Tham Khảo
Chế độ lưỡng đảng ở Mỹ và chế độ "Một đảng hai phái" ở Việt Nam khác nhau chỗ nào?
Có một trí thức "Việt kiều yêu nước" nói với tôi là trong thực tế, chế độ "Một đảng 2 phái" ở Việt Nam chả khác gì chế độ lưỡng đảng ở Mỹ, được coi là căn bản của nền dân chủ Tây phương. Vị "Việt kiều yêu nước"
Có một trí thức "Việt kiều yêu nước" nói với tôi là trong thực tế, chế
độ "Một đảng 2 phái" ở Việt Nam chả khác gì chế độ lưỡng đảng ở Mỹ, được
coi là căn bản của nền dân chủ Tây phương. Vị "Việt kiều yêu nước" này
lập luận 2 đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và đảng Dân chủ - Cộng
hòa Mỹ, có nhiều điểm giống nhau về nguồn gốc: Cả 2 đều được thành lập
với 2 mục đích giống nhau: ĐCSVN đấu tranh giành độc lập cho dân tộc
Việt Nam. Đảng Dân Chủ - Cộng Hòa Mỹ củng cố nền độc lập và tự do cho
nước Mỹ. Nếu ĐCSVN ngay từ khởi đầu đã gồm 2 phái thì đảng DC-CH Mỹ,
thành lập từ năm 1792, phải đợi tới năm 1824, 22 năm sau, mới tách ra
thành 2 đảng. Về từ vựng tiếng Việt, "đảng' có vẻ khác nghĩa với "phái"
chứ trong tiếng Tây phương, "đảng" chỉ có nghĩa là phần, là phái
(Party). Bởi vậy có thể lập luận là ngay từ khởi đầu ở Việt Nam đã có 2
đảng cộng sản, tức là đã có chế độ lưỡng đảng theo đúng tập truyền làng
xã Việt Nam là trong mỗi làng có 2 phái tiên chỉ và lý trưởng.
Đúng là nếu chỉ căn cứ về hình thức và nghĩa của từ ngữ thì lập luận như
vậy có thể đưa tới kết luận là 2 phái trong ĐCSVN tương đồng với 2
đảng, đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa Mỹ, và trong chế độ CSVN, khác với
mọi chế độ cộng sản từ trước tới nay trên thế giới - chỉ là chế độ của
một thủ lãnh độc tài - đã có sẵn mầm mống dân chủ rồi dù chỉ là dân chủ
nội đảng.
Nhưng tôi chỉ cần đưa ra dưới đây một vài nhận xét cũng đủ để chứng minh
cái chế độ "Một đảng 2 phái" của ĐCSVN, chỉ có dáng dấp một chế độ
lưỡng đảng, chứ về bản chất, hoàn toàn khác với mọi chế độ lưỡng đảng ở
các nước dân chủ:
1) Khác về hoàn cảnh lịch sử khi thành lập ĐCSVN
Sở dĩ ĐCSVN ngay khi còn trứng nước đã chia làm 2 phái, một phái theo
ngoại bang, một phái vẫn giữ tính cách dân tộc, là vì Staline muốn An
Nam Cộng sản đảng mới được Nguyễn Ái Quốc sáng lập phải hoàn toàn phục
tùng Đệ Tam Quốc tế dưới tên Đông dương Cộng sản đảng, với những tổng bí
thư (Trần Phú, Hà Huy Tập) là tay chân của mình và nhằm mục đích chính
là thực hiện cách mạng vô sản toàn thế giới. Tuy phải đổi tên đảng,
Nguyễn Ái Quốc vẫn cố gắng duy trì trong ĐCSDD một phái dưới ảnh hưởng
của mình để tiếp tục theo đuổi mục đích, dựa vào Cộng sản Quốc tế, giải
phóng dân tộc. Cái sai lầm lớn nhất của ông Hồ là sau khi cướp được
chính quyền, vẫn tưởng là mình khôn ngoan duy trì 2 phái trong Đảng, để
ngoài mục đích chia để trị, ngồi giữa làm trọng tài, còn tùy theo hoàn
cảnh: Khi phải hòa hoãn với các đảng phái quốc gia thì đưa ra những nhân
vật của phái có đường lối hòa hoãn. dân tộc. Khi bị bắt buộc phải thi
hành chính sách của Đệ Tam Quốc Tế dưới sự chỉ giáo của Tàu cộng như cải
cách ruộng đất, đánh tư sản, tập trung bao cấp... thì đưa ra những nhân
vật giáo điều thuộc phái "Đảng Lãnh đạo" rồi giả vờ sửa sai sau.
2) Khác về phải thay đổi đường lối kinh tế sau Thống nhất
Chính sách Tập trung bao cấp của miền Bắc bị áp đặt ở miền Nam sau Thống
nhất, đưa cả nước đi đến phá sản khiến phái Lãnh đạo gồm những người
miền Bắc phải chấp thuận để phái miền Nam đổi mới kinh tế, nghĩa là lấy
lại nền kinh tế miền Nam khi trước. Hai phái cố hữu trong Đảng trở thành
2 phái Bắc, Nam, dưới hình thức "Đảng Lãnh đạo" và "Nhà nước Cầm
quyền". Cho dù hiện giờ phái những người miền Nam hầu hết đã bị loại,
hai xu hướng Bắc, Nam này vẫn tiếp tục trường tồn vì miền Nam vẫn nắm ưu
thế về kinh tế.
3) Khác về vấn đề Địa - Chính trị đặc biệt của Việt Nam
Nhưng ngoài những nguyên nhân lịch sử và kinh tế, lý do vì sao ĐCSVN khó
thoát khỏi được chế độ "Một đảng 2 phái" là vì vấn đề địa-chính trị:
Việt Nam, cho tới bây giờ vẫn nằm giữa hai gọng kìm là Tàu và Mỹ. Ngoài
chuyện cả hai, Tàu và Mỹ, đều muốn trong ĐCSVN luôn luôn có 2 phái để dễ
bề thao túng, còn chuyện muốn bảo vệ sự sống còn của mình, ĐCSVN vẫn
phải duy trì 2 phái để tiếp tục chính sách đu dây: nếu phái này phải ngả
theo Tàu vì vấn đề chính trị thì phái kia phải ngả theo Mỹ để Đảng vẫn
giữ độc quyền về kinh tế.
4) Nhưng cái khác biệt lớn nhất nằm trong huyền thoại ĐCSVN là đảng duy nhất tuy trong thực tế ĐCSVN gồm 2 đảng
Thực chất dân chủ của mọi chế độ lưỡng đảng (hay đa đảng lưỡng liên
minh) nằm trong sự người dân được tự do chọn lựa bầu cho ứng cử viên của
đảng nào mình thích. Đó cũng là tiêu chuẩn chung của bất cứ chế độ dân
chủ nào dù khác nhau về hình thức, tổng thống chế, quân chủ lập hiến,
lưỡng đảng, thậm chí độc đảng cầm quyền như ở Singapore, một khi có tự
do bầu cử, ứng cử trong một thể chế đa đảng. Có những đảng như đảng Dân
chủ-Xã hội ở Thụy Điển hay như đảng Tự do ở Nhật, cầm quyền cả mấy chục
năm và những ứng cử viên, dù đa số là do nột trong 2 đảng đề cử, rất ít
những ứng cử viên độc lập, nhưng Thụy Điển, Nhật Bản vẫn được coi là
những nước dân chủ vì người dân được quyền lựa chọn giữa 2 người thuộc 2
đảng khác nhau.
Khi vẫn duy trì huyền thoại ĐCSVN là đảng duy nhất, với một danh sách
ứng cử viên duy nhất do đảng đề cử và người dân chỉ được bầu những người
nằm trong danh sách này, thì phải coi là không có một tối thiểu dân chủ
là quyền tự do lựa chọn của người dân.
Kết luận
Có những người cho là nhờ chế độ Một đảng 2 phái mà ĐCSVN có được ổn
định, không có những cuộc thanh trừng đẫm máu như đảng CSLX dưới thời
Stalin hay ĐCSTQ dưới thời Mao. Đó là điểm tích cực nhất so với những
chế độ cộng sản khác trên thế giới. Điểm tích cực thứ 2 là dầu sao khi
có 2 phái thì cũng có những ý kiến khác nhau có tranh cãi để đi đến đồng
thuận, tức là có một chút dân chủ, dù chỉ là dân chủ của một thiểu số
nắm quyền trong đảng. Điểm tích cực thứ 3 là, nhờ có 2 phái nên về ngoại
giao có thể thực thi chính sách đu dây, nhất là giữa Tàu và Mỹ.
Nhưng một vài điểm tích cực nhất thời được nêu ra, không đủ để che đậy
những điểm tiêu cực nằm trong cốt lõi của chế độ "Một đảng 2 phái":
Điểm tiêu cực thứ nhất là mỗi phái, muốn chứng minh sự hiện hữu của mình
cần phải nắm một bộ máy khiến trong Đảng có 2 bộ máy là bộ máy Lãnh đạo
và bộ máy Quản lý, nằm ở mọi cấp bậc từ những cấp bậc thấp nhất trong
phường xã, trong mọi cơ quan, đến những cấp bậc chóp bu gọi là Tứ trụ:
Tổng bí thư, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch nước, Chủ tịch QH.. Hai bộ
máy này chồng chéo nhau với những chức vị ký sinh trùng chỉ làm tổn hại
công quỹ: Chẳng hạn như nếu một người trong phái Chính phủ (thường được
coi là phái Nhà nước) nắm chức vị Chủ tịch thì người thuộc phái Lãnh đạo
phải nắm chức vị Bí thư. Ông tướng phái này nắm chức vụ Chỉ huy trưởng
thì ông tướng phái kia phải giữ chức vụ Chính ủy... Nói tóm lại có một
bộ máy hoàn toàn là vô tích sự, "ngồi chơi xơi nước" là bộ máy Lãnh đạo,
nhưng không có cách nào tháo gỡ được vì vấn đề 2 phái phải chia đều
nhau quyền lợi. Đó cũng là điểm tiêu cực thứ 2 vì muốn chia phần nhau
cho đều phải tham nhũng gấp đôi: mỗi lần phải đút lót, không phải một
phong bì mà phải 2 phong bì, khiến không một nền kinh tế nào chịu nổi.
Điểm thứ 3 nguy hại cho đất nước hơn hết vì một khi có 2 phái trong
Đảng, thì một cường quốc nào muốn tạo sức ép lên Việt Nam chỉ cần thao
túng một phái trong Đảng. Trong thực tế từ trước tới nay, ai cũng biết
là chỉ có 2 cường quốc là Tàu và Mỹ. Rất có thể đã có giao ước giữa hai
tay này là mỗi bên nắm một phái, biến mỗi phái thành quân cờ của mình và
chỉ cần điều khiển quân cờ của mình khi cần "deal" với nhau, không cần
phải đụng chạm nhau trực tiếp hay mất công gây cuộc đảo chính.
Nói tóm lại, những người trong ĐCSVN muốn noi gương bác Hồ "3 lần đi tìm
Mỹ", chỉ cần làm sao cho ĐCSVN tự tách ra làm 2 để mỗi phái trong Đảng
trở thành một đảng mới tranh giành nhau lá phiếu của người dân để thay
phiên nhau cầm quyền, thì bộ máy "Lãnh đạo" ký sinh trùng sẽ tự mất tiêu
và nền dân chủ sẽ bắt đầu với mỗi đảng một ứng cử viên trong mọi chức
vị để cho người dân được tự do chọn lựa.
Phong Uyên
(Dân Luận)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chế độ lưỡng đảng ở Mỹ và chế độ "Một đảng hai phái" ở Việt Nam khác nhau chỗ nào?
Có một trí thức "Việt kiều yêu nước" nói với tôi là trong thực tế, chế độ "Một đảng 2 phái" ở Việt Nam chả khác gì chế độ lưỡng đảng ở Mỹ, được coi là căn bản của nền dân chủ Tây phương. Vị "Việt kiều yêu nước"
Có một trí thức "Việt kiều yêu nước" nói với tôi là trong thực tế, chế
độ "Một đảng 2 phái" ở Việt Nam chả khác gì chế độ lưỡng đảng ở Mỹ, được
coi là căn bản của nền dân chủ Tây phương. Vị "Việt kiều yêu nước" này
lập luận 2 đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và đảng Dân chủ - Cộng
hòa Mỹ, có nhiều điểm giống nhau về nguồn gốc: Cả 2 đều được thành lập
với 2 mục đích giống nhau: ĐCSVN đấu tranh giành độc lập cho dân tộc
Việt Nam. Đảng Dân Chủ - Cộng Hòa Mỹ củng cố nền độc lập và tự do cho
nước Mỹ. Nếu ĐCSVN ngay từ khởi đầu đã gồm 2 phái thì đảng DC-CH Mỹ,
thành lập từ năm 1792, phải đợi tới năm 1824, 22 năm sau, mới tách ra
thành 2 đảng. Về từ vựng tiếng Việt, "đảng' có vẻ khác nghĩa với "phái"
chứ trong tiếng Tây phương, "đảng" chỉ có nghĩa là phần, là phái
(Party). Bởi vậy có thể lập luận là ngay từ khởi đầu ở Việt Nam đã có 2
đảng cộng sản, tức là đã có chế độ lưỡng đảng theo đúng tập truyền làng
xã Việt Nam là trong mỗi làng có 2 phái tiên chỉ và lý trưởng.
Đúng là nếu chỉ căn cứ về hình thức và nghĩa của từ ngữ thì lập luận như
vậy có thể đưa tới kết luận là 2 phái trong ĐCSVN tương đồng với 2
đảng, đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa Mỹ, và trong chế độ CSVN, khác với
mọi chế độ cộng sản từ trước tới nay trên thế giới - chỉ là chế độ của
một thủ lãnh độc tài - đã có sẵn mầm mống dân chủ rồi dù chỉ là dân chủ
nội đảng.
Nhưng tôi chỉ cần đưa ra dưới đây một vài nhận xét cũng đủ để chứng minh
cái chế độ "Một đảng 2 phái" của ĐCSVN, chỉ có dáng dấp một chế độ
lưỡng đảng, chứ về bản chất, hoàn toàn khác với mọi chế độ lưỡng đảng ở
các nước dân chủ:
1) Khác về hoàn cảnh lịch sử khi thành lập ĐCSVN
Sở dĩ ĐCSVN ngay khi còn trứng nước đã chia làm 2 phái, một phái theo
ngoại bang, một phái vẫn giữ tính cách dân tộc, là vì Staline muốn An
Nam Cộng sản đảng mới được Nguyễn Ái Quốc sáng lập phải hoàn toàn phục
tùng Đệ Tam Quốc tế dưới tên Đông dương Cộng sản đảng, với những tổng bí
thư (Trần Phú, Hà Huy Tập) là tay chân của mình và nhằm mục đích chính
là thực hiện cách mạng vô sản toàn thế giới. Tuy phải đổi tên đảng,
Nguyễn Ái Quốc vẫn cố gắng duy trì trong ĐCSDD một phái dưới ảnh hưởng
của mình để tiếp tục theo đuổi mục đích, dựa vào Cộng sản Quốc tế, giải
phóng dân tộc. Cái sai lầm lớn nhất của ông Hồ là sau khi cướp được
chính quyền, vẫn tưởng là mình khôn ngoan duy trì 2 phái trong Đảng, để
ngoài mục đích chia để trị, ngồi giữa làm trọng tài, còn tùy theo hoàn
cảnh: Khi phải hòa hoãn với các đảng phái quốc gia thì đưa ra những nhân
vật của phái có đường lối hòa hoãn. dân tộc. Khi bị bắt buộc phải thi
hành chính sách của Đệ Tam Quốc Tế dưới sự chỉ giáo của Tàu cộng như cải
cách ruộng đất, đánh tư sản, tập trung bao cấp... thì đưa ra những nhân
vật giáo điều thuộc phái "Đảng Lãnh đạo" rồi giả vờ sửa sai sau.
2) Khác về phải thay đổi đường lối kinh tế sau Thống nhất
Chính sách Tập trung bao cấp của miền Bắc bị áp đặt ở miền Nam sau Thống
nhất, đưa cả nước đi đến phá sản khiến phái Lãnh đạo gồm những người
miền Bắc phải chấp thuận để phái miền Nam đổi mới kinh tế, nghĩa là lấy
lại nền kinh tế miền Nam khi trước. Hai phái cố hữu trong Đảng trở thành
2 phái Bắc, Nam, dưới hình thức "Đảng Lãnh đạo" và "Nhà nước Cầm
quyền". Cho dù hiện giờ phái những người miền Nam hầu hết đã bị loại,
hai xu hướng Bắc, Nam này vẫn tiếp tục trường tồn vì miền Nam vẫn nắm ưu
thế về kinh tế.
3) Khác về vấn đề Địa - Chính trị đặc biệt của Việt Nam
Nhưng ngoài những nguyên nhân lịch sử và kinh tế, lý do vì sao ĐCSVN khó
thoát khỏi được chế độ "Một đảng 2 phái" là vì vấn đề địa-chính trị:
Việt Nam, cho tới bây giờ vẫn nằm giữa hai gọng kìm là Tàu và Mỹ. Ngoài
chuyện cả hai, Tàu và Mỹ, đều muốn trong ĐCSVN luôn luôn có 2 phái để dễ
bề thao túng, còn chuyện muốn bảo vệ sự sống còn của mình, ĐCSVN vẫn
phải duy trì 2 phái để tiếp tục chính sách đu dây: nếu phái này phải ngả
theo Tàu vì vấn đề chính trị thì phái kia phải ngả theo Mỹ để Đảng vẫn
giữ độc quyền về kinh tế.
4) Nhưng cái khác biệt lớn nhất nằm trong huyền thoại ĐCSVN là đảng duy nhất tuy trong thực tế ĐCSVN gồm 2 đảng
Thực chất dân chủ của mọi chế độ lưỡng đảng (hay đa đảng lưỡng liên
minh) nằm trong sự người dân được tự do chọn lựa bầu cho ứng cử viên của
đảng nào mình thích. Đó cũng là tiêu chuẩn chung của bất cứ chế độ dân
chủ nào dù khác nhau về hình thức, tổng thống chế, quân chủ lập hiến,
lưỡng đảng, thậm chí độc đảng cầm quyền như ở Singapore, một khi có tự
do bầu cử, ứng cử trong một thể chế đa đảng. Có những đảng như đảng Dân
chủ-Xã hội ở Thụy Điển hay như đảng Tự do ở Nhật, cầm quyền cả mấy chục
năm và những ứng cử viên, dù đa số là do nột trong 2 đảng đề cử, rất ít
những ứng cử viên độc lập, nhưng Thụy Điển, Nhật Bản vẫn được coi là
những nước dân chủ vì người dân được quyền lựa chọn giữa 2 người thuộc 2
đảng khác nhau.
Khi vẫn duy trì huyền thoại ĐCSVN là đảng duy nhất, với một danh sách
ứng cử viên duy nhất do đảng đề cử và người dân chỉ được bầu những người
nằm trong danh sách này, thì phải coi là không có một tối thiểu dân chủ
là quyền tự do lựa chọn của người dân.
Kết luận
Có những người cho là nhờ chế độ Một đảng 2 phái mà ĐCSVN có được ổn
định, không có những cuộc thanh trừng đẫm máu như đảng CSLX dưới thời
Stalin hay ĐCSTQ dưới thời Mao. Đó là điểm tích cực nhất so với những
chế độ cộng sản khác trên thế giới. Điểm tích cực thứ 2 là dầu sao khi
có 2 phái thì cũng có những ý kiến khác nhau có tranh cãi để đi đến đồng
thuận, tức là có một chút dân chủ, dù chỉ là dân chủ của một thiểu số
nắm quyền trong đảng. Điểm tích cực thứ 3 là, nhờ có 2 phái nên về ngoại
giao có thể thực thi chính sách đu dây, nhất là giữa Tàu và Mỹ.
Nhưng một vài điểm tích cực nhất thời được nêu ra, không đủ để che đậy
những điểm tiêu cực nằm trong cốt lõi của chế độ "Một đảng 2 phái":
Điểm tiêu cực thứ nhất là mỗi phái, muốn chứng minh sự hiện hữu của mình
cần phải nắm một bộ máy khiến trong Đảng có 2 bộ máy là bộ máy Lãnh đạo
và bộ máy Quản lý, nằm ở mọi cấp bậc từ những cấp bậc thấp nhất trong
phường xã, trong mọi cơ quan, đến những cấp bậc chóp bu gọi là Tứ trụ:
Tổng bí thư, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch nước, Chủ tịch QH.. Hai bộ
máy này chồng chéo nhau với những chức vị ký sinh trùng chỉ làm tổn hại
công quỹ: Chẳng hạn như nếu một người trong phái Chính phủ (thường được
coi là phái Nhà nước) nắm chức vị Chủ tịch thì người thuộc phái Lãnh đạo
phải nắm chức vị Bí thư. Ông tướng phái này nắm chức vụ Chỉ huy trưởng
thì ông tướng phái kia phải giữ chức vụ Chính ủy... Nói tóm lại có một
bộ máy hoàn toàn là vô tích sự, "ngồi chơi xơi nước" là bộ máy Lãnh đạo,
nhưng không có cách nào tháo gỡ được vì vấn đề 2 phái phải chia đều
nhau quyền lợi. Đó cũng là điểm tiêu cực thứ 2 vì muốn chia phần nhau
cho đều phải tham nhũng gấp đôi: mỗi lần phải đút lót, không phải một
phong bì mà phải 2 phong bì, khiến không một nền kinh tế nào chịu nổi.
Điểm thứ 3 nguy hại cho đất nước hơn hết vì một khi có 2 phái trong
Đảng, thì một cường quốc nào muốn tạo sức ép lên Việt Nam chỉ cần thao
túng một phái trong Đảng. Trong thực tế từ trước tới nay, ai cũng biết
là chỉ có 2 cường quốc là Tàu và Mỹ. Rất có thể đã có giao ước giữa hai
tay này là mỗi bên nắm một phái, biến mỗi phái thành quân cờ của mình và
chỉ cần điều khiển quân cờ của mình khi cần "deal" với nhau, không cần
phải đụng chạm nhau trực tiếp hay mất công gây cuộc đảo chính.
Nói tóm lại, những người trong ĐCSVN muốn noi gương bác Hồ "3 lần đi tìm
Mỹ", chỉ cần làm sao cho ĐCSVN tự tách ra làm 2 để mỗi phái trong Đảng
trở thành một đảng mới tranh giành nhau lá phiếu của người dân để thay
phiên nhau cầm quyền, thì bộ máy "Lãnh đạo" ký sinh trùng sẽ tự mất tiêu
và nền dân chủ sẽ bắt đầu với mỗi đảng một ứng cử viên trong mọi chức
vị để cho người dân được tự do chọn lựa.
Phong Uyên
(Dân Luận)