Kinh Đời
Chết Đến Đít Vẫn Tin Cuội Putin: Người Việt ở Nga giờ ra sao?
PetroTimes) - Với đồng rúp tụt giá liên tục, đất nước bị phương Tây trừng phạt kinh tế, người dân Nga nói chung và cộng đồng người Việt nói riêng hiện sống ra sao?
(PetroTimes) - Với đồng rúp tụt giá liên tục, đất nước bị phương Tây trừng phạt kinh tế, người dân Nga nói chung và cộng đồng người Việt nói riêng hiện sống ra sao?
Đồng rúp xuống giá làm cho dân chúng hốt hoảng, đổ xô đi mua các mặt hàng tiêu dùng để dự phòng.
Đồng tiền rớt giá liên tục, phương Tây vẫn đang gia tăng cấm vận, giá dầu chưa có dấu hiệu tăng trở lại đang khiến nền kinh tế Nga bên bờ vực khủng hoảng. Cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Nga Putin ngày 18/12 không trấn an nổi giới đầu tư vì chưa được ra được các biện pháp chống đỡ cụ thể.
Trong mấy ngày qua, trên đường phố Moskva, nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng được thể hiện rõ rệt nhất tại khu vực đổi ngoại tệ, nơi người dân đang chen nhau bán đồng rúp để mua đồng USD.
Một người dân Moskva nói: “Tôi lo lắm. Tôi phải nhanh chóng đổi hết tiền lương của mình ra đồng USD vì chẳng mấy chốc số tiền này sẽ bị mất giá hết”.
Trong siêu thị tại thủ đô Nga, người dân bắt đầu mua các loại thực phẩm nhập khẩu để tránh trượt giá trong tương lai. Một người dân Moskva chia sẻ: “Tôi phải mua các loại hàng này ngay, nếu không, một thời gian nữa sẽ chẳng còn đủ tiền mà mua”.
Giới nhà giàu cứu tài sản của họ bằng cách đổ xô mua bất động sản ở ngoài nước, nhất là ở Luân Đôn. Nhìn chung, giới giàu có, hay người dân bình thường đều có cảm nhận chung là ngày mai sẽ rất khó khăn. Nhiều người cũng tự trấn an: đây không phải là lần đầu tiên. Một người nhớ lại tình hình khủng hoảng năm 1998, hay 2008.
Một số các doanh nhân Việt hiện đang kinh doanh ở Nga cho hay việc làm ăn, buôn bán hiện “rất ảm đạm”, trong bối cảnh kinh tế nước sở tại lâm vào tình thế khó khăn.
Đồng nội tệ của Nga đã giảm hơn 86% kể từ tháng 1/2014, mặc dù ngân hàng trung ương đã tung hàng tỉ đôla can thiệp thị trường nhằm kiềm chế sự trượt giá của đồng rúp.
Anh Hồng Thanh, một doanh nhân sinh sống và làm việc ở Nga hơn 20 năm qua, tâm sự: “Kinh doanh bây giờ kém lắm. Tất cả mọi người đều lỗ hết. Ai cũng lỗ, nhất là những người liên quan tới đồng đôla. Lỗ rất là nặng luôn chứ không phải là lỗ ít. Cuộc khủng hoảng này không như cuộc khủng hoảng năm 1998. Đồng tiền bây giờ mất giá rất là nhiều. Năm 1998, dù nó khủng hoảng, nhưng vẫn bán được hàng. Năm nay thì không bán được. Lúc như này chỉ mong nó qua được giai đoạn này thôi. Mọi người hy vọng là nó sẽ tốt đẹp lên. Chẳng biết thế nào. Nhưng mà từ xưa tới nay, ở bên này, tôi cũng đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng như thế rồi thì cũng hy vọng nước Nga nó sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng như thế này”.
Hiện có hàng chục nghìn người gốc Việt sinh sống và làm ăn tại Nga, và phần lớn là các tiểu thương bán lẻ.
Một người kinh doanh thiết bị điện máy, không muốn nêu tên, cũng đồng ý kiến với anh Thanh: “Nhìn chung là khó khăn, rất khó khăn. Làm bên này thì mục đích cuối cùng là gửi tiền về nhà, giúp gia đình. Một số những trường hợp làm theo vụ thì bị lỗ. Một năm bán hết hàng, rút tiền ra và lúc đó mới đổi ra đôla để gửi tiền về thì những trượng hợp như thế bị mất rất nhiều”.
Đồng rúp mất giá trong bối cảnh giá dầu, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga, giảm mạnh. Thêm nữa, đồng tiền của Nga còn bị tác động vì các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây.
Ngân hàng trung ương Nga dự báo lạm phát có thể chạm mức hơn 11% trong ba tháng đầu năm 2015, và cho rằng kinh tế Nga sẽ suy thoái vào năm sau.
Mặc dù vậy, tất cả người dân Nga vẫn tin vào khả năng xử lý của Tổng thống Nga và rằng thời kỳ khó khăn sẽ qua rất mau. Natalia, một cư dân Moskva, kể lại câu chuyện của bà vào năm 1998: “Tôi rất bình tĩnh trước cơn gió lốc. Tôi đã 4 lần mất đi tất cả khoản tiền tiết kiệm của mình và phải làm lại từ đầu. Như điều đó lại hun đúc ý chí của tôi. Tôi sẽ không nản chí trong lần này”.
Một cư dân Moskva khác chia sẻ: "Chúng tôi kỳ vọng rất nhiều vào Tổng thống Putin. Ông đã lãnh đạo nước Nga trong nhiều năm và đã làm công việc này rất tốt. Cuộc sống của người dân đã khó khăn hơn do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhưng mọi chuyện rồi sẽ ổn".
Đối với Tổng thống Nga Putin, trừng phạt kinh tế của phương Tây chỉ tác động trên 25 hay 30% kinh tế Nga. Trước báo giới trong nước cũng như ngoài nước, ông Putin tỏ vẻ không nao núng chút nào trước việc đồng rúp lao dốc, giá dầu hỏa tụt giảm, ảnh hưởng đến thu nhập, và tình trạng hàng hóa khan hiếm dần dần do trừng phạt kinh tế. Ngược lại ông tỏ ra vững tin, khẳng định: “Tình hình khó khăn hiện nay không kéo dài quá hai năm”, kinh tế sẽ vực dậy, giá dầu sẽ tăng lên.
Nh.Thạch (tổng hợp)
(PetroTimes)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Chết Đến Đít Vẫn Tin Cuội Putin: Người Việt ở Nga giờ ra sao?
PetroTimes) - Với đồng rúp tụt giá liên tục, đất nước bị phương Tây trừng phạt kinh tế, người dân Nga nói chung và cộng đồng người Việt nói riêng hiện sống ra sao?
(PetroTimes) - Với đồng rúp tụt giá liên tục, đất nước bị phương Tây trừng phạt kinh tế, người dân Nga nói chung và cộng đồng người Việt nói riêng hiện sống ra sao?
Đồng rúp xuống giá làm cho dân chúng hốt hoảng, đổ xô đi mua các mặt hàng tiêu dùng để dự phòng.
Đồng tiền rớt giá liên tục, phương Tây vẫn đang gia tăng cấm vận, giá dầu chưa có dấu hiệu tăng trở lại đang khiến nền kinh tế Nga bên bờ vực khủng hoảng. Cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Nga Putin ngày 18/12 không trấn an nổi giới đầu tư vì chưa được ra được các biện pháp chống đỡ cụ thể.
Trong mấy ngày qua, trên đường phố Moskva, nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng được thể hiện rõ rệt nhất tại khu vực đổi ngoại tệ, nơi người dân đang chen nhau bán đồng rúp để mua đồng USD.
Một người dân Moskva nói: “Tôi lo lắm. Tôi phải nhanh chóng đổi hết tiền lương của mình ra đồng USD vì chẳng mấy chốc số tiền này sẽ bị mất giá hết”.
Trong siêu thị tại thủ đô Nga, người dân bắt đầu mua các loại thực phẩm nhập khẩu để tránh trượt giá trong tương lai. Một người dân Moskva chia sẻ: “Tôi phải mua các loại hàng này ngay, nếu không, một thời gian nữa sẽ chẳng còn đủ tiền mà mua”.
Giới nhà giàu cứu tài sản của họ bằng cách đổ xô mua bất động sản ở ngoài nước, nhất là ở Luân Đôn. Nhìn chung, giới giàu có, hay người dân bình thường đều có cảm nhận chung là ngày mai sẽ rất khó khăn. Nhiều người cũng tự trấn an: đây không phải là lần đầu tiên. Một người nhớ lại tình hình khủng hoảng năm 1998, hay 2008.
Một số các doanh nhân Việt hiện đang kinh doanh ở Nga cho hay việc làm ăn, buôn bán hiện “rất ảm đạm”, trong bối cảnh kinh tế nước sở tại lâm vào tình thế khó khăn.
Đồng nội tệ của Nga đã giảm hơn 86% kể từ tháng 1/2014, mặc dù ngân hàng trung ương đã tung hàng tỉ đôla can thiệp thị trường nhằm kiềm chế sự trượt giá của đồng rúp.
Anh Hồng Thanh, một doanh nhân sinh sống và làm việc ở Nga hơn 20 năm qua, tâm sự: “Kinh doanh bây giờ kém lắm. Tất cả mọi người đều lỗ hết. Ai cũng lỗ, nhất là những người liên quan tới đồng đôla. Lỗ rất là nặng luôn chứ không phải là lỗ ít. Cuộc khủng hoảng này không như cuộc khủng hoảng năm 1998. Đồng tiền bây giờ mất giá rất là nhiều. Năm 1998, dù nó khủng hoảng, nhưng vẫn bán được hàng. Năm nay thì không bán được. Lúc như này chỉ mong nó qua được giai đoạn này thôi. Mọi người hy vọng là nó sẽ tốt đẹp lên. Chẳng biết thế nào. Nhưng mà từ xưa tới nay, ở bên này, tôi cũng đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng như thế rồi thì cũng hy vọng nước Nga nó sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng như thế này”.
Hiện có hàng chục nghìn người gốc Việt sinh sống và làm ăn tại Nga, và phần lớn là các tiểu thương bán lẻ.
Một người kinh doanh thiết bị điện máy, không muốn nêu tên, cũng đồng ý kiến với anh Thanh: “Nhìn chung là khó khăn, rất khó khăn. Làm bên này thì mục đích cuối cùng là gửi tiền về nhà, giúp gia đình. Một số những trường hợp làm theo vụ thì bị lỗ. Một năm bán hết hàng, rút tiền ra và lúc đó mới đổi ra đôla để gửi tiền về thì những trượng hợp như thế bị mất rất nhiều”.
Đồng rúp mất giá trong bối cảnh giá dầu, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga, giảm mạnh. Thêm nữa, đồng tiền của Nga còn bị tác động vì các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây.
Ngân hàng trung ương Nga dự báo lạm phát có thể chạm mức hơn 11% trong ba tháng đầu năm 2015, và cho rằng kinh tế Nga sẽ suy thoái vào năm sau.
Mặc dù vậy, tất cả người dân Nga vẫn tin vào khả năng xử lý của Tổng thống Nga và rằng thời kỳ khó khăn sẽ qua rất mau. Natalia, một cư dân Moskva, kể lại câu chuyện của bà vào năm 1998: “Tôi rất bình tĩnh trước cơn gió lốc. Tôi đã 4 lần mất đi tất cả khoản tiền tiết kiệm của mình và phải làm lại từ đầu. Như điều đó lại hun đúc ý chí của tôi. Tôi sẽ không nản chí trong lần này”.
Một cư dân Moskva khác chia sẻ: "Chúng tôi kỳ vọng rất nhiều vào Tổng thống Putin. Ông đã lãnh đạo nước Nga trong nhiều năm và đã làm công việc này rất tốt. Cuộc sống của người dân đã khó khăn hơn do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhưng mọi chuyện rồi sẽ ổn".
Đối với Tổng thống Nga Putin, trừng phạt kinh tế của phương Tây chỉ tác động trên 25 hay 30% kinh tế Nga. Trước báo giới trong nước cũng như ngoài nước, ông Putin tỏ vẻ không nao núng chút nào trước việc đồng rúp lao dốc, giá dầu hỏa tụt giảm, ảnh hưởng đến thu nhập, và tình trạng hàng hóa khan hiếm dần dần do trừng phạt kinh tế. Ngược lại ông tỏ ra vững tin, khẳng định: “Tình hình khó khăn hiện nay không kéo dài quá hai năm”, kinh tế sẽ vực dậy, giá dầu sẽ tăng lên.
Nh.Thạch (tổng hợp)
(PetroTimes)