Di Sản Hồ Chí Minh
Chiến lược “cải bắp” của TQ trên biển Hoa Đông
Theo tờ Financial Times, những ngày vừa qua Tokyo đã phải điều máy bay chiến đấu đối phó với các chuyến bay quân sự của Trung Quốc trên bầu trời quần đảo Okinawa. Bài báo cũng nhấn mạnh: “Một máy bay do thám của Trung Quốc đã bị Lực lượng Phòng không Nhật Bản phát hiện vào hôm 24/10 và một lần nữa vào cuối tuần qua, lần này đi cùng với một máy bay ném bom phản lực”.
Giống như Biển Đông, Trung Quốc toan tính mở rộng chiến lược “cải bắp” ra biển Hoa Đông. Nhưng không dễ vì đối thủ của Bắc Kinh lần này là Nhật Bản chứ không phải Philippines.
Tướng diều hâu Trung Quốc Trương Triệu Trung có lần từng huênh hoang đề cập tới cái gọi là chiến lược “cải bắp” trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. Theo giải thích của New York Times thì đó là kế hoạch “phong tỏa một khu vực tranh chấp bằng nhiều loại tàu thuyền: tàu đánh cá, tàu ngư chính, tàu hải giám (hiện đổi tên thành tàu Hải Cảnh) và tàu hải quân, theo nhiều lớp bao bọc, cuộn lại giống như những bẹ lá của cải bắp”.
Mưu đồ của Trung Quốc với chiến lược “cải bắp” không phải là điều mới, nó đã từng được vạch trần trong rất nhiều ấn phẩm quốc tế. Tuy nhiên, nhìn vào những hành động của Trung Quốc hơn 2 năm qua, người ta phải đặt ra câu hỏi liệu cái chiến lược “cải bắp” ấy có đang được Bắc Kinh chuyển sang một giai đoạn chủ động hơn ngoài Biển Đông và thậm chí vươn tới cả những vùng biển mạo hiểm hơn?
Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh yêu sách đối với quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ngày 28/10, theo hãng tin Kyodo, 4 tàu hải cảnh của Bắc Kinh đã đi vào khu vực xung quanh các hòn đảo. Đó là kiểu xâm nhập đầu tiên dạng này kể từ ngày 1/10 nhưng quan trọng hơn lại là vụ việc thứ 68 kể từ khi Tokyo mua lại những hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân Nhật Bản hồi tháng 9/2012.
Khi một tàu tuần tra Nhật Bản yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực thì một trong những chiếc tàu đó đáp lại rằng những hòn đảo này thuộc “lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc từ thời cổ đại”.
Làm cho vấn đề càng phức tạp hơn, yêu sách của Trung Quốc có thể càng đạt được tầm cao mới. Tháng 5/2013, trong một bài bình luận trên Nhân dân Nhật báo, các tác giả Trung Quốc còn đòi nước này tuyên bố chủ quyền ở cả Okinawa và Ryukyu. Dù khi đó, chính phủ Trung Quốc nhanh chóng tảng lờ những đòi hỏi như vậy nhưng hành động gần đây của họ lại chứng tỏ điều ngược lại.
Theo tờ Financial Times, những ngày vừa qua Tokyo đã phải điều máy bay chiến đấu đối phó với các chuyến bay quân sự của Trung Quốc trên bầu trời quần đảo Okinawa. Bài báo cũng nhấn mạnh: “Một máy bay do thám của Trung Quốc đã bị Lực lượng Phòng không Nhật Bản phát hiện vào hôm 24/10 và một lần nữa vào cuối tuần qua, lần này đi cùng với một máy bay ném bom phản lực”.
Câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có đẩy mạnh những tuyên bố của mình theo cách quyết liệt hơn? Ví dụ như, Bắc Kinh có thể bao vây quần đảo Senkaku theo kiểu chiến lược “cải bắp” trong tương lai gần?
Tuy nhiên, đúng như chủ đề một bài viết trên tờ New York Times: Nhật Bản không phải là Philippines. Tokyo có nhiều cách để đáp trả một hành động như vậy của Trung Quốc, trong đó sẽ có sự hậu thuẫn đắc lực từ đồng minh Mỹ hùng mạnh, nước cũng đang có rất nhiều binh lính đồn trú cùng trang thiết bị QS hiển đại đặt tại Nhật Bản. Khi đó, lời nói cứng rắn có thể sẽ được kèm theo cả hành động cứng rắn hơn.
Những động thái như vậy của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông có thể cũng đã tới ngưỡng mà Tokyo có thể chịu đựng được. Trong cuộc phỏng vấn ngày 25/10 trên tờ Wall Street Journal, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tỏ rõ ý định nước ông sẵn sàng giữ một vai trò an ninh quyết đoán hơn ở châu Á, đặc biệt là đối với các hành động của Trung Quốc vối gây căng thẳng trong nhiều năm gần đây.
“Có những lo ngại cho rằng Trung Quốc đang cố tình thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, chứ không phải bằng luật pháp. Nếu Trung Quốc lựa chọn con đường này, thì họ sẽ không thể trỗi dậy hòa bình”, ông Abe giải thích.
Những phát biểu trên cùng với thông tin Nhật Bản có thể bắn hạ máy bay do thám nước ngoài xâm phạm lãnh thổ của mình có vẻ như là lời đe dọa ngầm nhằm vào Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải rút lại những tuyên bố có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng.
Trung Quốc cũng có những phát biểu đáp trả. Ngày 26/10, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố, nếu Nhật Bản bắn hạ máy bay không người lái của Trung Quốc, đó sẽ là "sự khiêu khích nghiêm trọng và là một hành động chiến tranh".
Ngày 27/10, Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JSDF) đã tiến hành cuộc diễu binh rầm rộ thường niên tại căn cứ huấn luyện Phòng vệ mặt đất Asaka thuộc khu vực Nerima Ward. Lần đầu tiên trung đoàn Bộ binh thuộc lực lượng cũng đã tham gia cuộc diễu binh. Đây là đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ và đánh chiếm các đảo nhỏ. Phát biểu trước 4.000 binh lính, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã một lần nữa cam kết đảm bảo tiến hành các hoạt động tình báo và giám sát cần thiết để bảo vệ các hải đảo xa xôi của nước này và khẳng định nước ông "quyết tâm... không dung thứ cho việc dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng" ở châu Á.
Chỉ ngay sau đó một ngày, hôm 28/10 Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng buộc tội ông Abe "liên tục có những nhận xét mang tính khiêu khích" và "rất ngạo mạn".
Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh khẳng định thêm: "Những bình luận khiêu khích của các lãnh đạo Nhật Bản liên quan đến Trung Quốc cho thấy phương pháp lừa dối của những chính trị gia này và sự ngạo mạn, lương tâm tội lỗi của họ".
Nhật thử thách giới hạn Trung Quốc?
Chiến hạm Ikazuchi DD-107 của LLPV bờ biển Nhật Bản bị phía TQ cáo buộc làm gián đoạn cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật của họ tại Tây Thái Bình Dương (24/10 ~ 1/11)
Tiếp sau những lời phát biểu căng thẳng là những hành động thử thách giới hạn của nhau.
Ngày 28/10, bốn tàu của Bắc Kinh lại tiến vào vùng biển xung quanh Sensaku/Điếu Ngư.
Nhưng gây chấn động nhất cho thế giới đó là vụ xảy ra gần đây. Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay (31/10) đã lên tiếng bày tỏ sự phản đối chính thức về mặt ngoại giao đối với cái mà nước này gọi là “hành động khiêu khích cực kỳ nguy hiểm” của phía Nhật Bản khi đưa chiến hạm tới bám sát và theo dõi một cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun cáo buộc một tàu chiến và một máy bay quân sự của Nhật Bản đã làm gián đoạn cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật của Trung Quốc hồi cuối tuần trước. Theo lời ông Yang, hôm 23/10, Trung Quốc đã phát đi một cảnh báo thông qua Tổ chức Hàng hải Quốc tế về việc Hải quân nước này sẽ tiến hành một cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật ở một khu vực nhất định thuộc Tây Thái Bình Dương trong thời gian từ ngày 24/10 đến 1/11. Tàu thuyền và máy bay các nước khác đã được khuyến cáo tránh xa khu vực tập trận.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng cáo buộc tàu số 107 của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản cố tình xâm phạm vào vùng tập trận lúc khoảng 10h41 sáng ngày 25/10. Tàu chiến của Nhật Bản đã ở trong vùng tập trận cho đến 7h32 sáng ngày 28/10. Ông này còn tố thêm rằng, các máy bay do thám của Nhật Bản liên tục ra vào vùng tập trận của phía Trung Quốc.
Ông Yang chỉ trích gay gắt rằng: "Đó là một hành động khiêu khích cực kỳ nguy hiểm và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã gửi văn bản phản đối chính thức đến phía Nhật Bản”. Tokyo ngay sau đó đã phản bác cáo buộc này và khẳng định những gì Nhật tiến hành hoàn toàn nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Những động thái gần đây cho thấy có vẻ như Nhật Bản đã sẵn sàng đóng vai trò chủ động hơn trong các sự kiện ở Hoa Đông. Họ đã sẵn sàng hành động, đẩy Trung Quốc vào vai kẻ bị thử thách sức chịu đựng. Đằng sau Nhật Bản là Mỹ, đồng minh quan trọng của họ. Liệu phải chăng Nhật Bản đã nhận được cái gật đầu của Mỹ? Đây là câu hỏi mà Trung Quốc cần phải tìm ra câu trả lời trước khi có những hành động leo thang tiếp theo. Với những diễn biến như trên cùng với những mâu thuẫn sâu sắc do lịch sử để lại rõ ràng Trung Quốc và Nhật Bản hơn khi nào hết đang đến gần nguy cơ một cuộc xung đột. Cả thế giới đang nín thở chờ đợi những hành động tiếp theo của hai cường quốc 2,3 Châu Á và cường quốc số 1 TG sẽ không tránh khỏi sự tham dự.
Giống như Biển Đông, Trung Quốc toan tính mở rộng chiến lược “cải bắp” ra biển Hoa Đông. Nhưng không dễ vì đối thủ của Bắc Kinh lần này là Nhật Bản chứ không phải Philippines.
Tướng diều hâu Trung Quốc Trương Triệu Trung có lần từng huênh hoang đề cập tới cái gọi là chiến lược “cải bắp” trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. Theo giải thích của New York Times thì đó là kế hoạch “phong tỏa một khu vực tranh chấp bằng nhiều loại tàu thuyền: tàu đánh cá, tàu ngư chính, tàu hải giám (hiện đổi tên thành tàu Hải Cảnh) và tàu hải quân, theo nhiều lớp bao bọc, cuộn lại giống như những bẹ lá của cải bắp”.
Mưu đồ của Trung Quốc với chiến lược “cải bắp” không phải là điều mới, nó đã từng được vạch trần trong rất nhiều ấn phẩm quốc tế. Tuy nhiên, nhìn vào những hành động của Trung Quốc hơn 2 năm qua, người ta phải đặt ra câu hỏi liệu cái chiến lược “cải bắp” ấy có đang được Bắc Kinh chuyển sang một giai đoạn chủ động hơn ngoài Biển Đông và thậm chí vươn tới cả những vùng biển mạo hiểm hơn?
Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh yêu sách đối với quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ngày 28/10, theo hãng tin Kyodo, 4 tàu hải cảnh của Bắc Kinh đã đi vào khu vực xung quanh các hòn đảo. Đó là kiểu xâm nhập đầu tiên dạng này kể từ ngày 1/10 nhưng quan trọng hơn lại là vụ việc thứ 68 kể từ khi Tokyo mua lại những hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân Nhật Bản hồi tháng 9/2012.
Khi một tàu tuần tra Nhật Bản yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực thì một trong những chiếc tàu đó đáp lại rằng những hòn đảo này thuộc “lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc từ thời cổ đại”.
Làm cho vấn đề càng phức tạp hơn, yêu sách của Trung Quốc có thể càng đạt được tầm cao mới. Tháng 5/2013, trong một bài bình luận trên Nhân dân Nhật báo, các tác giả Trung Quốc còn đòi nước này tuyên bố chủ quyền ở cả Okinawa và Ryukyu. Dù khi đó, chính phủ Trung Quốc nhanh chóng tảng lờ những đòi hỏi như vậy nhưng hành động gần đây của họ lại chứng tỏ điều ngược lại.
Theo tờ Financial Times, những ngày vừa qua Tokyo đã phải điều máy bay chiến đấu đối phó với các chuyến bay quân sự của Trung Quốc trên bầu trời quần đảo Okinawa. Bài báo cũng nhấn mạnh: “Một máy bay do thám của Trung Quốc đã bị Lực lượng Phòng không Nhật Bản phát hiện vào hôm 24/10 và một lần nữa vào cuối tuần qua, lần này đi cùng với một máy bay ném bom phản lực”.
Câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có đẩy mạnh những tuyên bố của mình theo cách quyết liệt hơn? Ví dụ như, Bắc Kinh có thể bao vây quần đảo Senkaku theo kiểu chiến lược “cải bắp” trong tương lai gần?
Tuy nhiên, đúng như chủ đề một bài viết trên tờ New York Times: Nhật Bản không phải là Philippines. Tokyo có nhiều cách để đáp trả một hành động như vậy của Trung Quốc, trong đó sẽ có sự hậu thuẫn đắc lực từ đồng minh Mỹ hùng mạnh, nước cũng đang có rất nhiều binh lính đồn trú cùng trang thiết bị QS hiển đại đặt tại Nhật Bản. Khi đó, lời nói cứng rắn có thể sẽ được kèm theo cả hành động cứng rắn hơn.
Những động thái như vậy của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông có thể cũng đã tới ngưỡng mà Tokyo có thể chịu đựng được. Trong cuộc phỏng vấn ngày 25/10 trên tờ Wall Street Journal, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tỏ rõ ý định nước ông sẵn sàng giữ một vai trò an ninh quyết đoán hơn ở châu Á, đặc biệt là đối với các hành động của Trung Quốc vối gây căng thẳng trong nhiều năm gần đây.
“Có những lo ngại cho rằng Trung Quốc đang cố tình thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, chứ không phải bằng luật pháp. Nếu Trung Quốc lựa chọn con đường này, thì họ sẽ không thể trỗi dậy hòa bình”, ông Abe giải thích.
Những phát biểu trên cùng với thông tin Nhật Bản có thể bắn hạ máy bay do thám nước ngoài xâm phạm lãnh thổ của mình có vẻ như là lời đe dọa ngầm nhằm vào Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải rút lại những tuyên bố có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng.
Trung Quốc cũng có những phát biểu đáp trả. Ngày 26/10, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố, nếu Nhật Bản bắn hạ máy bay không người lái của Trung Quốc, đó sẽ là "sự khiêu khích nghiêm trọng và là một hành động chiến tranh".
Ngày 27/10, Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JSDF) đã tiến hành cuộc diễu binh rầm rộ thường niên tại căn cứ huấn luyện Phòng vệ mặt đất Asaka thuộc khu vực Nerima Ward. Lần đầu tiên trung đoàn Bộ binh thuộc lực lượng cũng đã tham gia cuộc diễu binh. Đây là đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ và đánh chiếm các đảo nhỏ. Phát biểu trước 4.000 binh lính, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã một lần nữa cam kết đảm bảo tiến hành các hoạt động tình báo và giám sát cần thiết để bảo vệ các hải đảo xa xôi của nước này và khẳng định nước ông "quyết tâm... không dung thứ cho việc dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng" ở châu Á.
Chỉ ngay sau đó một ngày, hôm 28/10 Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng buộc tội ông Abe "liên tục có những nhận xét mang tính khiêu khích" và "rất ngạo mạn".
Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh khẳng định thêm: "Những bình luận khiêu khích của các lãnh đạo Nhật Bản liên quan đến Trung Quốc cho thấy phương pháp lừa dối của những chính trị gia này và sự ngạo mạn, lương tâm tội lỗi của họ".
Nhật thử thách giới hạn Trung Quốc?
Chiến hạm Ikazuchi DD-107 của LLPV bờ biển Nhật Bản bị phía TQ cáo buộc làm gián đoạn cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật của họ tại Tây Thái Bình Dương (24/10 ~ 1/11)
Tiếp sau những lời phát biểu căng thẳng là những hành động thử thách giới hạn của nhau.
Ngày 28/10, bốn tàu của Bắc Kinh lại tiến vào vùng biển xung quanh Sensaku/Điếu Ngư.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản nói 4 tàu cảnh sát biển Trung Quốc lần lượt mang số hiệu 1123, 2102, 2166 và 2350 đã đi vào vùng biển cách quần đảo Điếu Ngư/Senkaku 12 hải lý. Khi tàu cảnh sát biển Nhật Bản yêu cầu 4 tàu cảnh sát Trung Quốc rút khỏi lãnh hải Nhật Bản thì thuyền viên trên những tàu này đã dùng tiếng Nhật và tiếng Trung nói "Điếu Ngư là lãnh thổ của Trung Quốc".
Trong một vụ việc khác, hãng Kyodo của Nhật Bản ngày 29/10 đưa tin, hai tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc đã đi qua một khu vực tiếp giáp vùng lãnh hải của Nhật Bản giữa đảo Yonbaguni và đảo Iriomote thuộc tỉnh Okinawa. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong khi đi qua khu vực trên từ lúc 5h đến 9h sáng theo hải trình từ Thái Bình Dương tới biển Hoa Đông, hai tàu Trung Quốc đã có lúc hướng tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp trên biển Hoa Đông. Hôm 24/10, các tàu này cũng bị phát hiện lượn lờ xung quanh khu vực ngoài khơi của Okinawa.Nhưng gây chấn động nhất cho thế giới đó là vụ xảy ra gần đây. Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay (31/10) đã lên tiếng bày tỏ sự phản đối chính thức về mặt ngoại giao đối với cái mà nước này gọi là “hành động khiêu khích cực kỳ nguy hiểm” của phía Nhật Bản khi đưa chiến hạm tới bám sát và theo dõi một cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun cáo buộc một tàu chiến và một máy bay quân sự của Nhật Bản đã làm gián đoạn cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật của Trung Quốc hồi cuối tuần trước. Theo lời ông Yang, hôm 23/10, Trung Quốc đã phát đi một cảnh báo thông qua Tổ chức Hàng hải Quốc tế về việc Hải quân nước này sẽ tiến hành một cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật ở một khu vực nhất định thuộc Tây Thái Bình Dương trong thời gian từ ngày 24/10 đến 1/11. Tàu thuyền và máy bay các nước khác đã được khuyến cáo tránh xa khu vực tập trận.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng cáo buộc tàu số 107 của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản cố tình xâm phạm vào vùng tập trận lúc khoảng 10h41 sáng ngày 25/10. Tàu chiến của Nhật Bản đã ở trong vùng tập trận cho đến 7h32 sáng ngày 28/10. Ông này còn tố thêm rằng, các máy bay do thám của Nhật Bản liên tục ra vào vùng tập trận của phía Trung Quốc.
Ông Yang chỉ trích gay gắt rằng: "Đó là một hành động khiêu khích cực kỳ nguy hiểm và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã gửi văn bản phản đối chính thức đến phía Nhật Bản”. Tokyo ngay sau đó đã phản bác cáo buộc này và khẳng định những gì Nhật tiến hành hoàn toàn nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Những động thái gần đây cho thấy có vẻ như Nhật Bản đã sẵn sàng đóng vai trò chủ động hơn trong các sự kiện ở Hoa Đông. Họ đã sẵn sàng hành động, đẩy Trung Quốc vào vai kẻ bị thử thách sức chịu đựng. Đằng sau Nhật Bản là Mỹ, đồng minh quan trọng của họ. Liệu phải chăng Nhật Bản đã nhận được cái gật đầu của Mỹ? Đây là câu hỏi mà Trung Quốc cần phải tìm ra câu trả lời trước khi có những hành động leo thang tiếp theo. Với những diễn biến như trên cùng với những mâu thuẫn sâu sắc do lịch sử để lại rõ ràng Trung Quốc và Nhật Bản hơn khi nào hết đang đến gần nguy cơ một cuộc xung đột. Cả thế giới đang nín thở chờ đợi những hành động tiếp theo của hai cường quốc 2,3 Châu Á và cường quốc số 1 TG sẽ không tránh khỏi sự tham dự.
SohaNews (Kyodo, JapanTimes)
Nam Yết chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Chiến lược “cải bắp” của TQ trên biển Hoa Đông
Theo tờ Financial Times, những ngày vừa qua Tokyo đã phải điều máy bay chiến đấu đối phó với các chuyến bay quân sự của Trung Quốc trên bầu trời quần đảo Okinawa. Bài báo cũng nhấn mạnh: “Một máy bay do thám của Trung Quốc đã bị Lực lượng Phòng không Nhật Bản phát hiện vào hôm 24/10 và một lần nữa vào cuối tuần qua, lần này đi cùng với một máy bay ném bom phản lực”.
Giống như Biển Đông, Trung Quốc toan tính mở rộng chiến lược “cải bắp” ra biển Hoa Đông. Nhưng không dễ vì đối thủ của Bắc Kinh lần này là Nhật Bản chứ không phải Philippines.
Tướng diều hâu Trung Quốc Trương Triệu Trung có lần từng huênh hoang đề cập tới cái gọi là chiến lược “cải bắp” trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. Theo giải thích của New York Times thì đó là kế hoạch “phong tỏa một khu vực tranh chấp bằng nhiều loại tàu thuyền: tàu đánh cá, tàu ngư chính, tàu hải giám (hiện đổi tên thành tàu Hải Cảnh) và tàu hải quân, theo nhiều lớp bao bọc, cuộn lại giống như những bẹ lá của cải bắp”.
Mưu đồ của Trung Quốc với chiến lược “cải bắp” không phải là điều mới, nó đã từng được vạch trần trong rất nhiều ấn phẩm quốc tế. Tuy nhiên, nhìn vào những hành động của Trung Quốc hơn 2 năm qua, người ta phải đặt ra câu hỏi liệu cái chiến lược “cải bắp” ấy có đang được Bắc Kinh chuyển sang một giai đoạn chủ động hơn ngoài Biển Đông và thậm chí vươn tới cả những vùng biển mạo hiểm hơn?
Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh yêu sách đối với quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ngày 28/10, theo hãng tin Kyodo, 4 tàu hải cảnh của Bắc Kinh đã đi vào khu vực xung quanh các hòn đảo. Đó là kiểu xâm nhập đầu tiên dạng này kể từ ngày 1/10 nhưng quan trọng hơn lại là vụ việc thứ 68 kể từ khi Tokyo mua lại những hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân Nhật Bản hồi tháng 9/2012.
Khi một tàu tuần tra Nhật Bản yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực thì một trong những chiếc tàu đó đáp lại rằng những hòn đảo này thuộc “lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc từ thời cổ đại”.
Làm cho vấn đề càng phức tạp hơn, yêu sách của Trung Quốc có thể càng đạt được tầm cao mới. Tháng 5/2013, trong một bài bình luận trên Nhân dân Nhật báo, các tác giả Trung Quốc còn đòi nước này tuyên bố chủ quyền ở cả Okinawa và Ryukyu. Dù khi đó, chính phủ Trung Quốc nhanh chóng tảng lờ những đòi hỏi như vậy nhưng hành động gần đây của họ lại chứng tỏ điều ngược lại.
Theo tờ Financial Times, những ngày vừa qua Tokyo đã phải điều máy bay chiến đấu đối phó với các chuyến bay quân sự của Trung Quốc trên bầu trời quần đảo Okinawa. Bài báo cũng nhấn mạnh: “Một máy bay do thám của Trung Quốc đã bị Lực lượng Phòng không Nhật Bản phát hiện vào hôm 24/10 và một lần nữa vào cuối tuần qua, lần này đi cùng với một máy bay ném bom phản lực”.
Câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có đẩy mạnh những tuyên bố của mình theo cách quyết liệt hơn? Ví dụ như, Bắc Kinh có thể bao vây quần đảo Senkaku theo kiểu chiến lược “cải bắp” trong tương lai gần?
Tuy nhiên, đúng như chủ đề một bài viết trên tờ New York Times: Nhật Bản không phải là Philippines. Tokyo có nhiều cách để đáp trả một hành động như vậy của Trung Quốc, trong đó sẽ có sự hậu thuẫn đắc lực từ đồng minh Mỹ hùng mạnh, nước cũng đang có rất nhiều binh lính đồn trú cùng trang thiết bị QS hiển đại đặt tại Nhật Bản. Khi đó, lời nói cứng rắn có thể sẽ được kèm theo cả hành động cứng rắn hơn.
Những động thái như vậy của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông có thể cũng đã tới ngưỡng mà Tokyo có thể chịu đựng được. Trong cuộc phỏng vấn ngày 25/10 trên tờ Wall Street Journal, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tỏ rõ ý định nước ông sẵn sàng giữ một vai trò an ninh quyết đoán hơn ở châu Á, đặc biệt là đối với các hành động của Trung Quốc vối gây căng thẳng trong nhiều năm gần đây.
“Có những lo ngại cho rằng Trung Quốc đang cố tình thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, chứ không phải bằng luật pháp. Nếu Trung Quốc lựa chọn con đường này, thì họ sẽ không thể trỗi dậy hòa bình”, ông Abe giải thích.
Những phát biểu trên cùng với thông tin Nhật Bản có thể bắn hạ máy bay do thám nước ngoài xâm phạm lãnh thổ của mình có vẻ như là lời đe dọa ngầm nhằm vào Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải rút lại những tuyên bố có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng.
Trung Quốc cũng có những phát biểu đáp trả. Ngày 26/10, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố, nếu Nhật Bản bắn hạ máy bay không người lái của Trung Quốc, đó sẽ là "sự khiêu khích nghiêm trọng và là một hành động chiến tranh".
Ngày 27/10, Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JSDF) đã tiến hành cuộc diễu binh rầm rộ thường niên tại căn cứ huấn luyện Phòng vệ mặt đất Asaka thuộc khu vực Nerima Ward. Lần đầu tiên trung đoàn Bộ binh thuộc lực lượng cũng đã tham gia cuộc diễu binh. Đây là đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ và đánh chiếm các đảo nhỏ. Phát biểu trước 4.000 binh lính, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã một lần nữa cam kết đảm bảo tiến hành các hoạt động tình báo và giám sát cần thiết để bảo vệ các hải đảo xa xôi của nước này và khẳng định nước ông "quyết tâm... không dung thứ cho việc dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng" ở châu Á.
Chỉ ngay sau đó một ngày, hôm 28/10 Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng buộc tội ông Abe "liên tục có những nhận xét mang tính khiêu khích" và "rất ngạo mạn".
Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh khẳng định thêm: "Những bình luận khiêu khích của các lãnh đạo Nhật Bản liên quan đến Trung Quốc cho thấy phương pháp lừa dối của những chính trị gia này và sự ngạo mạn, lương tâm tội lỗi của họ".
Nhật thử thách giới hạn Trung Quốc?
Chiến hạm Ikazuchi DD-107 của LLPV bờ biển Nhật Bản bị phía TQ cáo buộc làm gián đoạn cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật của họ tại Tây Thái Bình Dương (24/10 ~ 1/11)
Tiếp sau những lời phát biểu căng thẳng là những hành động thử thách giới hạn của nhau.
Ngày 28/10, bốn tàu của Bắc Kinh lại tiến vào vùng biển xung quanh Sensaku/Điếu Ngư.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản nói 4 tàu cảnh sát biển Trung Quốc lần lượt mang số hiệu 1123, 2102, 2166 và 2350 đã đi vào vùng biển cách quần đảo Điếu Ngư/Senkaku 12 hải lý. Khi tàu cảnh sát biển Nhật Bản yêu cầu 4 tàu cảnh sát Trung Quốc rút khỏi lãnh hải Nhật Bản thì thuyền viên trên những tàu này đã dùng tiếng Nhật và tiếng Trung nói "Điếu Ngư là lãnh thổ của Trung Quốc".
Trong một vụ việc khác, hãng Kyodo của Nhật Bản ngày 29/10 đưa tin, hai tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc đã đi qua một khu vực tiếp giáp vùng lãnh hải của Nhật Bản giữa đảo Yonbaguni và đảo Iriomote thuộc tỉnh Okinawa. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong khi đi qua khu vực trên từ lúc 5h đến 9h sáng theo hải trình từ Thái Bình Dương tới biển Hoa Đông, hai tàu Trung Quốc đã có lúc hướng tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp trên biển Hoa Đông. Hôm 24/10, các tàu này cũng bị phát hiện lượn lờ xung quanh khu vực ngoài khơi của Okinawa.Nhưng gây chấn động nhất cho thế giới đó là vụ xảy ra gần đây. Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay (31/10) đã lên tiếng bày tỏ sự phản đối chính thức về mặt ngoại giao đối với cái mà nước này gọi là “hành động khiêu khích cực kỳ nguy hiểm” của phía Nhật Bản khi đưa chiến hạm tới bám sát và theo dõi một cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun cáo buộc một tàu chiến và một máy bay quân sự của Nhật Bản đã làm gián đoạn cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật của Trung Quốc hồi cuối tuần trước. Theo lời ông Yang, hôm 23/10, Trung Quốc đã phát đi một cảnh báo thông qua Tổ chức Hàng hải Quốc tế về việc Hải quân nước này sẽ tiến hành một cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật ở một khu vực nhất định thuộc Tây Thái Bình Dương trong thời gian từ ngày 24/10 đến 1/11. Tàu thuyền và máy bay các nước khác đã được khuyến cáo tránh xa khu vực tập trận.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng cáo buộc tàu số 107 của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản cố tình xâm phạm vào vùng tập trận lúc khoảng 10h41 sáng ngày 25/10. Tàu chiến của Nhật Bản đã ở trong vùng tập trận cho đến 7h32 sáng ngày 28/10. Ông này còn tố thêm rằng, các máy bay do thám của Nhật Bản liên tục ra vào vùng tập trận của phía Trung Quốc.
Ông Yang chỉ trích gay gắt rằng: "Đó là một hành động khiêu khích cực kỳ nguy hiểm và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã gửi văn bản phản đối chính thức đến phía Nhật Bản”. Tokyo ngay sau đó đã phản bác cáo buộc này và khẳng định những gì Nhật tiến hành hoàn toàn nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Những động thái gần đây cho thấy có vẻ như Nhật Bản đã sẵn sàng đóng vai trò chủ động hơn trong các sự kiện ở Hoa Đông. Họ đã sẵn sàng hành động, đẩy Trung Quốc vào vai kẻ bị thử thách sức chịu đựng. Đằng sau Nhật Bản là Mỹ, đồng minh quan trọng của họ. Liệu phải chăng Nhật Bản đã nhận được cái gật đầu của Mỹ? Đây là câu hỏi mà Trung Quốc cần phải tìm ra câu trả lời trước khi có những hành động leo thang tiếp theo. Với những diễn biến như trên cùng với những mâu thuẫn sâu sắc do lịch sử để lại rõ ràng Trung Quốc và Nhật Bản hơn khi nào hết đang đến gần nguy cơ một cuộc xung đột. Cả thế giới đang nín thở chờ đợi những hành động tiếp theo của hai cường quốc 2,3 Châu Á và cường quốc số 1 TG sẽ không tránh khỏi sự tham dự.
SohaNews (Kyodo, JapanTimes)
Nam Yết chuyển