Tham Khảo
Chiến tranh lạnh: Khúc tiền tấu (1944-1947)
Bắt đầu từ năm 1944 khi triển vọng chiến thắng chống lại Đức Quốc Xã đã trở nên rõ rệt, lãnh đạo các nước Đồng Minh, căn bản là Mỹ,
Các cuộc họp thượng đỉnh trong chiến tranh về vận mệnh một châu Âu hậu chiến
Bắt đầu từ năm 1944 khi triển vọng chiến thắng chống lại Đức Quốc Xã đã trở nên rõ rệt, lãnh đạo các nước Đồng Minh, căn bản là Mỹ, Anh và Liên Sô bắt đầu thảo luận về tương lai của châu Âu sau hậu chiến, đặc biệt là các đường biên giới phải kẻ lại như thế nào. Nhưng cả ba đều có những quan điểm khác nhau về việc thiết lập và bảo trì hòa bình và an ninh của một châu Âu hậu chiến. Phía Mỹ và Anh –phương Tây– muốn có một hệ thống bảo vệ hòa bình trong đó các chính thể dân chủ được thành lập ở mức rộng rãi nhất giúp cho các quốc gia có thể giải quyết những bất đồng một cách hòa bình qua các định chế quốc tế.
Liên Sô thì không tin vào các định chế quốc tế mà họ tin rằng sẽ bị Mỹ Anh chi phối. Ngược lại để bảo vệ an ninh cho mình, Liên Sô muốn chi phối công việc nội bộ của các quốc gia tiếp cận với mình. Trong khi chiến tranh còn đang tiếp diễn, Stalin đã thiết lập những trung tâm huấn luyện cho những người cộng sản của nhiều quốc gia để họ có thể thiết lập những lực lượng quân đội và mật vụ trung thành với Moscow và nắm lấy quyền lực tại nước mình một khi Hồng Quân giải phóng được nước họ ra khỏi tay Đức Quốc Xã. Các người cộng sản này mau chóng chiếm quyền kiểm sóat các phương tiện truyền thông đầu tiên là các đài phát thanh sau đó đến báo chí. Và rồi họ quấy nhiễu sau đó cấm hoạt động mọi tổ chức công dân dân sự từ các hội đoàn thanh niên cho đến các giáo hội tôn giáo và các đảng chính trị đối lập. Tuy nhiên Stalin cũng muốn tiếp tục hợp tác hòa bình với Mỹ Anh trong hy vọng rằng qua đó có thể tập trung vào việc tái thiết và phát triển kinh tế tại Liên Sộ.
Về phía Mỹ và Anh cũng có những khác biệt lớn trong viễn tượng của họ về một thế giới hậu chiến. Về phía Mỹ, mục tiêu của Tổng thống Roosevelt, chiến thắng toàn diện về quân sự tại cả châu Âu và châu Á, việc thiết lập một đế quốc kinh tế của Mỹ trên toàn cầu cũng như là việc thiết lập một trật tự thế giới mới với những định chế quốc tế do Mỹ chi phối đã mâu thuẫn với mục tiêu của Anh vốn tập trung vào việc giữ quyền chi phối Địa Trung Hải, bảo vệ sự tồn tại của đế quốc Anh và sự độc lập của các quốc gia Đông và Trung Âu mà Anh coi như là vùng trái độn cách ly Liên Sô với Anh quốc.
Thành ra theo quan điểm của Roosevelt, Stalin có vẻ như là một đồng minh tiềm tàng giúp Mỹ thực hiện mục tiêu của mình trong lúc theo quan điểm của Churchill, Stalin trở thành trở ngại lớn nhất trong việc thực hiện nghị trình của mình. Với việc Hồng quân Liên Sô chiếm giữ hầu hết Trung và Đông Âu, Stalin có một lợi thế so với Mỹ và Anh. Hậu quả là cả Roosevelt và Churchill đều cảm thấy phải làm những nhuợng bộ để có thể đạt đến mục tiêu của mình.
Tháng 10, 1944 Churchill bay sang Moscow để thảo luận việc chia vùng Balkans thành các vùng ảnh hưởng giũa hai bên. Trong các cuộc gặp gỡ này, đại sứ Mỹ tại Moscow, Averell Harriman mà trên nguyên tắc đại diện cho Roosevelt đã bị loại không có tham dự. Kết quả của các phiên họp song phương nổi tiếng dưới tên The Churchill-Stalin Secret "Percentages" Agreement on the Balkans trong đó Liên Sô có ảnh hưởng chi phối tại Romania và Bulgaria trong khi Anh có ảnh bưởng chi phối tại Hy Lạp còn tại Nam Tư và Hungary hai bên có ảnh hưởng ngang nhau. Trong khi đó tại Yalta, Roosevelt cũng ký một thỏa thuận riêng với Stalin mà không có Anh về châu Á và từ chối không ủng hộ Churchill chung quanh vấn đề Ba Lan và việc bồi thường chiến tranh.
Các cuộc thương thuyết giữa ba phe tham chiến về trật tự thế giới hậu chiến diễn ra tại Yalta vào tháng 2, 1945 nhưng những bất đồng giữa ba phe đã khiến cho hội nghị này không đạt đựợc một sự đồng thuận vững chắc về một khung cho một hệ thống giải quyết triệt để tình trạng châu Âu hậu chiến.
Tháng 4, 1945, tổng thống Roosevelt qua đời và được thay thế bởi phó tổng thống Harry S Truman. Trái với Roosevelt, Truman nghi ngờ Stalin và e ngại Stalin có tham vọng mở rộng chế độ cộng sản ra khắp toàn cầu. Cả Churchill và Truman đều chống quyết định của Liên Sô yểm trợ cho chính quyền bù nhìn mà mình thành lập tại Ba Lan – chính phủ Lublin – chống lại chính quyền Ba Lan lưu vong tại Luân Đôn mà quan hệ ngoại giao với Liên Sô đã bị cắt đứt.
Sau chiến thắng của phe Đồng minh vào tháng 5, 1945 ở châu Âu, Liên Sô trên thực tế đã chiếm trọn Trung và Đông Âu trong lúc các lực lượng Mỹ và Anh nắm giữ Tây Âu. Tại Đức và Áo Anh, Pháp, Mỹ và Liên Sô thiết lập các vùng chiếm đóng và thỏa thuận một sự hợp tác lỏng lẻo việc cai trị hai nước này.
Hội nghị San Francisco vào năm 1934 dẫn đến việc thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc để bảo vệ Hòa Bình thế giới (United Nations for the maintenance of world peace) gọi tắt là Liên Hiệp Quốc (UN). Nhưng mục tiêu bảo vệ hòa bình này đã coi như là không đạt được vì Hội Đồng Bảo An (Security Council) thường xuyên bị tê liệt vì quyền phủ quyết dành cho năm hội viên thường trực (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Hoa). Thành ra Liên Hiệp Quốc về căn bản bị biến thành một diễn đàn vô quyền để người ta tranh cãi hoặc tối đa là công cụ thực hiện những quyết định mà các cường quốc đã thỏa thuận trước với nhau.
Hội Nghị Potsdam và Nhật Bản đầu hàng
Tại hội nghị Potsdam vốn bắt đầu vào cuối tháng 7, 1945 sau khi Đức đầu hàng các khác biệt quan trọng đã xuất hiện chung quanh vấn đề tương lai nước Đức và phần còn lại của Trung và Đông Âu. Quan trọng hơn nữa các người tham dự càng ngày càng nghi ngờ nhau về những ý đồ thù nghịch. Thành ra lập trường của các bên càng ngày càng đông cứng lại. Cũng trong hội nghị này Truman đã tiết lộ cho Stalin biết rằng Mỹ đã có trong tay một vũ khí mới có sức phá họai bằng hàng chục ngàn các vũ khí cũ.
Tuy nhiên, Stalin qua hệ thống gián điệp đã biết việc Mỹ nghiên cứu phát triển bom nguyên tử từ trước và với chương trình bom nguyên tử của chính mình cũng đang tiến triển tốt, Stalin đã phản ứng một cách bình tĩnh. Lãnh tụ Sô Viết nói với Truman rằng ông mừng vì tin này và hy vọng rằng vũ khí mới sẽ được sử dụng chống lại Nhật Bản. Một tuần sau khi hội nghị Potsdam kết thúc Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki và Nhật Bản đầu hàng. Stalin sau đó phản đối với các quan chức Mỹ khi Truman quyết định không cho Liên Sô tham dự gì vào việc chiếm đóng Nhật Bản.
Sự hình thành của khối Cộng Sản tại Đông Âu
Ngay từ khi mới mở đầu Đại chiến thứ hai, Liên Sô đã đặt nền móng cho một khối Cộng Sản tại Đông Âu bằng cách xâm lược và sáp nhập một loạt các quốc gia vào Liên Bang Sô Viết qua thỏa hiệp Molotov-Ribbentrop với Đức Quốc Xã. Những quốc gia này bao gồm miền đông Ba Lan, Latvia, Estonia, Lithuania, một phần của miền đông Phần Lan và miền đông Romania.
Trong cuộc chiến tranh sau đó, các lãnh thổ Trung và Đông Âu được Hồng quân giải phóng bị sáp nhập vào khối này bằng cách chuyển chúng thành các nước chư hầu. Các nước này bao gồm: Cộng Hòa Dân Chủ Đức, Cộng Hòa Nhân Dân Ba Lan; Cộng Hòa Nhân Dân Bulgaria; Cộng Hòa Nhân Dân Hungary; Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Tiệp Khắc, Cộng Hòa Nhân Dân Romania và Cộng Hòa Nhân Dân Albania.
Các chế độ theo khuôn mẫu Sô Viết được thành lập tại các nước này không những đã lập lại chính sách kinh tế chỉ huy kiểu Sô Viết mà còn áp dụng các biện pháp công an trị tàn bạo dập khuôn theo cách tổ chức mật vụ của Liên Sô để đàn áp và tiêu diệt những chống đối hiện hữu và tiềm tàng. Tại châu Á, Hồng quân, tham chiến vào phút cuối cùng đã chiếm được Mãn châu và miền bắc bán đảo Triều Tiên phía bắc vỹ tuyến thứ 38, thành lập một chế độ cũng giống như chế độ tại Đông Âu.
Bước đầu của một “Cuộc chiến mới”
Tháng 2, 1946, Georges F. Kennan, xử lý thường vụ tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Moscow gửi về cho bộ ngọai giao một bức điện tín dài đến 8,000 chữ khuyến cáo chính phủ Mỹ hãy có một đường lối cứng rắn đối với Liên Sô. Những khuyến cáo của ông Kennan, sau trở thành cơ sở cho chiến lược gọi là “bao vây” (containment) đối với Liên Sô trong suốt giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
Kennan là một trong những nhà ngoại giao đến Liên Sô thành lập tòa đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Moscow vào năm 1933. Tuy rằng ông thường tỏ lòng thán phục và kính trọng dân chúng Nga, nhân định của ông về giới lãnh đạo cộng sản của Liên Sô càng ngày càng trở nên gay gắt và bi quan.
Trong suốt Chiến tranh thứ hai, ông tin tưởng rằng chính sách của tổng thống Roosevelt thân thiện và hợp tác với lãnh tụ Sô Viết Joseph Stalin là một sự lầm lẫn. Và chỉ chưa đầy một năm sau cái chết của Roosevelt, Kennan đã nói lên những quan điểm của mình qua cái được biết dưới tên là “Bức Điện Tín dài” (The Long Telegram)
Bức điện tín mở đầu với lời khẳng định rằng Liên Sô không thể nhận thức được rằng họ có thể “sống chung hòa bình vĩnh cửu với phương Tây”. Cái quan điểm “thần kinh về tình hình thế giới” này xuất phát từ “bản chất bẩm sinh bất an của người Nga” (Instinctive Russian sense of insecurity). Hậu quả là giới lãnh đạo Liên Sô nghi ngờ sâu đậm tất cả các quốc gia khác và tin tưởng rằng sự an tòan của họ chỉ có thể tìm thấy trong một cuộc “đấu tranh kiên nhẫn nhưng đến chết để tiêu diệt toàn thể các thế lực đối địch”.
Kennan tin tưởng rằng Liên Sô sẽ tìm cách mở rộng vùng ảnh hưởng của họ và chỉ ra Iran và Thổ Nhĩ Kỳ như là hai vùng đầu tiên mà Liên Sô tìm cách phát triển ảnh hưởng. Thêm vào đó, Kennan chỉ ra rằng Liên Sô sẽ làm đủ những gì họ có thể làm được để làm “suy yếu quyền lực và ảnh hưởng của các nước phương Tây” tại “những vùng hậu tiến, thuộc địa hoặc bảo hộ”. May mắn thay, theo Kennan tuy rằng Liên Sô không bị thuyết phục bởi các logic của lý trí, họ lại nhậy cảm với logic của sức mạnh. Thành ra họ sẽ lùi lại “khi gặp phải sự đối kháng mạnh”. Và Kennan kết luận là Hoa Kỳ và các nước đồng minh phải cung ứng cái lực đối kháng đó.
Tháng 9, 1946 phía Liên Sô công bố cái gọi là bức điện tín Novikov, giả sử là do đại sứ Liên Sô tại Mỹ gởi về, nhưng thực tế được đặt hàng và “đồng tác giả” là Vyascheslav Molotov. Bức điện tín này mô tả Hoa Kỳ là nằm trong tay một tập đoàn tư bản độc quyền hiện đang xây dựng khả năng quân sự chuẩn bị “điều kiện cho một cuộc chiến mới nhằm bá chủ thế giới”.
Ngày 6 tháng 9, 1946 Ngoại trưởng Mỹ James F. Byrnes đọc một bài diễn văn tại Đức hủy kế hoạch Morgenthau (kế họach nhằm phi kỹ nghệ hóa nước Đức, biến nước này thành một nuớc nông nghiệp) và cảnh cáo Liên Sô rằng Mỹ dự trù sẽ giữ một sự hiện diện quân sự tại châu Âu không thời hạn. Như Byrnes công nhận một tháng sau đó:
“Căn bản là chúng ta tìm cách lấy sự ủng hộ của dân chúng Đức… nó là một cuộc chiến giữa chúng ta và Nga để lấy cảm tình các dân tộc khác”.
Một vài tháng sau khi Bức Điện Tín Dài được công bố, cựu Thủ tuớng Anh Winston Churchill đọc bài điển văn nổi tiếng của ông tại trường đại học Fulton, Missouri. Bài diễn văn của ông kêu gọi một liên minh Anh Mỹ chống lại Liên Sô mà ông tố cáo là đã thành lập một “bức màn sắt” chạy dài từ “Stettin trên biển Baltic đến Trieste trên bờ biển Adriatic”.
Lê Mạnh Hùng
( Khai Phóng )
Các cuộc họp thượng đỉnh trong chiến tranh về vận mệnh một châu Âu hậu chiến
Bắt đầu từ năm 1944 khi triển vọng chiến thắng chống lại Đức Quốc Xã đã trở nên rõ rệt, lãnh đạo các nước Đồng Minh, căn bản là Mỹ, Anh và Liên Sô bắt đầu thảo luận về tương lai của châu Âu sau hậu chiến, đặc biệt là các đường biên giới phải kẻ lại như thế nào. Nhưng cả ba đều có những quan điểm khác nhau về việc thiết lập và bảo trì hòa bình và an ninh của một châu Âu hậu chiến. Phía Mỹ và Anh –phương Tây– muốn có một hệ thống bảo vệ hòa bình trong đó các chính thể dân chủ được thành lập ở mức rộng rãi nhất giúp cho các quốc gia có thể giải quyết những bất đồng một cách hòa bình qua các định chế quốc tế.
Liên Sô thì không tin vào các định chế quốc tế mà họ tin rằng sẽ bị Mỹ Anh chi phối. Ngược lại để bảo vệ an ninh cho mình, Liên Sô muốn chi phối công việc nội bộ của các quốc gia tiếp cận với mình. Trong khi chiến tranh còn đang tiếp diễn, Stalin đã thiết lập những trung tâm huấn luyện cho những người cộng sản của nhiều quốc gia để họ có thể thiết lập những lực lượng quân đội và mật vụ trung thành với Moscow và nắm lấy quyền lực tại nước mình một khi Hồng Quân giải phóng được nước họ ra khỏi tay Đức Quốc Xã. Các người cộng sản này mau chóng chiếm quyền kiểm sóat các phương tiện truyền thông đầu tiên là các đài phát thanh sau đó đến báo chí. Và rồi họ quấy nhiễu sau đó cấm hoạt động mọi tổ chức công dân dân sự từ các hội đoàn thanh niên cho đến các giáo hội tôn giáo và các đảng chính trị đối lập. Tuy nhiên Stalin cũng muốn tiếp tục hợp tác hòa bình với Mỹ Anh trong hy vọng rằng qua đó có thể tập trung vào việc tái thiết và phát triển kinh tế tại Liên Sộ.
Về phía Mỹ và Anh cũng có những khác biệt lớn trong viễn tượng của họ về một thế giới hậu chiến. Về phía Mỹ, mục tiêu của Tổng thống Roosevelt, chiến thắng toàn diện về quân sự tại cả châu Âu và châu Á, việc thiết lập một đế quốc kinh tế của Mỹ trên toàn cầu cũng như là việc thiết lập một trật tự thế giới mới với những định chế quốc tế do Mỹ chi phối đã mâu thuẫn với mục tiêu của Anh vốn tập trung vào việc giữ quyền chi phối Địa Trung Hải, bảo vệ sự tồn tại của đế quốc Anh và sự độc lập của các quốc gia Đông và Trung Âu mà Anh coi như là vùng trái độn cách ly Liên Sô với Anh quốc.
Thành ra theo quan điểm của Roosevelt, Stalin có vẻ như là một đồng minh tiềm tàng giúp Mỹ thực hiện mục tiêu của mình trong lúc theo quan điểm của Churchill, Stalin trở thành trở ngại lớn nhất trong việc thực hiện nghị trình của mình. Với việc Hồng quân Liên Sô chiếm giữ hầu hết Trung và Đông Âu, Stalin có một lợi thế so với Mỹ và Anh. Hậu quả là cả Roosevelt và Churchill đều cảm thấy phải làm những nhuợng bộ để có thể đạt đến mục tiêu của mình.
Tháng 10, 1944 Churchill bay sang Moscow để thảo luận việc chia vùng Balkans thành các vùng ảnh hưởng giũa hai bên. Trong các cuộc gặp gỡ này, đại sứ Mỹ tại Moscow, Averell Harriman mà trên nguyên tắc đại diện cho Roosevelt đã bị loại không có tham dự. Kết quả của các phiên họp song phương nổi tiếng dưới tên The Churchill-Stalin Secret "Percentages" Agreement on the Balkans trong đó Liên Sô có ảnh hưởng chi phối tại Romania và Bulgaria trong khi Anh có ảnh bưởng chi phối tại Hy Lạp còn tại Nam Tư và Hungary hai bên có ảnh hưởng ngang nhau. Trong khi đó tại Yalta, Roosevelt cũng ký một thỏa thuận riêng với Stalin mà không có Anh về châu Á và từ chối không ủng hộ Churchill chung quanh vấn đề Ba Lan và việc bồi thường chiến tranh.
Các cuộc thương thuyết giữa ba phe tham chiến về trật tự thế giới hậu chiến diễn ra tại Yalta vào tháng 2, 1945 nhưng những bất đồng giữa ba phe đã khiến cho hội nghị này không đạt đựợc một sự đồng thuận vững chắc về một khung cho một hệ thống giải quyết triệt để tình trạng châu Âu hậu chiến.
Tháng 4, 1945, tổng thống Roosevelt qua đời và được thay thế bởi phó tổng thống Harry S Truman. Trái với Roosevelt, Truman nghi ngờ Stalin và e ngại Stalin có tham vọng mở rộng chế độ cộng sản ra khắp toàn cầu. Cả Churchill và Truman đều chống quyết định của Liên Sô yểm trợ cho chính quyền bù nhìn mà mình thành lập tại Ba Lan – chính phủ Lublin – chống lại chính quyền Ba Lan lưu vong tại Luân Đôn mà quan hệ ngoại giao với Liên Sô đã bị cắt đứt.
Sau chiến thắng của phe Đồng minh vào tháng 5, 1945 ở châu Âu, Liên Sô trên thực tế đã chiếm trọn Trung và Đông Âu trong lúc các lực lượng Mỹ và Anh nắm giữ Tây Âu. Tại Đức và Áo Anh, Pháp, Mỹ và Liên Sô thiết lập các vùng chiếm đóng và thỏa thuận một sự hợp tác lỏng lẻo việc cai trị hai nước này.
Hội nghị San Francisco vào năm 1934 dẫn đến việc thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc để bảo vệ Hòa Bình thế giới (United Nations for the maintenance of world peace) gọi tắt là Liên Hiệp Quốc (UN). Nhưng mục tiêu bảo vệ hòa bình này đã coi như là không đạt được vì Hội Đồng Bảo An (Security Council) thường xuyên bị tê liệt vì quyền phủ quyết dành cho năm hội viên thường trực (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Hoa). Thành ra Liên Hiệp Quốc về căn bản bị biến thành một diễn đàn vô quyền để người ta tranh cãi hoặc tối đa là công cụ thực hiện những quyết định mà các cường quốc đã thỏa thuận trước với nhau.
Hội Nghị Potsdam và Nhật Bản đầu hàng
Tại hội nghị Potsdam vốn bắt đầu vào cuối tháng 7, 1945 sau khi Đức đầu hàng các khác biệt quan trọng đã xuất hiện chung quanh vấn đề tương lai nước Đức và phần còn lại của Trung và Đông Âu. Quan trọng hơn nữa các người tham dự càng ngày càng nghi ngờ nhau về những ý đồ thù nghịch. Thành ra lập trường của các bên càng ngày càng đông cứng lại. Cũng trong hội nghị này Truman đã tiết lộ cho Stalin biết rằng Mỹ đã có trong tay một vũ khí mới có sức phá họai bằng hàng chục ngàn các vũ khí cũ.
Tuy nhiên, Stalin qua hệ thống gián điệp đã biết việc Mỹ nghiên cứu phát triển bom nguyên tử từ trước và với chương trình bom nguyên tử của chính mình cũng đang tiến triển tốt, Stalin đã phản ứng một cách bình tĩnh. Lãnh tụ Sô Viết nói với Truman rằng ông mừng vì tin này và hy vọng rằng vũ khí mới sẽ được sử dụng chống lại Nhật Bản. Một tuần sau khi hội nghị Potsdam kết thúc Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki và Nhật Bản đầu hàng. Stalin sau đó phản đối với các quan chức Mỹ khi Truman quyết định không cho Liên Sô tham dự gì vào việc chiếm đóng Nhật Bản.
Sự hình thành của khối Cộng Sản tại Đông Âu
Ngay từ khi mới mở đầu Đại chiến thứ hai, Liên Sô đã đặt nền móng cho một khối Cộng Sản tại Đông Âu bằng cách xâm lược và sáp nhập một loạt các quốc gia vào Liên Bang Sô Viết qua thỏa hiệp Molotov-Ribbentrop với Đức Quốc Xã. Những quốc gia này bao gồm miền đông Ba Lan, Latvia, Estonia, Lithuania, một phần của miền đông Phần Lan và miền đông Romania.
Trong cuộc chiến tranh sau đó, các lãnh thổ Trung và Đông Âu được Hồng quân giải phóng bị sáp nhập vào khối này bằng cách chuyển chúng thành các nước chư hầu. Các nước này bao gồm: Cộng Hòa Dân Chủ Đức, Cộng Hòa Nhân Dân Ba Lan; Cộng Hòa Nhân Dân Bulgaria; Cộng Hòa Nhân Dân Hungary; Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Tiệp Khắc, Cộng Hòa Nhân Dân Romania và Cộng Hòa Nhân Dân Albania.
Các chế độ theo khuôn mẫu Sô Viết được thành lập tại các nước này không những đã lập lại chính sách kinh tế chỉ huy kiểu Sô Viết mà còn áp dụng các biện pháp công an trị tàn bạo dập khuôn theo cách tổ chức mật vụ của Liên Sô để đàn áp và tiêu diệt những chống đối hiện hữu và tiềm tàng. Tại châu Á, Hồng quân, tham chiến vào phút cuối cùng đã chiếm được Mãn châu và miền bắc bán đảo Triều Tiên phía bắc vỹ tuyến thứ 38, thành lập một chế độ cũng giống như chế độ tại Đông Âu.
Bước đầu của một “Cuộc chiến mới”
Tháng 2, 1946, Georges F. Kennan, xử lý thường vụ tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Moscow gửi về cho bộ ngọai giao một bức điện tín dài đến 8,000 chữ khuyến cáo chính phủ Mỹ hãy có một đường lối cứng rắn đối với Liên Sô. Những khuyến cáo của ông Kennan, sau trở thành cơ sở cho chiến lược gọi là “bao vây” (containment) đối với Liên Sô trong suốt giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
Kennan là một trong những nhà ngoại giao đến Liên Sô thành lập tòa đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Moscow vào năm 1933. Tuy rằng ông thường tỏ lòng thán phục và kính trọng dân chúng Nga, nhân định của ông về giới lãnh đạo cộng sản của Liên Sô càng ngày càng trở nên gay gắt và bi quan.
Trong suốt Chiến tranh thứ hai, ông tin tưởng rằng chính sách của tổng thống Roosevelt thân thiện và hợp tác với lãnh tụ Sô Viết Joseph Stalin là một sự lầm lẫn. Và chỉ chưa đầy một năm sau cái chết của Roosevelt, Kennan đã nói lên những quan điểm của mình qua cái được biết dưới tên là “Bức Điện Tín dài” (The Long Telegram)
Bức điện tín mở đầu với lời khẳng định rằng Liên Sô không thể nhận thức được rằng họ có thể “sống chung hòa bình vĩnh cửu với phương Tây”. Cái quan điểm “thần kinh về tình hình thế giới” này xuất phát từ “bản chất bẩm sinh bất an của người Nga” (Instinctive Russian sense of insecurity). Hậu quả là giới lãnh đạo Liên Sô nghi ngờ sâu đậm tất cả các quốc gia khác và tin tưởng rằng sự an tòan của họ chỉ có thể tìm thấy trong một cuộc “đấu tranh kiên nhẫn nhưng đến chết để tiêu diệt toàn thể các thế lực đối địch”.
Kennan tin tưởng rằng Liên Sô sẽ tìm cách mở rộng vùng ảnh hưởng của họ và chỉ ra Iran và Thổ Nhĩ Kỳ như là hai vùng đầu tiên mà Liên Sô tìm cách phát triển ảnh hưởng. Thêm vào đó, Kennan chỉ ra rằng Liên Sô sẽ làm đủ những gì họ có thể làm được để làm “suy yếu quyền lực và ảnh hưởng của các nước phương Tây” tại “những vùng hậu tiến, thuộc địa hoặc bảo hộ”. May mắn thay, theo Kennan tuy rằng Liên Sô không bị thuyết phục bởi các logic của lý trí, họ lại nhậy cảm với logic của sức mạnh. Thành ra họ sẽ lùi lại “khi gặp phải sự đối kháng mạnh”. Và Kennan kết luận là Hoa Kỳ và các nước đồng minh phải cung ứng cái lực đối kháng đó.
Tháng 9, 1946 phía Liên Sô công bố cái gọi là bức điện tín Novikov, giả sử là do đại sứ Liên Sô tại Mỹ gởi về, nhưng thực tế được đặt hàng và “đồng tác giả” là Vyascheslav Molotov. Bức điện tín này mô tả Hoa Kỳ là nằm trong tay một tập đoàn tư bản độc quyền hiện đang xây dựng khả năng quân sự chuẩn bị “điều kiện cho một cuộc chiến mới nhằm bá chủ thế giới”.
Ngày 6 tháng 9, 1946 Ngoại trưởng Mỹ James F. Byrnes đọc một bài diễn văn tại Đức hủy kế hoạch Morgenthau (kế họach nhằm phi kỹ nghệ hóa nước Đức, biến nước này thành một nuớc nông nghiệp) và cảnh cáo Liên Sô rằng Mỹ dự trù sẽ giữ một sự hiện diện quân sự tại châu Âu không thời hạn. Như Byrnes công nhận một tháng sau đó:
“Căn bản là chúng ta tìm cách lấy sự ủng hộ của dân chúng Đức… nó là một cuộc chiến giữa chúng ta và Nga để lấy cảm tình các dân tộc khác”.
Một vài tháng sau khi Bức Điện Tín Dài được công bố, cựu Thủ tuớng Anh Winston Churchill đọc bài điển văn nổi tiếng của ông tại trường đại học Fulton, Missouri. Bài diễn văn của ông kêu gọi một liên minh Anh Mỹ chống lại Liên Sô mà ông tố cáo là đã thành lập một “bức màn sắt” chạy dài từ “Stettin trên biển Baltic đến Trieste trên bờ biển Adriatic”.
Lê Mạnh Hùng
( Khai Phóng )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chiến tranh lạnh: Khúc tiền tấu (1944-1947)
Bắt đầu từ năm 1944 khi triển vọng chiến thắng chống lại Đức Quốc Xã đã trở nên rõ rệt, lãnh đạo các nước Đồng Minh, căn bản là Mỹ,
Các cuộc họp thượng đỉnh trong chiến tranh về vận mệnh một châu Âu hậu chiến
Bắt đầu từ năm 1944 khi triển vọng chiến thắng chống lại Đức Quốc Xã đã trở nên rõ rệt, lãnh đạo các nước Đồng Minh, căn bản là Mỹ, Anh và Liên Sô bắt đầu thảo luận về tương lai của châu Âu sau hậu chiến, đặc biệt là các đường biên giới phải kẻ lại như thế nào. Nhưng cả ba đều có những quan điểm khác nhau về việc thiết lập và bảo trì hòa bình và an ninh của một châu Âu hậu chiến. Phía Mỹ và Anh –phương Tây– muốn có một hệ thống bảo vệ hòa bình trong đó các chính thể dân chủ được thành lập ở mức rộng rãi nhất giúp cho các quốc gia có thể giải quyết những bất đồng một cách hòa bình qua các định chế quốc tế.
Liên Sô thì không tin vào các định chế quốc tế mà họ tin rằng sẽ bị Mỹ Anh chi phối. Ngược lại để bảo vệ an ninh cho mình, Liên Sô muốn chi phối công việc nội bộ của các quốc gia tiếp cận với mình. Trong khi chiến tranh còn đang tiếp diễn, Stalin đã thiết lập những trung tâm huấn luyện cho những người cộng sản của nhiều quốc gia để họ có thể thiết lập những lực lượng quân đội và mật vụ trung thành với Moscow và nắm lấy quyền lực tại nước mình một khi Hồng Quân giải phóng được nước họ ra khỏi tay Đức Quốc Xã. Các người cộng sản này mau chóng chiếm quyền kiểm sóat các phương tiện truyền thông đầu tiên là các đài phát thanh sau đó đến báo chí. Và rồi họ quấy nhiễu sau đó cấm hoạt động mọi tổ chức công dân dân sự từ các hội đoàn thanh niên cho đến các giáo hội tôn giáo và các đảng chính trị đối lập. Tuy nhiên Stalin cũng muốn tiếp tục hợp tác hòa bình với Mỹ Anh trong hy vọng rằng qua đó có thể tập trung vào việc tái thiết và phát triển kinh tế tại Liên Sộ.
Về phía Mỹ và Anh cũng có những khác biệt lớn trong viễn tượng của họ về một thế giới hậu chiến. Về phía Mỹ, mục tiêu của Tổng thống Roosevelt, chiến thắng toàn diện về quân sự tại cả châu Âu và châu Á, việc thiết lập một đế quốc kinh tế của Mỹ trên toàn cầu cũng như là việc thiết lập một trật tự thế giới mới với những định chế quốc tế do Mỹ chi phối đã mâu thuẫn với mục tiêu của Anh vốn tập trung vào việc giữ quyền chi phối Địa Trung Hải, bảo vệ sự tồn tại của đế quốc Anh và sự độc lập của các quốc gia Đông và Trung Âu mà Anh coi như là vùng trái độn cách ly Liên Sô với Anh quốc.
Thành ra theo quan điểm của Roosevelt, Stalin có vẻ như là một đồng minh tiềm tàng giúp Mỹ thực hiện mục tiêu của mình trong lúc theo quan điểm của Churchill, Stalin trở thành trở ngại lớn nhất trong việc thực hiện nghị trình của mình. Với việc Hồng quân Liên Sô chiếm giữ hầu hết Trung và Đông Âu, Stalin có một lợi thế so với Mỹ và Anh. Hậu quả là cả Roosevelt và Churchill đều cảm thấy phải làm những nhuợng bộ để có thể đạt đến mục tiêu của mình.
Tháng 10, 1944 Churchill bay sang Moscow để thảo luận việc chia vùng Balkans thành các vùng ảnh hưởng giũa hai bên. Trong các cuộc gặp gỡ này, đại sứ Mỹ tại Moscow, Averell Harriman mà trên nguyên tắc đại diện cho Roosevelt đã bị loại không có tham dự. Kết quả của các phiên họp song phương nổi tiếng dưới tên The Churchill-Stalin Secret "Percentages" Agreement on the Balkans trong đó Liên Sô có ảnh hưởng chi phối tại Romania và Bulgaria trong khi Anh có ảnh bưởng chi phối tại Hy Lạp còn tại Nam Tư và Hungary hai bên có ảnh hưởng ngang nhau. Trong khi đó tại Yalta, Roosevelt cũng ký một thỏa thuận riêng với Stalin mà không có Anh về châu Á và từ chối không ủng hộ Churchill chung quanh vấn đề Ba Lan và việc bồi thường chiến tranh.
Các cuộc thương thuyết giữa ba phe tham chiến về trật tự thế giới hậu chiến diễn ra tại Yalta vào tháng 2, 1945 nhưng những bất đồng giữa ba phe đã khiến cho hội nghị này không đạt đựợc một sự đồng thuận vững chắc về một khung cho một hệ thống giải quyết triệt để tình trạng châu Âu hậu chiến.
Tháng 4, 1945, tổng thống Roosevelt qua đời và được thay thế bởi phó tổng thống Harry S Truman. Trái với Roosevelt, Truman nghi ngờ Stalin và e ngại Stalin có tham vọng mở rộng chế độ cộng sản ra khắp toàn cầu. Cả Churchill và Truman đều chống quyết định của Liên Sô yểm trợ cho chính quyền bù nhìn mà mình thành lập tại Ba Lan – chính phủ Lublin – chống lại chính quyền Ba Lan lưu vong tại Luân Đôn mà quan hệ ngoại giao với Liên Sô đã bị cắt đứt.
Sau chiến thắng của phe Đồng minh vào tháng 5, 1945 ở châu Âu, Liên Sô trên thực tế đã chiếm trọn Trung và Đông Âu trong lúc các lực lượng Mỹ và Anh nắm giữ Tây Âu. Tại Đức và Áo Anh, Pháp, Mỹ và Liên Sô thiết lập các vùng chiếm đóng và thỏa thuận một sự hợp tác lỏng lẻo việc cai trị hai nước này.
Hội nghị San Francisco vào năm 1934 dẫn đến việc thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc để bảo vệ Hòa Bình thế giới (United Nations for the maintenance of world peace) gọi tắt là Liên Hiệp Quốc (UN). Nhưng mục tiêu bảo vệ hòa bình này đã coi như là không đạt được vì Hội Đồng Bảo An (Security Council) thường xuyên bị tê liệt vì quyền phủ quyết dành cho năm hội viên thường trực (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Hoa). Thành ra Liên Hiệp Quốc về căn bản bị biến thành một diễn đàn vô quyền để người ta tranh cãi hoặc tối đa là công cụ thực hiện những quyết định mà các cường quốc đã thỏa thuận trước với nhau.
Hội Nghị Potsdam và Nhật Bản đầu hàng
Tại hội nghị Potsdam vốn bắt đầu vào cuối tháng 7, 1945 sau khi Đức đầu hàng các khác biệt quan trọng đã xuất hiện chung quanh vấn đề tương lai nước Đức và phần còn lại của Trung và Đông Âu. Quan trọng hơn nữa các người tham dự càng ngày càng nghi ngờ nhau về những ý đồ thù nghịch. Thành ra lập trường của các bên càng ngày càng đông cứng lại. Cũng trong hội nghị này Truman đã tiết lộ cho Stalin biết rằng Mỹ đã có trong tay một vũ khí mới có sức phá họai bằng hàng chục ngàn các vũ khí cũ.
Tuy nhiên, Stalin qua hệ thống gián điệp đã biết việc Mỹ nghiên cứu phát triển bom nguyên tử từ trước và với chương trình bom nguyên tử của chính mình cũng đang tiến triển tốt, Stalin đã phản ứng một cách bình tĩnh. Lãnh tụ Sô Viết nói với Truman rằng ông mừng vì tin này và hy vọng rằng vũ khí mới sẽ được sử dụng chống lại Nhật Bản. Một tuần sau khi hội nghị Potsdam kết thúc Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki và Nhật Bản đầu hàng. Stalin sau đó phản đối với các quan chức Mỹ khi Truman quyết định không cho Liên Sô tham dự gì vào việc chiếm đóng Nhật Bản.
Sự hình thành của khối Cộng Sản tại Đông Âu
Ngay từ khi mới mở đầu Đại chiến thứ hai, Liên Sô đã đặt nền móng cho một khối Cộng Sản tại Đông Âu bằng cách xâm lược và sáp nhập một loạt các quốc gia vào Liên Bang Sô Viết qua thỏa hiệp Molotov-Ribbentrop với Đức Quốc Xã. Những quốc gia này bao gồm miền đông Ba Lan, Latvia, Estonia, Lithuania, một phần của miền đông Phần Lan và miền đông Romania.
Trong cuộc chiến tranh sau đó, các lãnh thổ Trung và Đông Âu được Hồng quân giải phóng bị sáp nhập vào khối này bằng cách chuyển chúng thành các nước chư hầu. Các nước này bao gồm: Cộng Hòa Dân Chủ Đức, Cộng Hòa Nhân Dân Ba Lan; Cộng Hòa Nhân Dân Bulgaria; Cộng Hòa Nhân Dân Hungary; Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Tiệp Khắc, Cộng Hòa Nhân Dân Romania và Cộng Hòa Nhân Dân Albania.
Các chế độ theo khuôn mẫu Sô Viết được thành lập tại các nước này không những đã lập lại chính sách kinh tế chỉ huy kiểu Sô Viết mà còn áp dụng các biện pháp công an trị tàn bạo dập khuôn theo cách tổ chức mật vụ của Liên Sô để đàn áp và tiêu diệt những chống đối hiện hữu và tiềm tàng. Tại châu Á, Hồng quân, tham chiến vào phút cuối cùng đã chiếm được Mãn châu và miền bắc bán đảo Triều Tiên phía bắc vỹ tuyến thứ 38, thành lập một chế độ cũng giống như chế độ tại Đông Âu.
Bước đầu của một “Cuộc chiến mới”
Tháng 2, 1946, Georges F. Kennan, xử lý thường vụ tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Moscow gửi về cho bộ ngọai giao một bức điện tín dài đến 8,000 chữ khuyến cáo chính phủ Mỹ hãy có một đường lối cứng rắn đối với Liên Sô. Những khuyến cáo của ông Kennan, sau trở thành cơ sở cho chiến lược gọi là “bao vây” (containment) đối với Liên Sô trong suốt giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
Kennan là một trong những nhà ngoại giao đến Liên Sô thành lập tòa đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Moscow vào năm 1933. Tuy rằng ông thường tỏ lòng thán phục và kính trọng dân chúng Nga, nhân định của ông về giới lãnh đạo cộng sản của Liên Sô càng ngày càng trở nên gay gắt và bi quan.
Trong suốt Chiến tranh thứ hai, ông tin tưởng rằng chính sách của tổng thống Roosevelt thân thiện và hợp tác với lãnh tụ Sô Viết Joseph Stalin là một sự lầm lẫn. Và chỉ chưa đầy một năm sau cái chết của Roosevelt, Kennan đã nói lên những quan điểm của mình qua cái được biết dưới tên là “Bức Điện Tín dài” (The Long Telegram)
Bức điện tín mở đầu với lời khẳng định rằng Liên Sô không thể nhận thức được rằng họ có thể “sống chung hòa bình vĩnh cửu với phương Tây”. Cái quan điểm “thần kinh về tình hình thế giới” này xuất phát từ “bản chất bẩm sinh bất an của người Nga” (Instinctive Russian sense of insecurity). Hậu quả là giới lãnh đạo Liên Sô nghi ngờ sâu đậm tất cả các quốc gia khác và tin tưởng rằng sự an tòan của họ chỉ có thể tìm thấy trong một cuộc “đấu tranh kiên nhẫn nhưng đến chết để tiêu diệt toàn thể các thế lực đối địch”.
Kennan tin tưởng rằng Liên Sô sẽ tìm cách mở rộng vùng ảnh hưởng của họ và chỉ ra Iran và Thổ Nhĩ Kỳ như là hai vùng đầu tiên mà Liên Sô tìm cách phát triển ảnh hưởng. Thêm vào đó, Kennan chỉ ra rằng Liên Sô sẽ làm đủ những gì họ có thể làm được để làm “suy yếu quyền lực và ảnh hưởng của các nước phương Tây” tại “những vùng hậu tiến, thuộc địa hoặc bảo hộ”. May mắn thay, theo Kennan tuy rằng Liên Sô không bị thuyết phục bởi các logic của lý trí, họ lại nhậy cảm với logic của sức mạnh. Thành ra họ sẽ lùi lại “khi gặp phải sự đối kháng mạnh”. Và Kennan kết luận là Hoa Kỳ và các nước đồng minh phải cung ứng cái lực đối kháng đó.
Tháng 9, 1946 phía Liên Sô công bố cái gọi là bức điện tín Novikov, giả sử là do đại sứ Liên Sô tại Mỹ gởi về, nhưng thực tế được đặt hàng và “đồng tác giả” là Vyascheslav Molotov. Bức điện tín này mô tả Hoa Kỳ là nằm trong tay một tập đoàn tư bản độc quyền hiện đang xây dựng khả năng quân sự chuẩn bị “điều kiện cho một cuộc chiến mới nhằm bá chủ thế giới”.
Ngày 6 tháng 9, 1946 Ngoại trưởng Mỹ James F. Byrnes đọc một bài diễn văn tại Đức hủy kế hoạch Morgenthau (kế họach nhằm phi kỹ nghệ hóa nước Đức, biến nước này thành một nuớc nông nghiệp) và cảnh cáo Liên Sô rằng Mỹ dự trù sẽ giữ một sự hiện diện quân sự tại châu Âu không thời hạn. Như Byrnes công nhận một tháng sau đó:
“Căn bản là chúng ta tìm cách lấy sự ủng hộ của dân chúng Đức… nó là một cuộc chiến giữa chúng ta và Nga để lấy cảm tình các dân tộc khác”.
Một vài tháng sau khi Bức Điện Tín Dài được công bố, cựu Thủ tuớng Anh Winston Churchill đọc bài điển văn nổi tiếng của ông tại trường đại học Fulton, Missouri. Bài diễn văn của ông kêu gọi một liên minh Anh Mỹ chống lại Liên Sô mà ông tố cáo là đã thành lập một “bức màn sắt” chạy dài từ “Stettin trên biển Baltic đến Trieste trên bờ biển Adriatic”.
Lê Mạnh Hùng
( Khai Phóng )