Thân Hữu Tiếp Tay...
Cháu Chắt Hồ Chí MInh, Ghê Quá: Sốc vì bài văn lạ của một trẻ có đầy đủ cha mẹ
Chủ nhật vừa rồi, bố em mua về một con chó. Em rất vui, vì từ bé đến lớn chỉ được nhìn thấy con chó mỗi lần về quê chơi.
Nhà em ở chung cư giữa Hà Nội, không được nuôi chó. Nhà các bạn em cũng đều là chung cư, vì em học trường tiểu học dành cho khu đô thị mới, nên cũng không có chó. Mèo thì khu nhà em có rất nhiều, nhưng em không thích mèo. Con mèo của mẹ em hay ị bậy. Mỗi lần nó ị bậy, em thường lấy dép ném. Bà nội em cũng ghét con mèo như tất cả các thứ khác của mẹ em, thường bảo em là giết mèo phải ném trúng đầu nó. Một lần, bà đưa cho em cái chày giã cua, bảo em ném, đầu con mèo nát bét. Mẹ em về nhìn thấy không mắng em mà còn khen em rất to vì biết nghe lời bà.
Con chó bố em đem về rất đẹp. Thân mình nó to bằng cái gối em hay ôm cho đỡ nhớ mẹ mỗi lần sang ngủ phòng bố. Đầu nó to bằng cái bát ô tô bà nội hay úp mì cho em những lúc bà đánh tam cúc bị mệt không nấu được cơm. Mẹ hay ngửi cái bát này mỗi khi về nhà nên em nhớ rõ lắm. Da con chó màu vàng đậm, láng mượt, lấp lánh dưới ánh điện. Nó rất hay cười, lúc nào cũng nhe răng hàm răng trắng cười toe toét với em. Nó còn có một cái đuôi nhỏ cong vút. Nó không giống những con chó em hay nhìn thấy.
Con chó về đến nhà một lúc thì đi ngay vào bếp. Chú Toàn, bạn thân của bố em chặt nó ra làm nhiều khúc rồi thái nhỏ, bày lên đĩa. Thịt chó ăn ngon quá. Em chưa bao giờ ăn gì ngon như thế.
Mặc dù em không được ăn hết cả đĩa chó vì mẹ em về và bảo các anh làm gì nhà tôi thế này, nhưng em biết mình rất yêu chó. Em muốn các bạn cũng yêu thương động vật như em.
Chúng tôi đã gấp rút điều tra và phát hiện bài văn gây chấn động này đã nhanh chóng lan truyền trên mạng In-tơ-nét và trở thành một hiện tượng. TKT đã liên hệ với các bên liên quan để đưa ra cái nhìn chân thực về sự kiện này.
Cô chủ nhiệm của em Tôm cho biết em sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa cử, năm 6 tuổi đã gia nhập trường tiểu học, đến năm 7 tuổi được lên lớp 2. Trong lớp, em là người bạn gương mẫu của bè bạn, người học trò ưu tú của thày cô. Ngoài xã hội, em không để lại điều tiếng gì ngoại trừ lần ị đùn ở siêu thị Bích Xi. Với những thành tích ấn tượng, năm vừa qua em đã được lên lớp 3.
Cô cho biết đã đọc cho các em chép bài văn tả một con chó chi-hoa-hoa và bắt học thuộc cho kỳ thi học kỳ, nhưng em Tôm vẫn tả chó theo ý mình, là biểu hiện của tính tự lập. Việc em thích ăn thịt chó, điều thường chỉ có ở đàn ông ngoài 30 đã có gia đình, theo cô giáo, là một biểu hiện thể hiện một khả năng nhận thức vượt lứa tuổi.
“Có thể nói số phận con chó rất đáng thương” – nhà giáo ưu tú Trần Giáo Điều, hiệu trưởng của em Tôm cho biết – “Tôi thực sự bức xúc vì trong bài văn không có chỗ nào nhắc đến mắm tôm. Làm như vậy có thể nói là phản bội văn hóa truyền thống của Việt Nam. Thế thì còn gì là chó nữa?”.
“Tôi cho rằng dấu chấm phảy ở đây chưa được đặt hợp lý” – nhà phê bình văn học Lê Duy Mỹ bỏ dở chén trà trầm ngâm – “Sau chữ em ném nên có dấu chấm. Sau đó có thể sử dụng từ nối ‘thế là’. Thế là đầu con mèo nát bét. Tuyệt vời!”.
Theo ông Duy Mỹ, để có nghị lực ném cái chày vào đầu con mèo, em Tôm hẳn phải được sinh ra trong một gia đình có cả cha lẫn mẹ và nhận được sự quan tâm rất đặc biệt, là một hình mẫu cần được nhân rộng. Ông Mỹ tin rằng sức sáng tạo của trẻ thơ trong văn chương ngoài lấy cảm hứng từ chó, còn phải đến từ một gia đình kiểu mẫu.
Hiện em Tôm vẫn chưa trả lời liên lạc của TKT, cho dù theo nhiều nguồn tin, em được mẹ trang bị một chiếc điện thoại Nô-ki-a màn hình màu. Rất có thể bởi em đang nhận được quá nhiều sự quan tâm của xã hội.
Trong khi đó,
Cháu Chắt Hồ Chí MInh, Ghê Quá: Sốc vì bài văn lạ của một trẻ có đầy đủ cha mẹ
Chủ nhật vừa rồi, bố em mua về một con chó. Em rất vui, vì từ bé đến lớn chỉ được nhìn thấy con chó mỗi lần về quê chơi.
Nhà em ở chung cư giữa Hà Nội, không được nuôi chó. Nhà các bạn em cũng đều là chung cư, vì em học trường tiểu học dành cho khu đô thị mới, nên cũng không có chó. Mèo thì khu nhà em có rất nhiều, nhưng em không thích mèo. Con mèo của mẹ em hay ị bậy. Mỗi lần nó ị bậy, em thường lấy dép ném. Bà nội em cũng ghét con mèo như tất cả các thứ khác của mẹ em, thường bảo em là giết mèo phải ném trúng đầu nó. Một lần, bà đưa cho em cái chày giã cua, bảo em ném, đầu con mèo nát bét. Mẹ em về nhìn thấy không mắng em mà còn khen em rất to vì biết nghe lời bà.
Con chó bố em đem về rất đẹp. Thân mình nó to bằng cái gối em hay ôm cho đỡ nhớ mẹ mỗi lần sang ngủ phòng bố. Đầu nó to bằng cái bát ô tô bà nội hay úp mì cho em những lúc bà đánh tam cúc bị mệt không nấu được cơm. Mẹ hay ngửi cái bát này mỗi khi về nhà nên em nhớ rõ lắm. Da con chó màu vàng đậm, láng mượt, lấp lánh dưới ánh điện. Nó rất hay cười, lúc nào cũng nhe răng hàm răng trắng cười toe toét với em. Nó còn có một cái đuôi nhỏ cong vút. Nó không giống những con chó em hay nhìn thấy.
Con chó về đến nhà một lúc thì đi ngay vào bếp. Chú Toàn, bạn thân của bố em chặt nó ra làm nhiều khúc rồi thái nhỏ, bày lên đĩa. Thịt chó ăn ngon quá. Em chưa bao giờ ăn gì ngon như thế.
Mặc dù em không được ăn hết cả đĩa chó vì mẹ em về và bảo các anh làm gì nhà tôi thế này, nhưng em biết mình rất yêu chó. Em muốn các bạn cũng yêu thương động vật như em.
Chúng tôi đã gấp rút điều tra và phát hiện bài văn gây chấn động này đã nhanh chóng lan truyền trên mạng In-tơ-nét và trở thành một hiện tượng. TKT đã liên hệ với các bên liên quan để đưa ra cái nhìn chân thực về sự kiện này.
Cô chủ nhiệm của em Tôm cho biết em sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa cử, năm 6 tuổi đã gia nhập trường tiểu học, đến năm 7 tuổi được lên lớp 2. Trong lớp, em là người bạn gương mẫu của bè bạn, người học trò ưu tú của thày cô. Ngoài xã hội, em không để lại điều tiếng gì ngoại trừ lần ị đùn ở siêu thị Bích Xi. Với những thành tích ấn tượng, năm vừa qua em đã được lên lớp 3.
Cô cho biết đã đọc cho các em chép bài văn tả một con chó chi-hoa-hoa và bắt học thuộc cho kỳ thi học kỳ, nhưng em Tôm vẫn tả chó theo ý mình, là biểu hiện của tính tự lập. Việc em thích ăn thịt chó, điều thường chỉ có ở đàn ông ngoài 30 đã có gia đình, theo cô giáo, là một biểu hiện thể hiện một khả năng nhận thức vượt lứa tuổi.
“Có thể nói số phận con chó rất đáng thương” – nhà giáo ưu tú Trần Giáo Điều, hiệu trưởng của em Tôm cho biết – “Tôi thực sự bức xúc vì trong bài văn không có chỗ nào nhắc đến mắm tôm. Làm như vậy có thể nói là phản bội văn hóa truyền thống của Việt Nam. Thế thì còn gì là chó nữa?”.
“Tôi cho rằng dấu chấm phảy ở đây chưa được đặt hợp lý” – nhà phê bình văn học Lê Duy Mỹ bỏ dở chén trà trầm ngâm – “Sau chữ em ném nên có dấu chấm. Sau đó có thể sử dụng từ nối ‘thế là’. Thế là đầu con mèo nát bét. Tuyệt vời!”.
Theo ông Duy Mỹ, để có nghị lực ném cái chày vào đầu con mèo, em Tôm hẳn phải được sinh ra trong một gia đình có cả cha lẫn mẹ và nhận được sự quan tâm rất đặc biệt, là một hình mẫu cần được nhân rộng. Ông Mỹ tin rằng sức sáng tạo của trẻ thơ trong văn chương ngoài lấy cảm hứng từ chó, còn phải đến từ một gia đình kiểu mẫu.
Hiện em Tôm vẫn chưa trả lời liên lạc của TKT, cho dù theo nhiều nguồn tin, em được mẹ trang bị một chiếc điện thoại Nô-ki-a màn hình màu. Rất có thể bởi em đang nhận được quá nhiều sự quan tâm của xã hội.
Trong khi đó,