Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Chiến dịch giải cứu con tin táo bạo nhất của đặc nhiệm Israel
Đặc nhiệm Israel và chiếc Mercedes màu đen sử dụng trong chiến dịch giải cứu con tin. Ảnh: IDF |
Lực lượng đặc nhiệm Israel vốn nổi tiếng với khả năng chống khủng bố và chiến tranh du kích, từng lập nhiều chiến công khiến thế giới bất ngờ về độ táo bạo và dũng mãnh, trong đó, nổi bật nhất là chiến dịch Thunderbolt (Sấm sét), giải cứu các con tin bị không tặc bắt cóc năm 1976, theo USA Today.
Chiến dịch Thunderbolt, hay còn gọi là chiến dịch đột kích sân bay Entebbe, Uganda do Sayeret Matkal, đơn vị trinh sát tổng hợp của Lực lượng Phòng vệ Israel, tiến hành nhằm giải cứu 106 con tin trên chuyến bay Air France 139, bị một nhóm không tặc người Palestine và Đức bắt cóc.
Ngày 27/6/1976, chuyến bay Air France 139 khởi hành từ Tel Aviv đi Paris chở theo 247 hành khách và phi hành đoàn 12 người đã bị 4 phần tử không tặc khống chế, chuyển hướng hạ cánh xuống sân bay Entebbe, Uganda.
Tại đây nhóm không tặc thả 148 người không phải là công dân Israel, chỉ giữ lại những con tin Israel và ra yêu sách thả 53 tù nhân người Palestine bị giam giữ tại Israel và 4 quốc gia khác.
Tổng thống Uganda lúc đó là Idi Admin, một người ủng hộ Palestine, đã triển khai lực lượng quanh sân bay, nhưng để bảo vệ nhóm không tặc.
Tại Israel, các chiến lược gia quân sự cố gắng chắp nối những thông tin ít ỏi mà họ thu thập được. Ehud Barak, người từng nhiều lần trực tiếp tham gia các sứ mệnh quan trọng, được giao nhiệm vụ lên kế hoạch giải cứu.
Ban đầu, các quan chức quân sự Israel tưởng rằng "kẻ địch" duy nhất của họ là 4 tên không tặc. Nhưng sau đó, họ biết rõ rằng sân bay Entebbe không phải là điểm đến ngẫu nhiên và chính quyền Uganda có thể đang bảo vệ nhóm không tặc này, nên kế hoạch giải cứu cần được điều chỉnh.
Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin lúc đầu phản đối bất kỳ nỗ lực giải cứu con tin nào do lo ngại rằng một chiến dịch thất bại sẽ khiến các con tin thiệt mạng và chính phủ của ông cũng sụp đổ theo. Từng là một quân nhân, ông hiểu được chiến dịch giải cứu rất đễ phạm sai lầm.
Tuy nhiên, nắm được thông tin Tổng thống Amin đang chuyến công du nước ngoài, Shimon Peres, đối thủ của ông Rabin trong đảng Lao động Israel, một người chưa từng nhập ngũ, đã cùng các tướng lĩnh vạch ra một kế hoạch táo bạo. Đó là chở một đội đặc nhiệm đến sân bay Entebbe, lái một chiếc Limousine Mercedes giống của Tổng thống Amin, đóng giả tình huống ông Amin công du trở về, băng qua vòng canh gác của binh lính Uganda, tiêu diệt những tên khủng bố, và nhanh chóng đưa con tin lên các máy bay đang đợi sẵn.
Tổng thống Uganda Idi Amin với những tên không tặc bắt cóc con tin. Ảnh: AP |
Tối ngày 3/7/1976, nhóm đặc nhiệm được thành lập do đội trưởng, đại tá Yoni Netanyahu dẫn đầu. Họ diễn tập kế hoạch giải cứu nhiều lần và chuẩn bị mọi phương án dự phòng. 4 vận tải cơ Herules bay cùng hai máy bay Boeing 707, trong đó một chiếc đóng vai trò là sở chỉ huy, chiếc còn lại như một bệnh viện dã chiến để chuẩn bị cứu chữa nhiều người bị thương theo dự kiến.
Chiều ngày 4/7/1976, hơn 200 lính đặc nhiệm Israel bay đến sân bay Entebbe. Để tránh bị radar phát hiện, họ bay cực thấp, chỉ cách mặt đất khoảng 30 m, trong hành trình kéo dài 8 giờ với độ rung lắc dữ dội khiến nhiều người ói mửa.
Lợi dụng đêm tối, nhóm đặc nhiệm Israel hạ cánh xuống đường băng tại sân bay Entebbe. Chiếc máy bay đầu tiên hạ cánh, một chiếc Mercedes đi xuống và hướng thẳng tới nhà ga. Mọi thứ đều diễn ra như kế hoạch.
Tuy nhiên, sau đó một lính Uganda xuất hiện và nâng khẩu súng trường vẫy chào khiến đại tá Netanyahu và một đặc nhiệm khác tưởng lầm bị phát hiện và ngay lập tức dùng súng ngắn giảm thanh bắn hạ. Nhưng sau đó, người lính chồm dậy buộc một đặc nhiệm Israel khác tiêu diệt bằng súng thường. Bị đánh động bởi tiếng súng, một lính Uganda khác xuất hiện với khẩu AK trên tay và bắn xối xả.
"Đó quả thật là một thảm họa, chúng tôi bị phát hiện và yếu tố bất ngờ đã không còn", đội phó Muki Betzer nhớ như in những gì diễn ra vào buổi tối cách đây 40 năm.
Một cuộc đấu súng ác liệt diễn ra giữa hai bên. Netanyahu và Betzer ra lệnh dừng chiếc Mercedes khi chưa đến địa điểm dự kiến. Họ nhảy ra ngoài và chạy về phía nhà ga. Các đội biệt kích, được giao nhiệm vụ bí mật hạ cánh xuống các địa điểm khác, buộc phải tham chiến.
Dù vậy, Israel cũng thành công trong việc ngăn không cho những tên không tặc có cơ hội hạ sát con tin. Đội đặc nhiệm, sau đó, xông vào tòa nhà nơi nhóm không tặc giam giữ con tin và tiêu diệt toàn bộ đối tượng.
Kết thúc chiến dịch, 4 tên không tặc và ít nhất 20 lính Uganda bị bắn hạ, nhưng đội trưởng Netanyahu và ba con tin khác bị thiệt mạng do trúng đạn. Các con tin được đưa lên các vận tải cơ Hercules đang đợi sẵn rồi cất cánh về Nairobi.
"Chiến dịch đột kích sân bay Entebe là sứ mệnh giải cứu con tin táo bạo nhất trong lịch sử Israel. Ngày 4/7/1976 là một ngày đen tối với những tên không tặc bởi đó là lúc chúng phải khiếp sợ. Mỗi khi chúng khống chế một chiếc máy bay, chúng sẽ phải dè chừng một đội biệt kích chờ đợi âm thầm trong bóng tối chờ thời cơ đột kích", Michael Peck, chuyên gia quân sự của National Interest, khẳng định.
Nguyễn Hoàng ( VN Express )
Nguyễn Đắc Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Chiến dịch giải cứu con tin táo bạo nhất của đặc nhiệm Israel
Đặc nhiệm Israel và chiếc Mercedes màu đen sử dụng trong chiến dịch giải cứu con tin. Ảnh: IDF |
Lực lượng đặc nhiệm Israel vốn nổi tiếng với khả năng chống khủng bố và chiến tranh du kích, từng lập nhiều chiến công khiến thế giới bất ngờ về độ táo bạo và dũng mãnh, trong đó, nổi bật nhất là chiến dịch Thunderbolt (Sấm sét), giải cứu các con tin bị không tặc bắt cóc năm 1976, theo USA Today.
Chiến dịch Thunderbolt, hay còn gọi là chiến dịch đột kích sân bay Entebbe, Uganda do Sayeret Matkal, đơn vị trinh sát tổng hợp của Lực lượng Phòng vệ Israel, tiến hành nhằm giải cứu 106 con tin trên chuyến bay Air France 139, bị một nhóm không tặc người Palestine và Đức bắt cóc.
Ngày 27/6/1976, chuyến bay Air France 139 khởi hành từ Tel Aviv đi Paris chở theo 247 hành khách và phi hành đoàn 12 người đã bị 4 phần tử không tặc khống chế, chuyển hướng hạ cánh xuống sân bay Entebbe, Uganda.
Tại đây nhóm không tặc thả 148 người không phải là công dân Israel, chỉ giữ lại những con tin Israel và ra yêu sách thả 53 tù nhân người Palestine bị giam giữ tại Israel và 4 quốc gia khác.
Tổng thống Uganda lúc đó là Idi Admin, một người ủng hộ Palestine, đã triển khai lực lượng quanh sân bay, nhưng để bảo vệ nhóm không tặc.
Tại Israel, các chiến lược gia quân sự cố gắng chắp nối những thông tin ít ỏi mà họ thu thập được. Ehud Barak, người từng nhiều lần trực tiếp tham gia các sứ mệnh quan trọng, được giao nhiệm vụ lên kế hoạch giải cứu.
Ban đầu, các quan chức quân sự Israel tưởng rằng "kẻ địch" duy nhất của họ là 4 tên không tặc. Nhưng sau đó, họ biết rõ rằng sân bay Entebbe không phải là điểm đến ngẫu nhiên và chính quyền Uganda có thể đang bảo vệ nhóm không tặc này, nên kế hoạch giải cứu cần được điều chỉnh.
Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin lúc đầu phản đối bất kỳ nỗ lực giải cứu con tin nào do lo ngại rằng một chiến dịch thất bại sẽ khiến các con tin thiệt mạng và chính phủ của ông cũng sụp đổ theo. Từng là một quân nhân, ông hiểu được chiến dịch giải cứu rất đễ phạm sai lầm.
Tuy nhiên, nắm được thông tin Tổng thống Amin đang chuyến công du nước ngoài, Shimon Peres, đối thủ của ông Rabin trong đảng Lao động Israel, một người chưa từng nhập ngũ, đã cùng các tướng lĩnh vạch ra một kế hoạch táo bạo. Đó là chở một đội đặc nhiệm đến sân bay Entebbe, lái một chiếc Limousine Mercedes giống của Tổng thống Amin, đóng giả tình huống ông Amin công du trở về, băng qua vòng canh gác của binh lính Uganda, tiêu diệt những tên khủng bố, và nhanh chóng đưa con tin lên các máy bay đang đợi sẵn.
Tổng thống Uganda Idi Amin với những tên không tặc bắt cóc con tin. Ảnh: AP |
Tối ngày 3/7/1976, nhóm đặc nhiệm được thành lập do đội trưởng, đại tá Yoni Netanyahu dẫn đầu. Họ diễn tập kế hoạch giải cứu nhiều lần và chuẩn bị mọi phương án dự phòng. 4 vận tải cơ Herules bay cùng hai máy bay Boeing 707, trong đó một chiếc đóng vai trò là sở chỉ huy, chiếc còn lại như một bệnh viện dã chiến để chuẩn bị cứu chữa nhiều người bị thương theo dự kiến.
Chiều ngày 4/7/1976, hơn 200 lính đặc nhiệm Israel bay đến sân bay Entebbe. Để tránh bị radar phát hiện, họ bay cực thấp, chỉ cách mặt đất khoảng 30 m, trong hành trình kéo dài 8 giờ với độ rung lắc dữ dội khiến nhiều người ói mửa.
Lợi dụng đêm tối, nhóm đặc nhiệm Israel hạ cánh xuống đường băng tại sân bay Entebbe. Chiếc máy bay đầu tiên hạ cánh, một chiếc Mercedes đi xuống và hướng thẳng tới nhà ga. Mọi thứ đều diễn ra như kế hoạch.
Tuy nhiên, sau đó một lính Uganda xuất hiện và nâng khẩu súng trường vẫy chào khiến đại tá Netanyahu và một đặc nhiệm khác tưởng lầm bị phát hiện và ngay lập tức dùng súng ngắn giảm thanh bắn hạ. Nhưng sau đó, người lính chồm dậy buộc một đặc nhiệm Israel khác tiêu diệt bằng súng thường. Bị đánh động bởi tiếng súng, một lính Uganda khác xuất hiện với khẩu AK trên tay và bắn xối xả.
"Đó quả thật là một thảm họa, chúng tôi bị phát hiện và yếu tố bất ngờ đã không còn", đội phó Muki Betzer nhớ như in những gì diễn ra vào buổi tối cách đây 40 năm.
Một cuộc đấu súng ác liệt diễn ra giữa hai bên. Netanyahu và Betzer ra lệnh dừng chiếc Mercedes khi chưa đến địa điểm dự kiến. Họ nhảy ra ngoài và chạy về phía nhà ga. Các đội biệt kích, được giao nhiệm vụ bí mật hạ cánh xuống các địa điểm khác, buộc phải tham chiến.
Dù vậy, Israel cũng thành công trong việc ngăn không cho những tên không tặc có cơ hội hạ sát con tin. Đội đặc nhiệm, sau đó, xông vào tòa nhà nơi nhóm không tặc giam giữ con tin và tiêu diệt toàn bộ đối tượng.
Kết thúc chiến dịch, 4 tên không tặc và ít nhất 20 lính Uganda bị bắn hạ, nhưng đội trưởng Netanyahu và ba con tin khác bị thiệt mạng do trúng đạn. Các con tin được đưa lên các vận tải cơ Hercules đang đợi sẵn rồi cất cánh về Nairobi.
"Chiến dịch đột kích sân bay Entebe là sứ mệnh giải cứu con tin táo bạo nhất trong lịch sử Israel. Ngày 4/7/1976 là một ngày đen tối với những tên không tặc bởi đó là lúc chúng phải khiếp sợ. Mỗi khi chúng khống chế một chiếc máy bay, chúng sẽ phải dè chừng một đội biệt kích chờ đợi âm thầm trong bóng tối chờ thời cơ đột kích", Michael Peck, chuyên gia quân sự của National Interest, khẳng định.
Nguyễn Hoàng ( VN Express )
Nguyễn Đắc Song Phương chuyển