Mỗi Ngày Một Chuyện
Chia Sẻ Nhân Ngày Quốc Hận 30/4/75: Thư Trả Lời Một Sinh Viên Cũ - Phạm Cao Dương
,
Kính gửi Nhà Văn Thu Hương:
Cảm ơn Cô đã đọc bài tôi viết về việc người Việt dựng tượng Đức Thánh Trần ở Little Saigon, Quận Cam, California và gửi cho tôi những nhận xét đầy tình cảm và rất tích cực của Cô về bài viết này qua bài “ Tôi Hãnh Diện Có Quá Khứ Làm Người Tị Nạn Cộng Sản Việt Nam” của Cô.
Để mở đầu, tôi phải nói ngay là tôi rất muốn gọi Cô Thu Hương là Thu Hương như gọi các sinh viên cũ của tôi hơn nửa thế kỷ trước và xưng là Thày. Nhưng vẫn thấy bất tiện. Hồi ấy và bây giờ mọi chuyện đã đổi khác rồi. Tạm thời gọi Cô bằng Cô vậy.
Cảm ơn Cô đã quan tâm tới bài tôi viết. Bây giờ tôi xin thưa với Cô như thế này:
Ý chính của tôi liên hệ tới chủ đề “Dựng Tượng Đức Thánh Trần ở Little Saigon” là qua ba tiếng Đức Thánh Trần mà tôi dùng, tôi muốn khơi dậy mạch sống đầy sinh lực, đầy linh khí đã và đang tiềm tàng, ẩn náu trong mỗi một con người Việt Nam chúng ta dù chúng ta ở bất cứ nơi nào trên thế giới mà bây giờ chúng ta rất cần vì sau bao nhiêu đau thương, chết chóc, nước mắt tràn ngập Biển Đông, chúng ta đã có được một Việt Nam thứ hai, một Việt Nam Trẻ với lãnh thổ trải rộng toàn cầu, chỗ nào cũng có Việt Nam nếu có người Việt. Chúng ta đã có được môt Siêu Quốc Gia Việt Nam trên đó mặt trời không bao giờ lặn mà người Anh hồi thế kỷ 19, và người Tầu hiện tại không có được vì nó không hình thành bằng xâm lăng, chém giết và đô hộ hay do tha hương cầu thực hay bành trướng kinh tế làm giàu. Siêu quốc gia của chúng ta hình thành bằng sự đau khổ, tủi nhục, bằng máu và nước mắt của hàng triệu dân tị nạn đã liên tục bỏ nước ra đi từ sau biến cố 1975 với hàng nửa triệu người bỏ thây ngoài biển cả hay chết thê thảm nơi rừng rậm hoang vu, vào không có lối ra ở Kampuchea, không ai biết đến. Chúng ta không bao giờ được quên điều đó. Quên là vô ơn, là có tội. Siêu quốc gia của chúng ta là món quà Trời cho ngàn năm một thuở chỉ dân ta mới có cái may có được. Nó hợp với sinh hoạt của thời đại mới giữa lúc biên giới giữa các nước mỗi ngày một mờ nhạt dần trước sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, kinh tế và thương mại. Nó sẽ giúp cho Việt Nam thoát khỏi tình trạng nhược tiểu để có cơ hội vươn lên nếu chúng ta biết nắm bắt. Nhưng vì nó hình thành bởi con người nên cần phải có sư tin tưởng của chính con người vào tương lai của chính mình, con cháu mình và cả dân tộc mình. Sau hơn bốn mươi năm tranh đấu để sinh tồn, để phát triển, các cộng đồng của chúng ta đã bắt đầu đứng vững. Các con cháu chúng ta đã bắt đầu thành công và lập nên sự nghiệp không nhỏ, với sự đóng góp rất là khiêm nhượng của chúng ta. Chúng ta đã quá quan tâm đến quá khứ và đến Việt Nam ở bên kia mà quên đi chính con em của chúng ta ở bên này. Bây giờ thì chúng ta phải nghĩ lại và sửa đổi. Việc chỉnh trang lại những nơi mình đang ở là một việc làm vô cùng quan trọng. Chỉnh trang từ hình thức, vật chất tới tinh thần, từ cách suy tư, tín ngưỡng cao, thấp để người trẻ có thể tìm thấy một cái gì đó mà trở về với chính mình và với cộng đồng của mình và người già có chỗ để nương dựa trong lúc tuổi xế chiều. Chúng ta có đầy đủ tự do để làm điều này, nếu chúng ta muốn. Các nhà cầm quyền đia phương không bao giờ ngăn cản chúng ta nếu đó là hợp pháp. Chúng ta phải trở về để đến với con cháu chúng ta và chăm sóc cho họ. Họ ở đâu, quê hương của chúng ta ở đó. Vợ con, chồng con chúng ta ở đâu, nhà chúng ta ở đó. Sáng đi, chiều về, chúng ta lại về đó, “về nhà”. Hãy dành một phần thì giờ, công, sức, tiền bạc cho con cháu chúng ta, cho chính quê hương trước mắt của chính chúng ta thay vì cho một nước Việt Nam quá già nua, cũ kỹ, cạn kiệt sinh lực, bạc nhược tinh thần nhưng ngoại trừ một thiểu số, con người ở đó vẫn một mực tin tuởng vào những gì lãnh đạo của họ chọn lựa và cho rằng mình đã chiến thắng, đã tiến bộ nếu không hơn thì cũng ngang với các nước tiền tiến trên thế giới với đầy nhà chọc trời, với xa lộ chạy khắp lãnh thổ, với biệt thự nguy nga nhờ chiến thắng Miền Nam của họ. Họ đã đổi tên nước thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhưng chẳng ai hiểu sáu chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa này là gì và nước xã hội chủ nghĩa đó sẽ là như thế nào, ngay chính người lãnh đạo cao cấp nhất của họ cũng thú nhận là như vậy? Phải chăng đó chỉ là một hoang tưởng, hão huyền? Đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thực và dùng thành ngữ bình dân “Bỏ đi Tám” hay “Tạm quên đi, Tám”, phải xét lại tất cả để khỏi phải hối tiếc là khi con cháu chúng ta còn nhỏ, còn nằm trong tầm tay chúng ta, chúng ta đã mải mê những chuyện khác hơn là chăm sóc họ, chơi với họ lúc chiều về hay bế ẵm họ, thay tã cho họ truyền lại linh khí của tổ tiên lại cho họ giúp họ học bài buổi tối trước khi họ có cuộc sống riêng, vượt khỏi tầm tay của chúng ta. Bây giở thì tự họ đã ý thức được họ là ai, đã cố gắng, đã thành công, lập được sự nghiệp và đứng vững. Phải chăng một lần nữa, đó là do Trời định, là do mạch sống chứa đựng đầy linh khí của ông cha chúng ta. Tất cả tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam của chúng ta, của các em? là linh khí, là khí hạo nhiên trong mỗi con người chúng ta, trong mỗi con ngưòi các em? Tôi không có câu trả lời, nhưng tôi vẫn tin ở tương lai lâu dài của dân tộc, ở “Sách Trời.” Kẻ kia dù có muốn mấy đi chăng nữa cũng chẳng làm gì được chúng ta. Chúng ta đã đứng vững hơn hai ngàn năm. Không có lý do gì chúng ta không đứng vững thêm vài ba ngàn năm nữa để dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi trường tồn.
Cuối cùng tôi xin gửi Cô những câu thơ của Nguyễn Văn Giai mà tôi được học trước đây, hồi còn nhỏ, trích từ bài Hà Thành Chính Khí Ca nói về Tổng Đốc Hoàng Diệu:
Một vùng chính khí lưu hình
Rộng trong Trời Đất nhật tinh, sơn hà.
Hạo nhiên ở tại lòng ta.
Tấc gang son sắt hiện ra khi cùng.
Hơn thua theo vận truân phong.
Ngàn thu để tiếng anh hùng sử xanh.
Bây giờ trên đường tiến tới tuổi chín mươi, mỗi lần nhớ lại và lẩm nhẩm đọc lại những câu này, tôi vẫn còn thấy vô cùng bồi hồi, xúc động. Các cụ Nhà Nho chúng ta ngày xưa là thế đấy! Chúng ta đứng vững ngàn năm là nhờ thế đấy! Nhưng đó là chuyện ngày xưa. Ngay gần chúng ta đây, chuyện các Tướng Lãnh Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú và Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long khó mà không bảo các vị này là hậu duệ của Tổng Đốc Hoàng Diệu được. Nhưng đó là chuyện những người đã hy sinh, đã tuẫn tiết. Tôi muốn chú ý hơn tới những người đang sống và sẽ sống. Liệu luồng chính khí có tiềm tàng tuôn chảy trong mỗi con người của họ không? Chắc chắn là có vì nó tràn đầy trong Trời Đất, trong vũ trụ, trong mỗi con nguời chúng ta, trong lòng mỗi người chúng ta, trong lòng con cháu chúng ta để chúng ta tùy hoàn cảnh mà hoạt động, như Nguyễn Công Trứ đã nói:
Khí hạo nhiên chí đại chí cương
Kho chính khí đã đầy trong Trời Đất
Hai câu này trích trong bài “Kẻ Sĩ” của nhà Nho Thế Kỷ 19 này, mà chắc chắn Cô Thu Hương đã học ở lớp Đệ Nhị bậc Trung Học thời trước. Có điều tư tưởng này nặng về triết học, khó hiểu với nhiều người trong khi tôi vẫn muốn trở lại với mạch sống dân gian của dân ta từ thời Đức Thánh Trần, gần gũi với mọi người hơn. Cô nghĩ sao?
Xin Cô Thu Hương coi đây như một bài học ngắn ngoài chương trình để bài giảng thêm vui, bên cạnh những bài học thường là khô khan của tôi ngày xưa ở Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa Saigon hơn nửa thế kỷ trước.
Thân mến,
Phạm Cao Dương
Hoang Pham chuyen
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Chia Sẻ Nhân Ngày Quốc Hận 30/4/75: Thư Trả Lời Một Sinh Viên Cũ - Phạm Cao Dương
,
Kính gửi Nhà Văn Thu Hương:
Cảm ơn Cô đã đọc bài tôi viết về việc người Việt dựng tượng Đức Thánh Trần ở Little Saigon, Quận Cam, California và gửi cho tôi những nhận xét đầy tình cảm và rất tích cực của Cô về bài viết này qua bài “ Tôi Hãnh Diện Có Quá Khứ Làm Người Tị Nạn Cộng Sản Việt Nam” của Cô.
Để mở đầu, tôi phải nói ngay là tôi rất muốn gọi Cô Thu Hương là Thu Hương như gọi các sinh viên cũ của tôi hơn nửa thế kỷ trước và xưng là Thày. Nhưng vẫn thấy bất tiện. Hồi ấy và bây giờ mọi chuyện đã đổi khác rồi. Tạm thời gọi Cô bằng Cô vậy.
Cảm ơn Cô đã quan tâm tới bài tôi viết. Bây giờ tôi xin thưa với Cô như thế này:
Ý chính của tôi liên hệ tới chủ đề “Dựng Tượng Đức Thánh Trần ở Little Saigon” là qua ba tiếng Đức Thánh Trần mà tôi dùng, tôi muốn khơi dậy mạch sống đầy sinh lực, đầy linh khí đã và đang tiềm tàng, ẩn náu trong mỗi một con người Việt Nam chúng ta dù chúng ta ở bất cứ nơi nào trên thế giới mà bây giờ chúng ta rất cần vì sau bao nhiêu đau thương, chết chóc, nước mắt tràn ngập Biển Đông, chúng ta đã có được một Việt Nam thứ hai, một Việt Nam Trẻ với lãnh thổ trải rộng toàn cầu, chỗ nào cũng có Việt Nam nếu có người Việt. Chúng ta đã có được môt Siêu Quốc Gia Việt Nam trên đó mặt trời không bao giờ lặn mà người Anh hồi thế kỷ 19, và người Tầu hiện tại không có được vì nó không hình thành bằng xâm lăng, chém giết và đô hộ hay do tha hương cầu thực hay bành trướng kinh tế làm giàu. Siêu quốc gia của chúng ta hình thành bằng sự đau khổ, tủi nhục, bằng máu và nước mắt của hàng triệu dân tị nạn đã liên tục bỏ nước ra đi từ sau biến cố 1975 với hàng nửa triệu người bỏ thây ngoài biển cả hay chết thê thảm nơi rừng rậm hoang vu, vào không có lối ra ở Kampuchea, không ai biết đến. Chúng ta không bao giờ được quên điều đó. Quên là vô ơn, là có tội. Siêu quốc gia của chúng ta là món quà Trời cho ngàn năm một thuở chỉ dân ta mới có cái may có được. Nó hợp với sinh hoạt của thời đại mới giữa lúc biên giới giữa các nước mỗi ngày một mờ nhạt dần trước sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, kinh tế và thương mại. Nó sẽ giúp cho Việt Nam thoát khỏi tình trạng nhược tiểu để có cơ hội vươn lên nếu chúng ta biết nắm bắt. Nhưng vì nó hình thành bởi con người nên cần phải có sư tin tưởng của chính con người vào tương lai của chính mình, con cháu mình và cả dân tộc mình. Sau hơn bốn mươi năm tranh đấu để sinh tồn, để phát triển, các cộng đồng của chúng ta đã bắt đầu đứng vững. Các con cháu chúng ta đã bắt đầu thành công và lập nên sự nghiệp không nhỏ, với sự đóng góp rất là khiêm nhượng của chúng ta. Chúng ta đã quá quan tâm đến quá khứ và đến Việt Nam ở bên kia mà quên đi chính con em của chúng ta ở bên này. Bây giờ thì chúng ta phải nghĩ lại và sửa đổi. Việc chỉnh trang lại những nơi mình đang ở là một việc làm vô cùng quan trọng. Chỉnh trang từ hình thức, vật chất tới tinh thần, từ cách suy tư, tín ngưỡng cao, thấp để người trẻ có thể tìm thấy một cái gì đó mà trở về với chính mình và với cộng đồng của mình và người già có chỗ để nương dựa trong lúc tuổi xế chiều. Chúng ta có đầy đủ tự do để làm điều này, nếu chúng ta muốn. Các nhà cầm quyền đia phương không bao giờ ngăn cản chúng ta nếu đó là hợp pháp. Chúng ta phải trở về để đến với con cháu chúng ta và chăm sóc cho họ. Họ ở đâu, quê hương của chúng ta ở đó. Vợ con, chồng con chúng ta ở đâu, nhà chúng ta ở đó. Sáng đi, chiều về, chúng ta lại về đó, “về nhà”. Hãy dành một phần thì giờ, công, sức, tiền bạc cho con cháu chúng ta, cho chính quê hương trước mắt của chính chúng ta thay vì cho một nước Việt Nam quá già nua, cũ kỹ, cạn kiệt sinh lực, bạc nhược tinh thần nhưng ngoại trừ một thiểu số, con người ở đó vẫn một mực tin tuởng vào những gì lãnh đạo của họ chọn lựa và cho rằng mình đã chiến thắng, đã tiến bộ nếu không hơn thì cũng ngang với các nước tiền tiến trên thế giới với đầy nhà chọc trời, với xa lộ chạy khắp lãnh thổ, với biệt thự nguy nga nhờ chiến thắng Miền Nam của họ. Họ đã đổi tên nước thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhưng chẳng ai hiểu sáu chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa này là gì và nước xã hội chủ nghĩa đó sẽ là như thế nào, ngay chính người lãnh đạo cao cấp nhất của họ cũng thú nhận là như vậy? Phải chăng đó chỉ là một hoang tưởng, hão huyền? Đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thực và dùng thành ngữ bình dân “Bỏ đi Tám” hay “Tạm quên đi, Tám”, phải xét lại tất cả để khỏi phải hối tiếc là khi con cháu chúng ta còn nhỏ, còn nằm trong tầm tay chúng ta, chúng ta đã mải mê những chuyện khác hơn là chăm sóc họ, chơi với họ lúc chiều về hay bế ẵm họ, thay tã cho họ truyền lại linh khí của tổ tiên lại cho họ giúp họ học bài buổi tối trước khi họ có cuộc sống riêng, vượt khỏi tầm tay của chúng ta. Bây giở thì tự họ đã ý thức được họ là ai, đã cố gắng, đã thành công, lập được sự nghiệp và đứng vững. Phải chăng một lần nữa, đó là do Trời định, là do mạch sống chứa đựng đầy linh khí của ông cha chúng ta. Tất cả tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam của chúng ta, của các em? là linh khí, là khí hạo nhiên trong mỗi con người chúng ta, trong mỗi con ngưòi các em? Tôi không có câu trả lời, nhưng tôi vẫn tin ở tương lai lâu dài của dân tộc, ở “Sách Trời.” Kẻ kia dù có muốn mấy đi chăng nữa cũng chẳng làm gì được chúng ta. Chúng ta đã đứng vững hơn hai ngàn năm. Không có lý do gì chúng ta không đứng vững thêm vài ba ngàn năm nữa để dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi trường tồn.
Cuối cùng tôi xin gửi Cô những câu thơ của Nguyễn Văn Giai mà tôi được học trước đây, hồi còn nhỏ, trích từ bài Hà Thành Chính Khí Ca nói về Tổng Đốc Hoàng Diệu:
Một vùng chính khí lưu hình
Rộng trong Trời Đất nhật tinh, sơn hà.
Hạo nhiên ở tại lòng ta.
Tấc gang son sắt hiện ra khi cùng.
Hơn thua theo vận truân phong.
Ngàn thu để tiếng anh hùng sử xanh.
Bây giờ trên đường tiến tới tuổi chín mươi, mỗi lần nhớ lại và lẩm nhẩm đọc lại những câu này, tôi vẫn còn thấy vô cùng bồi hồi, xúc động. Các cụ Nhà Nho chúng ta ngày xưa là thế đấy! Chúng ta đứng vững ngàn năm là nhờ thế đấy! Nhưng đó là chuyện ngày xưa. Ngay gần chúng ta đây, chuyện các Tướng Lãnh Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú và Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long khó mà không bảo các vị này là hậu duệ của Tổng Đốc Hoàng Diệu được. Nhưng đó là chuyện những người đã hy sinh, đã tuẫn tiết. Tôi muốn chú ý hơn tới những người đang sống và sẽ sống. Liệu luồng chính khí có tiềm tàng tuôn chảy trong mỗi con người của họ không? Chắc chắn là có vì nó tràn đầy trong Trời Đất, trong vũ trụ, trong mỗi con nguời chúng ta, trong lòng mỗi người chúng ta, trong lòng con cháu chúng ta để chúng ta tùy hoàn cảnh mà hoạt động, như Nguyễn Công Trứ đã nói:
Khí hạo nhiên chí đại chí cương
Kho chính khí đã đầy trong Trời Đất
Hai câu này trích trong bài “Kẻ Sĩ” của nhà Nho Thế Kỷ 19 này, mà chắc chắn Cô Thu Hương đã học ở lớp Đệ Nhị bậc Trung Học thời trước. Có điều tư tưởng này nặng về triết học, khó hiểu với nhiều người trong khi tôi vẫn muốn trở lại với mạch sống dân gian của dân ta từ thời Đức Thánh Trần, gần gũi với mọi người hơn. Cô nghĩ sao?
Xin Cô Thu Hương coi đây như một bài học ngắn ngoài chương trình để bài giảng thêm vui, bên cạnh những bài học thường là khô khan của tôi ngày xưa ở Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa Saigon hơn nửa thế kỷ trước.
Thân mến,
Phạm Cao Dương
Hoang Pham chuyen