Các chuyên viên trên hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk (CV 63) dùng cần cẩu để di chuyển một máy bay phản lực chiến đấu F-14 Tomcat bị hỏng. Phi cơ gặp sự cố khi hoạt động trên tàu. |
Dây thừng được dùng để cố định chiếc F/A-18 Hornet trên tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN 75) trong bài tập di chuyển máy bay gặp sự cố. Đây chỉ là phần khung không có động cơ của F/A-18 Hornet. |
Xe cẩu chuyên dụng nhấc chiếc AV-8B Harrier bị hỏng từ tàu đổ bộ tấn công USS Kearsarge của Hải quân Mỹ. Do diện tích mặt sàn lớn nên các loại trực thăng và máy bay phản lực hạ cánh thẳng đứng như Harrier dễ dàng hoạt động trên USS Kearsarge. |
Bên cạnh việc đưa máy bay từ tàu vào đất liền, người Mỹ cũng thực hiện những việc ngược lại. Trực thăng vận tải hạng nặng CH-53 Sea Stallion đưa một chiếc máy bay AV-8B Harrier bị loại khỏi biên chế lên tàu đổ bộ tấn công USS Saipan (LHA 2) của Hải quân Mỹ. Chiếc máy bay sẽ nằm trên boong tàu khi nó trở lại cảng Norfolk, Virginia. |
Cần cẩu cũng giúp đưa các máy bay mới lên tàu sân bay. Hải quân Mỹ đưa X-47B, máy bay tàng hình không người lái chuyên hoạt động trên tàu sân bay, lên hàng không mẫu hạm USS Harry S. Truman để thử nghiệm trên biển. Một cần cẩu lớn đưa máy bay không người lái lên boong tàu. |
X-47B là máy bay không người lái có khả năng tự hành của Mỹ. Nó có thể cất cánh làm nhiệm vụ và hạ cánh theo một lộ trình được cài đặt trước. Thậm chí, máy bay loại này có khả năng tự tìm và diệt mục tiêu. Tuy nhiên, quân đội Mỹ khẳng định, X-47B sẽ chỉ khai hỏa nếu nhận được sự chấp thuận của con người. |
Phóng to |
Cách thức đưa máy bay lên tàu sân bay của người Mỹ không thay đổi nhiều so với những năm thế chiến thứ hai. Cần cẩu đưa máy bay chiến đấu P-38 lên boong tàu sân bay USS Ranger (CV-4) của Hải quân Mỹ ngày 21/4/1944. |