Trong khi chiếc M2-F1 có thể lao vút lên bầu trời mà không cần cánh, chiếc AD-1 lại có khả năng quay toàn bộ cánh từ 0-60 độ trong suốt quá trình bay.
Dưới đây là một số máy bay thử nghiệm kỳ quặc nhất trên thế giới, được phát triển từ những năm 1950 cho tới nay:
M2-F1 của NASA là máy bay hạng nhẹ, được phát triển để thử nghiệm ý tưởng máy bay thân nâng, trong đó sức nângkhí động học được tạo ra từ hình dáng của thân máy bay hơn là từ những cánh quạt.
HiMAT là chiếc máy bay thí nghiệm do công ty Rockwell sản xuất vào năm 1979 cho NASA và Không lực Mỹ. Nó là loại máy bay điều khiển từ xa, được xây dựng để nghiên cứu công nghệ mới cho các chiến đấu cơ trong tương lai.
Chiếc McDonell Douglas X-36 là máy bay phản lực nguyên mẫu cỡ lớn, được xây dựng vào năm 1997 và dùng để thử nghiệm khả năng bay của những chiếc máy bay không đuôi. Toàn bộ hoạt động của chiếc phi cơ này cũng được điều khiển từ mặt đất.
Chiếc AD-1 cánh chéo do công ty Công nghiệp Ames phát triển vào năm 1979 theo đơn đặt hàng của NASA. AD-1 có thể quay toàn bộ cánh từ 0-60 độ trong suốt quá trình bay.
Chiếc Vertol VZ-2 là loại máy bay cánh nghiêng VTOL (hạ cánh và cất cánh thẳng đứng) trên một đường băng. Chiếc phi cơ này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 13/8/1957 và đã nghỉ hưu vào năm 1965 tại Virginia.
Mil V-12 của Nga là máy bay trực thăng lớn nhất thế giới, dài 28m, rộng 4,4m và cặp cánh quạt được gắn trên cánh ngang.
X-48B là mô hình máy bay cánh liền thân, được tạo ra dựa trên nhu cầu về một chiếc phi cơ vận tải quân sự tầm xa, đa năng.
X-Wing là một máy bay lai trực thăng do nhà sản xuất Sikorsky phát triển vào năm 1986 cho NASA. Nó có thể sử dụng hoặc không sử dụng cánh quạt khi bay.
Sầm Hoa(Theo Daily Mail)