Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Chân Dung Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa
Hình ảnh người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã được gắn kết với Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa và Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, được thành lập vào năm 1955. Kể từ đó, miền Nam tự do đã được thế giới biết đến, là một Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa; và Thủ Đô Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông.
Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên, là người Chiến Sĩ Bảo An, mà người dân thôn quê thường gọi là Chiến Sĩ Cộng Hòa, hoặc Lính Cộng Hòa, sau này, Lực lượng Bảo An Đoàn đã trở thành Địa Phương Quân.
Ngày ấy, người Chiến Sĩ Bảo An, ngoài nghĩa vụ cầm súng để bảo vệ miền Nam tự do, bảo vệ đồng bào, người Chiến Sĩ Bảo An đã từng đi đến những thôn làng xa xôi, để giúp đỡ các địa phương xây dựng hành chánh, để giải thích cho dân chúng biết đến một Chính Thể mới, vừa được khai sinh tại miền Nam: Chính Thể Cộng Hòa.
Đồng thời, người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên ấy, còn súng trên vai, tay đốn tre rừng, để bắc những chiếc cầu tre, trên những con suối ở tận hương thôn, để nối đôi bờ, nối những cánh đồng lúa, những nương dâu, để những ngày mưa lũ, người dân quê đi làm công việc nông tang, không còn phải lội giữa giòng nước xoáy hiểm nguy; và để cho những nam nữ Thanh Niên Cộng Hòa giữa đôi bờ dễ dàng gặp gỡ, để cùng trao đổi với nhau về Thể Chế Cộng Hòa vừa mới được khai sáng tại miền Nam. Đặc biệt, là những hình ảnh ở hương thôn, giữa cảnh thanh bình – tự do – no ấm bên lũy tre làng, với những đêm về, dưới ánh trăng lành tỏa sáng trên khắp nẻo đường quê, luôn luôn rộn rã những tiếng cười, tiếng sáo trúc và tiếng đàn Mandoline, hòa cùng tiếng hát ngân vang, đón chào đất nước đã được hồi sinh sau bao cơn binh lửa, với bài ca:
Dựng Một Mùa Hoa:
Chào bình minh hoa ban mai lả lơi
Nhạc dịu êm vang dư âm ngàn nơi
Bên khóm tre tươi, chim hót hoa cười trong nắng yêu đời
Bầy trẻ thơ yêu quê hương đầy vơi
Đồng ruộng tươi vươn lên bao nguồn mới
Sóng lúa chơi vơi, xanh ngát chân trời, dịu màu đẹp tươi
Đây phương Nam, bao la dịu dàng, say sưa câu hoan ca nhịp nhàng
Duyên xưa còn thắm, chung xây cuộc sống, chan chứa mênh mông
Tình miền Nam, như hoa Lan đầy hương
Tìm tự do, gió chim tung bay ngàn hướng
Đây đó vui ca, trong nắng chan hòa
Dựng Một Mùa Hoa.
Đầu năm 1956, khi sắp sửa đến ngày bầu cử Quốc Hội Lập Hiến, vào ngày 4-3-1956; sau đó, Bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa, do Quốc Hội Lập Hiến biểu quyết ngày 20-10-1956, đã được ban hành ngày 26-10-1956, với đầy đủ Tam quyền Phân lập: Lập Pháp – Hành Pháp và Tư Pháp, thì người Chiến Sĩ Bảo An lại đến với người dân quê, bằng những câu ca dao, để cho người dân ý thức được cuộc bầu cử sắp tới như sau:
“Dù ai buôn bán nơi đâu
Tháng ba, mồng bốn, rủ nhau đi bầu.
Dù ai mua bán trăm bề
Tháng ba, mồng bốn, nhớ về tham gia.
Bầu cử Quốc Hội nước nhà
Cộng Đồng – Nhân Vị – Quốc Gia hùng cường”.
Song nói đến người Chiến Sĩ Bảo An, mà không nhắc đến người Chiến Sĩ Dân Vệ, là một điều vô cùng thiếu sót. Bởi, Lực lượng Dân Vệ, là một Lực lượng vũ trang, trực tiếp đối đầu với “Lực lượng Du Kích” của Việt cộng, mà khởi đầu là “Du Kích Ba Tơ”, và là tiền thân của “Lực lượng vũ trang Liên khu 5” do tướng Việt cộng Nguyễn Chánh cầm đầu. Sau này, “lực lượng du kích” trực tiếp cầm súng đối đầu với dân quân của miền Nam, tại những vùng rừng núi xa xôi.
– Người Chiến Sĩ Dân Vệ, mà sau này đã trở thành Lực Lượng Nghĩa Quân. Ngày ấy, hàng đêm người Chiến Sĩ Dân Vệ luôn luôn tay ghì khẩu súng Mas-36, vai mang những quả lựu đạn chày, đi tuần – canh ở những trạm gác, nơi có những chiếc cổng của bờ rào Ấp Chiến Lược, để bảo vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào, vì bọn Du Kích thường tìm cách lẻn xuống các làng thôn để cướp gạo, muối, thực phẩm của đồng bào, đem lên rừng để sống. Đó là những Chiến Sĩ của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, đã góp máu xương trong công cuộc bảo vệ miền Nam tự do, bảo vệ đồng bào ruột thịt, và họ đã chết trong âm thầm, không bia đá. Thế rồi, kể từ sau ngày Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ, thì các Chiến Sĩ Bảo An và Chiến Sĩ Dân Vệ, đã bị người ta cố tình đưa vào quên lãng!!!
Thế nhân thường nói: Mất rồi mới biết quý, mới biết tiếc. Giờ đây, sau khi nước đã mất, nhà đã tan; qua những cảnh đời tang thương, dâu bể, khi ngược dòng thời gian trở về với một thưở thanh bình, mà không bao giờ còn tìm thấy lại, dù chỉ một lần nào nữa, thì chắc đa số những người con dân nước Việt sẽ thấy quý, thấy tiếc Vị Tổng Tư Lệnh đầu tiên của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa: Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã bị giết chết vào ngày 1-11-1963, chỉ vì Người đã kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước. Chính ngày này, nước Việt Nam Cộng Hòa đã đứng trên bờ của vực thẳm, để rồi cho đến ngày 30-4-1975, thì cả nền móng của nước Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn sụp đổ, rơi ngay xuống tận đáy vực sâu, mà do ngoại nhân với sự tiếp tay của những kẻ vong-nô,vô cùng tàn độc, dã man đã đào sẵn, để vùi chôn một công trình vĩ đại, mà đã được đắp xây bằng cả máu xương của người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa!!!
Những Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã “biến mất” sau ngày 1-11-1963:
Đó là những Chiến Sĩ đã hy sinh tất cả, khi chấp nhận rời xa mái ấm gia đình tại miền Nam tự do, để đi vào vùng đất địch, không hẹn ước một ngày trở về nơi chốn cũ!!!
Vậy, không có gì bằng, là hãy đọc, để như nghe lại những lời nói của năm nào, vào đêm mồng 6 tháng 8 năm 1960, tại một nơi bí mật; song có mặt của Cố Đại Tá Lê Quang Tung đứng lên hô to khẩu hiệu:
“Trung thành với Tổ Quốc – Xả thân vì lý tưởng Quốc Gia”.
Sau đó, các Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hô theo.
Khi những tiếng hô chấm dứt, thì Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu đã đọc những lời tiễn đưa các Chiến Sĩ đi vào vùng đất địch như sau:
“Các bạn ra đi hôm nay, là đã vượt ra khỏi tầm bảo vệ của chính phủ. Ra đi, có thể các bạn không hẹn ngày về. Những người con ưu tú của Dân Tộc, đêm nay giã từ Thủ Đô, để lao vào vùng địch, chiến đấu cho tự do và độc lập của Tổ Quốc, cho hòa bình. Vì hẳn các bạn cũng biết, Việt Nam là tiền đồn của thế giới tự do. Các bạn là những Chiến Sĩ Tiên Phong, đi chiến đấu ngay trong lòng địch; để ngăn chặn làn sóng cộng sản xâm nhập vào Nam, tiến đánh hậu phương chúng ta. Đây là một sứ mạng hết sức to lớn, và rất đáng cảm phục.
Thay mặt Tổng Thống, thay mặt chính phủ, tôi trân trọng gởi đến các bạn lời khen ngợi ý chí vô cùng cam đảm của các bạn, lòng yêu nước vô bờ bến của các bạn, khi đơn thương, độc mã dấn thân vào đất địch, để chịu trăm ngàn nguy hiểm, mà không được một sự yểm trợ nào cả. Xin cầu chúc các bạn vượt qua mọi gian lao, nguy hiểm và thành công trong sứ mạng”.
Và cũng tương tự như thế, là những Chiến Sĩ đã được cài lại ở miền Bắc trước ngày 20-7-1954, hoặc có những Chiến Sĩ đã tình nguyện quay trở về miền Bắc ngay sau khi mới di cư vào miền Nam. Những Chiến Sĩ này đã do Ông Phan Quang Đông và Ông Ngô Đình Cẩn sắp xếp, và bí mật lo cho đời sống của họ, khi họ phải sống trong lòng đất địch tại miền Bắc.
Nhưng đau đớn thay, bởi sau khi Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ, Ông Phan Quang Đông và Ông Ngô Đình Cẩn bị giết chết. Vì thế, tất cả những Chiến Sĩ này đã bị chặt tay, chặt chân, cắt đứt con đường về; họ phải tự tìm cách để sống trong mỏi mòn, chờ đợi. Cho đến ngày 30-4-1975, khi miền Nam tự do đã rơi vào tay của cộng sản Bắc Việt; thì các Chiến Sĩ này đã hoàn toàn tuyệt vọng; nên có người đã chết trong tức tưởi, trong đau đớn khôn nguôi. Và cho đến tận hôm nay, những người thân của họ, cũng không hề biết nắm xương của những người Chiến Sĩ ấy, đã bị vùi lấp ở một nơi nào trên đất Bắc???!!!
Ôi! Còn gì đau xót và phũ phàng hơn; nếu một mai, Quê Hương ta có tái lập được một nước Việt Nam với thể chế pháp trị hẳn hoi, thì thử hỏi, có còn ai nhắc – nhớ đến những người Chiến Sĩ đã từng dấn thân vào lòng đất địch, sống cùng với những gian nan, nguy hiểm; và chết trong âm thầm, lặng lẽ, lãng quên!!!
Hình ảnh tiếp nối của Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa:
Sau ngày Vị Tổng Tư Lệnh đầu tiên của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa: Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã Vị Quốc Vong Thân; để tiếp tục bảo vệ miền Nam tự do, bảo vệ đồng bào, người Chiến Sĩ vẫn tiếp tục lao mình vào nơi chiến trường lửa khói mịt mù, cận kề với cái chết. Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã đi vào những trang sử hào hùng của Dân Tộc, với những trận đánh làm khiếp vía quân thù như: Bình Long, An Lộc v…v…
– Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hiên ngang, oai hùng, ngạo nghễ đứng trên Cổ thành Quảng Trị, để cắm lá Cờ Vàng ba Sọc Đỏ thân yêu như bài hát: Cờ bay trên Cổ thành Quảng Trị:
“Cờ bay, cờ bay, oai hùng trên thành phố thân yêu
Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu
Cờ bay, cờ bay tung Trời, ta về với Quê Hương
Từng ngóng đợi quân ta tiến về ……”
- Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã vượt phi đạo, tung cánh “chim bằng”, đi vào cõi chết, để bảo vệ vùng Trời miền Nam tự do.
- Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã rời xa đất liền, xa mái ấm gia đình, sống lênh đênh trên mặt trùng dương ngút ngàn khói sóng. Máu xương của người Chiến Sĩ đã hòa quyện và vùi chôn nơi đáy nước trong trận Hải chiến 1974, để bảo vệ Hoàng Sa, hải đảo, bảo vệ hải phận Việt Nam.
- Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa tay súng, vai khoác ba lô, tung cánh dù, nhảy xuống vùng đất địch, bất chấp mọi hiểm nguy.
- Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa anh dũng đánh đuổi quân thù, tái chiếm Cố đô Huế, Tết Mậu Thân, 1968. Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đi tìm đào từng hố, hầm tập thể, để tìm lại xương xác của đồng bào ruột thịt thân yêu.
- Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã “quên mình cứu người” băng bó vết thương cho đổng đội.
- Người nữ Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã không ngại gian nan, vì “Giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh”, để góp bàn tay vào công cuộc bảo vệ miền Nam Tự Do.
- Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã đem sinh mạng của mình để bảo vệ đồng bào ruột thịt, trên khắp Bốn vùng Chiến thuật, ở những vùng nông thôn, nơi biên phòng, giới tuyến, từ Ấp Bắc, An Lộc, Gio Linh, Khe Sanh, Pleime, A Sao, A Lưới, Trà Bồng, Minh Long, Ba Tơ, An Phước, An Điềm, Khâm Đức, Hậu Đức …v… v…
Song bên cạnh những chiến công lẫy lừng ấy, có mấy ai hình dung được hình ảnh của người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã một thời ngày đêm ghì chặt tay súng, trên những vọng gác, ở những nơi tiền đồn heo hút gió; để rồi liên tưởng đến hình ảnh của người Chiến Sĩ đã bị cộng quân bắn tỉa, trong lúc các Anh đang hướng tầm mắt, để quan sát những di chuyển của địch quân. Bởi vậy, các Anh đã trúng đạn của địch, và thân xác của người Chiến Sĩ đã nhuộm đầy máu đỏ, đã thấm đẫm chiến bào, và người Chiến Sĩ đã rơi từ trên chòi cao của vọng gác xuống nền đất lạnh, trên những bụi gai sắc nhọn giữa rừng khuya, thân xác của người Chiến Sĩ lại phải chịu thêm những vết thương khác, do những nhánh gai rừng đã đâm sâu vào châu thân, máu của người Chiến Sĩ đã chan hòa từ vết đạn thù, đã ứa ra từ những mũi gai rừng, trước khi gục chết tức tưởi giữa núi rừng hoang lạnh. Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã đem máu xương của mình, để bảo vệ Quê Hương.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với những hy sinh vô bờ bến. Đặc biệt, những đơn vị đã từng đối đầu với cộng quân, ở những nơi biên phòng, giới tuyến. Ở những nơi ấy, suốt ngày đêm người Chiến Sĩ phải đối đầu với không biết bao nhiêu những gian nan, nguy hiểm. Người Chiến Sĩ phải mắc võng ngủ trên những cành cây, để tránh thú dữ, nhưng không khỏi phải làm mồi cho muỗi, vắt. Trên những lối hành quân, mỗi khi dừng bước, người Chiến Sĩ đã phải dùng chiếc nón sắt của mình, múc nước từ những giòng suối, đổ vào bao gạo sấy, để ăn cho đỡ đói. Song cũng có những lần, khi những hạt gạo sấy chưa kịp nở thành cơm, thì đơn vị đã lọt vào ổ phục kích của cộng quân. Để rồi sau đó, có những Chiến Sĩ đã phải ôm xác đồng đội của mình, với bao gạo sấy chưa kịp mở ra, mà nhỏ lệ khóc thương đồng đội, đã chết trong khi bụng đang đói!!!
Ngày ấy, một thời chinh chiến, nếu ai đã từng đến các đơn vị biên phòng, giữa tiếng đạn pháo đì đùng, với những đêm nhìn ánh hỏa châu soi sáng các vùng rừng núi hoang vu, và treo lơ lửng trên những vọng gác quanh các tiền đồn, thì chắc chắn đã thấy được toàn cảnh, là những bức tranh, với những nét điểm xuyết thật tuyệt vời. Đồng thời, cũng thấy được những hy sinh vô bờ bến của người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đang nằm sương, gối súng ngay giữa sự sống – chết, hiểm nguy. Sinh mạng của người Chiến Sĩ cũng vô cùng mong manh. Bởi bất cứ lúc nào các Anh cũng có thể bị quân địch tấn công, và có thể sẽ vĩnh viễn bị vùi thây nơi chiến địa!!!
– Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, là tất cả những gì cao đẹp nhất, hào hùng nhất. Người dân của miền Nam tự do, đã từng chứng kiến những hình ảnh của người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, vai mang súng, tay bế em thơ, tay dìu dắt cụ già giữa vùng lửa đạn.
- Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, không phải chỉ có những Sĩ quan, mà tất cả những người đã từng cầm súng để bảo vệ từng tấc đất của Quê Hương, hoặc đã từng kề vai, sát cánh bên người Chiến Sĩ, qua những công tác: Tâm Lý Chiến, Công Dân Vụ, Dân Sự Vụ, Dân Ý Vụ …
Họ có thể là những nông phu, song đã ý thức được bổn phận của một con dân nước Việt trong cơn nguy biến, nên có những người dân, khi bất ngờ gặp được người Chiến Sĩ trong lúc lỡ bị lạc trong rừng, sau một trận giao tranh với quân địch, và họ đã nuôi giấu, để sau đó, người Chiến Sĩ được bình an trở về với đơn vị.
Họ có thể là người Mẹ, người vợ, người anh, người chị, người em; song khi lâm cảnh ngộ, trong những lần tấn công của quân địch, lúc cùng đường, phải tử thủ, họ đã cùng sống-chết bên người Chiến Sĩ, họ đã biết sử dụng những quả lựu đạn M.26, để tiêu diệt quân thù, để mở đường máu thoát thân. Hết thảy họ đều là Chiến Sĩ.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, không phải chỉ có Lục Quân, mà còn có các Lực lượng như: Quân Cảnh, Cảnh Sát, Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn … Riêng về Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệ, khi thành lập sau Tết Mậu Thân, 1968, có lẽ mọi người đã nhìn thấy hình ảnh của những Nữ đoàn viên Nhân Dân Tự Vệ, vai mang khẩu súng Carbine M-1, M-2, trông chẳng khác biệt những Thanh Nữ Cộng Hòa của một thưở nào là mấy. Lực lượng này, đã trực tiếp đối đầu với Du kích Việt cộng ở những vùng thôn quê, hẻo lánh.
Một hình ảnh, mà chắc chắn mọi người đều đã biết. Đó là hình ảnh của những Chiến Sĩ Nhân Dân Tự Vệ tại Hố Nai. Họ đã không rời tay súng, cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến. Song tiếc rằng, khi họ đã bị tử thương bởi những viên đạn của quân thù, thì chẳng có ai nhắc đến!!!
Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa và ngày mất nước: 30-4-1975
Vào một thời oanh liệt, với những chiến công lừng lẫy, làm quân thù phải bạt vía, kinh hồn. Lúc ấy, người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa làm sao có thể nghĩ đến một ngày, họ phải buông súng trong uất hận, đau thương!!!
Thế nhưng, sự thật đã xảy ra. Trước ngày mất nước, người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã phải chịu những cảnh bi thương nhất, khi bắt buộc phải buông súng, thì có các vị đã “chết theo thành”, một số may mắn được ra hải ngoại; còn đa số, thì đã phải vào các nhà tù “cải tạo”của Cộng sản Hà Nội, đã phải chịu cảnh hành hạ, đọa đày, cùm kẹp, đói khát, lạnh lẽo, hoặc trở thành người tàn phế, hay đã bỏ mình trong các nhà tù. Song chưa đủ, bởi còn gì đau thương hơn, còn ngôn từ nào để viết, và còn có dòng nước mắt nào, để khóc cho vừa với hình ảnh của những người Chiến Sĩ đã chết, trong khi đôi chân vẫn còn bị siết chặt, vẫn còn rỉ máu trong hai chiếc cùm, treo trên những chiếc thanh sắt, thân thể quắt queo trên nền gạch lạnh lẽo của phòng biệt giam tăm tối; để rồi sau đó, nắm xương tàn của người Chiến Sĩ đã bị vùi chôn bên cạnh những bờ rào kẽm gai oan nghiệt của trại tù “cải tạo”, trên khắp vùng núi rừng từ Nam chí Bắc!!!
Nhưng hôm nay, và mãi mãi cho đến ngàn sau, dẫu thế nhân có viết đến cả hàng nghìn trang sách, cũng không làm sao diễn đạt một cách trọn vẹn những gì mà người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã phải gánh chịu khi bị sa cơ, thất thế, ở trong các nhà tù “cải tạo”. Bởi, chỉ có chính các vị đã từng qua các nhà tù của cộng sản Hà Nội, thì mới thấu hết được những nỗi đau đớn kinh hoàng ấy; vì “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”.
Chẳng những thế, mà ngày đi vào nhà tù “cải tạo”, thì đã có không ít những Chiến Sĩ đã bị mất cả nhà cửa, vợ con!!!
Tuy nhiên, ngoài những cảnh đời bi thảm ấy, đã có rất nhiều Chiến Sĩ được gia đình hết lòng lo lắng. Những người Mẹ, người vợ, người con, người anh, người chị, người em của người Chiến Sĩ, đã băng rừng, vượt suối, đi đến tận những nơi rừng thiêng nước độc, để mang đến cho người thân của họ những món quà; song đặc biệt và cao quý nhất, vẫn là những món quà tinh thần. Vì đó, chính là “món ăn” đã nuôi sống người tù “cải tạo” để người Chiến Sĩ có đủ niềm tin và hy vọng, chờ đợi một ngày trở về, sum họp với gia đình.
Và giờ đây, người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã một thời tung hoành trên khắp chiến trường xưa, đang sống nơi hải ngoại; dù mái tóc đã bạc mầu, đôi mắt không còn tinh tường nữa; song ý chí quang phục Quê Hương vẫn không hề thay đổi. Vì thế, đa số đã và đang dấn thân vào con đường tranh đấu cho một nước Việt Nam Tự Do-Dân Chủ thực sự.
– Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, sống đời lưu vong, nhưng ngày đêm vẫn vọng tưởng Cố Hương, vẫn nhớ tiếc về những năm tháng của một thuở đã xa, mà lòng rưng rưng, mà tim quặn thắt; bởi chỉ còn biết tìm lại qua những câu hát, lời thơ của một thời đã mất:
Đẹp thay Chính Thể Cộng Hòa
Vui thay tiếng hát, câu ca Thanh Bình
Cộng Hòa như ánh Bình Minh
Như giòng nước mát, như tình lúa xanh.
15-6-2011
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
( Sinh Tồn chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Chân Dung Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa
Hình ảnh người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã được gắn kết với Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa và Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, được thành lập vào năm 1955. Kể từ đó, miền Nam tự do đã được thế giới biết đến, là một Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa; và Thủ Đô Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông.
Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên, là người Chiến Sĩ Bảo An, mà người dân thôn quê thường gọi là Chiến Sĩ Cộng Hòa, hoặc Lính Cộng Hòa, sau này, Lực lượng Bảo An Đoàn đã trở thành Địa Phương Quân.
Ngày ấy, người Chiến Sĩ Bảo An, ngoài nghĩa vụ cầm súng để bảo vệ miền Nam tự do, bảo vệ đồng bào, người Chiến Sĩ Bảo An đã từng đi đến những thôn làng xa xôi, để giúp đỡ các địa phương xây dựng hành chánh, để giải thích cho dân chúng biết đến một Chính Thể mới, vừa được khai sinh tại miền Nam: Chính Thể Cộng Hòa.
Đồng thời, người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên ấy, còn súng trên vai, tay đốn tre rừng, để bắc những chiếc cầu tre, trên những con suối ở tận hương thôn, để nối đôi bờ, nối những cánh đồng lúa, những nương dâu, để những ngày mưa lũ, người dân quê đi làm công việc nông tang, không còn phải lội giữa giòng nước xoáy hiểm nguy; và để cho những nam nữ Thanh Niên Cộng Hòa giữa đôi bờ dễ dàng gặp gỡ, để cùng trao đổi với nhau về Thể Chế Cộng Hòa vừa mới được khai sáng tại miền Nam. Đặc biệt, là những hình ảnh ở hương thôn, giữa cảnh thanh bình – tự do – no ấm bên lũy tre làng, với những đêm về, dưới ánh trăng lành tỏa sáng trên khắp nẻo đường quê, luôn luôn rộn rã những tiếng cười, tiếng sáo trúc và tiếng đàn Mandoline, hòa cùng tiếng hát ngân vang, đón chào đất nước đã được hồi sinh sau bao cơn binh lửa, với bài ca:
Dựng Một Mùa Hoa:
Chào bình minh hoa ban mai lả lơi
Nhạc dịu êm vang dư âm ngàn nơi
Bên khóm tre tươi, chim hót hoa cười trong nắng yêu đời
Bầy trẻ thơ yêu quê hương đầy vơi
Đồng ruộng tươi vươn lên bao nguồn mới
Sóng lúa chơi vơi, xanh ngát chân trời, dịu màu đẹp tươi
Đây phương Nam, bao la dịu dàng, say sưa câu hoan ca nhịp nhàng
Duyên xưa còn thắm, chung xây cuộc sống, chan chứa mênh mông
Tình miền Nam, như hoa Lan đầy hương
Tìm tự do, gió chim tung bay ngàn hướng
Đây đó vui ca, trong nắng chan hòa
Dựng Một Mùa Hoa.
Đầu năm 1956, khi sắp sửa đến ngày bầu cử Quốc Hội Lập Hiến, vào ngày 4-3-1956; sau đó, Bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa, do Quốc Hội Lập Hiến biểu quyết ngày 20-10-1956, đã được ban hành ngày 26-10-1956, với đầy đủ Tam quyền Phân lập: Lập Pháp – Hành Pháp và Tư Pháp, thì người Chiến Sĩ Bảo An lại đến với người dân quê, bằng những câu ca dao, để cho người dân ý thức được cuộc bầu cử sắp tới như sau:
“Dù ai buôn bán nơi đâu
Tháng ba, mồng bốn, rủ nhau đi bầu.
Dù ai mua bán trăm bề
Tháng ba, mồng bốn, nhớ về tham gia.
Bầu cử Quốc Hội nước nhà
Cộng Đồng – Nhân Vị – Quốc Gia hùng cường”.
Song nói đến người Chiến Sĩ Bảo An, mà không nhắc đến người Chiến Sĩ Dân Vệ, là một điều vô cùng thiếu sót. Bởi, Lực lượng Dân Vệ, là một Lực lượng vũ trang, trực tiếp đối đầu với “Lực lượng Du Kích” của Việt cộng, mà khởi đầu là “Du Kích Ba Tơ”, và là tiền thân của “Lực lượng vũ trang Liên khu 5” do tướng Việt cộng Nguyễn Chánh cầm đầu. Sau này, “lực lượng du kích” trực tiếp cầm súng đối đầu với dân quân của miền Nam, tại những vùng rừng núi xa xôi.
– Người Chiến Sĩ Dân Vệ, mà sau này đã trở thành Lực Lượng Nghĩa Quân. Ngày ấy, hàng đêm người Chiến Sĩ Dân Vệ luôn luôn tay ghì khẩu súng Mas-36, vai mang những quả lựu đạn chày, đi tuần – canh ở những trạm gác, nơi có những chiếc cổng của bờ rào Ấp Chiến Lược, để bảo vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào, vì bọn Du Kích thường tìm cách lẻn xuống các làng thôn để cướp gạo, muối, thực phẩm của đồng bào, đem lên rừng để sống. Đó là những Chiến Sĩ của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, đã góp máu xương trong công cuộc bảo vệ miền Nam tự do, bảo vệ đồng bào ruột thịt, và họ đã chết trong âm thầm, không bia đá. Thế rồi, kể từ sau ngày Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ, thì các Chiến Sĩ Bảo An và Chiến Sĩ Dân Vệ, đã bị người ta cố tình đưa vào quên lãng!!!
Thế nhân thường nói: Mất rồi mới biết quý, mới biết tiếc. Giờ đây, sau khi nước đã mất, nhà đã tan; qua những cảnh đời tang thương, dâu bể, khi ngược dòng thời gian trở về với một thưở thanh bình, mà không bao giờ còn tìm thấy lại, dù chỉ một lần nào nữa, thì chắc đa số những người con dân nước Việt sẽ thấy quý, thấy tiếc Vị Tổng Tư Lệnh đầu tiên của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa: Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã bị giết chết vào ngày 1-11-1963, chỉ vì Người đã kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước. Chính ngày này, nước Việt Nam Cộng Hòa đã đứng trên bờ của vực thẳm, để rồi cho đến ngày 30-4-1975, thì cả nền móng của nước Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn sụp đổ, rơi ngay xuống tận đáy vực sâu, mà do ngoại nhân với sự tiếp tay của những kẻ vong-nô,vô cùng tàn độc, dã man đã đào sẵn, để vùi chôn một công trình vĩ đại, mà đã được đắp xây bằng cả máu xương của người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa!!!
Những Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã “biến mất” sau ngày 1-11-1963:
Đó là những Chiến Sĩ đã hy sinh tất cả, khi chấp nhận rời xa mái ấm gia đình tại miền Nam tự do, để đi vào vùng đất địch, không hẹn ước một ngày trở về nơi chốn cũ!!!
Vậy, không có gì bằng, là hãy đọc, để như nghe lại những lời nói của năm nào, vào đêm mồng 6 tháng 8 năm 1960, tại một nơi bí mật; song có mặt của Cố Đại Tá Lê Quang Tung đứng lên hô to khẩu hiệu:
“Trung thành với Tổ Quốc – Xả thân vì lý tưởng Quốc Gia”.
Sau đó, các Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hô theo.
Khi những tiếng hô chấm dứt, thì Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu đã đọc những lời tiễn đưa các Chiến Sĩ đi vào vùng đất địch như sau:
“Các bạn ra đi hôm nay, là đã vượt ra khỏi tầm bảo vệ của chính phủ. Ra đi, có thể các bạn không hẹn ngày về. Những người con ưu tú của Dân Tộc, đêm nay giã từ Thủ Đô, để lao vào vùng địch, chiến đấu cho tự do và độc lập của Tổ Quốc, cho hòa bình. Vì hẳn các bạn cũng biết, Việt Nam là tiền đồn của thế giới tự do. Các bạn là những Chiến Sĩ Tiên Phong, đi chiến đấu ngay trong lòng địch; để ngăn chặn làn sóng cộng sản xâm nhập vào Nam, tiến đánh hậu phương chúng ta. Đây là một sứ mạng hết sức to lớn, và rất đáng cảm phục.
Thay mặt Tổng Thống, thay mặt chính phủ, tôi trân trọng gởi đến các bạn lời khen ngợi ý chí vô cùng cam đảm của các bạn, lòng yêu nước vô bờ bến của các bạn, khi đơn thương, độc mã dấn thân vào đất địch, để chịu trăm ngàn nguy hiểm, mà không được một sự yểm trợ nào cả. Xin cầu chúc các bạn vượt qua mọi gian lao, nguy hiểm và thành công trong sứ mạng”.
Và cũng tương tự như thế, là những Chiến Sĩ đã được cài lại ở miền Bắc trước ngày 20-7-1954, hoặc có những Chiến Sĩ đã tình nguyện quay trở về miền Bắc ngay sau khi mới di cư vào miền Nam. Những Chiến Sĩ này đã do Ông Phan Quang Đông và Ông Ngô Đình Cẩn sắp xếp, và bí mật lo cho đời sống của họ, khi họ phải sống trong lòng đất địch tại miền Bắc.
Nhưng đau đớn thay, bởi sau khi Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ, Ông Phan Quang Đông và Ông Ngô Đình Cẩn bị giết chết. Vì thế, tất cả những Chiến Sĩ này đã bị chặt tay, chặt chân, cắt đứt con đường về; họ phải tự tìm cách để sống trong mỏi mòn, chờ đợi. Cho đến ngày 30-4-1975, khi miền Nam tự do đã rơi vào tay của cộng sản Bắc Việt; thì các Chiến Sĩ này đã hoàn toàn tuyệt vọng; nên có người đã chết trong tức tưởi, trong đau đớn khôn nguôi. Và cho đến tận hôm nay, những người thân của họ, cũng không hề biết nắm xương của những người Chiến Sĩ ấy, đã bị vùi lấp ở một nơi nào trên đất Bắc???!!!
Ôi! Còn gì đau xót và phũ phàng hơn; nếu một mai, Quê Hương ta có tái lập được một nước Việt Nam với thể chế pháp trị hẳn hoi, thì thử hỏi, có còn ai nhắc – nhớ đến những người Chiến Sĩ đã từng dấn thân vào lòng đất địch, sống cùng với những gian nan, nguy hiểm; và chết trong âm thầm, lặng lẽ, lãng quên!!!
Hình ảnh tiếp nối của Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa:
Sau ngày Vị Tổng Tư Lệnh đầu tiên của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa: Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã Vị Quốc Vong Thân; để tiếp tục bảo vệ miền Nam tự do, bảo vệ đồng bào, người Chiến Sĩ vẫn tiếp tục lao mình vào nơi chiến trường lửa khói mịt mù, cận kề với cái chết. Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã đi vào những trang sử hào hùng của Dân Tộc, với những trận đánh làm khiếp vía quân thù như: Bình Long, An Lộc v…v…
– Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hiên ngang, oai hùng, ngạo nghễ đứng trên Cổ thành Quảng Trị, để cắm lá Cờ Vàng ba Sọc Đỏ thân yêu như bài hát: Cờ bay trên Cổ thành Quảng Trị:
“Cờ bay, cờ bay, oai hùng trên thành phố thân yêu
Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu
Cờ bay, cờ bay tung Trời, ta về với Quê Hương
Từng ngóng đợi quân ta tiến về ……”
- Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã vượt phi đạo, tung cánh “chim bằng”, đi vào cõi chết, để bảo vệ vùng Trời miền Nam tự do.
- Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã rời xa đất liền, xa mái ấm gia đình, sống lênh đênh trên mặt trùng dương ngút ngàn khói sóng. Máu xương của người Chiến Sĩ đã hòa quyện và vùi chôn nơi đáy nước trong trận Hải chiến 1974, để bảo vệ Hoàng Sa, hải đảo, bảo vệ hải phận Việt Nam.
- Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa tay súng, vai khoác ba lô, tung cánh dù, nhảy xuống vùng đất địch, bất chấp mọi hiểm nguy.
- Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa anh dũng đánh đuổi quân thù, tái chiếm Cố đô Huế, Tết Mậu Thân, 1968. Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đi tìm đào từng hố, hầm tập thể, để tìm lại xương xác của đồng bào ruột thịt thân yêu.
- Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã “quên mình cứu người” băng bó vết thương cho đổng đội.
- Người nữ Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã không ngại gian nan, vì “Giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh”, để góp bàn tay vào công cuộc bảo vệ miền Nam Tự Do.
- Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã đem sinh mạng của mình để bảo vệ đồng bào ruột thịt, trên khắp Bốn vùng Chiến thuật, ở những vùng nông thôn, nơi biên phòng, giới tuyến, từ Ấp Bắc, An Lộc, Gio Linh, Khe Sanh, Pleime, A Sao, A Lưới, Trà Bồng, Minh Long, Ba Tơ, An Phước, An Điềm, Khâm Đức, Hậu Đức …v… v…
Song bên cạnh những chiến công lẫy lừng ấy, có mấy ai hình dung được hình ảnh của người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã một thời ngày đêm ghì chặt tay súng, trên những vọng gác, ở những nơi tiền đồn heo hút gió; để rồi liên tưởng đến hình ảnh của người Chiến Sĩ đã bị cộng quân bắn tỉa, trong lúc các Anh đang hướng tầm mắt, để quan sát những di chuyển của địch quân. Bởi vậy, các Anh đã trúng đạn của địch, và thân xác của người Chiến Sĩ đã nhuộm đầy máu đỏ, đã thấm đẫm chiến bào, và người Chiến Sĩ đã rơi từ trên chòi cao của vọng gác xuống nền đất lạnh, trên những bụi gai sắc nhọn giữa rừng khuya, thân xác của người Chiến Sĩ lại phải chịu thêm những vết thương khác, do những nhánh gai rừng đã đâm sâu vào châu thân, máu của người Chiến Sĩ đã chan hòa từ vết đạn thù, đã ứa ra từ những mũi gai rừng, trước khi gục chết tức tưởi giữa núi rừng hoang lạnh. Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã đem máu xương của mình, để bảo vệ Quê Hương.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với những hy sinh vô bờ bến. Đặc biệt, những đơn vị đã từng đối đầu với cộng quân, ở những nơi biên phòng, giới tuyến. Ở những nơi ấy, suốt ngày đêm người Chiến Sĩ phải đối đầu với không biết bao nhiêu những gian nan, nguy hiểm. Người Chiến Sĩ phải mắc võng ngủ trên những cành cây, để tránh thú dữ, nhưng không khỏi phải làm mồi cho muỗi, vắt. Trên những lối hành quân, mỗi khi dừng bước, người Chiến Sĩ đã phải dùng chiếc nón sắt của mình, múc nước từ những giòng suối, đổ vào bao gạo sấy, để ăn cho đỡ đói. Song cũng có những lần, khi những hạt gạo sấy chưa kịp nở thành cơm, thì đơn vị đã lọt vào ổ phục kích của cộng quân. Để rồi sau đó, có những Chiến Sĩ đã phải ôm xác đồng đội của mình, với bao gạo sấy chưa kịp mở ra, mà nhỏ lệ khóc thương đồng đội, đã chết trong khi bụng đang đói!!!
Ngày ấy, một thời chinh chiến, nếu ai đã từng đến các đơn vị biên phòng, giữa tiếng đạn pháo đì đùng, với những đêm nhìn ánh hỏa châu soi sáng các vùng rừng núi hoang vu, và treo lơ lửng trên những vọng gác quanh các tiền đồn, thì chắc chắn đã thấy được toàn cảnh, là những bức tranh, với những nét điểm xuyết thật tuyệt vời. Đồng thời, cũng thấy được những hy sinh vô bờ bến của người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đang nằm sương, gối súng ngay giữa sự sống – chết, hiểm nguy. Sinh mạng của người Chiến Sĩ cũng vô cùng mong manh. Bởi bất cứ lúc nào các Anh cũng có thể bị quân địch tấn công, và có thể sẽ vĩnh viễn bị vùi thây nơi chiến địa!!!
– Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, là tất cả những gì cao đẹp nhất, hào hùng nhất. Người dân của miền Nam tự do, đã từng chứng kiến những hình ảnh của người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, vai mang súng, tay bế em thơ, tay dìu dắt cụ già giữa vùng lửa đạn.
- Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, không phải chỉ có những Sĩ quan, mà tất cả những người đã từng cầm súng để bảo vệ từng tấc đất của Quê Hương, hoặc đã từng kề vai, sát cánh bên người Chiến Sĩ, qua những công tác: Tâm Lý Chiến, Công Dân Vụ, Dân Sự Vụ, Dân Ý Vụ …
Họ có thể là những nông phu, song đã ý thức được bổn phận của một con dân nước Việt trong cơn nguy biến, nên có những người dân, khi bất ngờ gặp được người Chiến Sĩ trong lúc lỡ bị lạc trong rừng, sau một trận giao tranh với quân địch, và họ đã nuôi giấu, để sau đó, người Chiến Sĩ được bình an trở về với đơn vị.
Họ có thể là người Mẹ, người vợ, người anh, người chị, người em; song khi lâm cảnh ngộ, trong những lần tấn công của quân địch, lúc cùng đường, phải tử thủ, họ đã cùng sống-chết bên người Chiến Sĩ, họ đã biết sử dụng những quả lựu đạn M.26, để tiêu diệt quân thù, để mở đường máu thoát thân. Hết thảy họ đều là Chiến Sĩ.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, không phải chỉ có Lục Quân, mà còn có các Lực lượng như: Quân Cảnh, Cảnh Sát, Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn … Riêng về Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệ, khi thành lập sau Tết Mậu Thân, 1968, có lẽ mọi người đã nhìn thấy hình ảnh của những Nữ đoàn viên Nhân Dân Tự Vệ, vai mang khẩu súng Carbine M-1, M-2, trông chẳng khác biệt những Thanh Nữ Cộng Hòa của một thưở nào là mấy. Lực lượng này, đã trực tiếp đối đầu với Du kích Việt cộng ở những vùng thôn quê, hẻo lánh.
Một hình ảnh, mà chắc chắn mọi người đều đã biết. Đó là hình ảnh của những Chiến Sĩ Nhân Dân Tự Vệ tại Hố Nai. Họ đã không rời tay súng, cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến. Song tiếc rằng, khi họ đã bị tử thương bởi những viên đạn của quân thù, thì chẳng có ai nhắc đến!!!
Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa và ngày mất nước: 30-4-1975
Vào một thời oanh liệt, với những chiến công lừng lẫy, làm quân thù phải bạt vía, kinh hồn. Lúc ấy, người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa làm sao có thể nghĩ đến một ngày, họ phải buông súng trong uất hận, đau thương!!!
Thế nhưng, sự thật đã xảy ra. Trước ngày mất nước, người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã phải chịu những cảnh bi thương nhất, khi bắt buộc phải buông súng, thì có các vị đã “chết theo thành”, một số may mắn được ra hải ngoại; còn đa số, thì đã phải vào các nhà tù “cải tạo”của Cộng sản Hà Nội, đã phải chịu cảnh hành hạ, đọa đày, cùm kẹp, đói khát, lạnh lẽo, hoặc trở thành người tàn phế, hay đã bỏ mình trong các nhà tù. Song chưa đủ, bởi còn gì đau thương hơn, còn ngôn từ nào để viết, và còn có dòng nước mắt nào, để khóc cho vừa với hình ảnh của những người Chiến Sĩ đã chết, trong khi đôi chân vẫn còn bị siết chặt, vẫn còn rỉ máu trong hai chiếc cùm, treo trên những chiếc thanh sắt, thân thể quắt queo trên nền gạch lạnh lẽo của phòng biệt giam tăm tối; để rồi sau đó, nắm xương tàn của người Chiến Sĩ đã bị vùi chôn bên cạnh những bờ rào kẽm gai oan nghiệt của trại tù “cải tạo”, trên khắp vùng núi rừng từ Nam chí Bắc!!!
Nhưng hôm nay, và mãi mãi cho đến ngàn sau, dẫu thế nhân có viết đến cả hàng nghìn trang sách, cũng không làm sao diễn đạt một cách trọn vẹn những gì mà người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã phải gánh chịu khi bị sa cơ, thất thế, ở trong các nhà tù “cải tạo”. Bởi, chỉ có chính các vị đã từng qua các nhà tù của cộng sản Hà Nội, thì mới thấu hết được những nỗi đau đớn kinh hoàng ấy; vì “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”.
Chẳng những thế, mà ngày đi vào nhà tù “cải tạo”, thì đã có không ít những Chiến Sĩ đã bị mất cả nhà cửa, vợ con!!!
Tuy nhiên, ngoài những cảnh đời bi thảm ấy, đã có rất nhiều Chiến Sĩ được gia đình hết lòng lo lắng. Những người Mẹ, người vợ, người con, người anh, người chị, người em của người Chiến Sĩ, đã băng rừng, vượt suối, đi đến tận những nơi rừng thiêng nước độc, để mang đến cho người thân của họ những món quà; song đặc biệt và cao quý nhất, vẫn là những món quà tinh thần. Vì đó, chính là “món ăn” đã nuôi sống người tù “cải tạo” để người Chiến Sĩ có đủ niềm tin và hy vọng, chờ đợi một ngày trở về, sum họp với gia đình.
Và giờ đây, người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã một thời tung hoành trên khắp chiến trường xưa, đang sống nơi hải ngoại; dù mái tóc đã bạc mầu, đôi mắt không còn tinh tường nữa; song ý chí quang phục Quê Hương vẫn không hề thay đổi. Vì thế, đa số đã và đang dấn thân vào con đường tranh đấu cho một nước Việt Nam Tự Do-Dân Chủ thực sự.
– Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, sống đời lưu vong, nhưng ngày đêm vẫn vọng tưởng Cố Hương, vẫn nhớ tiếc về những năm tháng của một thuở đã xa, mà lòng rưng rưng, mà tim quặn thắt; bởi chỉ còn biết tìm lại qua những câu hát, lời thơ của một thời đã mất:
Đẹp thay Chính Thể Cộng Hòa
Vui thay tiếng hát, câu ca Thanh Bình
Cộng Hòa như ánh Bình Minh
Như giòng nước mát, như tình lúa xanh.
15-6-2011
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
( Sinh Tồn chuyển )