Mỗi Ngày Một Chuyện
Châu Phi có thể nuôi sống cả thế giới
Trong một bài viết mới đây, ông Olusegun Obasanjo, cựu Tổng thống Nigiêria và là thành viên Hội đồng vì sự tiến bộ của châu Phi (APP) do cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Kofi Annan làm Chủ tịch, đã đưa ra một đánh giá gây không ít ngạc nhiên: Châu Phi – khu vực luôn gắn liền với sự nghèo đói – hoàn toàn có thể nuôi sống “bản thân”, thậm chí trở thành nguồn cung cấp lương thực chủ chốt cho phần còn lại của thế giới, nếu tiềm năng nông nghiêp của châu lục này được đầu tư, khai thác đúng đắn.
Theo báo cáo mới nhất của LHQ, có tới 239 triệu người dân châu Phi đang thiếu đói, tăng khoảng 20 triệu so với 4 năm trước. Các cuộc khủng hoảng vừa qua tại vùng Sừng châu Phi và vùng Sahel cho thấy nguồn cung cấp lương thực cho hàng triệu người dân trong khu vực vẫn còn hết sức bấp bênh, tình trạng thiếu dinh dưỡng vẫn để lại những vết sẹo trên mỗi bước tiến trong các lĩnh vực y tế và giáo dục.
Nhiều người dân châu Phi đang thiếu ăn nhưng châu lục này có thể nuôi sống cả thế giới. Ảnh: Internet |
Nhưng theo phân tích của nhiều tổ chức có uy tín, châu Phi có khoảng 600 triệu hécta đất có thể canh tác đang bị bỏ hoang, chiếm khoảng 60% đất canh tác của thế giới. Còn trên những vùng đất đang được canh tác thì công nghệ và kỹ thuật lạc hậu đã làm cho năng suất thấp.
Hiện sản lượng ngũ cốc của châu Phi chỉ bằng khoảng 1/3 mức trung bình của thế giới đang phát triển và hầu như không tăng trong suốt ba thập niên qua. Một trong những lý do chính là có tới 80% diện tích canh tác phụ thuộc vào nguồn nước mưa chứ không phải vào hệ thống thủy lợi.
Ông Olusegun Obasanjo cho rằng năng suất là một trong những vấn đề then chốt của nông nghiệp châu Phi. Để nâng cao hiệu quả canh tác, trước hết các chính phủ và nhà tài trợ phải tập trung vào các hộ nông dân nhỏ lẻ. Một số chính phủ ở châu Phi đang chạy theo phương thức trang trại thương mại quy mô lớn như một giải pháp giúp nâng cao năng suất.
Nhưng châu Phi không thể nâng cao sản lượng lương thực, không thể tạo ra nhiều việc làm và giảm đói nghèo mà không giải phóng tiềm năng của các hộ nông dân nhỏ lẻ. Tầng lớp thanh niên đông lên nhanh chóng ở châu lục khiến cho nhu cầu tạo công ăn việc làm trở thành một vấn đề cấp bách đối với nhiều quốc gia. Hiện nay, có gần 2/3 người dân châu Phi sống bằng nghề nông.
Thứ hai, các chính phủ châu Phi phải giải quyết ổn thỏa tình trạng xâu xé đất đai hiện nay. Xu hướng gia tăng dân số, với tầng lớp trung lưu ngày một hùng hậu trên toàn thế giới, và nhu cầu phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thải ít cácbon cho thấy nhu cầu về lương thực và nhiên liệu sinh học đang ngày một cấp bách. Phát hiện cơ hội kiếm lời, các nhà đầu tư nước ngoài đang chen chân nhằm giành giật những phần đất của châu Phi. Họ thuê đất, sử dụng những phương pháp canh tác tiên tiến nhất (và cả nguồn nước quý giá của châu Phi) rồi xuất khẩu lương thực ra nước ngoài và thu lời lớn.
Châu Phi đang trở thành tâm điểm của các thương vụ đất đai toàn cầu. Chẳng hạn, năm 2000 - 2011, thông qua 948 vụ giao dịch, đã có 124 triệu hécta đất ở châu Phi được chuyển nhượng (một diện tích lớn hơn lãnh thổ của các nước Pháp, Đức và Anh cộng lại), chủ yếu dọc theo các con sông Nile và Niger là những nơi có nguồn nước dồi dào. Trong các thương vụ này, các nhà đầu tư nước ngoài thường được hưởng giá thuê thấp và được miễn nhiều loại thuế. Các hợp đồng thường được thương lượng sau các cánh cửa đóng kín mà không tham khảo ý kiến của các cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng. Trên thực tế, các giao dịch này đã khiến nhiều nông dân phải rời bỏ ruộng vườn của mình.
Bên cạnh lợi ích của việc kết hợp công nghệ nước ngoài với kinh nghiệm để tăng năng suất, tạo công ăn việc làm và chuyển giao công nghệ, các thương vụ đất đai trên quy mô lớn đang bị đặt câu hỏi, khi các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nguồn đất và nước của châu Phi để cung cấp lương thực và nhiên liệu sinh học cho các nước khác.
Thứ ba, các chính phủ và các tổ chức cần trợ giúp các hộ nông dân nhỏ lẻ đối phó với rủi ro một cách hiệu quả hơn. Các cuộc khủng hoảng ở vùng Sừng châu Phi và Sahel đã làm lộ diện những nguy cơ đối với các tiểu nông, những người phải kiếm ăn một cách chật vật để nuôi sống bản thân và gia đình họ. Một nghiên cứu mới đây ở Tandania cho thấy, với việc đầu tư 100 triệu USD hàng năm cho những hộ sản xuất nhỏ - bao gồm hỗ trợ phát triển hệ thống tưới tiêu quy mô nhỏ, phát triển ruộng bậc thang, cải thiện đường sá..., có thể ngăn chặn thiệt hại lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Thứ tư, châu Phi cần được cộng đồng quốc tế trợ giúp nhiều hơn nữa trong mục tiêu cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng, một trong những thách thức lớn nhất của phát triển. Một nghiên cứu toàn cầu năm 2008 cho thấy, có tới 1/3 số trẻ em chết yểu ở châu Phi là do suy dinh dưỡng.
Thứ năm, cộng đồng quốc tế cần đẩy mạnh nỗ lực nhằm làm giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu. Hiện tượng nhiệt độ Trái đất tăng cao, nước bốc hơi mạnh hơn và thời tiết khó dự báo hơn là những nhân tố làm gia tăng sức ép về nước, khiến hạn hán lan rộng mà hậu quả là làm suy giảm năng suất nông nghiệp.
Tóm lại, các nhà lãnh đạo châu Phi và các đối tác cần phải làm nhiều hơn nữa để phát huy tiềm năng nông nghiệp khổng lồ của châu lục này. Nhưng trước hết, châu Phi cần phải tự nuôi sống mình.
Minh Đức (P/v TTXVN tại Nam Phi)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Châu Phi có thể nuôi sống cả thế giới
Trong một bài viết mới đây, ông Olusegun Obasanjo, cựu Tổng thống Nigiêria và là thành viên Hội đồng vì sự tiến bộ của châu Phi (APP) do cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Kofi Annan làm Chủ tịch, đã đưa ra một đánh giá gây không ít ngạc nhiên: Châu Phi – khu vực luôn gắn liền với sự nghèo đói – hoàn toàn có thể nuôi sống “bản thân”, thậm chí trở thành nguồn cung cấp lương thực chủ chốt cho phần còn lại của thế giới, nếu tiềm năng nông nghiêp của châu lục này được đầu tư, khai thác đúng đắn.
Theo báo cáo mới nhất của LHQ, có tới 239 triệu người dân châu Phi đang thiếu đói, tăng khoảng 20 triệu so với 4 năm trước. Các cuộc khủng hoảng vừa qua tại vùng Sừng châu Phi và vùng Sahel cho thấy nguồn cung cấp lương thực cho hàng triệu người dân trong khu vực vẫn còn hết sức bấp bênh, tình trạng thiếu dinh dưỡng vẫn để lại những vết sẹo trên mỗi bước tiến trong các lĩnh vực y tế và giáo dục.
Nhiều người dân châu Phi đang thiếu ăn nhưng châu lục này có thể nuôi sống cả thế giới. Ảnh: Internet |
Nhưng theo phân tích của nhiều tổ chức có uy tín, châu Phi có khoảng 600 triệu hécta đất có thể canh tác đang bị bỏ hoang, chiếm khoảng 60% đất canh tác của thế giới. Còn trên những vùng đất đang được canh tác thì công nghệ và kỹ thuật lạc hậu đã làm cho năng suất thấp.
Hiện sản lượng ngũ cốc của châu Phi chỉ bằng khoảng 1/3 mức trung bình của thế giới đang phát triển và hầu như không tăng trong suốt ba thập niên qua. Một trong những lý do chính là có tới 80% diện tích canh tác phụ thuộc vào nguồn nước mưa chứ không phải vào hệ thống thủy lợi.
Ông Olusegun Obasanjo cho rằng năng suất là một trong những vấn đề then chốt của nông nghiệp châu Phi. Để nâng cao hiệu quả canh tác, trước hết các chính phủ và nhà tài trợ phải tập trung vào các hộ nông dân nhỏ lẻ. Một số chính phủ ở châu Phi đang chạy theo phương thức trang trại thương mại quy mô lớn như một giải pháp giúp nâng cao năng suất.
Nhưng châu Phi không thể nâng cao sản lượng lương thực, không thể tạo ra nhiều việc làm và giảm đói nghèo mà không giải phóng tiềm năng của các hộ nông dân nhỏ lẻ. Tầng lớp thanh niên đông lên nhanh chóng ở châu lục khiến cho nhu cầu tạo công ăn việc làm trở thành một vấn đề cấp bách đối với nhiều quốc gia. Hiện nay, có gần 2/3 người dân châu Phi sống bằng nghề nông.
Thứ hai, các chính phủ châu Phi phải giải quyết ổn thỏa tình trạng xâu xé đất đai hiện nay. Xu hướng gia tăng dân số, với tầng lớp trung lưu ngày một hùng hậu trên toàn thế giới, và nhu cầu phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thải ít cácbon cho thấy nhu cầu về lương thực và nhiên liệu sinh học đang ngày một cấp bách. Phát hiện cơ hội kiếm lời, các nhà đầu tư nước ngoài đang chen chân nhằm giành giật những phần đất của châu Phi. Họ thuê đất, sử dụng những phương pháp canh tác tiên tiến nhất (và cả nguồn nước quý giá của châu Phi) rồi xuất khẩu lương thực ra nước ngoài và thu lời lớn.
Châu Phi đang trở thành tâm điểm của các thương vụ đất đai toàn cầu. Chẳng hạn, năm 2000 - 2011, thông qua 948 vụ giao dịch, đã có 124 triệu hécta đất ở châu Phi được chuyển nhượng (một diện tích lớn hơn lãnh thổ của các nước Pháp, Đức và Anh cộng lại), chủ yếu dọc theo các con sông Nile và Niger là những nơi có nguồn nước dồi dào. Trong các thương vụ này, các nhà đầu tư nước ngoài thường được hưởng giá thuê thấp và được miễn nhiều loại thuế. Các hợp đồng thường được thương lượng sau các cánh cửa đóng kín mà không tham khảo ý kiến của các cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng. Trên thực tế, các giao dịch này đã khiến nhiều nông dân phải rời bỏ ruộng vườn của mình.
Bên cạnh lợi ích của việc kết hợp công nghệ nước ngoài với kinh nghiệm để tăng năng suất, tạo công ăn việc làm và chuyển giao công nghệ, các thương vụ đất đai trên quy mô lớn đang bị đặt câu hỏi, khi các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nguồn đất và nước của châu Phi để cung cấp lương thực và nhiên liệu sinh học cho các nước khác.
Thứ ba, các chính phủ và các tổ chức cần trợ giúp các hộ nông dân nhỏ lẻ đối phó với rủi ro một cách hiệu quả hơn. Các cuộc khủng hoảng ở vùng Sừng châu Phi và Sahel đã làm lộ diện những nguy cơ đối với các tiểu nông, những người phải kiếm ăn một cách chật vật để nuôi sống bản thân và gia đình họ. Một nghiên cứu mới đây ở Tandania cho thấy, với việc đầu tư 100 triệu USD hàng năm cho những hộ sản xuất nhỏ - bao gồm hỗ trợ phát triển hệ thống tưới tiêu quy mô nhỏ, phát triển ruộng bậc thang, cải thiện đường sá..., có thể ngăn chặn thiệt hại lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Thứ tư, châu Phi cần được cộng đồng quốc tế trợ giúp nhiều hơn nữa trong mục tiêu cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng, một trong những thách thức lớn nhất của phát triển. Một nghiên cứu toàn cầu năm 2008 cho thấy, có tới 1/3 số trẻ em chết yểu ở châu Phi là do suy dinh dưỡng.
Thứ năm, cộng đồng quốc tế cần đẩy mạnh nỗ lực nhằm làm giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu. Hiện tượng nhiệt độ Trái đất tăng cao, nước bốc hơi mạnh hơn và thời tiết khó dự báo hơn là những nhân tố làm gia tăng sức ép về nước, khiến hạn hán lan rộng mà hậu quả là làm suy giảm năng suất nông nghiệp.
Tóm lại, các nhà lãnh đạo châu Phi và các đối tác cần phải làm nhiều hơn nữa để phát huy tiềm năng nông nghiệp khổng lồ của châu lục này. Nhưng trước hết, châu Phi cần phải tự nuôi sống mình.
Minh Đức (P/v TTXVN tại Nam Phi)