Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Chết cười với những giải Ig Nobel 2013
Giải Ig Nobel lần thứ 23 – vốn tiếp tục truyền thống trao cho những công trình khoa học “trước hết làm người ta cười rồi sau đó khiến người ta suy nghĩ” – đã được công bố vào tối 12/9 tại giảng đường của ĐH Harvard - Mỹ.
Hai giải Ig Nobel sinh vật học và thiên văn học cùng được trao cho nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Eric Warrant thuộc ĐH Lund (Thụy Điển) về phát hiện bọ cánh cứng có thể bay vòng tròn quanh đống phân của chúng theo định hướng từ mặt trăng, do khả năng sử dụng ánh sáng phân cực quanh mặt trăng như một dạng la bàn từ trên trời.
Biểu tượng của Giải Ig Nobel - Ảnh Improbable
Ig Nobel y học được trao cho nhà khoa học Masanori Niimi thuộc ĐH Tokyo (Nhật Bản) với phát hiện chuột được ghép tim có thể sống lâu hơn nhờ nghe nhạc. Bình thường, chúng chỉ sống trung bình 7 ngày. Nếu nghe vở nhạc kịch opera La Traviata của Giuseppe Verdi, chuột sống được 27 ngày và khi nghe giọng hát của ca sĩ Enya người Ireland, chúng sống được 11 ngày.
Chuyên gia tâm lý Brad Bushman thuộc ĐH Bang Ohio và nhóm cộng sự người Pháp tại ĐH Paris-Descartes, ĐH Paris-VII, ĐH Pierre Mendes-France đoạt giải Ig Nobel tâm lý học về nghiên cứu mang tên: “Cái đẹp nằm trong đôi mắt của người uống bia”, nhằm chứng minh rằng khi một người uống càng nhiều bia, người đó càng cảm thấy mình đẹp hơn.
Ig Nobel về xác suất được trao cho nhóm chuyên gia động vật học tại Học viện Nông nghiệp Scotland với hai phát hiện: Khi một con bò càng nằm lâu, khả năng nó đứng dậy càng sớm hơn và khi con bò đứng, lúc nào nó nằm xuống là điều không dễ dự báo trước!
Ig Nobel vật lý học được trao cho hai nhà khoa học Ý là Alberto Minetti và Yuri Ivanenki về nghiên cứu quan sát bằng cách nào trong môi trường trọng lực yếu ở một hành tinh, một người có thể chạy xuyên qua mặt nước mà không bị chìm.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Chết cười với những giải Ig Nobel 2013
Giải Ig Nobel lần thứ 23 – vốn tiếp tục truyền thống trao cho những công trình khoa học “trước hết làm người ta cười rồi sau đó khiến người ta suy nghĩ” – đã được công bố vào tối 12/9 tại giảng đường của ĐH Harvard - Mỹ.
Hai giải Ig Nobel sinh vật học và thiên văn học cùng được trao cho nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Eric Warrant thuộc ĐH Lund (Thụy Điển) về phát hiện bọ cánh cứng có thể bay vòng tròn quanh đống phân của chúng theo định hướng từ mặt trăng, do khả năng sử dụng ánh sáng phân cực quanh mặt trăng như một dạng la bàn từ trên trời.
Biểu tượng của Giải Ig Nobel - Ảnh Improbable
Ig Nobel y học được trao cho nhà khoa học Masanori Niimi thuộc ĐH Tokyo (Nhật Bản) với phát hiện chuột được ghép tim có thể sống lâu hơn nhờ nghe nhạc. Bình thường, chúng chỉ sống trung bình 7 ngày. Nếu nghe vở nhạc kịch opera La Traviata của Giuseppe Verdi, chuột sống được 27 ngày và khi nghe giọng hát của ca sĩ Enya người Ireland, chúng sống được 11 ngày.
Chuyên gia tâm lý Brad Bushman thuộc ĐH Bang Ohio và nhóm cộng sự người Pháp tại ĐH Paris-Descartes, ĐH Paris-VII, ĐH Pierre Mendes-France đoạt giải Ig Nobel tâm lý học về nghiên cứu mang tên: “Cái đẹp nằm trong đôi mắt của người uống bia”, nhằm chứng minh rằng khi một người uống càng nhiều bia, người đó càng cảm thấy mình đẹp hơn.
Ig Nobel về xác suất được trao cho nhóm chuyên gia động vật học tại Học viện Nông nghiệp Scotland với hai phát hiện: Khi một con bò càng nằm lâu, khả năng nó đứng dậy càng sớm hơn và khi con bò đứng, lúc nào nó nằm xuống là điều không dễ dự báo trước!
Ig Nobel vật lý học được trao cho hai nhà khoa học Ý là Alberto Minetti và Yuri Ivanenki về nghiên cứu quan sát bằng cách nào trong môi trường trọng lực yếu ở một hành tinh, một người có thể chạy xuyên qua mặt nước mà không bị chìm.