Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Chiến Đoàn B/TQLC và TĐ 5 Dù Truy Kích CQ Ở Ba Gia, năm 65
Chiến Đoàn B/TQLC và TĐ 5 Dù Truy Kích CQ Ở Ba Gia, năm 65
MX Tôn Thất Soạn
Như chúng tôi đã lược trình trong số trước, ngày 29 tháng 5/1965, CQ đã huy động 1 trung đoàn tấn công vào đồn Ba Giá, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 12 km về phía Tây Bắc. Lực lượng phòng thủ đồn có một đại đội Địa phương quân trấn đóng, và 2 khẩu đội 105 ly. Trước áp lực quá nặng của địch, đơn vị trú phòng đã phải rời bỏ vị trí phòng ngự. Ngay sau đó, bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 đã điều động Trung đoàn 51 Bộ binh Biệt lập, Tiểu đoàn 39 Biệt động quân thống thuộc Quân đoàn 1 và Tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến-đơn vị tăng phái đang hành quân tại Quảng Nam- khẩn cấp tăng viện để tái chiếm đồn Bá Giá. Lực lượng tiếp ứng đã gây thiệt hại nặng cho địch quân, nhưng sau đó CQ đã huy động thêm lực lượng ngăn chận cuộc phản công của các đơn vị VNCH.
Để tăng cường lực lượng giải tỏa áp lực địch, bộ Tổng tham mưu QL.VNCH đã điều động bộ chỉ huy Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 1 TQLC từ Sài Gòn ra Quảng Ngãi. Ngay sau khi đến nơi, chiến đoàn B TQLC gồm 2 tiểu đoàn 1 và 3 đã cùng với trung đoàn 51 Bộ binh khởi động giai đoạn 2 của cuộc phản công. Tiểu đoàn 1 TQLC được trực thăng vận xuống vùng hành quân thay thế Tiểu đoàn 39 BĐQ-đơn vị này đã đánh bại 1 đơn vị địch ra khỏi mục tiêu, tịch thu hơn 200 vũ khí nhưng sau đó địch đã dồn lực lượng chọc thủng phòng tuyến, trong khi tiểu đoàn chưa kịp tản thương và bổ sung đạn dược nên phải dời về tuyến sau.
Trong suốt ngày N của giai đoạn 2, các đơn vị của Chiến đoàn B và Trung đoàn 51 BB đã giải tỏa áp lực địch và tái chiếm đồn Ba Giá. Ngày N+1, Chiến đoàn B TQLC được tăng cường thêm Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù khởi động giai đoạn 3 để truy kích CQ. Sau đây là diễn tiến của cuộc tổng truy kích CQ trong giai đoạn 3 được biên soạn dựa theo hồi ký của cựu đại tá Tôn Thất Soạn-lúc bấy giờ là thiếu tá chiến đoàn trưởng Chiến đoàn B kiêm tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 TQLC:
* Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù tại mặt trận Ba Giá, giai đoạn 3:
Sau khi giai đoạn 2 kết thúc, tin tức tình báo ghi nhận từ một cán binh VC thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng ra hồi chánh đêm trước cho biết: địch tuy bị thiệt hại trong mấy ngày qua, nhưng vẫn chưa từ bỏ ý định tấn chiếm Quảng Ngãi. Đại bộ phận của sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV đã rút về hướng Tây Bắc của đồn Ba Giá và Núi Tròn (tài liệu của Tổng cục Chiến tranh Chính trị và Việt Tấn xã ghi là đồn Ba Giá, trong khi hồi ký của đại tá Soạn ghi là đồn Ba Gia):
Để vô hiệu hóa kế hoạch ý đồ của địch, bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 quyết định điều động chiến đoàn B mở cuộc hành quân truy kích, trong đợt này, Chiến đoàn B được tăng cường Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù do thiếu tá Nguyễn Khoa Nam-tiểu đoàn trưởng- chỉ huy (năm 1974, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Khoa Nam lên đến cấp thiếu tướng và giữ chức tư lệnh Quân đoàn 4, ông đã tự sát vào ngày 1 tháng 5/1975).
Nỗ lực chính của cuộc hành quân là Tiểu đoàn 1 TQLC và Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, riêng Tiểu đoàn 3 TQLC làm thành phần trừ bị. Theo kế hoạch, Tiểu đoàn 1 TQLC từ vị trí đóng quân đêm ở Ba Giá được đoàn trực thăng của TQLC Hoa Kỳ không vận xuống bãi đáp 1 để tiến chiếm hai mục tiêu A và B ở hướng Bắc và Tây Bắc đồn Ba Giá. Sau khi bộ chỉ huy Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 1 TQLC hoàn tất cuộc đổ quân, đoàn trực thăng quay về phi trường Quảng Ngãi để bốc Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù trực thăng vận xuống bãi đáp 2, chiếm hai mục tiêu C và D ở hướng chính Bắc của đồn Ba Giá, nằm giữa Ba Giá và các mục tiêu A, B.
7 giờ sáng ngày N, thiếu tá Tôn Thất Soạn, chiến đoàn trưởng, ngồi trên trực thăng chỉ huy, bay bao vùng và chọn lựa bãi đáp để đổ quân, hộ tống chuyến bay có hai trực thăng võ trang (gunships). Để tạo yếu tố bất ngờ, chiến đoàn không dùng phi pháo để chọn bãi đáp và bắn vào các mục tiêu. Đến giờ G, trực thăng lần lượt đổ quân từng đại đội của Tiểu đoàn 1 TQLC xuống bãi đáp và ồ ạt chiếm mục tiêu.
Từ trên trực thăng chỉ huy, thiếu tá Soạn ra lệnh cho trung úy Phan Công Tôn, đại đội trưởng đại đội 2, danh hiệu truyền tin là Tô Châu, cho "con cái dàn theo bờ ruộng" để chuẩn bị chiếm mục tiêu A, ngay sau khi đại úy Phan Văn Thắng-tiểu đoàn phó xuống bãi đáp. Sau đó, vị chiến đoàn trưởng gọi máy cho trung úy Trần Văn Hiển-đại đội trưởng đại đội 4, danh hiệu truyền tin là Hồng Hà-yểm trợ cho đại đội 2 chiếm mục tiêu. Khi đại đội 2 gần đến bìa làng thì VC từ trong mục tiêu A bắt đầu khai hỏa chống trả với đủ loại súng. Nhận được báo cáo của đại đội trưởng đại đội 2, chiến đoàn trưởng Tôn Thất Soạn ra lệnh cho đại đội tiếp tục chiếm bìa làng, ông cho biết sẽ cho gunships bắn yểm trợ dọc theo bờ tre. Lát sau, qua máy truyền tin, ông được báo như sau:
- Sài Gòn (thiếu tá Soạn), đây Tô Châu (trung úy Tôn), các con tôi đã chiếm bìa làng, đang lục soát. Sơ khởi tôi có hai đi phép dài hạn (tử thương), 4 ngắn hạn (bị thương).
Ngay sau đó, chiến đoàn trưởng gọi máy cho đại úy Phan Văn Thắng-tiểu đoàn phó:
- Thanh Hóa (đại úy Thắng), đây Sài Gòn (thiếu tá Soạn), cho Hồng Hà (trung úy Hiển-đại đội trưởng đại đội 4) vào bắt tay và yểm trợ Tô Châu chiếm đỉnh đồi MTA.
Liên lạc với tiểu đoàn phó Phan Văn Thắng xong, chiến đoàn trưởng gọi máy báo cho trung úy Tôn chỉ huy đại đội 2 là CQ đang chạy lên đỉnh đồi phía Tây, ông sẽ cho pháo binh tác xạ và yêu cầu đại đội trưởng "bảo các đứa con dừng lại bố trí". Vừa lúc đó, tiểu đoàn phó Phan Văn Thắng báo cáo là đại đội 4 đã bắt tay được với đại đội 2 và VC bắt đầu bắn đủ loại vào bãi đáp và đại đội 4. Trước tình hình đó, chiến đoàn trưởng cho lệnh trung úy Lê Văn Cưu-đại đội trưởng đại đội 3, danh hiệu Cao Bằng- và trung úy Trần Văn Bi-đại đội trưởng đại đội 1-danh hiệu Bắc Bình, cho đại đội tiến sát đến đại đội 4 để chuẩn bị vào mục tiêu B.
Ngay sau khi ra lệnh cho đại đội 1 và 3, chiến đoàn trưởng gọi máy yêu cầu đại đội trưởng đại đội 2 "chấm dứt phở, cho con cái tiến chiếm mục tiêu A" sau đó yểm trợ cho cánh quân do Thanh Hóa (tiểu đoàn phó Phan Văn Thắng) chỉ huy tiến vào mục tiêu B. Cánh quân của tiểu đoàn phó đã đụng độ với địch quân, đại úy Thắng báo cáo: đại đội 4 có 3 tử thương, 5 bị thương, tịch thu 6 AK, 1 thượng liên, bắn hạ 11 VC bỏ xác tại chỗ, thu một số tài liệu quan trọng. Cánh quân của đại đội 2 cũng báo cáo là đã chiếm được mục tiêu A, tịch thu 6 AK và 1 súng cối 82, nhiều xác VC chưa đếm hết được, một số đang chạy về mục tiêu B. Như thế, tiểu đoàn 1 TQLC đã làm chủ mục tiêu A, chỉ còn mục tiêu B. Chiến đoàn trưởng kiêm tiểu đoàn trưởng gọi tiểu đoàn phó ra lệnh cho đại đội 1 và 3 bắt đầu vào mục tiêu B, ông đang cho Gunships tác xạ rãi trên đỉnh đồi mục tiêu B. Cuối cùng hai đại đội này đã vào mục tiêu, đại úy Thắng báo cáo: có một số đi phép dài hạn, 1 số ngắn hạn, tịch thu nhiều vũ khí, một số đang chạy về mục tiêu C".
Cánh quân của tiểu đoàn 5 Nhảy Dù cũng vừa xuống bãi đáp tiểu đoàn trưởng Nguyễn Khoa Nam báo cáo tình hình cho chiến đoàn trưởng Tôn Thất Soạn. Sau khi ra lệnh cho các đại đội bung rộng để lục soát và sẵn sàng yểm trợ cho tiểu đoàn 5 Nhảy Dù ở phía Nam, chiến đoàn gọi máy tiểu đoàn trưởng 5 Nhảy Dù, danh hiệu Nam Long:
- Nam Long, đây Sài Gòn, cánh Thanh Hóa (đại úy Thắng) đã chạm địch, đang lục soát MTA và B, một số đang chạy về MTC tôi đang cho pháo vào MTC.
Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Khoa Nam báo lại: 2 đứa con đầu đã chiếm bìa làng, đang chạm địch. Lúc đó, chiến đoàn trưởng đang bay trên vùng của tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, ông yêu cầu tiểu đoàn trưởng bảo "2 đứa con đầu ném khói màu", để ông cho Gunships bắn rãi trên sườn đồi MTC. Lát sau, đại úy Thắng báo cáo đại đội 3 đã thanh toán xong ổ đại liên của địch ở đỉnh đồi, địch 7 chết tại chỗ, một số chạy về mục tiêu C mục tiêu của tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, còn đại đội 1 đang cho "con cái truy kích và phát giác được nhiều hầm hố địch". Chiến đoàn trưởng dặn các đại đội TQLC tránh ngộ nhận với tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đang tiến vào mục tiêu C.
Khi đơn vị Nhảy Dù đã tiến vào mục tiêu C, thiếu tá Nam gọi máy cho chiến đoàn trưởng, báo cáo: đã thu được một số vũ khí, có mấy đứa cháu (trung đội) của Thanh Hóa (cánh quân của tiểu đoàn phó Phan Văn Thắng) đang tràn qua mục tiêu C để lấy chiến lợi phẩm, tránh ngộ nhận. Chiến đoàn trưởng gọi ngay đại đội trưởng đại đội 3 ra lệnh: ngừng ngay tại chỗ, không được truy kích qua mục tiêu C, khu vực của Nam Long, coi chừng ngộ nhận. Cuối cùng Cánh A tiểu đoàn 5 Nhảy Dù chiếm xong mục tiêu C, cánh B của tiểu đoàn này tiếp tục vào mục tiêu D, thu thêm một số vũ khí, phát giác nhiều hầm hố địch. Đơn vị Nhảy Dù có 3 tử thương, 7 bị thương. Sau nửa ngày quần thảo với địch quân, tiểu đoàn 1 TQLC và tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đã hoàn toàn chiếm xong các mục tiêu. Tổng kết: 2 đơn vị Dù và TQLC có 10 chiến binh hy sinh, 22 bị thương, vũ khí bảo toàn. Về phía CQ có khoảng 100 xác nằm rãi rác trên trận địa, 85 vũ khí bị tịch thu. Sau giai đoạn 3, Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù xuất phái khỏi hệ thống của Chiến đoàn B TQLC. Tiểu đoàn 1 TQLC tiếp tục mở cuộc hành quân yểm trợ cho đại đội Địa phương quân do đại úy Đinh Ngô-gốc người Bàna, đại đội trưởng kiêm quận trưởng Sơn Hà, tái chiếm quận lỵ Sơn Hà, đồn quận lỵ này đã bị CQ tấn công cùng thời gian với đồn Ba Gia.
MX Tôn Thất Soạn
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Chiến Đoàn B/TQLC và TĐ 5 Dù Truy Kích CQ Ở Ba Gia, năm 65
Chiến Đoàn B/TQLC và TĐ 5 Dù Truy Kích CQ Ở Ba Gia, năm 65
MX Tôn Thất Soạn
Như chúng tôi đã lược trình trong số trước, ngày 29 tháng 5/1965, CQ đã huy động 1 trung đoàn tấn công vào đồn Ba Giá, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 12 km về phía Tây Bắc. Lực lượng phòng thủ đồn có một đại đội Địa phương quân trấn đóng, và 2 khẩu đội 105 ly. Trước áp lực quá nặng của địch, đơn vị trú phòng đã phải rời bỏ vị trí phòng ngự. Ngay sau đó, bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 đã điều động Trung đoàn 51 Bộ binh Biệt lập, Tiểu đoàn 39 Biệt động quân thống thuộc Quân đoàn 1 và Tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến-đơn vị tăng phái đang hành quân tại Quảng Nam- khẩn cấp tăng viện để tái chiếm đồn Bá Giá. Lực lượng tiếp ứng đã gây thiệt hại nặng cho địch quân, nhưng sau đó CQ đã huy động thêm lực lượng ngăn chận cuộc phản công của các đơn vị VNCH.
Để tăng cường lực lượng giải tỏa áp lực địch, bộ Tổng tham mưu QL.VNCH đã điều động bộ chỉ huy Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 1 TQLC từ Sài Gòn ra Quảng Ngãi. Ngay sau khi đến nơi, chiến đoàn B TQLC gồm 2 tiểu đoàn 1 và 3 đã cùng với trung đoàn 51 Bộ binh khởi động giai đoạn 2 của cuộc phản công. Tiểu đoàn 1 TQLC được trực thăng vận xuống vùng hành quân thay thế Tiểu đoàn 39 BĐQ-đơn vị này đã đánh bại 1 đơn vị địch ra khỏi mục tiêu, tịch thu hơn 200 vũ khí nhưng sau đó địch đã dồn lực lượng chọc thủng phòng tuyến, trong khi tiểu đoàn chưa kịp tản thương và bổ sung đạn dược nên phải dời về tuyến sau.
Trong suốt ngày N của giai đoạn 2, các đơn vị của Chiến đoàn B và Trung đoàn 51 BB đã giải tỏa áp lực địch và tái chiếm đồn Ba Giá. Ngày N+1, Chiến đoàn B TQLC được tăng cường thêm Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù khởi động giai đoạn 3 để truy kích CQ. Sau đây là diễn tiến của cuộc tổng truy kích CQ trong giai đoạn 3 được biên soạn dựa theo hồi ký của cựu đại tá Tôn Thất Soạn-lúc bấy giờ là thiếu tá chiến đoàn trưởng Chiến đoàn B kiêm tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 TQLC:
* Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù tại mặt trận Ba Giá, giai đoạn 3:
Sau khi giai đoạn 2 kết thúc, tin tức tình báo ghi nhận từ một cán binh VC thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng ra hồi chánh đêm trước cho biết: địch tuy bị thiệt hại trong mấy ngày qua, nhưng vẫn chưa từ bỏ ý định tấn chiếm Quảng Ngãi. Đại bộ phận của sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV đã rút về hướng Tây Bắc của đồn Ba Giá và Núi Tròn (tài liệu của Tổng cục Chiến tranh Chính trị và Việt Tấn xã ghi là đồn Ba Giá, trong khi hồi ký của đại tá Soạn ghi là đồn Ba Gia):
Để vô hiệu hóa kế hoạch ý đồ của địch, bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 quyết định điều động chiến đoàn B mở cuộc hành quân truy kích, trong đợt này, Chiến đoàn B được tăng cường Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù do thiếu tá Nguyễn Khoa Nam-tiểu đoàn trưởng- chỉ huy (năm 1974, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Khoa Nam lên đến cấp thiếu tướng và giữ chức tư lệnh Quân đoàn 4, ông đã tự sát vào ngày 1 tháng 5/1975).
Nỗ lực chính của cuộc hành quân là Tiểu đoàn 1 TQLC và Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, riêng Tiểu đoàn 3 TQLC làm thành phần trừ bị. Theo kế hoạch, Tiểu đoàn 1 TQLC từ vị trí đóng quân đêm ở Ba Giá được đoàn trực thăng của TQLC Hoa Kỳ không vận xuống bãi đáp 1 để tiến chiếm hai mục tiêu A và B ở hướng Bắc và Tây Bắc đồn Ba Giá. Sau khi bộ chỉ huy Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 1 TQLC hoàn tất cuộc đổ quân, đoàn trực thăng quay về phi trường Quảng Ngãi để bốc Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù trực thăng vận xuống bãi đáp 2, chiếm hai mục tiêu C và D ở hướng chính Bắc của đồn Ba Giá, nằm giữa Ba Giá và các mục tiêu A, B.
7 giờ sáng ngày N, thiếu tá Tôn Thất Soạn, chiến đoàn trưởng, ngồi trên trực thăng chỉ huy, bay bao vùng và chọn lựa bãi đáp để đổ quân, hộ tống chuyến bay có hai trực thăng võ trang (gunships). Để tạo yếu tố bất ngờ, chiến đoàn không dùng phi pháo để chọn bãi đáp và bắn vào các mục tiêu. Đến giờ G, trực thăng lần lượt đổ quân từng đại đội của Tiểu đoàn 1 TQLC xuống bãi đáp và ồ ạt chiếm mục tiêu.
Từ trên trực thăng chỉ huy, thiếu tá Soạn ra lệnh cho trung úy Phan Công Tôn, đại đội trưởng đại đội 2, danh hiệu truyền tin là Tô Châu, cho "con cái dàn theo bờ ruộng" để chuẩn bị chiếm mục tiêu A, ngay sau khi đại úy Phan Văn Thắng-tiểu đoàn phó xuống bãi đáp. Sau đó, vị chiến đoàn trưởng gọi máy cho trung úy Trần Văn Hiển-đại đội trưởng đại đội 4, danh hiệu truyền tin là Hồng Hà-yểm trợ cho đại đội 2 chiếm mục tiêu. Khi đại đội 2 gần đến bìa làng thì VC từ trong mục tiêu A bắt đầu khai hỏa chống trả với đủ loại súng. Nhận được báo cáo của đại đội trưởng đại đội 2, chiến đoàn trưởng Tôn Thất Soạn ra lệnh cho đại đội tiếp tục chiếm bìa làng, ông cho biết sẽ cho gunships bắn yểm trợ dọc theo bờ tre. Lát sau, qua máy truyền tin, ông được báo như sau:
- Sài Gòn (thiếu tá Soạn), đây Tô Châu (trung úy Tôn), các con tôi đã chiếm bìa làng, đang lục soát. Sơ khởi tôi có hai đi phép dài hạn (tử thương), 4 ngắn hạn (bị thương).
Ngay sau đó, chiến đoàn trưởng gọi máy cho đại úy Phan Văn Thắng-tiểu đoàn phó:
- Thanh Hóa (đại úy Thắng), đây Sài Gòn (thiếu tá Soạn), cho Hồng Hà (trung úy Hiển-đại đội trưởng đại đội 4) vào bắt tay và yểm trợ Tô Châu chiếm đỉnh đồi MTA.
Liên lạc với tiểu đoàn phó Phan Văn Thắng xong, chiến đoàn trưởng gọi máy báo cho trung úy Tôn chỉ huy đại đội 2 là CQ đang chạy lên đỉnh đồi phía Tây, ông sẽ cho pháo binh tác xạ và yêu cầu đại đội trưởng "bảo các đứa con dừng lại bố trí". Vừa lúc đó, tiểu đoàn phó Phan Văn Thắng báo cáo là đại đội 4 đã bắt tay được với đại đội 2 và VC bắt đầu bắn đủ loại vào bãi đáp và đại đội 4. Trước tình hình đó, chiến đoàn trưởng cho lệnh trung úy Lê Văn Cưu-đại đội trưởng đại đội 3, danh hiệu Cao Bằng- và trung úy Trần Văn Bi-đại đội trưởng đại đội 1-danh hiệu Bắc Bình, cho đại đội tiến sát đến đại đội 4 để chuẩn bị vào mục tiêu B.
Ngay sau khi ra lệnh cho đại đội 1 và 3, chiến đoàn trưởng gọi máy yêu cầu đại đội trưởng đại đội 2 "chấm dứt phở, cho con cái tiến chiếm mục tiêu A" sau đó yểm trợ cho cánh quân do Thanh Hóa (tiểu đoàn phó Phan Văn Thắng) chỉ huy tiến vào mục tiêu B. Cánh quân của tiểu đoàn phó đã đụng độ với địch quân, đại úy Thắng báo cáo: đại đội 4 có 3 tử thương, 5 bị thương, tịch thu 6 AK, 1 thượng liên, bắn hạ 11 VC bỏ xác tại chỗ, thu một số tài liệu quan trọng. Cánh quân của đại đội 2 cũng báo cáo là đã chiếm được mục tiêu A, tịch thu 6 AK và 1 súng cối 82, nhiều xác VC chưa đếm hết được, một số đang chạy về mục tiêu B. Như thế, tiểu đoàn 1 TQLC đã làm chủ mục tiêu A, chỉ còn mục tiêu B. Chiến đoàn trưởng kiêm tiểu đoàn trưởng gọi tiểu đoàn phó ra lệnh cho đại đội 1 và 3 bắt đầu vào mục tiêu B, ông đang cho Gunships tác xạ rãi trên đỉnh đồi mục tiêu B. Cuối cùng hai đại đội này đã vào mục tiêu, đại úy Thắng báo cáo: có một số đi phép dài hạn, 1 số ngắn hạn, tịch thu nhiều vũ khí, một số đang chạy về mục tiêu C".
Cánh quân của tiểu đoàn 5 Nhảy Dù cũng vừa xuống bãi đáp tiểu đoàn trưởng Nguyễn Khoa Nam báo cáo tình hình cho chiến đoàn trưởng Tôn Thất Soạn. Sau khi ra lệnh cho các đại đội bung rộng để lục soát và sẵn sàng yểm trợ cho tiểu đoàn 5 Nhảy Dù ở phía Nam, chiến đoàn gọi máy tiểu đoàn trưởng 5 Nhảy Dù, danh hiệu Nam Long:
- Nam Long, đây Sài Gòn, cánh Thanh Hóa (đại úy Thắng) đã chạm địch, đang lục soát MTA và B, một số đang chạy về MTC tôi đang cho pháo vào MTC.
Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Khoa Nam báo lại: 2 đứa con đầu đã chiếm bìa làng, đang chạm địch. Lúc đó, chiến đoàn trưởng đang bay trên vùng của tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, ông yêu cầu tiểu đoàn trưởng bảo "2 đứa con đầu ném khói màu", để ông cho Gunships bắn rãi trên sườn đồi MTC. Lát sau, đại úy Thắng báo cáo đại đội 3 đã thanh toán xong ổ đại liên của địch ở đỉnh đồi, địch 7 chết tại chỗ, một số chạy về mục tiêu C mục tiêu của tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, còn đại đội 1 đang cho "con cái truy kích và phát giác được nhiều hầm hố địch". Chiến đoàn trưởng dặn các đại đội TQLC tránh ngộ nhận với tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đang tiến vào mục tiêu C.
Khi đơn vị Nhảy Dù đã tiến vào mục tiêu C, thiếu tá Nam gọi máy cho chiến đoàn trưởng, báo cáo: đã thu được một số vũ khí, có mấy đứa cháu (trung đội) của Thanh Hóa (cánh quân của tiểu đoàn phó Phan Văn Thắng) đang tràn qua mục tiêu C để lấy chiến lợi phẩm, tránh ngộ nhận. Chiến đoàn trưởng gọi ngay đại đội trưởng đại đội 3 ra lệnh: ngừng ngay tại chỗ, không được truy kích qua mục tiêu C, khu vực của Nam Long, coi chừng ngộ nhận. Cuối cùng Cánh A tiểu đoàn 5 Nhảy Dù chiếm xong mục tiêu C, cánh B của tiểu đoàn này tiếp tục vào mục tiêu D, thu thêm một số vũ khí, phát giác nhiều hầm hố địch. Đơn vị Nhảy Dù có 3 tử thương, 7 bị thương. Sau nửa ngày quần thảo với địch quân, tiểu đoàn 1 TQLC và tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đã hoàn toàn chiếm xong các mục tiêu. Tổng kết: 2 đơn vị Dù và TQLC có 10 chiến binh hy sinh, 22 bị thương, vũ khí bảo toàn. Về phía CQ có khoảng 100 xác nằm rãi rác trên trận địa, 85 vũ khí bị tịch thu. Sau giai đoạn 3, Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù xuất phái khỏi hệ thống của Chiến đoàn B TQLC. Tiểu đoàn 1 TQLC tiếp tục mở cuộc hành quân yểm trợ cho đại đội Địa phương quân do đại úy Đinh Ngô-gốc người Bàna, đại đội trưởng kiêm quận trưởng Sơn Hà, tái chiếm quận lỵ Sơn Hà, đồn quận lỵ này đã bị CQ tấn công cùng thời gian với đồn Ba Gia.
MX Tôn Thất Soạn