Thân Hữu Tiếp Tay...
Cha mẹ sinh con, trời sinh thói... "nói bậy, chửi tục"?
LTS: Chửi bậy, nói tục không biết đã ngấm vào giới trẻ từ khi nào để đến bây giờ nó đã và đang trở thành một thứ "văn hóa chửi" rất phổ biến. Đứng trước thực trạng đó không ít người có trách nhiệm đã lên tiếng. Nhà thơ Vương Tâm cũng dành thời gian cho báo Giáo dục Việt Nam bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề học sinh, sinh viên chửi bậy, nói tục.
Tiếc cho các bạn trẻ chửi bậy
- Có lẽ trong chúng ta chưa có ai không một lần nghe thấy người khác nói tục, chửi bậy... nhưng điều đáng buồn là "chửi tục, nói bậy" lại như "đại dịch hạch" lây lan nhanh trong giới học sinh, sinh viên. Ông cảm thấy thế nào khi chứng kiến những điều đáng buồn ấy?
Nhà văn Vương Tâm: Chửi tục, nói bậy đang là "đại dịch" ở học đường. Mỗi lần nghe những lời nói tục bật ra từ các bạn trẻ thực sự tôi thấy rất ngượng và rất lấy làm tiếc cho những gương mặt trẻ ấy, cho dù ở bất kể ở tầng lớp nào. Tôi biết có không ít những bạn trẻ được học hành dưới mái trường đại học hẳn hoi, nhưng ngồi với nhau là văng ra những ngôn từ rất khó lọt tai.
Nhìn những gương mặt sáng sủa, dưới những cặp kính trắng, đầy dáng vẻ trí thức ấy, thật không thể ngờ các em lại chửi thề mỗi khi bắt đầu câu nói. Đó là một vết hoen ố trong nếp sống văn hóa và ngôn ngữ sinh hoạt thông thường nhất. Thật buồn thay…
Nhà văn Vương Tâm |
Khi tiếp xúc với nhiều gia đình, tôi thỉnh thoảng lại giật mình vì có những một cách rất hồn nhiên, trước mặt các con. Trong những gia đình như vậy, việc các con họ cũng có thói quen chửi thề hay nói tục với bạn bè là điều khó tránh khỏi.
Còn thêm nguyên nhân nữa rất tệ hại, là sự thoái hóa ngôn từ của một bộ phận không nhỏ, được sản sinh ra trong cơ chế thị trường, ở đó có những người lao động ít được học hành, rèn luyện từ nhỏ.
Khi nói tục chửi bậy, cũng chẳng ai nhắc nhở, rồi thành thói quen lúc nào đó mà không thể ngờ.
Tất cả những thói quen đó, họ làm ô nhiễm ngôn từ ngay trong không khí sinh hoạt, trong gia đình, nhà trường, bạn bè và quan hệ xã hội khác. Vậy nên, hiện tượng nhiều
bạn trẻ hiện nay nói tục chửi thề
tràn lan, không biết ngượng mồm, chính là sản phẩm của những nguyên do trên.
- Nhưng thưa ông, không chỉ có học sinh phổ thông hay đại học "chửi thề, nói tục", mà bây giờ học sinh cấp 2 cũng đã "văng tục". Ông lý giải thế nào về những hiện tượng ấy?
Nhà văn Vương Tâm:
Như trên tôi đã nói, có những thói quen xấu mà các bạn trẻ bị nhiễm ngay từ gia đình của mình. Người xưa có câu: "Dạy con từ thủa còn thơ", con người khi sinh ra đã được xác nhận tính bản thiện. Tính cách của một đứa trẻ, ích kỷ hay vị tha, hiền lành hay ác độc, yếu đuối hay mạnh mẽ… đều do cha mẹ dạy dỗ mà nên.
Nhiều người khi thấy con cái mình hư hỏng, lại tự lý giải rằng, cha mẹ sinh con trời sinh tính để thỏa hiệp với sự bất lực của mình.
- Chắc hẳn ông cũng đã chứng kiến các bạn trẻ, học sinh nói tục chửi bậy, rồi gây gổ đánh nhau, vậy ông có thể chia sẻ một vài câu chuyện xung quanh vấn đề này?
Nhà văn Vương Tâm:
Tôi đã gặp trường hợp mấy bạn trẻ, vào lứa tuổi 15, 16, đi học về xông vào đánh nhau chỉ vì một nguyên nhân rất nhỏ. Chỉ vì một cái nhìn khác lạ, coi như khinh nhau, coi như nghĩ đểu về nhau qua ánh mắt, chứ không hề có va chạm gì cả. Hai bên thi nhau chửi tục, hung hăng thách đố nhau; vì sĩ diện thế là thượng cẳng chân hạ cẳng tay rồi dẫn tới ném đá, ném gạch. Cứ thế một nhóm bạn trẻ chạy loạn trên đường, vừa la hét vừa chửi bậy.
Hay có lần ngồi uống nước tại một cửa hàng giải khát ở ngay trong sân một trường đại học, tôi chín mặt vì những lời tục tĩu của các bạn sinh viên. Tôi nghe không biết bao nhiêu lời nói xấu bạn gái trong lớp bằng những ngôn từ tục tĩu từ các bạn sinh viên nam. Mấy bạn cứ hồn nhiên cười sặc sụa, mỗi khi nhắc đến chuyện bậy bạ trong sinh hoạt tình dục. Thấy thế tôi lên tiếng hỏi họ ở lớp nào thì họ mới vội vã tháo lui…
Thế mới hay, ý thức của con người là phải được giáo dục từ nhỏ trong gia đình và nhà trường mới hình thành được. Nhiều bạn trẻ không biết sợ là gì, sợ làm sai, sợ nói sai, nói bậy, sợ làm người khác buồn, sợ vi phạm luật lệ… Chính vì những cái sợ ấy mà nên người.
Biết những điều đáng xấu hổ để mà tránh. Biết sợ sai thì mới nhìn lại mọi điều trước khi hành động. Vậy đó, tôi nghĩ các bạn trẻ cần phải tự rèn luyện nhiều hơn.
Đánh nhau chỉ vì một cái nhìn khác lạ |
- Theo ông để giải quyết tận gốc vấn nạn nói tục, chửi bậy của giới trẻ, học sinh hiện nay cần phải làm như thế nào, thay đổi từ đâu và từ ai?
Nhà văn Vương Tâm:
Để giải quyết tận gốc hiện tượng này, không thể một sớm một chiều, nhưng tôi nghĩ nếu kiên trì sẽ thành công.
Trước hết những người cha mẹ, hay nhà trường, thầy cô, hoặc bạn bè phần nào chịu trách nhiệm liên đới. Nếu họ quan tâm và cố gắng hơn nữa xóa đi những thói quen xấu, ngay từ bản thân mình thì sẽ có tác động tốt tới nếp sống và đạo đức của các bạn trẻ. Cha mẹ, thầy cô phải là những tấm gương trong sạch về đạo đức, về ngôn ngữ cho trẻ noi theo.
Cha mẹ sinh con, trời sinh thói... "nói bậy, chửi tục"?
LTS: Chửi bậy, nói tục không biết đã ngấm vào giới trẻ từ khi nào để đến bây giờ nó đã và đang trở thành một thứ "văn hóa chửi" rất phổ biến. Đứng trước thực trạng đó không ít người có trách nhiệm đã lên tiếng. Nhà thơ Vương Tâm cũng dành thời gian cho báo Giáo dục Việt Nam bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề học sinh, sinh viên chửi bậy, nói tục.
Tiếc cho các bạn trẻ chửi bậy
- Có lẽ trong chúng ta chưa có ai không một lần nghe thấy người khác nói tục, chửi bậy... nhưng điều đáng buồn là "chửi tục, nói bậy" lại như "đại dịch hạch" lây lan nhanh trong giới học sinh, sinh viên. Ông cảm thấy thế nào khi chứng kiến những điều đáng buồn ấy?
Nhà văn Vương Tâm: Chửi tục, nói bậy đang là "đại dịch" ở học đường. Mỗi lần nghe những lời nói tục bật ra từ các bạn trẻ thực sự tôi thấy rất ngượng và rất lấy làm tiếc cho những gương mặt trẻ ấy, cho dù ở bất kể ở tầng lớp nào. Tôi biết có không ít những bạn trẻ được học hành dưới mái trường đại học hẳn hoi, nhưng ngồi với nhau là văng ra những ngôn từ rất khó lọt tai.
Nhìn những gương mặt sáng sủa, dưới những cặp kính trắng, đầy dáng vẻ trí thức ấy, thật không thể ngờ các em lại chửi thề mỗi khi bắt đầu câu nói. Đó là một vết hoen ố trong nếp sống văn hóa và ngôn ngữ sinh hoạt thông thường nhất. Thật buồn thay…
Nhà văn Vương Tâm |
Khi tiếp xúc với nhiều gia đình, tôi thỉnh thoảng lại giật mình vì có những một cách rất hồn nhiên, trước mặt các con. Trong những gia đình như vậy, việc các con họ cũng có thói quen chửi thề hay nói tục với bạn bè là điều khó tránh khỏi.
Còn thêm nguyên nhân nữa rất tệ hại, là sự thoái hóa ngôn từ của một bộ phận không nhỏ, được sản sinh ra trong cơ chế thị trường, ở đó có những người lao động ít được học hành, rèn luyện từ nhỏ.
Khi nói tục chửi bậy, cũng chẳng ai nhắc nhở, rồi thành thói quen lúc nào đó mà không thể ngờ.
Tất cả những thói quen đó, họ làm ô nhiễm ngôn từ ngay trong không khí sinh hoạt, trong gia đình, nhà trường, bạn bè và quan hệ xã hội khác. Vậy nên, hiện tượng nhiều
bạn trẻ hiện nay nói tục chửi thề
tràn lan, không biết ngượng mồm, chính là sản phẩm của những nguyên do trên.
- Nhưng thưa ông, không chỉ có học sinh phổ thông hay đại học "chửi thề, nói tục", mà bây giờ học sinh cấp 2 cũng đã "văng tục". Ông lý giải thế nào về những hiện tượng ấy?
Nhà văn Vương Tâm:
Như trên tôi đã nói, có những thói quen xấu mà các bạn trẻ bị nhiễm ngay từ gia đình của mình. Người xưa có câu: "Dạy con từ thủa còn thơ", con người khi sinh ra đã được xác nhận tính bản thiện. Tính cách của một đứa trẻ, ích kỷ hay vị tha, hiền lành hay ác độc, yếu đuối hay mạnh mẽ… đều do cha mẹ dạy dỗ mà nên.
Nhiều người khi thấy con cái mình hư hỏng, lại tự lý giải rằng, cha mẹ sinh con trời sinh tính để thỏa hiệp với sự bất lực của mình.
- Chắc hẳn ông cũng đã chứng kiến các bạn trẻ, học sinh nói tục chửi bậy, rồi gây gổ đánh nhau, vậy ông có thể chia sẻ một vài câu chuyện xung quanh vấn đề này?
Nhà văn Vương Tâm:
Tôi đã gặp trường hợp mấy bạn trẻ, vào lứa tuổi 15, 16, đi học về xông vào đánh nhau chỉ vì một nguyên nhân rất nhỏ. Chỉ vì một cái nhìn khác lạ, coi như khinh nhau, coi như nghĩ đểu về nhau qua ánh mắt, chứ không hề có va chạm gì cả. Hai bên thi nhau chửi tục, hung hăng thách đố nhau; vì sĩ diện thế là thượng cẳng chân hạ cẳng tay rồi dẫn tới ném đá, ném gạch. Cứ thế một nhóm bạn trẻ chạy loạn trên đường, vừa la hét vừa chửi bậy.
Hay có lần ngồi uống nước tại một cửa hàng giải khát ở ngay trong sân một trường đại học, tôi chín mặt vì những lời tục tĩu của các bạn sinh viên. Tôi nghe không biết bao nhiêu lời nói xấu bạn gái trong lớp bằng những ngôn từ tục tĩu từ các bạn sinh viên nam. Mấy bạn cứ hồn nhiên cười sặc sụa, mỗi khi nhắc đến chuyện bậy bạ trong sinh hoạt tình dục. Thấy thế tôi lên tiếng hỏi họ ở lớp nào thì họ mới vội vã tháo lui…
Thế mới hay, ý thức của con người là phải được giáo dục từ nhỏ trong gia đình và nhà trường mới hình thành được. Nhiều bạn trẻ không biết sợ là gì, sợ làm sai, sợ nói sai, nói bậy, sợ làm người khác buồn, sợ vi phạm luật lệ… Chính vì những cái sợ ấy mà nên người.
Biết những điều đáng xấu hổ để mà tránh. Biết sợ sai thì mới nhìn lại mọi điều trước khi hành động. Vậy đó, tôi nghĩ các bạn trẻ cần phải tự rèn luyện nhiều hơn.
Đánh nhau chỉ vì một cái nhìn khác lạ |
- Theo ông để giải quyết tận gốc vấn nạn nói tục, chửi bậy của giới trẻ, học sinh hiện nay cần phải làm như thế nào, thay đổi từ đâu và từ ai?
Nhà văn Vương Tâm:
Để giải quyết tận gốc hiện tượng này, không thể một sớm một chiều, nhưng tôi nghĩ nếu kiên trì sẽ thành công.
Trước hết những người cha mẹ, hay nhà trường, thầy cô, hoặc bạn bè phần nào chịu trách nhiệm liên đới. Nếu họ quan tâm và cố gắng hơn nữa xóa đi những thói quen xấu, ngay từ bản thân mình thì sẽ có tác động tốt tới nếp sống và đạo đức của các bạn trẻ. Cha mẹ, thầy cô phải là những tấm gương trong sạch về đạo đức, về ngôn ngữ cho trẻ noi theo.