái như sau:
“Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn. Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu thấy là đủ. Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào. Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là nhà của cha mẹ. Khi ốm đau cha mẹ già trông cậy vào ai? Nếu chẳng may ốm đau dai dẳng hiếm thấy có đứa con hiếu nào ở bên giường? (‘cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử?’”
Rồi ông gởi lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là:
“Khác nhau là như vậy! Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình. Mặc dù cũng có nhiều con cái có hiếu nuôi cha mẹ."
Theo sách “Luận Ngữ,” khi Tử Du hỏi về chữ Hiếu, Khổng Tử đáp:
“Chữ Hiếu bây giờ được hiểu là có thể nuôi dưỡng cha mẹ. Nhưng ngay cả chó và ngựa cũng đều phải nuôi dưỡng. Nếu thiếu đi sự kính trọng, thì sao có thể phân biệt hai việc đó đây.”
Khi đối với cha mẹ có thể cung kính mà vui vẻ, mới là tận Hiếu. Chữ “Kính” nhấn mạnh việc không để xảy ra sơ suất dù rất nhỏ, phụng dưỡng cha mẹ già xuất phát từ nội tâm, với khuôn mặt vui vẻ, mới có thể nói là “Hiếu.”
Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn. Con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.
Một người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông ta. Cả hai đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông? Tháng trước, ông bệnh nặng, nằm nhà một tuần lễ mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm. Ông nói thêm:
“Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc gì đó thì chúng nó ghé qua hay gọi điện thoại thôi…”
Ông buồn bã kết luận:
“Ở Mỹ này, có đến chín đứa con, nhưng cha mẹ già bệnh thì cũng phải vào ‘nursing home’ thôi!”
“Nursing home” ở Âu Mỹ, mang tiếng là văn minh, hiện đại nhưng liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi già không? Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh đập; để người già đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước; xâm phạm tình dục; tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân “Alzheimer.”
Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế tiểu bang Minnesota cho thấy chỉ trong vòng 5 tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào mặt, bị bóp ngực hay hạ bộ. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế!
Vậy thì con cái có hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu tiểu không kiểm soát được. Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh khỏe nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn.
Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi là họ có những đứa con Việt Nam; nhất là những đứa con của một gia đình nghèo, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt thòi bất hạnh của cha mẹ mình.
Lời đón sau
"Be nice to your children because they are the ones who will choose your nursing home(s)."
- Steven Wright
Trần Văn Giang