Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Chân lý mù từ sách giáo khoa địa lý Trung Quốc
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine như bị đổ thêm dầu khi giám đốc viện Lịch sử quốc gia Ukraine tuyên bố rằng cuộc chiến tranh vệ quốc giai đoạn 1941-1945 (một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai)
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine như bị đổ thêm dầu khi giám đốc viện Lịch sử quốc gia Ukraine tuyên bố rằng cuộc chiến tranh vệ quốc giai đoạn 1941-1945 (một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai) sẽ bị gỡ bỏ khỏi sách giáo khoa lịch sử nước này.
Mấy năm trước, hiệp hội Cải cách giáo trình sử chí Nhật Bản xuất bản bộ sách giáo khoa lịch sử gồm tám cuốn. Bộ sách sau đó được Tokyo cho phép sử dụng chính thức trong các trường học thì một làn sóng phản đối dữ dội nổi lên ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Dân Hàn Quốc ầm ầm xuống đường, Seoul đe doạ cấm nhập khẩu các sản phẩm văn hoá Nhật vào Hàn Quốc.
Một cuốn giáo khoa lịch sử tất nhiên chỉ gồm những bài học về những sự kiện xảy ra trong quá khứ. Đó có vẻ là chuyện nội bộ của ngành giáo dục mỗi nước, vì sao lại làm tổn hại đến mối bang giao quốc tế? Sự việc nghiêm trọng đến mức thủ tướng Nhật lúc đó là ông Koizumi phải đứng ra điều trần.
Người dân Hàn Quốc và Trung Quốc đã phẫn nộ cho rằng các tác giả bộ sách đã không trung thực khi viết về lịch sử và đưa ra những nhận định không khách quan. Trong bộ sách trên, các tác giả cho rằng hành động của chính phủ Nhật trong những thập niên 30-40 của thế kỷ trước chỉ là để tự vệ, là để “dạy cho người châu Á, gieo mầm cho những lý tưởng và giấc mơ độc lập”. Các tác giả cố tình “quên” không nhắc đến những vết nhơ lớn, món nợ người Nhật không thể trả được, là việc 100.000 phụ nữ Hàn Quốc và hàng chục ngàn phụ nữ Trung Quốc trở thành nô lệ tình dục hay gái mua vui cho quân đội Nhật.
Qua đó để thấy những trang giáo khoa thư đem dạy cho con trẻ không còn là công việc nội bộ của mỗi quốc gia.
Phần lớn kiến thức mỗi người được hình thành từ những trang sách giáo khoa. Qua mỗi cấp học, qua mỗi kỳ “sôi kinh luyện sử”, những tác động của truyền thông và xã hội, những kiến thức mong manh ban đầu trở nên vững chắc, tạo thành niềm tin. Từ sách giáo khoa và trường học, nhiều thế hệ cùng chung một niềm tin, đó là một thứ “chân lý được định hướng”. Tuỳ vào mục đích của sự định hướng, sẽ có những chân lý giả dối, mù loà. Khi những chân lý mù loà được đốt lên bởi ngọn lửa của chủ nghĩa yêu nước vị kỷ và quá khích thì thảm hoạ sẽ xảy ra.
Chỉ cần đọc kỹ vài dòng trong một bộ sách dành cho học sinh trung học phổ thông, tái bản lần thứ 18, năm 2011 là đủ biết về một thứ chân lý mù được Bắc Kinh dày công định hướng như thế nào: “Quần đảo Nam Sa (Trường Sa) là một quần đảo nằm ở phía nam của Nam Hải. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các đảo xung quanh. Điều này có đầy đủ căn cứ lịch sử và pháp lý. Nhiều sự thật lịch sử cho thấy từ trước đến nay, quần đảo Nam Sa là một bộ phận thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, kinh doanh khai thác trên quần đảo này, và cũng là nước thực hiện chủ quyền sớm nhất trên quần đảo này”.
Sách giáo khoa này còn miêu tả “quần đảo Tây Sa” là khu vực có khí hậu nóng ẩm, cây cối um tùm, phong cảnh tuyệt đẹp, khu vực xung quanh là một trong những ngư trường quan trọng nhất biển Đông.
Biển Đông là ao nhà; Hoàng Sa, Trường Sa là phần lãnh thổ “không thể phủ nhận”, “có đầy đủ căn cứ lịch sử và pháp lý” của Trung Quốc. Vài chục năm nữa, khi ít nhất một phần ba dân Trung Quốc tin vào chân lý mù này, điều gì sẽ xảy ra với con cháu chúng ta?
Nguyễn Hoa Lư
Theo Người Đô Thị
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine như bị đổ thêm dầu khi giám đốc viện Lịch sử quốc gia Ukraine tuyên bố rằng cuộc chiến tranh vệ quốc giai đoạn 1941-1945 (một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai) sẽ bị gỡ bỏ khỏi sách giáo khoa lịch sử nước này.
Mấy năm trước, hiệp hội Cải cách giáo trình sử chí Nhật Bản xuất bản bộ sách giáo khoa lịch sử gồm tám cuốn. Bộ sách sau đó được Tokyo cho phép sử dụng chính thức trong các trường học thì một làn sóng phản đối dữ dội nổi lên ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Dân Hàn Quốc ầm ầm xuống đường, Seoul đe doạ cấm nhập khẩu các sản phẩm văn hoá Nhật vào Hàn Quốc.
Một cuốn giáo khoa lịch sử tất nhiên chỉ gồm những bài học về những sự kiện xảy ra trong quá khứ. Đó có vẻ là chuyện nội bộ của ngành giáo dục mỗi nước, vì sao lại làm tổn hại đến mối bang giao quốc tế? Sự việc nghiêm trọng đến mức thủ tướng Nhật lúc đó là ông Koizumi phải đứng ra điều trần.
Người dân Hàn Quốc và Trung Quốc đã phẫn nộ cho rằng các tác giả bộ sách đã không trung thực khi viết về lịch sử và đưa ra những nhận định không khách quan. Trong bộ sách trên, các tác giả cho rằng hành động của chính phủ Nhật trong những thập niên 30-40 của thế kỷ trước chỉ là để tự vệ, là để “dạy cho người châu Á, gieo mầm cho những lý tưởng và giấc mơ độc lập”. Các tác giả cố tình “quên” không nhắc đến những vết nhơ lớn, món nợ người Nhật không thể trả được, là việc 100.000 phụ nữ Hàn Quốc và hàng chục ngàn phụ nữ Trung Quốc trở thành nô lệ tình dục hay gái mua vui cho quân đội Nhật.
Qua đó để thấy những trang giáo khoa thư đem dạy cho con trẻ không còn là công việc nội bộ của mỗi quốc gia.
Phần lớn kiến thức mỗi người được hình thành từ những trang sách giáo khoa. Qua mỗi cấp học, qua mỗi kỳ “sôi kinh luyện sử”, những tác động của truyền thông và xã hội, những kiến thức mong manh ban đầu trở nên vững chắc, tạo thành niềm tin. Từ sách giáo khoa và trường học, nhiều thế hệ cùng chung một niềm tin, đó là một thứ “chân lý được định hướng”. Tuỳ vào mục đích của sự định hướng, sẽ có những chân lý giả dối, mù loà. Khi những chân lý mù loà được đốt lên bởi ngọn lửa của chủ nghĩa yêu nước vị kỷ và quá khích thì thảm hoạ sẽ xảy ra.
Chỉ cần đọc kỹ vài dòng trong một bộ sách dành cho học sinh trung học phổ thông, tái bản lần thứ 18, năm 2011 là đủ biết về một thứ chân lý mù được Bắc Kinh dày công định hướng như thế nào: “Quần đảo Nam Sa (Trường Sa) là một quần đảo nằm ở phía nam của Nam Hải. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các đảo xung quanh. Điều này có đầy đủ căn cứ lịch sử và pháp lý. Nhiều sự thật lịch sử cho thấy từ trước đến nay, quần đảo Nam Sa là một bộ phận thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, kinh doanh khai thác trên quần đảo này, và cũng là nước thực hiện chủ quyền sớm nhất trên quần đảo này”.
Sách giáo khoa này còn miêu tả “quần đảo Tây Sa” là khu vực có khí hậu nóng ẩm, cây cối um tùm, phong cảnh tuyệt đẹp, khu vực xung quanh là một trong những ngư trường quan trọng nhất biển Đông.
Biển Đông là ao nhà; Hoàng Sa, Trường Sa là phần lãnh thổ “không thể phủ nhận”, “có đầy đủ căn cứ lịch sử và pháp lý” của Trung Quốc. Vài chục năm nữa, khi ít nhất một phần ba dân Trung Quốc tin vào chân lý mù này, điều gì sẽ xảy ra với con cháu chúng ta?
Nguyễn Hoa Lư
Theo Người Đô Thị
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Chân lý mù từ sách giáo khoa địa lý Trung Quốc
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine như bị đổ thêm dầu khi giám đốc viện Lịch sử quốc gia Ukraine tuyên bố rằng cuộc chiến tranh vệ quốc giai đoạn 1941-1945 (một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai)
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine như bị đổ thêm dầu khi giám đốc viện Lịch sử quốc gia Ukraine tuyên bố rằng cuộc chiến tranh vệ quốc giai đoạn 1941-1945 (một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai) sẽ bị gỡ bỏ khỏi sách giáo khoa lịch sử nước này.
Mấy năm trước, hiệp hội Cải cách giáo trình sử chí Nhật Bản xuất bản bộ sách giáo khoa lịch sử gồm tám cuốn. Bộ sách sau đó được Tokyo cho phép sử dụng chính thức trong các trường học thì một làn sóng phản đối dữ dội nổi lên ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Dân Hàn Quốc ầm ầm xuống đường, Seoul đe doạ cấm nhập khẩu các sản phẩm văn hoá Nhật vào Hàn Quốc.
Một cuốn giáo khoa lịch sử tất nhiên chỉ gồm những bài học về những sự kiện xảy ra trong quá khứ. Đó có vẻ là chuyện nội bộ của ngành giáo dục mỗi nước, vì sao lại làm tổn hại đến mối bang giao quốc tế? Sự việc nghiêm trọng đến mức thủ tướng Nhật lúc đó là ông Koizumi phải đứng ra điều trần.
Người dân Hàn Quốc và Trung Quốc đã phẫn nộ cho rằng các tác giả bộ sách đã không trung thực khi viết về lịch sử và đưa ra những nhận định không khách quan. Trong bộ sách trên, các tác giả cho rằng hành động của chính phủ Nhật trong những thập niên 30-40 của thế kỷ trước chỉ là để tự vệ, là để “dạy cho người châu Á, gieo mầm cho những lý tưởng và giấc mơ độc lập”. Các tác giả cố tình “quên” không nhắc đến những vết nhơ lớn, món nợ người Nhật không thể trả được, là việc 100.000 phụ nữ Hàn Quốc và hàng chục ngàn phụ nữ Trung Quốc trở thành nô lệ tình dục hay gái mua vui cho quân đội Nhật.
Qua đó để thấy những trang giáo khoa thư đem dạy cho con trẻ không còn là công việc nội bộ của mỗi quốc gia.
Phần lớn kiến thức mỗi người được hình thành từ những trang sách giáo khoa. Qua mỗi cấp học, qua mỗi kỳ “sôi kinh luyện sử”, những tác động của truyền thông và xã hội, những kiến thức mong manh ban đầu trở nên vững chắc, tạo thành niềm tin. Từ sách giáo khoa và trường học, nhiều thế hệ cùng chung một niềm tin, đó là một thứ “chân lý được định hướng”. Tuỳ vào mục đích của sự định hướng, sẽ có những chân lý giả dối, mù loà. Khi những chân lý mù loà được đốt lên bởi ngọn lửa của chủ nghĩa yêu nước vị kỷ và quá khích thì thảm hoạ sẽ xảy ra.
Chỉ cần đọc kỹ vài dòng trong một bộ sách dành cho học sinh trung học phổ thông, tái bản lần thứ 18, năm 2011 là đủ biết về một thứ chân lý mù được Bắc Kinh dày công định hướng như thế nào: “Quần đảo Nam Sa (Trường Sa) là một quần đảo nằm ở phía nam của Nam Hải. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các đảo xung quanh. Điều này có đầy đủ căn cứ lịch sử và pháp lý. Nhiều sự thật lịch sử cho thấy từ trước đến nay, quần đảo Nam Sa là một bộ phận thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, kinh doanh khai thác trên quần đảo này, và cũng là nước thực hiện chủ quyền sớm nhất trên quần đảo này”.
Sách giáo khoa này còn miêu tả “quần đảo Tây Sa” là khu vực có khí hậu nóng ẩm, cây cối um tùm, phong cảnh tuyệt đẹp, khu vực xung quanh là một trong những ngư trường quan trọng nhất biển Đông.
Biển Đông là ao nhà; Hoàng Sa, Trường Sa là phần lãnh thổ “không thể phủ nhận”, “có đầy đủ căn cứ lịch sử và pháp lý” của Trung Quốc. Vài chục năm nữa, khi ít nhất một phần ba dân Trung Quốc tin vào chân lý mù này, điều gì sẽ xảy ra với con cháu chúng ta?
Nguyễn Hoa Lư
Theo Người Đô Thị
Mấy năm trước, hiệp hội Cải cách giáo trình sử chí Nhật Bản xuất bản bộ sách giáo khoa lịch sử gồm tám cuốn. Bộ sách sau đó được Tokyo cho phép sử dụng chính thức trong các trường học thì một làn sóng phản đối dữ dội nổi lên ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Dân Hàn Quốc ầm ầm xuống đường, Seoul đe doạ cấm nhập khẩu các sản phẩm văn hoá Nhật vào Hàn Quốc.
Một cuốn giáo khoa lịch sử tất nhiên chỉ gồm những bài học về những sự kiện xảy ra trong quá khứ. Đó có vẻ là chuyện nội bộ của ngành giáo dục mỗi nước, vì sao lại làm tổn hại đến mối bang giao quốc tế? Sự việc nghiêm trọng đến mức thủ tướng Nhật lúc đó là ông Koizumi phải đứng ra điều trần.
Người dân Hàn Quốc và Trung Quốc đã phẫn nộ cho rằng các tác giả bộ sách đã không trung thực khi viết về lịch sử và đưa ra những nhận định không khách quan. Trong bộ sách trên, các tác giả cho rằng hành động của chính phủ Nhật trong những thập niên 30-40 của thế kỷ trước chỉ là để tự vệ, là để “dạy cho người châu Á, gieo mầm cho những lý tưởng và giấc mơ độc lập”. Các tác giả cố tình “quên” không nhắc đến những vết nhơ lớn, món nợ người Nhật không thể trả được, là việc 100.000 phụ nữ Hàn Quốc và hàng chục ngàn phụ nữ Trung Quốc trở thành nô lệ tình dục hay gái mua vui cho quân đội Nhật.
Qua đó để thấy những trang giáo khoa thư đem dạy cho con trẻ không còn là công việc nội bộ của mỗi quốc gia.
Phần lớn kiến thức mỗi người được hình thành từ những trang sách giáo khoa. Qua mỗi cấp học, qua mỗi kỳ “sôi kinh luyện sử”, những tác động của truyền thông và xã hội, những kiến thức mong manh ban đầu trở nên vững chắc, tạo thành niềm tin. Từ sách giáo khoa và trường học, nhiều thế hệ cùng chung một niềm tin, đó là một thứ “chân lý được định hướng”. Tuỳ vào mục đích của sự định hướng, sẽ có những chân lý giả dối, mù loà. Khi những chân lý mù loà được đốt lên bởi ngọn lửa của chủ nghĩa yêu nước vị kỷ và quá khích thì thảm hoạ sẽ xảy ra.
Chỉ cần đọc kỹ vài dòng trong một bộ sách dành cho học sinh trung học phổ thông, tái bản lần thứ 18, năm 2011 là đủ biết về một thứ chân lý mù được Bắc Kinh dày công định hướng như thế nào: “Quần đảo Nam Sa (Trường Sa) là một quần đảo nằm ở phía nam của Nam Hải. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các đảo xung quanh. Điều này có đầy đủ căn cứ lịch sử và pháp lý. Nhiều sự thật lịch sử cho thấy từ trước đến nay, quần đảo Nam Sa là một bộ phận thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, kinh doanh khai thác trên quần đảo này, và cũng là nước thực hiện chủ quyền sớm nhất trên quần đảo này”.
Sách giáo khoa này còn miêu tả “quần đảo Tây Sa” là khu vực có khí hậu nóng ẩm, cây cối um tùm, phong cảnh tuyệt đẹp, khu vực xung quanh là một trong những ngư trường quan trọng nhất biển Đông.
Biển Đông là ao nhà; Hoàng Sa, Trường Sa là phần lãnh thổ “không thể phủ nhận”, “có đầy đủ căn cứ lịch sử và pháp lý” của Trung Quốc. Vài chục năm nữa, khi ít nhất một phần ba dân Trung Quốc tin vào chân lý mù này, điều gì sẽ xảy ra với con cháu chúng ta?
Nguyễn Hoa Lư
Theo Người Đô Thị