Nhân Vật

Chia rẽ trên quê hương Stalin và Hitler

Hai thành phố quê hương của Joseph Stalin và Adolf Hitler đang bị chia rẽ do bàn cãi về cách xử lý di sản của hai nhà độc tài đã khiến hàng triệu người phải chết.
Adolf Hitler và Joseph Stalin

Hai thành phố quê hương của Joseph Stalin và Adolf Hitler đang bị chia rẽ do bàn cãi về cách xử lý di sản của hai nhà độc tài đã khiến hàng triệu người phải chết.

Khó có thể tưởng tượng có nơi nào khác nhau như thị trấn Gori ở Georgia và Braunau am Inn ở Áo.

Gori với các khối nhà theo kiểu kiến trúc đặc thời Xô Viết, nằm dưới chân dãy núi Caucasus.

Vẫn có thể thấy những vết sẹo của cuộc chiến từ năm 2008 giữa Gieorgia và Nga, khi quân đội Nga tiến vào thị trấn.

Nơi đây còn nghèo. Thậm chí vào mùa đông, những người đã về hưu vẫn phải cố kiếm chút tiền bằng cách giúp mọi người đậu xe.

Braunau thì khác hẳn, là một thị trấn Áo bé nhỏ sung túc, với khu vực trung tâm vẫn giữ được kiến trúc thời trung cổ.

Qua cầu bắc ngang sông Inn, gần với quảng trường chính, là bạn sẽ thấy mình đang ở vùng Bavaria, Đức – một trong những vùng giàu có nhất châu Âu.

Nhưng cả hai thị trấn trên có một điểm chung – cùng được biết đến do những cậu trai tai tiếng của mình.

Adolf Hitler sinh ra ở Braunau năm 1889. Joseph Stalin được sinh ở Gori thập niên trước đó.

"Nhiều người dân ở đây sẽ rất giận nếu anh so sánh Stalin với Hitler,” một người Georgia nói với tôi.

“Với họ, ông ta là anh hùng địa phương, một cậu bé người Georgia chiến thắng Thế chiến II và làm thay đổi thế giới. Nhưng với người khác – đặc biệt là người phương Tây – họ ghét ông ấy như một tên độc tài khát máu, kiềm giữ độc lập của người Georgia.”

“Tôi không định đánh đồng hai người này,” tôi trả lời. “Tôi chỉ tò mò muốn biết mỗi thị trấn xử lý thế nào với di sản của hai ông này.”

Ở Gori, cơn giận với Stalin đã làm thay đổi bộ mặt của thị trấn.

Từ nhiều năm, đại lộ chính tên Stalin, vẫn bị chiếm cứ bởi bức tượng Stalin khổng lồ.

Nhưng từ năm 2010, chính phủ thân phương Tây của Mikhail Saakashvili cho gỡ bỏ bức tượng, làm nhiều người ở Gori không đồng tình.

Tượng Stalin ở quảng trường chính của Gori bị gỡ xuống hồi năm 2010

“Tôi vẫn thường đạp xe quanh bức tượng đó hồi còn nhỏ,” Lella, 39 tuổi, vừa rót trà vừa nói với tôi.

Cô chỉ cho tôi tấm ảnh chụp bức tượng từ những năm 50, mà bây giờ cô giữ trong điện thoại. “Chúng tôi cần có lại nó,” cô nói. Và mong ước của cô có lẽ sắp thành hiện thực – một phần do chính trị thay đổi ở Georgia.

Năm ngoái, đảng của Saakashvili thất bại trong cuộc bầu cử nghị viện trước đảng liên minh Georgian Dream, mong muốn cải thiện mối quan hệ với Nga.

Vài tuần trước, ở hội đồng thị trấn Gori, giờ do đảng Georgian Dream lãnh đạo, đã dành ra hẳn một quỹ riêng để dựng lại tượng Stalin.

Tượng sẽ không được về trên đường Stalin, nhưng sẽ được dựng ở địa điểm thu hút khách du lịch của thị trấn, bảo tàng Stalin, nơi tôn thờ nhà độc tài và vẫn được giữ nguyên kể từ khi được xây năm 1957.

Ở Braunau, có một phố mang tên Hitler là không thể tưởng tượng nổi.

Tòa nhà cũ xây từ thế kỷ 17 nơi ông sinh ra, không hề được ghi dấu.

Tất cả những gì liên quan tới Hitler là một hòn đá trên vỉa hè, khắc chữ “Chủ nghĩa Phát xít, không bao giờ nữa. Tưởng nhớ hàng triệu người đã chết.”

Tên Hitler thậm chí còn không xuất hiện.

Ngôi nhà ở Braunau nơi Hitler sinh ra và sống ba năm đầu đời

“Chúng tôi tính sẽ treo cái biển nhỏ ở tòa nhà – chỉ để đánh dấu một sự kiện lịch sử,” một quan chức thị trấn nói với tôi. “Nhưng chủ nhà không cho phép.”

Ông hạ giọng, “bà ấy khó tính lắm”, “và cũng vì chủ đề là Hitler nữa.”

Thị trấn Braunau bị chia rẽ bởi nhóm người cho rằng Hitler cần được bàn đến một cách cởi mở, và nhóm người muốn vấn đề này chìm vào quên lãng.

“Chúng tôi không có tội chỉ vì Hitler sinh ra ở đây,” một người đàn ông nói với tôi. “Chúng tôi không cần phải cảm thấy đáng tiếc cho thị trấn.”

Nhưng Florian, nhà sử học địa phương, không đồng ý. “Kể cả Hitler chỉ sống đúng ba năm ở đây, Braunau cũng đã bị nhiễm độc,” ông nói. “Chúng ta phải lên tiếng để chống lại chủ nghĩa Phát xít.”

Trong thời Đức Quốc xã, quân phát xít mua lại ngôi nhà từ gia đình họ Pommer.

"Ở Braunau, di sản của Hitler bị giấu kín, trong khi đó ở Gori, Stalin lại được phô trương. Phản ứng thật khác nhau đối với loại di sản khó định này."

Sau chiến tranh, gia đình Pommer mua lại nó.

Từ thập niên 70, Bộ Nội vụ Áo thuê nhà từ người chủ hiện nay, bà Gerlinde Pommer, để tránh cho các nhóm tân Phát xít dùng làm nơi thờ tụng.

Đến năm 2011, ngôi nhà được dùng làm trung tâm chăm sóc ban ngày cho người khuyết tật.

Nhưng sau đó họ phải dọn ra ngoài vì bà Pommer không đồng ý cho sửa mới.

Cuộc tranh luận sôi nổi về việc làm sao xử lý di sản của Hitler nổ thành tranh cãi giận dữ.

Một số người muốn biến ngôi nhà thành trung tâm thông tin để đối diện với quá khứ phát xít.

Những người khác nói nên dùng thành khu căn hộ, hoặc trung tâm giáo dục cho người trưởng thành.

Một chính trị gia cánh cực hữu nói nơi này nên trở thành phòng khám, thành phòng sản khoa.

Một dân biểu người Nga thậm chí còn gợi ý cho nổ phá tòa nhà.

Khi tôi gọi điện cho luật sư của bà Pommer để xin ý kiến, thư ký dập máy ngay trước mũi tôi.

Ở Braunau, di sản của Hitler bị giấu kín, trong khi đó ở Gori, Stalin lại được phô trương. Phản ứng thật khác nhau đối với loại di sản khó định này.

Khi tôi hỏi một người đàn ông ở Braunau, cách nào tốt hơn, ông nhún vai. “Dù cách nào đi nữa thì vẫn sẽ nhận phải chỉ trích,” ông nói, “nhưng thường vẫn tốt hơn khi nói về nó.”

BBC

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chia rẽ trên quê hương Stalin và Hitler

Hai thành phố quê hương của Joseph Stalin và Adolf Hitler đang bị chia rẽ do bàn cãi về cách xử lý di sản của hai nhà độc tài đã khiến hàng triệu người phải chết.
Adolf Hitler và Joseph Stalin

Hai thành phố quê hương của Joseph Stalin và Adolf Hitler đang bị chia rẽ do bàn cãi về cách xử lý di sản của hai nhà độc tài đã khiến hàng triệu người phải chết.

Khó có thể tưởng tượng có nơi nào khác nhau như thị trấn Gori ở Georgia và Braunau am Inn ở Áo.

Gori với các khối nhà theo kiểu kiến trúc đặc thời Xô Viết, nằm dưới chân dãy núi Caucasus.

Vẫn có thể thấy những vết sẹo của cuộc chiến từ năm 2008 giữa Gieorgia và Nga, khi quân đội Nga tiến vào thị trấn.

Nơi đây còn nghèo. Thậm chí vào mùa đông, những người đã về hưu vẫn phải cố kiếm chút tiền bằng cách giúp mọi người đậu xe.

Braunau thì khác hẳn, là một thị trấn Áo bé nhỏ sung túc, với khu vực trung tâm vẫn giữ được kiến trúc thời trung cổ.

Qua cầu bắc ngang sông Inn, gần với quảng trường chính, là bạn sẽ thấy mình đang ở vùng Bavaria, Đức – một trong những vùng giàu có nhất châu Âu.

Nhưng cả hai thị trấn trên có một điểm chung – cùng được biết đến do những cậu trai tai tiếng của mình.

Adolf Hitler sinh ra ở Braunau năm 1889. Joseph Stalin được sinh ở Gori thập niên trước đó.

"Nhiều người dân ở đây sẽ rất giận nếu anh so sánh Stalin với Hitler,” một người Georgia nói với tôi.

“Với họ, ông ta là anh hùng địa phương, một cậu bé người Georgia chiến thắng Thế chiến II và làm thay đổi thế giới. Nhưng với người khác – đặc biệt là người phương Tây – họ ghét ông ấy như một tên độc tài khát máu, kiềm giữ độc lập của người Georgia.”

“Tôi không định đánh đồng hai người này,” tôi trả lời. “Tôi chỉ tò mò muốn biết mỗi thị trấn xử lý thế nào với di sản của hai ông này.”

Ở Gori, cơn giận với Stalin đã làm thay đổi bộ mặt của thị trấn.

Từ nhiều năm, đại lộ chính tên Stalin, vẫn bị chiếm cứ bởi bức tượng Stalin khổng lồ.

Nhưng từ năm 2010, chính phủ thân phương Tây của Mikhail Saakashvili cho gỡ bỏ bức tượng, làm nhiều người ở Gori không đồng tình.

Tượng Stalin ở quảng trường chính của Gori bị gỡ xuống hồi năm 2010

“Tôi vẫn thường đạp xe quanh bức tượng đó hồi còn nhỏ,” Lella, 39 tuổi, vừa rót trà vừa nói với tôi.

Cô chỉ cho tôi tấm ảnh chụp bức tượng từ những năm 50, mà bây giờ cô giữ trong điện thoại. “Chúng tôi cần có lại nó,” cô nói. Và mong ước của cô có lẽ sắp thành hiện thực – một phần do chính trị thay đổi ở Georgia.

Năm ngoái, đảng của Saakashvili thất bại trong cuộc bầu cử nghị viện trước đảng liên minh Georgian Dream, mong muốn cải thiện mối quan hệ với Nga.

Vài tuần trước, ở hội đồng thị trấn Gori, giờ do đảng Georgian Dream lãnh đạo, đã dành ra hẳn một quỹ riêng để dựng lại tượng Stalin.

Tượng sẽ không được về trên đường Stalin, nhưng sẽ được dựng ở địa điểm thu hút khách du lịch của thị trấn, bảo tàng Stalin, nơi tôn thờ nhà độc tài và vẫn được giữ nguyên kể từ khi được xây năm 1957.

Ở Braunau, có một phố mang tên Hitler là không thể tưởng tượng nổi.

Tòa nhà cũ xây từ thế kỷ 17 nơi ông sinh ra, không hề được ghi dấu.

Tất cả những gì liên quan tới Hitler là một hòn đá trên vỉa hè, khắc chữ “Chủ nghĩa Phát xít, không bao giờ nữa. Tưởng nhớ hàng triệu người đã chết.”

Tên Hitler thậm chí còn không xuất hiện.

Ngôi nhà ở Braunau nơi Hitler sinh ra và sống ba năm đầu đời

“Chúng tôi tính sẽ treo cái biển nhỏ ở tòa nhà – chỉ để đánh dấu một sự kiện lịch sử,” một quan chức thị trấn nói với tôi. “Nhưng chủ nhà không cho phép.”

Ông hạ giọng, “bà ấy khó tính lắm”, “và cũng vì chủ đề là Hitler nữa.”

Thị trấn Braunau bị chia rẽ bởi nhóm người cho rằng Hitler cần được bàn đến một cách cởi mở, và nhóm người muốn vấn đề này chìm vào quên lãng.

“Chúng tôi không có tội chỉ vì Hitler sinh ra ở đây,” một người đàn ông nói với tôi. “Chúng tôi không cần phải cảm thấy đáng tiếc cho thị trấn.”

Nhưng Florian, nhà sử học địa phương, không đồng ý. “Kể cả Hitler chỉ sống đúng ba năm ở đây, Braunau cũng đã bị nhiễm độc,” ông nói. “Chúng ta phải lên tiếng để chống lại chủ nghĩa Phát xít.”

Trong thời Đức Quốc xã, quân phát xít mua lại ngôi nhà từ gia đình họ Pommer.

"Ở Braunau, di sản của Hitler bị giấu kín, trong khi đó ở Gori, Stalin lại được phô trương. Phản ứng thật khác nhau đối với loại di sản khó định này."

Sau chiến tranh, gia đình Pommer mua lại nó.

Từ thập niên 70, Bộ Nội vụ Áo thuê nhà từ người chủ hiện nay, bà Gerlinde Pommer, để tránh cho các nhóm tân Phát xít dùng làm nơi thờ tụng.

Đến năm 2011, ngôi nhà được dùng làm trung tâm chăm sóc ban ngày cho người khuyết tật.

Nhưng sau đó họ phải dọn ra ngoài vì bà Pommer không đồng ý cho sửa mới.

Cuộc tranh luận sôi nổi về việc làm sao xử lý di sản của Hitler nổ thành tranh cãi giận dữ.

Một số người muốn biến ngôi nhà thành trung tâm thông tin để đối diện với quá khứ phát xít.

Những người khác nói nên dùng thành khu căn hộ, hoặc trung tâm giáo dục cho người trưởng thành.

Một chính trị gia cánh cực hữu nói nơi này nên trở thành phòng khám, thành phòng sản khoa.

Một dân biểu người Nga thậm chí còn gợi ý cho nổ phá tòa nhà.

Khi tôi gọi điện cho luật sư của bà Pommer để xin ý kiến, thư ký dập máy ngay trước mũi tôi.

Ở Braunau, di sản của Hitler bị giấu kín, trong khi đó ở Gori, Stalin lại được phô trương. Phản ứng thật khác nhau đối với loại di sản khó định này.

Khi tôi hỏi một người đàn ông ở Braunau, cách nào tốt hơn, ông nhún vai. “Dù cách nào đi nữa thì vẫn sẽ nhận phải chỉ trích,” ông nói, “nhưng thường vẫn tốt hơn khi nói về nó.”

BBC

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm