Tham Khảo
Chiến tranh lạnh lần thứ hai
Báo chí Tây phương, trong mấy tháng gần đây, rục rịch bàn về chuyện một cuộc chiến tranh lạnh mới đang dần dần xuất hiện. Người ta gọi đó là cuộc Chiến tranh lạnh lần thứ hai.
Gọi vậy vì trước đã có cuộc Chiến tranh lạnh lần thứ nhất chủ yếu giữa hai phe tư bản – do Mỹ lãnh đạo – và cộng sản – do Liên Xô cầm đầu. Cuộc Chiến tranh lạnh ấy bắt đầu ngay sau khi Đệ nhị Thế chiến vừa kết thúc (1945) và kéo dài đến ngày chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu vào năm 1991. Lý do có tên Chiến tranh lạnh vì, trừ vài điểm nóng nơi xung đột vũ trang bùng nổ dữ dội như ở Triều Tiên trong ba năm 1950-53 và Việt Nam trong hai mươi năm, từ 1954 đến 1975, hai phe chỉ gầm gừ nhau, đe doạ nhau, chửi bới nhau, đua nhau chế tạo các loại vũ khí tối tân, kể cả các loại vũ khí nguyên tử, nhưng lại tránh né các cuộc xung đột vũ trang, đặc biệt giữa những quốc gia cầm đầu mỗi phe.
Sau khi chủ nghĩa cộng sản cáo chung tại Liên Xô và Đông Âu, người ta ngỡ nhân loại bước vào một kỷ nguyên mới, ở đó, mọi người được chung sống hoà bình và tập trung mọi nỗ lực vào việc phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế để mọi người dân đều được ấm no. Nhưng không. Cuộc chiến giữa Tây phương và các nhóm Hồi giáo cực đoan nổ ra với các vụ khủng bố tàn khốc nhắm vào Mỹ và các quốc gia Tây phương dẫn đến hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Trong cả hai cuộc chiến tranh, Mỹ và Tây phương đánh bại dễ dàng các chính phủ ủng hộ Hồi giáo nhưng lại không dẹp tan được các nhóm Hồi giáo cực đoan lúc nào cũng lăm lăm mở các cuộc tấn công khủng bố nhắm vào thường dân ở Tây phương, đặc biệt ở Mỹ. Tuy vậy, các cuộc khủng bố của các nhóm Hồi giáo cực đoan vẫn không đủ lớn để gây thành chiến tranh trên phạm vi toàn cầu. Hơn nữa, nó còn làm cho các quốc gia đoàn kết với nhau hơn. Trong hai cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan, Mỹ nhận được rất nhiều sự hậu thuẫn của ngay cả các quốc gia thuộc khối cộng sản trước đây.
Hiện nay, tình hình đã đổi khác. Trước hết là quan hệ giữa Nga và Tây phương. Trước, khi cuộc tấn công của các nhóm Hồi giáo cực đoan nhắm vào Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001 mới xảy ra, Nga là một trong những quốc gia đầu tiên lên tiếng chia buồn và hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến tranh chống khủng bố. Người ta ngỡ quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù biến thành một thứ tình bạn gần gũi và đầy tin cậy với nhau. Thế nhưng, càng ngày người ta càng thấy Nga, đặc biệt dưới quyền của Vladimir Putin, có những tham vọng riêng nhằm thách thức lại vị thế siêu cường quốc số 1 thế giới của Mỹ. Tham vọng ấy trở thành rõ rệt nhất là vào đầu năm nay, khi Nga thò tay gây rối ở Ukraine.
Ukraine là một nước nhỏ nhưng lại có ý nghĩa địa chính trị rất lớn: Nó là quốc gia bản lề giữa Nga và khối NATO. Với Nga, chiếm Ukraine hoặc ít nhất làm cho chính phủ Ukraine nếu không theo hẳn Nga thì ít nhất cũng trung lập, là một cách tốt nhất để bảo vệ biên giới của họ. Với Tây phương, nếu Ukraine ngả theo Tây phương hoặc nhập hẳn vào khối NATO thì biên giới của NATO sẽ được mở rộng đến tận sát bên nách của Nga. Hơn nữa, ý nghĩa chính trị của các xung đột ở Ukraine cũng rất lớn. Nếu Nga chiếm hoặc quy phục được Ukraine, họ sẽ giơ nanh vuốt đến tận các quốc gia nhỏ khác ở Đông Âu. Với NATO, ngược lại, nếu để Ukraine bị mất vào tay Nga một cách dễ dàng, họ sẽ mất uy tín với các quốc gia cựu cộng sản khác trong khu vực. Đó là những lý do chính khiến không có bên nào nhượng bộ bên nào cả. Hai bên vẫn tránh cảnh trực tiếp đối đầu nhau nhưng Mỹ và Tây phương vẫn tăng cường các áp lực kinh tế trên nước Nga, và Nga, ngược lại, vẫn không những không hề tỏ ý nhượng bộ mà còn bắn tiếng đe doạ cả Tây phương về một hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân.
Tuy nhiên, cuộc Chiến tranh lạnh lần thứ hai này không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa Nga và Tây phương mà còn có một mặt trận thứ hai nữa: xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Sau mấy chục năm ẩn nhẫn để tập trung vào việc phát triển kinh tế, nay Trung Quốc bắt đầu giơ nanh múa vuốt với thế giới. Họ gây gổ với Nhật Bản và Nam Triều Tiên trên Biển Hoa Đông và gầm gừ với Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei trên Biển Đông. Họ cũng ủng hộ một số chính phủ ở tận châu Phi xa lắc để chống lại Mỹ. Tất cả các nhà bình luận chính trị đều ghi nhận là Trung Quốc đang muốn chứng tỏ với thế giới là họ cũng là một trong những siêu cường quốc trên thế giới, hoặc ít nhất, trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Dĩ nhiên Mỹ và Tây phương không dễ dàng để yên cho Trung Quốc tung hoành trong khu vực. Đó là lý do chính khiến chính phủ Barack Obama quyết định chiến dịch quay về với châu Á, chuyển 60% lực lượng trên biển của họ về mặt trận Á châu và Thái Bình Dương. Trong khi nguy cơ bùng nổ chiến tranh ở khu vực vẫn còn xa vời, một cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc có thể là một điều không thể tránh khỏi.
Như vậy, cuộc Chiến tranh lạnh hiện nay hoặc sắp tới sẽ là cuộc chạy đua giữa Mỹ và NATO với Nga ở vùng Đông Âu và giữa Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương với Trung Quốc. Khả năng Trung Quốc và Nga bắt tay nhau để chống lại Mỹ không phải là không có. Trong trường hợp đó, chúng ta quay lại với tương quan lực lượng thời Chiến tranh lạnh thứ nhất: lúc khối cộng sản, đứng đầu là Liên Xô và Trung Quốc, gầm ghè với Mỹ.
Tương quan lực lượng giống, nhưng quan hệ lại khác hẳn. Thời trước, các quốc gia cộng sản hầu như hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài về mọi phương diện, từ kinh tế đến văn hoá và xã hội. Bây giờ thì khác. Trước hết, về phương diện kinh tế, quan hệ giữa các nước trở thành chằng chịt và vô cùng phức tạp. Số đầu tư của Mỹ ở Nga và Trung Quốc cũng như số đầu tư của Nga và Trung Quốc ở Mỹ và ở Tây phương nói chung rất lớn. Bởi vậy, người ta rất khó để thực sự ra lệnh cấm vận hay cô lập nhau.
Bởi vậy, cuộc Chiến tranh lạnh lần này, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ có những diện mạo khác hẳn lần trước. Nó cũng đòi hỏi giới lãnh đạo các quốc gia liên quan phải có những tính toán chiến lược mới mẻ nếu muốn giành được phần thắng. Nhưng chuyện thắng hay bại là một chuyện khá xa vời, có khi đến vài chục năm nữa mới biết rõ. Như ở cuộc Chiến tranh lạnh lần thứ nhất. Hơn bốn mươi lăm năm (1945-1991) mới ngã ngũ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chiến tranh lạnh lần thứ hai
Báo chí Tây phương, trong mấy tháng gần đây, rục rịch bàn về chuyện một cuộc chiến tranh lạnh mới đang dần dần xuất hiện. Người ta gọi đó là cuộc Chiến tranh lạnh lần thứ hai.
Gọi vậy vì trước đã có cuộc Chiến tranh lạnh lần thứ nhất chủ yếu giữa hai phe tư bản – do Mỹ lãnh đạo – và cộng sản – do Liên Xô cầm đầu. Cuộc Chiến tranh lạnh ấy bắt đầu ngay sau khi Đệ nhị Thế chiến vừa kết thúc (1945) và kéo dài đến ngày chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu vào năm 1991. Lý do có tên Chiến tranh lạnh vì, trừ vài điểm nóng nơi xung đột vũ trang bùng nổ dữ dội như ở Triều Tiên trong ba năm 1950-53 và Việt Nam trong hai mươi năm, từ 1954 đến 1975, hai phe chỉ gầm gừ nhau, đe doạ nhau, chửi bới nhau, đua nhau chế tạo các loại vũ khí tối tân, kể cả các loại vũ khí nguyên tử, nhưng lại tránh né các cuộc xung đột vũ trang, đặc biệt giữa những quốc gia cầm đầu mỗi phe.
Sau khi chủ nghĩa cộng sản cáo chung tại Liên Xô và Đông Âu, người ta ngỡ nhân loại bước vào một kỷ nguyên mới, ở đó, mọi người được chung sống hoà bình và tập trung mọi nỗ lực vào việc phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế để mọi người dân đều được ấm no. Nhưng không. Cuộc chiến giữa Tây phương và các nhóm Hồi giáo cực đoan nổ ra với các vụ khủng bố tàn khốc nhắm vào Mỹ và các quốc gia Tây phương dẫn đến hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Trong cả hai cuộc chiến tranh, Mỹ và Tây phương đánh bại dễ dàng các chính phủ ủng hộ Hồi giáo nhưng lại không dẹp tan được các nhóm Hồi giáo cực đoan lúc nào cũng lăm lăm mở các cuộc tấn công khủng bố nhắm vào thường dân ở Tây phương, đặc biệt ở Mỹ. Tuy vậy, các cuộc khủng bố của các nhóm Hồi giáo cực đoan vẫn không đủ lớn để gây thành chiến tranh trên phạm vi toàn cầu. Hơn nữa, nó còn làm cho các quốc gia đoàn kết với nhau hơn. Trong hai cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan, Mỹ nhận được rất nhiều sự hậu thuẫn của ngay cả các quốc gia thuộc khối cộng sản trước đây.
Hiện nay, tình hình đã đổi khác. Trước hết là quan hệ giữa Nga và Tây phương. Trước, khi cuộc tấn công của các nhóm Hồi giáo cực đoan nhắm vào Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001 mới xảy ra, Nga là một trong những quốc gia đầu tiên lên tiếng chia buồn và hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến tranh chống khủng bố. Người ta ngỡ quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù biến thành một thứ tình bạn gần gũi và đầy tin cậy với nhau. Thế nhưng, càng ngày người ta càng thấy Nga, đặc biệt dưới quyền của Vladimir Putin, có những tham vọng riêng nhằm thách thức lại vị thế siêu cường quốc số 1 thế giới của Mỹ. Tham vọng ấy trở thành rõ rệt nhất là vào đầu năm nay, khi Nga thò tay gây rối ở Ukraine.
Ukraine là một nước nhỏ nhưng lại có ý nghĩa địa chính trị rất lớn: Nó là quốc gia bản lề giữa Nga và khối NATO. Với Nga, chiếm Ukraine hoặc ít nhất làm cho chính phủ Ukraine nếu không theo hẳn Nga thì ít nhất cũng trung lập, là một cách tốt nhất để bảo vệ biên giới của họ. Với Tây phương, nếu Ukraine ngả theo Tây phương hoặc nhập hẳn vào khối NATO thì biên giới của NATO sẽ được mở rộng đến tận sát bên nách của Nga. Hơn nữa, ý nghĩa chính trị của các xung đột ở Ukraine cũng rất lớn. Nếu Nga chiếm hoặc quy phục được Ukraine, họ sẽ giơ nanh vuốt đến tận các quốc gia nhỏ khác ở Đông Âu. Với NATO, ngược lại, nếu để Ukraine bị mất vào tay Nga một cách dễ dàng, họ sẽ mất uy tín với các quốc gia cựu cộng sản khác trong khu vực. Đó là những lý do chính khiến không có bên nào nhượng bộ bên nào cả. Hai bên vẫn tránh cảnh trực tiếp đối đầu nhau nhưng Mỹ và Tây phương vẫn tăng cường các áp lực kinh tế trên nước Nga, và Nga, ngược lại, vẫn không những không hề tỏ ý nhượng bộ mà còn bắn tiếng đe doạ cả Tây phương về một hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân.
Tuy nhiên, cuộc Chiến tranh lạnh lần thứ hai này không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa Nga và Tây phương mà còn có một mặt trận thứ hai nữa: xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Sau mấy chục năm ẩn nhẫn để tập trung vào việc phát triển kinh tế, nay Trung Quốc bắt đầu giơ nanh múa vuốt với thế giới. Họ gây gổ với Nhật Bản và Nam Triều Tiên trên Biển Hoa Đông và gầm gừ với Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei trên Biển Đông. Họ cũng ủng hộ một số chính phủ ở tận châu Phi xa lắc để chống lại Mỹ. Tất cả các nhà bình luận chính trị đều ghi nhận là Trung Quốc đang muốn chứng tỏ với thế giới là họ cũng là một trong những siêu cường quốc trên thế giới, hoặc ít nhất, trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Dĩ nhiên Mỹ và Tây phương không dễ dàng để yên cho Trung Quốc tung hoành trong khu vực. Đó là lý do chính khiến chính phủ Barack Obama quyết định chiến dịch quay về với châu Á, chuyển 60% lực lượng trên biển của họ về mặt trận Á châu và Thái Bình Dương. Trong khi nguy cơ bùng nổ chiến tranh ở khu vực vẫn còn xa vời, một cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc có thể là một điều không thể tránh khỏi.
Như vậy, cuộc Chiến tranh lạnh hiện nay hoặc sắp tới sẽ là cuộc chạy đua giữa Mỹ và NATO với Nga ở vùng Đông Âu và giữa Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương với Trung Quốc. Khả năng Trung Quốc và Nga bắt tay nhau để chống lại Mỹ không phải là không có. Trong trường hợp đó, chúng ta quay lại với tương quan lực lượng thời Chiến tranh lạnh thứ nhất: lúc khối cộng sản, đứng đầu là Liên Xô và Trung Quốc, gầm ghè với Mỹ.
Tương quan lực lượng giống, nhưng quan hệ lại khác hẳn. Thời trước, các quốc gia cộng sản hầu như hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài về mọi phương diện, từ kinh tế đến văn hoá và xã hội. Bây giờ thì khác. Trước hết, về phương diện kinh tế, quan hệ giữa các nước trở thành chằng chịt và vô cùng phức tạp. Số đầu tư của Mỹ ở Nga và Trung Quốc cũng như số đầu tư của Nga và Trung Quốc ở Mỹ và ở Tây phương nói chung rất lớn. Bởi vậy, người ta rất khó để thực sự ra lệnh cấm vận hay cô lập nhau.
Bởi vậy, cuộc Chiến tranh lạnh lần này, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ có những diện mạo khác hẳn lần trước. Nó cũng đòi hỏi giới lãnh đạo các quốc gia liên quan phải có những tính toán chiến lược mới mẻ nếu muốn giành được phần thắng. Nhưng chuyện thắng hay bại là một chuyện khá xa vời, có khi đến vài chục năm nữa mới biết rõ. Như ở cuộc Chiến tranh lạnh lần thứ nhất. Hơn bốn mươi lăm năm (1945-1991) mới ngã ngũ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.